Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Thư cha gửi con


Hôm nay cha viết thư này,
Gửi qua thằng bạn chỗ mày về chơi.
Cả nhà mừng lắm con ơi !
Thùng hàng mới nhận được lời lắm nghe :
Niken đổi được chục que
Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều
Điều hòa lãi chẳng bao nhiêu
May mà trong ruột có nhiều thuốc tây
Báo con chục kiện Camay
Tính ra chí ít năm cây có thừa
Xô tôn đã dặn đừng mua,
Làm sao mày cứ đóng bừa vào đây
Lần sau nên nhớ thuốc tây
Đồ nhôm nghỉ khỏe chớ dây làm gì.
Lanh-cô, e-rích, ăm-pi
Kháng sinh tổng hợp kiểu gì cũng chơi
Gốt-đen xem kĩ con ơi
Kẻo mà quá đát thì đời đi tong
Hóa chất có xoáy ra không
Cha đây đang có hợp đồng triệu đô
Hải quan con chớ có lo
Thằng nhỡ cha đã cài kho Hải phòng
Chú con chuyên tuyến hàng không
Cậu con soi máy khám trong Nội bài
Từ nay cho tới tháng hai
Chú Ba đi Bỉ, dì Hai đi Bồ
Kẻo thiên hạ bảo nhà ta tham tiền.
Thông tin giá cả báo cho kịp thời
Đồng rúp thì mất giá rồi
Lấy xanh mà tính lãi lời báo cha
Cần gì ghi thật rõ ra
Đồng hồ, áo chấm hay là áo phông
Áo thêu ở ngực có rồng
Hay là xì líp có bông hồng cài
Áo da đểu, sâm ki-tai.
Nữ hoàng lộng lẫy còn xài tiếp không ?
Bên ấy gái Cộng khá đông
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai
Thể thao mác giả Ki-tai
Hay mì chính Thái với đài Hồng kông
Bây giờ đang giữa mùa đông
Con xem loại tất xù lông thế nào ?
Áo ren các kiểu ra sao ?
Áo ấm chắc đã đi vào sử xanh
Cá sấu một thủa tung hòanh
Bây giờ có lẽ đã thành thiên thu
Sự đời nghĩ cũng phù du
Mốt này kiểu nọ tít mù cung mây
Mới vừa nhũ hổ bướm bay
Bướm giờ rã cánh, hổ bay về rừng
Hươu kia khí thế tưng bừng
Nay đà ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga
Chịu không thấu lạnh dạt qua Pô-lần(Poland-Balan)
Ào ào áo gió ra quân
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây
Xét xem thế sự ngày nay
Thị trường biến hóa đổi thay khôn lường
Đồ thật thì đắt, tiền đâu
Mình buôn như thế bằng hầu người ta
Tiền dân Nga, đất dân Nga
Theo cha đồ dởm vẫn là hời hơn
Ngoài ra trong chuyện bán buôn
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dày
Hàng sang con chớ đổ ngay
Đợi thời mà bán đến tay người dùng
Liên bang rộng lớn vô cùng
Sức trai con cứ vẫy vùng đôi chân
Dè chừng cái lũ công nhân
Tham gia quân đội nhân dân rất nhiều
Ma-phi trấn lột đủ điều
Quen nghề đạo chích đã nhiều năm nay
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay
Cướp hàng từ cửa máy bay vừa về
Tránh voi thôi chẳng xấu gì
Lĩnh hàng chi chúng mấy tì mà ra
Bây giờ kể chuyên bên ta
Tình hình nát bét như là hũ tương
Mấy lần hội nghị trung ương
Xem ra chưa hẳn có phương kế gì
Dân tình ca cẩm như ri
Kêu thì kêu vậy làm gì được đâu
Thằng giàu thì cứ vẫn giàu
Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi
Bung ra nay đã hết thời
Sức dân mà kiệt dẫu trời cũng thua
Trong nam lục tỉnh mất mùa
Sơn la sau một trận mưa tan tành
Trông vời mấy nước đàn anh
Liên bang tan rã cứu mình chẳng xong
xem ra một mớ bòng bong
Thiếu hàng viện trợ khó lòng đứng yên
Nhìn sang ông bạn Triều Tiên
cũng là vay nợ vay tiền đồng minh
Mấy nhà lãnh đạo Bắc kinh
Thế cô đổi giận làm lành với ta
Mối tình hữu nghị Việt Hoa
Trước là đấm đá sau là lên hương
Nhân vì Hoa-Việt thông thương
Hàng tàu tràn ngập thị trường nước ta
Dân tình kiếm cớ qua Nga
Mượn danh đi học thực là đi buôn
Đào vàng sập cả núi non
Nghe đâu đá đỏ lại càng khiếp hơn
Quỳ châu cùng cốc thâm sơn
Ai đem đá đỏ đem chôn xứ này
Nhiều thằng vận đỏ số may
Đã ô tô Nhật lại xây nhà lầu
Khối thằng bỏ xác rứng sâu
Khối thằng ngã nước trọc đầu như sư
Ông trời ăn ở khéo chưa
Người ăn chẳng hết kẻ lần chẳng ra
Trách trời cũng chẳng được chi
Có thân ta “tự độ trì” mà thôi
À, hôm chủ nhật vừa rồi
Mấy anh tổ lái lại chơi nhà mình
Nghe đồn ở tận Bắc kinh
Năm đồng một bịch to uỳnh nhân sâm
Ở Nga trăm tám mươi đồng (50USD)
Đem về Hà nội đếm không hết tiền
Bây giờ thời thế đảo điên
Ông già, bà lão phóng tiền ra mua
Năm nay thời tiết trái mùa
Bão to, lụt lớn chiêm mùa trắng tay
Trời thì cao, đất thì dày
Trung ương đang hứa chuyển lay tình hình
Nhân đây kể chuyện nhà mình
Để con được rõ sự tình con nghe
Thằng Hai đánh bạc gá xe
Thằng Ba thì vẫn rượu chè liên miên
Thằng Tư thì mới vượt biên
Thằng năm tháng trước lại lên Hỏa lò
Con Sáu học dốt như bò
Thi trượt tốt nghiệp vào lò mát xa
Khoe rằng lương tháng triệu ba
Ngoài ra còn khoản puốc-boa rất dày
Hôm qua khóc với mẹ mày
Mẹ ơi con mấy tháng này mất kinh
Khách hàng thì rất linh tinh
Làm sao biết được xuân tình của ai
Tao nghe dựng cả tóc mai
Mời thầy thuốc đến phá thai tại nhà
Biếu thầy năm chục đô la
Mong thầy kín tiếng kẻo mà về sau
Thầy thuốc nháy mắt gật đầu
“Lần sau cô bị em hầu cô ngay”
Nhân đây nói đến chuyện mày
Nghe đâu cũng xứng là tay giang hồ
Người yêu rải khắp Liên xô
Nghe trong số đó chục cô có bầu
Cha không trách cứ con đâu
Đương trai cứ việc kẻo sau khóc thầm
Nhưng mà trong chuyện hôn nhân
Lút-se nên chỉ một lần mà thôi
Phải suy tính kỹ con ơi
Trong cơn hoan lạc ngừng lời trăm năm
Thường khi chung gối chung chăn
Người ta thường dễ đem thân hiến bừa
Vừa rồi cha cũng có nghe
Con yêu cô bé cùng quê tỉnh mình
Hẳn rằng a-ná phải xinh
Nên con mới chịu nghiêng mình trao tay
Nghe cha ghi kỹ điều này
Phải con ông cốp xấu gầy cũng yêu
Ông cha cực khổ đã nhiều
Sống xa Hà nội thiệt nhiều nghe con
Núp mình dưới bóng ô tròn
Tương lai xán lạn, lầu son đề huề
Hồ gươm liễu rũ sum xuê
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thụy Khuê, Tràng Tiền
Đồng Xuân chợ họp liên miên
Mùa nào thức ấy sẵn tiền dễ mua
Thăng Long đất cũ người xưa
Mình con tỉnh lẻ, ai đưa con vào
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì thì cũng ghi vào lời cha
Coi chừng cái lũ gái Nga
Kẻo mà lại dính Sida có ngày
T.B :
À quên tao hỏi điều này
Tình hình sức khỏe của mày ra sao
Học năm thứ mấy trường nào
Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe
Dặn thêm đừng có mua xe
Bây giờ lãi độ nửa que là cùng
Mà chỗ thì chiếm nửa thùng
Khuân vác lại nặng phát khùng phát điên
Em mày tính vốn ngại phiền
Mặc dù nó thích dây chuyền đã lâu
“Con chẳng dám xin anh đâu
Anh con lại bảo : Em đâu hay vòi”
Mẹ mày đã luống tuổi rồi
Đừng nên tặng thứ tân thời làm chi
Can-xô, se-pốt, xe-ghi
Nặng gam là được cần gì hoa văn.
*
Thư này con chớ nói ra
Đều tờ răng dít Liên xô

Thư ngỏ gửi ông Giám Đốc Sở Y Tế,



Đọc những thông tin trên báo chí về câu chuyện rút ruột bảo hiểm y tế, tôi không ngạc nhiên chút nào, và có khi sự thật còn đi xa hơn thế; thí dụ có cả sự liên quan của người trong ngành bảo hiểm y tế, hay bệnh viện lớn nào cũng có, nhưng chưa phát hiện được?
 Trong thời buổi kim tiền này thì chuyện gì cũng có thể xãy ra. Tôi cũng thông cảm với ông, chắc là vì công việc nhiều quá nên ông không thể bao quát tất cã, chưa kể Chợ Rẫy có khi nằm ngoài tầm tay của ông.  Nhưng tôi chỉ xin ông nhín chút thời gian quý báu dể vi hành các bệnh viện, ở đây tôi xin nêu đích danh 2 bệnh viện là: Trưng Vương và Nhi Đồng 1, và xin ông hãy đi vào ngày cao điểm, giờ cao điểm để biết được sự thật.
Mẹ tôi là một giáo viên về hưu năm nay 75 tuổi, từ quận 12 nơi bà đang ở, 5 giờ sáng bà đi 2 chặng xe buýt để đến bệnh viện TV khám định kỳ, đến nơi lúc 6 giờ 30 thì đã có hơn 400 bệnh nhân đến trước bà ( tất cã đều khám BHYT ). Không sao cả, vì bà vẫn có thể về ngay trong buổi sáng cho kịp giờ cơm trưa ở nhà, bằng cách đóng dịch vụ 27.000 đồng và chọn bác sỹ 20.000 đồng, tổng cộng 50.000 đồng, đến đây chắc mọi người ngạc nhiên vì 27+20= 50 và loại hình BHYT cũng có dịch vụ riêng? Điều này thì tôi cũng không biết vì người ta không có giải thích. Nhưng theo tôi nghĩ chắc người ta muốn biến bệnh viện công thành bệnh viện tư chăng?
Một chuyện khác, hổng biết tại sao mà bệnh viện nào cũng có căng tin, có khi lại thêm cửa hàng bách hóa nhằm phục vụ bệnh nhân tới bến, theo yêu cầu của họ và người nhà của họ. Nhưng tất cã đều bán với giá trên trời, hỏi thì họ bảo là vì chi phí cao lắm, bà con thông cảm, tất nhiên là phải thông cảm rồi, vì nếu không thì chỉ có nước nhịn!
Thêm một chuyện, bệnh viện nào cũng có vi tính nối mạng, vậy tại sao bác sỹ không ra toa cho bệnh nhân bằng máy in, vừa quá đơn giản vừa dễ cho họ nhìn và đọc cách sử dụng, liều lượng. Mà lại viết tay khiến bao nhiêu người mò mẩm, báo chí la làng?
Thưa ông Giám Đốc, tới chừng nào thì những người như mẹ tôi, mới có thể đến bất kỳ bệnh viện nào mà mình thích để khám chửa bệnh, sau khi lấy thuốc điều trị xong chỉ cần cà thẻ là xong, y như cà thẻ Visa Card!
Chắc ngày ấy còn xa lắm nhỉ bác sỹ Giám Đốc? tôi đã nghe lời ông Peter Arnett đừng sợ khi nói sự thật, giờ chỉ còn mong ông Giám Đốc Sở Y Tế đừng sợ khi đi tìm sự thật!

Bên Kia Cửa Tử

Charles Leadbeater

Dịch giả : Nguyên Phong
Lời dịch giả

Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách này đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.

Bạn thân mến,
Tử thần vừa cướp mất của bạn một người mà bạn yêu quý nhất đời. Đối với bạn hiện nay đời sống bổng trở nên trống rỗng vô vị, và có lẽ không còn lý do gì để sống nữa. Cuộc đời từ nay chỉ còn là những chuỗi ngày dài đăng đẳng, đầy tẻ nhạt chán chường. Hạnh phúc đã mất sẽ không bao giờ trở lại, những cử chỉ âu yếm, những câu nói yêu đương dường như đã chìm lặn trong màn sương ngăn cách hai thế giới. Có lẽ bạn đang nghĩ về bạn, về sự mất mát không thể vãn hồi vừa xảy ra, nhưng có thể bạn còn đang nghĩ không biết người bạn thương yêu đang lâm vào tình trạng nào? Tuy bạn biết người đó đã đi xa rồi, đi mất rồi nhưng bạn không biết là đi đâu, số phận người đó như thế nào? Bạn cầu mong người đó sẽ gặp được những sự bình an, tốt đẹp nhưng rồi bạn lại thấy vẫn còn một cái gì không ổn vì không ai có thể giải thích cho bạn một cách thỏa đáng về ý nghĩa của đời sống cũng như cái chết. Giáp mặt trước sự kiện này, bạn đâm ra hoảng hốt, và đời sống đối với bạn bỗng trở nên một gánh nặng không thể gánh vác một mình được nữa.
Này bạn, tâm trạng của bạn là một tâm trạng tự nhiên và thành thật. Tôi ước mong có thể chia sẻ với bạn về sự mất mát lớn lao này bằng sự giúp đỡ chân thành của tôi. Dĩ nhiên bạn nghĩ rằng: Làm sao tôi có thể an ủi bạn được! Làm sao một người như tôi có thể hiểu được nỗi đau khổ vô vàn của bạn kia chứ! Nhưng bạn hỡi, sự buồn rầu đau khổ của bạn đã xây dựng trên một hiểu lầm. Thưa vâng, một hiểu lầm tai hại và tôi mong khi hiểu rõ được điều này thì có lẽ bạn sẽ bớt đau khổ hơn. Tôi muốn trình bày cho bạn một quan điểm khác với quan niệm thông thường như sau.
Này bạn, sự đau khổ của bạn chỉ là một ảo giác rất lớn do sự thiếu hiểu biết về những định luật thiên nhiên, hay nói một cách khác, là đời sống bên kia cửa tử. Nếu bạn có một sự hiểu biết đúng đắn về sự kiện này thì có lẽ bạn sẽ không còn đau khổ nữa. Người phương Đông, nhất là người Tây Tạng, đã nghiên cứu về nó qua nhiều thế kỷ và ngày nay khoa học cũng bắt đầu chứng minh được rằng "có một đời sống sau khi chết". Cửa tử không là một sự bí mật nữa vì cái thế giới bên kia, cái thế giới đầy bí mật đó đã không còn bí mật nữa. Cái thế giới đó thật sự hiện hữu, là một thế tương tự như thế giới hiện nay của chúng ta và dĩ nhiên cũng chịu sự chi phối của những định luật trong vũ trụ, tương tự như những định luật mà chúng ta đã biết. Tôi sẽ giải thích rõ rệt một vài nguyên tắc căn bản mà dĩ nhiên bạn có thể khảo sát thêm, nếu bạn muốn. Trước hết, tôi mong bạn hãy ngưng than khóc vì sự đau thương của bạn chỉ làm hại cho người mà bạn thương mến chứ không giúp được gì cho người đó đâu! Một khi bạn hiểu rõ điều mà tôi sắp trình bày thì có lẽ bạn cũng sẽ đống ý như vậy.
Có thể bạn cho rằng điều tôi sắp trình bày chỉ là những lời an ủi hay những dự đoán mơ hồ mà thôi. Nhưng tôi muốn hỏi bạn, sự đau khổ và suy nghĩ của bạn hiện nay đã được xây dựng trên nền tảng nào? Phải chăng bạn tin tưởng như vậy vì một vài người trong giáo hội của chúng ta đã dạy như thế, hoặc căn cứ trên một vài quyển sách, hoặc là sự tin tưởng của đa số người trong thời đại này rằng chết là hết, là thiên thu cách biệt, là vĩnh viễn chia tay? Nếu bạn suy nghĩ thật kỹ mà không bị các thành kiến chi phối, thì bạn sẽ thấy rằng quan niệm đó cũng chỉ là một dự đoán mơ hồ mà thôi.
Nếu đọc kỹ Thánh Kinh, bạn sẽ thấy một sự thật rằng, theo thời gian, đã có nhiều cách giải thích Kinh Thánh khác nhau. Cái quan niệm rằng chết là hết, là chấm dứt vĩnh viễn đã căn cứ trên sự hiểu biết nào? Được xây dựng từ thời đại nào? Quan niệm Thiên Đàng và Địa Ngục có từ lúc nào? Phải chăng đó cũng chỉ là những quan niệm như trăm ngàn quan niệm khác? Phải chăng vì đã được nhiều người tin tưởng nên người ta đ ành chấp nhận mà không đòi hỏi một sự giải thích nào? Nhưng sống và chết là một vấn đề trọng đại, liên quan mật thiết đến đời sống hiện nay. Vì lẽ đó, chúng ta không thể chấp nhận nó một cách dễ dãi được. Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi một sự nghiên cứu hết sức đích đáng và phân tích thật cẩn thận. Tôi không đòi hỏi bạn tin tưởng một cách mù quáng đâu. Tôi chỉ muốn trình bày những gì mà chính tôi biết là có thật, dựa theo kinh nghiệm của tôi và của những bậc thầy phương Đông mà tôi đã có cơ hội gặp gỡ và học hỏi. Tôi mời bạn cùng quan sát nó.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về sự cấu tạo con người. Khoa học đã cho chúng ta biết khá rõ về thể chất con người cũng như các hoạt động sinh lý, tâm lý nhưng vẫn còn một yếu tố khác mà khoa học chưa thể chứng minh, đó là cái mà người ta gọi là linh hồn. Đây là một danh từ không chính xác lắm nhưng tôi không muốn đi vào những định nghĩa. Đã từ lâu, các tôn giáo lớn đều đã đề cập một cách mơ hồ rằng con người có một cái gì trường tồn gọi là linh hồn và cái này vẫn hiện hữu sau khi thể xác chết đi. Tôi thấy không cần thiết phải dẫn chứng bằng kinh sách hay lý thuyết về sự hiện hữu của linh hồn, cũng như không cần phải dài dòng về các hiện tượng như đầu thai, thần đồng, người chết sống lại kể về thế giới bên kia, vì đã có nhiều sách vở đề cập đến nó rồi. Tôi chỉ mong bạn vững tin rắng linh hồn vốn có thật và đó là một chân lý đúng đắn. Con người là một linh hồn và có thể xác. Thể xác không phải là con người. Nó chỉ là y phục của con người mà thôi. Điều mà chúng ta gọi là sự chết chỉ là sự cởi đi một chiếc áo cũ, đó không phải là một sự chấm dứt. Khi bạn thay đổi y phục, bạn đâu hề thấy mình, bạn chỉ bỏ đi cái áo mà bạn đang mặc đó thôi. Cái áo có thể được cất vào tủ, mang đi giặt ủi hoặc vứt bỏ, nhưng người mặt nó chắc chắn vẫn còn. Do đó phải chăng khi thương yêu người ấy chứ đâu phải thương yên chiếc áo của người ấy?
Trước khi bạn có thể hiểu được tình trạng của người mà bạn thương yêu, bạn cần phải hiểu rõ tình trạng của chính bạn đã. Bạn là một linh hồn bất tử, bất tử vì tinh hoa của bạn vốn có tính chất thiêng liêng, bởi vì bạn là một phần của một đại thể cao cả hơn nhiều. Bạn đã từng sống trong nhiều thế kỷ. Trườc khi mặc bộ quần áo này, bộ quần áo mà hiện nay bạn gọi là xác thân, thì bạn đã từng mặc những bộ quần áo khác, và bạn sẽ còn mặc nhiều bộ quần áo khác nữa trong tương lai, khi bộ quần áo hiên tại đã tan thành tro bụi. Kinh thánh đã nói: "Thượng Đế sinh ra con người từ hình ảnh bất diệt của ngài". Đây không phải là một giả thuyết hay một sự tin tưởng nào mà có bằng chứng hẳn hoi. Điều bạn cho là một đời thật ra chỉ là một ngày nhỏ trong một kiếp sống kéo dài vĩnh viễn thiên thu và điều này cũng xảy ra cho người bạn yêu. Tóm lại, người bạn yêu thương không hề chết, không hề mất đi, mà chỉ cởi bỏ bộ áo của họ mà thôi.
Bạn đừng tưởng người chết chỉ như một luồng hơi, không có hình dáng chi cả hoặc thua kém lúc còn sống về một điểm nào đó. Cách đây nhiều thế kỷ, Thánh Paul đã nói: "Có một cái thể vật chất và có một cái thể tinh thần". Nhiều người đã hiểu lầm mà cho rằng những thể đó nối tiếp nhau chứ không hiểu rằng chúng ta đều có cả hai thể đó trong cùng một lúc. Thưa vâng, cái thể vật chất đó chính là cái xác thân mà bạn đang thấy, và cái thể tinh thần kia chính là cái mà bạn không thấy và thường được gọi bằng danh từ "linh hồn". Khi bạn bỏ xác thì bạn giữ lại cái thể tinh thần kia.
Nếu bạn đồng ý, hay tạm thời đồng ý về quan niệm này thì chúng ta có thể đi xa hơn. Nếu bạn biết rằng chẳng phải khi chết bạn mới cởi bỏ "bộ áo" đó mà ngay khi ngủ bạn cũng tạm thời cởi bỏ nó và đi vẩn vơ trong một cởi giới khác trong cái thế tinh thần của bạn. Dĩ nhiên khi tỉnh dậy thì bạn lại mặc vào bộ áo thể xác đó trong khi người chết thì không còn mặc lại bộ áo đó được nữa. Vì sự cấu tạo và rung động nguyên tử của hai cõi vốn khác nhau nên cõi nào chỉ có thể nhìn được cõi đó mà thôi. Đôi khi tỉnh vậy, bạn mơ hồ như mình có thấy một cái gì đó, dĩ nhiên nó đã bị thay đổi rất nhiều bởi sự sắp xếp lại qua ký ức và bạn gọi điều này là chiêm bao.
Hiện nay có nhiều quan niệm về đời sống sau khi chết. Một số dựa trên những tin tưởng có từ thời Trung Cổ, như sự trừng phạt đời đời kiếp kiếp trong cảnh địa ngục chẳn hạn. Dĩ nhiên ngày nay không mấy ai còn tin như vậy nữa, nhưng trước đây vài thế kỷ, nó là cả một sự đe dọa khủng khiếp. Những điều này đã được một số giáo sĩ lúc đó lợi dụng triệt để. Vì quyền lợi riêng, họ đã biến cải những giáo lý đầy nhân từ bác ái của đức Jesus thành một thứ "pháp luật" khắt khe tàn ác để đe dọa những người hiền lành dốt nát. Theo đ à tiến bộ của thế giới, người ta hiểu rằng cái quan niệm đó không những vô lý, xúc phạm đến danh dự của giáo hội, đến giáo lý cáo đẹp của đấng Cứu Thế, mà còn buồn cười nữa. Nếu bạn hiểu rằng một số tu sĩ chỉ vì nóng lóng muốn củng cố quyền lợi cũng như quyền lực đã cố tình giảng giải một cách sai lạc khiến các chân ký giản dị cao đẹp trở nên phức tạp, khó hiểu. Họ đã dựa vào những tín điều phi lý, vô căn cứ mà nói rằng thế giới này được cai trị bởi một đấng thần linh không muốn ai làm trái ý mình. Họ đã du nhập những điều này từ nền tảng của đạo Do Thái thượng cổ, trong khi đáng lẽ ra họ phải biết rõ về sự dạy bảo đầy minh triết của đức Chúa là "Thượng Đế là một đức Cha giàu long thương mến". Người nào hiểu được sự thực căn bản là "Thượng Đế vốn nhân từ vá bác ái, vũ trụ của ngài được điều khiển bởi những định luật thiên nhiên, công bình và bất biến" thì ắt phải hiểu rằng thế giới bên kia cửa tử cũng phải tuân theo những định luật như vậy chứ không thể khác được.
Đáng tiếc là một điều hiển nhiên và rõ ráng như vậy mà đến nay vẫn dường như mơ hồ. Vẫn có những người tiếp tục nói với chúng ta về một thiên quốc rất xa, về những ngày phán xét rất ghê gớm, về những sự trừng phạt đời đời kiếp kiếp, còn chuyện xảy ra hiện nay thì ít khi đề cập đến. Một số tu sĩ tránh né không đề cập gì đến kinh nghiệm thật sự của họ, đến sự tin tưởng của họ, mà chỉ nói đi nói lại điều mà họ nghe người khác nói, những tin tưởng mơ hồ, vô lý xuất phát từ thời Trung Cổ. Dĩ nhiên tôi tin rằng chúng ta không thể thỏa mãn với những quan niệm lỗi thời đó được.
Tôi tin rằng thời kỳ tin tưởng một cách mù quáng đó đã qua rồi. Chúng ta đang sống ở thời kỳ khoa học và không chấp nhận những ý tưởng vu vơ, hoàn toàn trái với lý thuyết khoa học cũng như trái ngược với những lời dạy bảo đầy bác ái, nhân từ và sáng suốt của đấng Cứu Thế. Chúng ta là những linh hồn đang sống trong cõi vật chất và chỉ biết đến những sự kiện liên quan đến cõi vật chất này mà thôi. Tất cà mọi sự hiểu biết của chúng ta đều dựa trên những giác quan của thể xác. Nhưng các giác quan này thì bất toàn. Thí dụ như chúng ta có thể thấy được những vật thuộc thể lỏng hay thể rắn nhưng lại không thể thấy được thể hơi mặc dù chúng ta biết rằng thể hơi hiện hữu. Hiển nhiên nếu có những thể khác thanh nhẹ hơn thể hơi thì làm sao chúng ta có thể thấy được? Tóm lại, vì giác quan của chúng ta bất toàn mà chúng ta không thấy được một số dữ kiện, tuy nhiên chúng ta không thể kết luận vì không thấy được mà chúng không hiện hữu. Người phương Đông đã ý thức được điều này từ lâu qua các công phu tu luyện đặc biệt mà nhiều người cho là phi thường.
Thật ra nguyên lý của nó rất giản dị. Người nào biết rèn luyện tinh thần, biết cách phát triển những khả năng tinh thần, biết cách phát triển những khả năng tinh thần, phát triển các "giác quan" của tinh thần thì họ sẽ có các quyền năng về tinh thần. Nếu bạn biết rằng thể tinh thần cũng giống như thể vật chất (thể xác), đều có những giác quan riêng biệt thì bạn sẽ hiểu điều tôi nói. Nếu thể xác có thị giác thì thể tinh thần cũng có một thị giác tương tự, nhưng đây là một thứ thị giác đặc biệt, có thể nhìn thấy những cái mà nhãn quan của thể xác không nhìn thấy được. Người Tây Tạng gọi quyền năng này là Thần nhãn hay con mắt thứ ba (Third eyes). Sách vở huyền môn Tây Tạng nói rõ rằng, thể tin thần có những giác quan tương ứng với những giác quan của thể xác nhưng bao trùm một giới hạn bao la, rộng rãi hơn nhiều. Các danh sư Tây Tạng gọi đó là các năng khiếu mà con người có thể sử dụng được nếu họ biết cách chủ trị tinh thần, khai triển các giác quan này. Dĩ nhiên những người đã khai mở những quyền năng đó có thể ý thức được nhiều điều mà người ta không thể biết được.
Chính nhờ khai mở được các giác quan đặc biệt này mà các danh sư Tây Tạng đã nghiên cứu về đời sống ở cõi giới bên kia, cõi giới mà chúng ta thường gọi là "cõi chết" hay "bên kia cửa tử". Họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của kiếp sống mà chỉ là một bước, đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác. Xác phục vụ tinh thần và là một phương tiện liên lạc (communicate) với cõi trần. Nếu không có xác thân thì phần tinh thần không thể liên lạc với cõi trần được và dĩ nhiên không thể ảnh hưởng hoặc thọ lãnh ảnh hưởng của nó. Cõi trần là một trường học hết sức quan trọng để linh hồn học hỏi, kinh nghiệm, và những điều học hỏi đều được lưu trữ trong ký ức tâm linh, một thứ ký ức vô giới hạn. Chỉ riêng ở cõi trần người ta mới có thể thực sự học hỏi và áp dụng hay thực hành những điều đã học. Ở những cõi giới khác, vì sự cấu tạo của nguyên tử quá thanh, quá nhẹ nên việc học hỏi chỉ có tính cách lý thuyết chứ không thể thực hành được.
Điều chúng ta cần biết là những người mà ta cho rằng đã chết thực ra không hề chết, không hề xa lìa chúng ta. Vì một lý do mơ hồ mà người ta tin rằng chết là chấm dứt, là chia ly, sau đó linh hồn hoặc được lên thiên đ àng hặoc xuống địa ngục rồi ở đó vĩnh viễn. Tác động của Thượng Đế chắc chắn vô cùng huyền diệu, nhiều khi chúng ta không thể hiểu được nhưng không bao giờ trái ngược với các định luật thiên nhiên. Khi một người cởi bộ áo choàng ra thì họ vẫn đứng ở chỗ cũ chứ nào có thể biến mất được. Hình dáng của họ thay đổi phần nào nhưng chắc chắn họ không thể phúc chốc biến ra người khác được. Vì thể xác đã bỏ lại nên bạn không còn thấy người đó nữa mà chỉ thấy cái thể xác bất động nằm đó thôi. Nhưng điều này không có nghĩa là người bạn yêu thương đã đi xa rồi.

Dì tôi


          Đã có lần tôi nói với một người bạn rằng: Dì tôi là một huyền thoại giữa đời thường, có thể nhiều người sẽ không tin điều đó, nhưng rõ ràng đó là một câu chuyện có thật, về một người phụ nữ 82 tuổi, đang sống ở Mỹ, suốt cuộc đời mình chỉ biết hy sinh vì người khác, và rốt cuộc dì đã có được hạnh phúc vào cuối đời, như một kết cục có hậu.
          Hồi nhỏ dì chăn trâu (8 tuổi) và kiêm luôn làm liên lạc cho ba mình và mấy ông anh ruột đi theo cách mạng, dần dần lớn lên dì lần lượt từ giao liên cho tới biệt động thành, vào tù ra khám như cơm bửa, vì đối phương không bao giờ tìm thấy chứng cứ gì để buộc tội dì. Mười tám tuổi dì tự tay khâm liệm và chôn cất ba mình, một năm sau tới ông anh thứ 5 và cuối năm đó là người em thứ 10, những người thân đã lần lượt được dì tự tay lo liệu. Đó là thời chống Pháp, sang thời chống Mỹ một thời gian thì dì lấy chồng.
         Năm 1962 dì lập gia đình với một sĩ quan cách mạng. Dượng là người cùng quê với dì, tuy nói là lấy nhau chứ họ ít khi được ở chung với nhau, chỉ thi thoãng dì đem đồ tiếp tế theo giao liên lên R ở chơi với ông mấy ngày rồi về, năm 1969 dì sanh đứa con đầu lòng, trớ trêu thay trong lúc bà đang mê sãng, cháu bé đã mất, mấy người em chồng của dì bàn với nhau, sợ dì bị hậu sãn chết theo đứa con nên xin một đứa nhỏ mà thế vào, thời may lúc đó có một cô gái sinh xong thì bỏ con lại mà trốn đi. Nhà hộ sanh mới hợp thức hóa cho đứa nhỏ làm con của dì luôn. Sau khi tỉnh lại dì hoàn toàn không biết gì hết, và đứa con gái của dì đẹp như một thiên thần, trắng nõn nà.
          Được làm mẹ thật là một niềm hạnh phúc tuyệt vời, lúc đứa bé được 3 tháng tuổi dì đã ẳm nó vượt rừng lên chiến khu, cho dượng biết mặt con mình, tình yêu mù quáng của một người mẹ đã làm cho dì mờ mắt, tất cả những người trong đơn vị của dượng và cả dượng nữa đều biết nó là một đứa trẻ lai, chỉ có dì là không biết.
          Phải nói là dượng rất hay, tuy chưa biết có việc gì xãy ra nhưng ông cứ tỉnh như không và còn làm giấy tờ khai sinh cho đứa nhỏ, một đứa trẻ lai Mỹ trong giấy khai sinh là con của một Đại tá tư lệnh pháo binh miền, quân giải phóng. Theo nguyên tắc ông phải báo cáo lên cấp trên, và ông đã báo cáo đó là con của mình.
         Mùa hè đỏ lửa năm 1972, dượng đã chết trong 1 trận bom B52, dù hầm trú ẩn của chỉ huy được làm rất chắc chắn và có nhiều ngách, nhưng 1 quả bom đã rơi trúng miệng hầm, sức ép đã khiến ông và 2 người cận vệ chết dù họ ở trong ngách cách đó hơn 20 m, cái mà người ta gọi là thẩy đáo, giữa rừng già mênh mông mà bom lại rơi trúng ngay miệng hầm thì đúng là số phận.
        Khi được báo hung tin, dì đã lặng đi sau đó đã đi đến quyết định về mua 1 căn nhà nhỏ gần bên nhà em gái của mình, mẹ tôi, lặng lẻ nuôi con cho tới ngày khôn lớn.
        Sau giải phóng, bà phu nhân đại tá (nếu còn sống chắc dượng đã lên tướng) giờ đã là bà bán hủ tiếu có đứa con Mỹ lai, hầu như ít có ai biết được lai lịch của bà, thậm chí cán bộ phụ nữ phường còn làm khó dễ dì, vì cái tội không chịu đi họp hành gì cả.
        Mãi cho đến 2 năm sau ngày giải phóng, trên quân khu mới cho người xuống địa phương xác nhận bà là vợ liệt sĩ, lúc đó họ mới thôi móc máy vì cái tội có con lai.
          Không hề gì, vì đối với dì điều đó cũng chẳng làm thay đổi cuộc đời mình, dì vẫn tiếp tục bán cháo lòng nuôi đứa con độc nhất của mình ăn học đàng hoàng. Hai mẹ con vẫn yêu thương nhau như ngày nào cô bé còn ấu thơ, dù giờ con bé ngày nào đã trở thành một thiếu nữ, trắng trẻo, tóc vàng. Dì đã biết sự thật từ lâu, nhưng vẫn yêu thương nó như đứa con mà mình đã rứt ruột đẻ ra.
         Các anh em tôi cũng vậy, lớn lên với nhau từ bé, chơi đùa cùng nhau nên không hề có sự kỳ thị nào xãy ra, vả lại anh em chúng tôi rất yêu quý dì, xem bà như mẹ ruột của mình.
      Sự cố đã xãy ra vào năm 1990, năm mà cô bé tốt nghiệp ra trường làm nữ hộ sinh, lúc đó chính phủ Mỹ có chính sách hồi hương đặc biệt cho trẻ lai, nó đã âm thầm cùng bạn trai đi nộp hồ sơ với ý định cả nhà cùng đi. Cho đến sau khi hai đứa làm đám cưới, tụi nó mới dám nói thật với dì, bà chỉ yên lặng không nói gì.
    Sau khi mọi chuyện vở lở, cả dòng họ đều biết, anh em tôi thì ủng hộ dì để cả nhà cùng ra đi, họ chỉ có 3 người, nếu dì ở lại một mình làm sao bà sống nổi? Nhưng những người trong dòng họ thì không nghĩ vậy, nhất là các anh chị em ruột của dì đều ngăn cản, với lý do: một gia đình cách mạng có 5 liệt sỹ (ông ngoại, anh và em của dì cộng với 2 người anh rể) làm sao mà có thể xuất cảnh qua Mỹ để sống bên đó? Làm ảnh hưởng đến danh dự gia đình? Quả thật gia đình tôi tuy là cách mạng nhưng vẫn phong kiến như thường.
         Cuối cùng, vì mọi người dì lại chấp nhận hy sinh một lần nữa, thêm một lần tan vỡ, đau xót, trơ trọi. Hai năm sau ngày hai đứa ra đi, dì lâm trọng bệnh, căn bệnh loét dạ dày từ mấy chục năm trước, không được điều trị tới nơi tới chốn nay có điều kiện để hoành hành. Anh em chúng tôi rất lo lắng sau khi được bác sĩ tư vấn, một mặt lo đưa bà nhập viện, một mặt liên lạc qua bên Mỹ cho vợ chồng tụi nó biết sự tình.
        Ơn trời, sau khi cắt hết 2/3 dạ dày, tình huống xấu nhất là ung thư đã không xãy ra. Ngay khi dì tỉnh lại thì đứa con gái mà dì yêu thương cũng kịp có mặt, tôi nghĩ bà đã mau bình phục vì sự có mặt của nó.
      Sau đợt mỗ dạ dày ấy, dì như là người được tái sinh, năm sau dì được tụi nó bảo lãnh đi du lịch suốt 1 năm trời mới về tới VN. Trong chuyện này có 1 chút tâm linh, hai vợ chồng tụi nó ( vai lớn nhưng vì tụi nó nhỏ tuổi hơn nhiều, với lại từ nhỏ nó đã kêu anh chị không hà) lấy nhau đã mười mấy năm mà không có con, thế mà sau khi gia đình đoàn tụ vui vẻ, trong thời gian dì ở chơi em nó đã thụ thai mà không biết, cho tới khi dì về tới VN mới gọi về cho hay, làm dì quýnh lên không biết phải làm sao, chỉ muốn bay ngay qua bển để trông cháu. Anh em tụi tôi lại phải chạy làm hồ sơ cho bà đăng ký đi du lịch tiếp, nhưng cả 2 lần phỏng vấn đều rớt, đến lần thứ ba người nhân viên phỏng vấn bà đã nói: Sao bà không bảo con bà bảo lãnh cho bà qua ở với nó luôn, bà chỉ có một đứa con duy nhất thì phải ở với con cho nó chăm sóc bà chứ? Câu nói ấy đã làm thay đổi quan điểm của dì, bất chấp tất cã dì đã bảo tụi nó làm hồ sơ bảo lãnh diện đoàn tụ cho dì, vào lúc này thì gia đình không ai dám ngăn cản dì nữa, lúc đó dì đã 75 tuổi và ai cũng nghĩ bà không còn sống được bao lâu nữa.
    Thế nhưng thật kỳ diệu, hạnh phúc đã làm cho dì như trẻ lại, khỏe khoắng và mạnh mẻ, nhìn những sãi chân của dì không ai nghĩ dì là một bà già ngoài 80. Dì đã về thăm VN 2 lần và sắp tới chúng tôi đã lên kế hoạch mừng sinh nhật thứ 85 của dì tại VN cùng cái gia đình 4 người của dì. Thật tuyệt phải không các bạn?
P/S: vì sự an toàn của các nhân vật, nên có thay đổi một số chi tiết trong câu chuyện.

Vấn đề của chúng ta hôm nay



Thời gian gần đây, nếu đọc báo thường xuyên chúng ta sẽ cảm thấy có nhiều chuyện dù nhỏ, dù lớn cũng đem lại sự thất vọng ít nhiều. Nhân đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 26/6, xin tiếp thêm một số ý kiến:
Vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, phía nước ngoài truy tố người của họ về tội hối lộ, kinh doanh không minh bạch, còn phía ta lại xử về tội khác: Lạm dụng chức quyền khi thi hành công vụ.
Trở về năm 2006, phía Thụy Sỹ phát hiện được Siemen chuyển hơn 5 tỹ đồng vào 1 tài khoản ở Sing của 1 người được cho là: “Quan chức VN”
Năm 2008, ba Việt kiều ở Mỹ bị truy tố về tội: Hối lộ 150.000 USD để bán các thiết bị cho 1 dự án ở Vũng Tàu.
Kể từ đó đến nay không có thêm thông tin nào từ cơ quan điều tra của VN về 2 vụ án có dấu hiệu liên quan đến tham nhũng ấy.
Tháng 6 năm 2009, cơ quan điều tra bắt khẩn cấp LS Lê Công Định về lý do phản loạn, chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về việc bắt giử này xin mạn phép không có ý kiến là đúng hay sai, nhưng theo những tài liệu mà chúng ta có được (báo chí, truyền hình) thì những hành vi của LS Lê công Định theo tôi là cũng không có gì nguy hiểm, vì theo những tài liệu trên: tất cã chỉ mới ở dạng tư tưởng, và lực lượng an ninh cũng đã nắm được tất cã các đầu mối.
Vấn đề là ở chổ trong nhận thức của các vị lãnh đạo đất nước thì “An ninh chính trị xã hội, quan trọng hơn những vấn đề kinh tế khác” do đó cách nhìn nhận và xử lý cũng khác.
Trong những điều kiện khách quan, chúng ta có thể thông cảm cho các lực lượng chống tham nhũng, vừa yếu, vừa thiếu, vừa bị trói tay khi tới một giai đoạn nào đó của vụ án. Như trong báo cáo mới nhất của thanh tra chính phủ, về những sai phạm của các tập đoàn lớn như: EVN, TKV, Vinashin…Do yếu kém trong quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản lý vốn, trong chấp hành các quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý dự án v.v…
Và những kết quả kiểm tra, kiểm toán, thanh tra ở một số tập đoàn gần đây, khẳng định thêm rằng: tình trạng đó vẫn chưa được cải thiện, thậm chí còn diễn biến xấu hơn.
Và quan trọng hơn là việc định danh cho các sai phạm, việc chỉ mặt đặt tên cho các hành vi mà người dân gọi là ‘Tham nhũng” vẫn chưa được đặt ra một cách nghiêm túc. Từ đó không thể chống tham nhũng một cách có hiệu quả được.
Chúng ta hãy xem anh bạn láng giềng Indonesia, anh sui của Tổng thống Susilo Yudhoyono là cựu Thống đốc nhân hàng trung ương Idonesia, đã bị tòa xử 4 năm 6 tháng tù giam vì các tội lạm quyền và tham nhũng, ngay lập tức sự kiện này gửi đi một thông điệp lớn đến nhiều đối tượng ở Indonesia.

Đối với dân chúng, việc ông Pohan bị tuyên án đã củng cố thêm niềm tin của họ đối với chính quyền và pháp luật, họ bắt đầu tin rằng “quân pháp bất vị thân”. Không một lời tuyên bố nào nặng ký hơn đối với dân chúng bằng bản án ấy. Đối với những vị quan chức tha hoá “chưa bị lộ”, bản án cũng đã gửi một lời cảnh báo rằng không có chiếc dù nào đủ lớn để có thể che nổi những tội lỗi của họ. Sớm hay muộn thì pháp luật cũng sẽ tìm đến hỏi thăm. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bản án trên là một thông điệp cụ thể cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong việc làm trong sạch môi trường đầu tư của chính quyền tại quốc gia ngàn đảo.
Ông Yudhoyono hẳn đã biết rõ rằng, nếu đi ngược lại sở nguyện của người dân, ông sẽ bị người dân “lật đổ” bằng lá phiếu.
Còn chúng ta thì sao? Hãy hy vọng, hãy đợi đấy!
Trong bài có sử dụng các thông tin của báo SGTT và tác giả Đỗ Hùng trang tintuc.xalo/

Nhà báo và con đường anh đi,




 
Thú thật tôi không phải là dân báo chí, và cũng không có ý định làm báo chuyên nghiệp, mở trang blog này như là một chổ để thư giản, để suy ngẩm và để tám với các bạn cho vui.
Dù vậy, dù chỉ là tay chơi nghiệp dư nhưng tôi vẫn luôn xác tín cho mình một lối đi. Lề trái thì bị thổi còi, lề phải thì ai coi? Còn nói như nhỏ em (friend) Lề của nhân dân thì nó chung chung quá, khó mà xác định. Riêng tôi, thì tôi cho rằng con đường mà người làm báo nên đi là: “lề của lương tâm, của chức nghiệp người làm báo”
Dù ta có thể yếu về nghiệp vụ chuyên môn, ta vẫn có thể học hỏi ( cái này thì đúng tại vì tui chưa được học, chỉ toàn hỏi thôi) và với lương tâm trong sáng, trung thực thì ta vẫn có thể đi theo đường ngay nẽo thẳng.
Trong thời gian vừa qua có những vụ việc mà theo tôi đánh giá là khá nghiêm trọng, trong vấn đề tư cách nhà báo: vụ luật sư Lê Công Định bị bắt, nhiều báo mạng và cả báo in đã đưa rất nhiều tin bài, trong đó có một số như có vẻ đục nước béo cò chọc ngoáy vào đời tư của người ta, một số khác thì chắc là có lý do cá nhân nên bu vào đập không thương tiếc, nào là cựu hoa hậu thế này thế nọ, nào là đời chồng thứ hai…với một giọng điệu rất khoái trá, theo tôi đây là những hành vi rất thiếu văn hóa. Họ không phải là nhà báo chân chính, những kẻ tát nước theo mưa, hoặc tờ báo của họ chỉ là tờ lá cải, chuyên tung tin giật gân để câu khách.
Ngay cả những tờ báo lớn cũng có những cục sạn to tổ bố, tuần trước tôi có đọc trên báo Thanh Niên tin: nhiều hành khách đã rượt đánh cảnh sát giao thông, khi họ dừng xe để kiểm tra. Thật vô lý, có ai lại tự nhiên vô cớ đánh người? mà mẩu tin cũng chỉ có vậy không giải thích, và tôi cũng không tin bản tin này, đây chỉ là mẩu tin được chèn vào để lấp chổ trống, mà như vậy là xem thường độc giả.
Hay như báo Tuổi trẻ tuần vừa qua có loạt bài về các toa thuốc không chấp nhận được do bạn đọc cung cấp, không hiểu các anh không có thời gian xác minh, hay vì lý do tế nhị nào đó mà các anh đã không nói hết sự thật, đầu và đuôi toa thuốc đã bị cắt để không cho biết ai hay đơn vị nào đã ra toa.
 Rỏ ràng tất cã những điều các anh nêu ra đều đúng, và những hành vi đó là xấu thì các anh cần phải công khai nó ra để ngăn chận nó tiếp diễn. Cần đi tới cùng lẽ phải để những người nghèo có cơ hội được điều trị và sống sót. Các anh có biết rằng những toa thuốc như vậy đang góp phần vào việc hình thành nên cái bệnh viện 17 tầng hiện đại mang tầm quốc tế, đằng sau những toa thuốc đó còn là những người đang giảng dạy cho những bác sĩ tương lai. Vậy thì tương lai những học trò bác sỹ ấy sẽ ra sao?
Dưới đây là 2 toa thuốc mà các bạn nhìn vào sẽ biết Y Đức nằm ở đâu:
Toa 1/ bệnh cao huyết áp.
Photobucket
Toa 2/ bệnh cao huyết áp.
Với toa 2 nầy, người bệnh chỉ mất :
15 viên x 600 = 9.000 đồng
Cộng thêm tiền xăng đi mua là thành 10.000 đồng chẳn. Toa này ít thuốc nhưng dặn dò thì nhiều.
Photobucket
Thêm một trường hợp nửa là đạo diễn Huỳnh Phúc Điền, trước đây khi đang điều trị tại Chợ Rẫy, anh đã tính tổ chức một chương trình ca nhạc từ thiện để gây quỹ giúp đở bệnh nhân ung thư gan tại đây, nhưng sau vì sức khỏe không cho phép nên anh đã bỏ dự án nầy. Chỉ có vậy, thế mà các báo mạng lại cho là anh đã dựng kịch bản cho đám tang của mình, lại còn kể rõ là ai sẽ làm đạo diển, ai sẽ làm MC, ca sỹ nào sẽ hát, hát bài gì..v.v…Thật đúng là nhà báo nói láo ăn tiền. Họ là những ai? (baodatviet.com, tin247.com, baomoi.com, dantri, xaluan.com) vì muốn có tin hot mà họ đã bỏ qua khâu kiểm tra tính xác thực của sự việc, hoặc họ cũng chả cần kiểm tra. Bởi vì cở như nhà báo kỳ cựu như Tạ Bích Loan và nhà đài VTV mà còn sụp hầm thì biết rồi, doanh nhân tiêu biểu Nguyễn Đình Chiến chỉ mới lên sóng chưa đầy tháng là đã bị bắt, từ nay về sau mỗi khi thấy chương trình "Người đương thời" thì sẽ có một số khán giả sẽ buột miệng 'Không biết thằng cha này có bị bắt nữa không đây?" Trong khi trước đây ông nầy cũng đã có một số điều tiếng trong một vụ án ở Cần Thơ.
Sáng nay dậy sớm rà soát qua một loạt các tờ báo lớn nhỏ, thì em nào trên trang nhất cũng đưa tin về đạo diễn HPĐ, thôi thì nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng lòng cứ thắc mắc không hiểu ai trong số những người đưa tin nầy thật sự có lòng với anh, ai đưa vì nghĩa vụ của người làm báo, và ai muốn tát nước theo mưa vì thời buổi nầy kiếm và đưa tin hot cũng khó khăn lắm.
Thật đúng là báo chí thời thổ tả.

ĐỘ TRỄ CỦA SỰ MINH BẠCH,




Từ lúc báo SGTT đưa tin cho đến nay đã gần 3 tuần trôi qua (vụ ông tổng cục trưởng cục Thuế có 26 lô đất ở Đồng Nai), và chúng ta cũng chưa thấy một sự phản hồi nào từ phía các cấp lãnh đạo cũng như các cơ quan chống tham nhũng quốc gia, và phần nào đó những thông tin về các vấn đề lớn của xã hội như Beauxit Tây Nguyên, hay vụ cõng rắn cắn gà nhà để cho lao động nước ngoài làm việc không phép, của các tập đoàn và địa phương, đang bị các thông tin về các vụ bắt giử LS Lê Công Định, và gần nhất là Nguyễn Tiến Trung che khuất. Do đó mà nhà báo nỗi tiếng Huy Đức đã phải lên tiếng một lần nửa, mời các bạn xem bài báo mới nhất của anh:

Tham Nhũng & Quyền Riêng Tư

Trong khoảng từ 1-12-2008 đến 31-5-2009, theo Viện Kiểm sát Tối cao: số vụ án tham nhũng mới khởi tố giảm 12%; số bị can tham nhũng giảm 18,7%. Đặc biệt, đối tượng bị khởi tố vì tham nhũng là quan chức ở cấp trung ương, cấp tỉnh giảm nhiều trong khi quan chức cấp xã, huyện lại tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cùng thời gian đó, một cuộc khảo sát do Tập đoàn Ernst &Young và VCCI tiến hành cho thấy, “hơn 80% doanh nghiệp liên quan đến tham nhũng và 48% doanh nghiệp đã từng mất hợp đồng, mất cơ hội làm ăn vì không đưa hối lộ”. Nếu không có cuộc Khảo sát độc lập nói trên, thì những con số mà Viện Kiểm sát Tối cao đưa ra dễ mang lại cảm giác, tham nhũng đã giảm sau khi có “Luật Phòng Chống” và sau khi có các “Ban Chỉ đạo”.
Luật Phòng Chống Tham nhũng buộc “cán bộ từ phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân huyện”, thậm chí “một số cán bộ, công chức tại xã, phường” cũng phải kê khai tài sản “có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên”.
Tuy nhiên, chưa có vụ tham nhũng nào được phát hiện dựa trên các bản kê khai tài sản. Vụ PCI, khi vừa xảy ra, cho dù phía Nhật yêu cầu Việt Nam điều tra tài sản của ông Huỳnh Ngọc Sỹ ngay, nhưng “bản kê khai tài sản” của ông Sỹ dường như đã không trở thành một trong những căn cứ giúp tìm ra khoản tiền hối lộ, được nói là, có thể lên tới hàng triệu đô la tiền mặt.
Buộc kê khai tài sản của cán bộ, từ cấp phường xã, tưởng như có thể bày tỏ được khát vọng chống tham nhũng một cách lớn lao. Nhưng, sở dĩ phương thức chống tham nhũng khá hiệu quả ở nhiều quốc gia này đã không phát huy tác dụng ở Việt Nam là bởi người dân không tiếp cận được thông tin về tài sản mà cán bộ đã từng kê khai ấy. Gần 320.000 người phải kê khai tài sản theo Luật ở Việt Nam mà vẫn không làm cho dân chúng quan tâm. Trong khi, ở Hàn Quốc, “Ủy ban Đạo đức Công chức” chỉ cần công bố tài sản khai báo của trên dưới một trăm người là “thế trận chống tham nhũng” ngay lập tức được toàn dân ủng hộ.
Từ năm 1981, Tổng thống Chun Doo-hwan của Hàn Quốc đã ban hành “Luật Đạo đức Công chức”, theo đó quy định chế độ đăng ký tài sản. Tuy nhiên, Luật này đã không phát huy tác dụng vì nhà độc tài Chun Doo-hwan đã giữ những bản kê khai ấy “trong hồ sơ”. Luật chỉ thực sự phát huy tác dụng từ năm 1988, khi Tổng thống Roh Tae-woo đứng ra công khai tài sản của mình và đặt tài sản của 103 quan chức khác dưới sự “giám sát của dân chúng”.
Sở dĩ “việc tiết lộ thông tin của hồ sơ xác minh (tài sản) bị nghiêm cấm”, theo Phó Tổng thanh tra Chính phủ, ông Mai Quốc Bình: “Những hồ sơ này được quản lý theo quy định về quản lý hồ sơ cán bộ”. Một quan chức cao cấp trong lĩnh vực chống tham nhũng khác, ông Trần Đại Hưng, Phó Ban Nội chính Trung ương, thì nhận thức: “Không nên công khai vì đó là quyền cá nhân, phải được bảo vệ”.
Quyền riêng tư của cá nhân đúng là thiêng liêng, nhưng với một người có thể sử dụng quyền lực để thâu tóm tài sản một cách bất minh thì lợi ích của nhà nước, của nhân dân quan trọng đến nỗi, không thể giữ “đất đai, biệt thự” của những người ấy trong vòng bí mật.
Nếu thực tâm chống tham nhũng, không chỉ tài sản của các quan chức, của vợ hoặc chồng, của con cái, dâu rể… đều phải công khai; mà, các riềng mối làm ăn của họ cũng phải được nhân dân giám sát. Vợ con của ông giám đốc sở quy hoạch không thể làm dịch vụ xin giấy phép xây dựng; dâu rể của một ông bộ trưởng không thể là đối tác của các tập đoàn nhà nước thuộc ngành ông; ngay cả danh sách những người “hùn hạp” với vợ con của các quan chức cao cấp cũng phải được công khai, bởi những khoản “hùn hạp” ấy có thể trở thành những khoản “lobby chính sách”. 
Vì sao trong số hơn 300 nghìn cán bộ kê khai tài sản chỉ có dăm bảy trường hợp bị khiếu nại “khai man”? Ông Đặng Hạnh Thu mua được 26 lô đất ở Biên Hòa khi ông còn là Cục trưởng Hải quan Đồng Nai, nhưng cho đến khi lên đến Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế, số tài sản ấy không ai biết liệu có “nằm trong hồ sơ cán bộ”. Những cấp đề bạt ông Thu có thể không biết 26 lô đất nói trên, nhưng người dân Biên Hòa thì biết.
Nếu như quy trình bổ nhiệm những quan chức cao cấp như ông Thu diễn ra một cách công khai và hồ sơ tài sản mà những cán bộ như ông kê khai cũng được đưa lên báo chí và đưa lên website của Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tham nhũng thì nhân dân sẽ lập tức giúp nhà nước phát hiện phần mà những quan chức này che giấu. Ngoài việc công khai tài sản, Luật cần bổ sung điều khoản xử lý việc khai man, có thể coi phần tài sản mà quan chức cố tình che dấu ấy là “tài sản bất minh”, có thể bị truy cứu tội tham nhũng nếu có thêm chứng cứ hoặc bị sung vào công quỹ. Phát giác của người dân về tài sản của các quan chức cao cấp phải được pháp luật bảo vệ, cho dù thông tin ban đầu có thể chưa chính xác.
Chỉ nên công khai tài sản của những quan chức ở những cấp mà quyền lực của họ có thể ảnh hưởng tới chính sách, tới những dự án mang lại nhiều tiền bạc. Nếu các quan chức từ chối công khai tài sản của mình vì cho đó là những thông tin riêng tư, thì họ hoàn toàn có thể từ chối nhận những quyền cao chức trọng. Một người không thể vừa rao giảng trước nhân dân vừa sở hữu những tài sản không thể chứng minh nguồn gốc. Công khai rõ ràng là một chế tài khắc nghiệt, nhưng chỉ có công khai mới loại ra khỏi bộ máy những người lựa chọn quan quyền không phải vì muốn làm công bộc của dân.
Không thể nhân danh quyền riêng tư của “các quan” để không áp dụng một phương thức chống tham nhũng được tin là sẽ mang về hiệu quả. Vì, nếu không chống được tham nhũng, thì không chỉ “quyền riêng tư” mà những quyền căn bản khác của người dân cũng sẽ bị tham nhũng đe dọa. Đạo đức, xã hội và môi trường kinh doanh liệu có thể phát triển lành mạnh được không, khi mà “48% doanh nghiệp đã từng mất hợp đồng, mất cơ hội làm ăn vì không đưa hối lộ”.
Huy Đức.
nguồn: blog Osin
Sự trăn trở của nhà báo cũng là nổi lo của nhân dân, tham nhũng đã trở thành một vấn nạn, một mối nguy "cấp quốc gia". Nhưng không phải là không có cách để trị, vâng, Minh Bạch thông tin là cách tốt nhất và dễ nhất để trị tham nhũng, chỉ cần theo bài báo của anh, tung ra thông tin (chẳng hạn bản kê khai tài sản cá nhân) của những nhà lãnh đạo để làm gương, tôi cho rằng tham nhũng sẽ bị đẩy lùi, chỉ không biết ai? và chừng nào sẽ làm được điều ấy mà thôi!

Die , như những dòng sông...

A
Mấy ngày nay hắn không viết được chử nào,đầu óc cứ lung tung cả lên. Chuyện là vầy hôm trước hắn đi xe máy tới ngã tư thì xe đằng trước do đèn đỏ nên thắng gấp,hắn cũng thắng theo nhưng không kịp nên quẹt nhẹ vào tay chị phụ nử ngồi sau ,hắn thấy chị ta nhăn mặt tỏ vẻ đau đớn ,trong tích  tắc thì xe đã chạy đi.Về đến nhà hắn cứ mãi ray rức: tại sao lúc đó mình không xin lỗi chị ta nhỉ ? và cứ như thế hắn đâm ra mất ngủ ,cho đến khi hắn không chịu được nữa ,hắn bèn đi khám bác sỉ
             Hồi nào tới giờ cậu có xin lỗi ai bao giờ chưa ? dạ chưa ạ…thế cậu có cám ơn ai chưa ? dạ cũng chưa ạ…sau khi hỏi hắn đủ thứ vớ vẫn như thế gã phán rằng: cậu bị viêm dây thần kinh xấu hổ khá nặng cần phải điều trị gấp. Vâng, thưa bác sỉ,hắn mừng thầm chà tay này giỏi thiệt vậy là hắn gặp may rồi.
             Sau 2 tuần điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu + thuốc ngủ  liều cao hắn được xuất viện .Gã bác sỉ phán rằng : cậu hết thuốc chữa rồi , về kiếm cái gì ngon mà ăn đi.Lúc đó hắn không chú ý ,được xuất viện ai mà không khoái,nên vội vả trả tiền rồi đi về.
               Về nhà nghe mọi người chỉ hắn cũng tắm nước bưởi đễ xả xui, trong lúc nằm phê trong bồn nước thoảng hương hắn chợt nhớ tới lời gã bác sỉ lúc xuất viện:”cậu hết thuốc chữa rồi ,về kiếm cái gì ngon mà ăn đi”. Hả ,hắn rụng rời tim hắn như ngừng đập.Chỉ có người sắp chết mới hết thuốc chữa, và cũng chỉ có người sắp chết mới kiếm gì ngon mà ăn để mai mốt không còn ăn được nữa.
                Thôi thì thôi vậy,cuối cùng sau khi đã thông suốt hắn quyết định thanh tẫy thân thể rồi ngồi thiền đễ chờ ngày ấy đến.
              Sau khi nhập định đầu óc hắn lan man nghĩ về quá khứ ,hắn bật cười khi nhớ tác phẫm đầu tay của hắn:”Đêm mò nhau bình an” được xuất bản thì cái ngõ vắng nơi hắn ở bổng xôn xao ,đêm đến lũ lượt nam thanh nử tú kéo nhau đến để hẹn hò quấn quit.  Chả là lúc trước hắn tình cờ mất ngủ ra cửa sổ nhìn trời thì thấy họ, chắc là họ thấy bên công viên dễ bị trấn lột nên trốn vào ngõ của hắn để tâm sự,mãi mê theo dỏi họ mà trời sáng, hắn tức cảnh sinh tình bèn phóng bút một hồi mãi đến khi trời tối mới xong. Thằng cháu hắn mới bảo cậu viết hay quá đễ con tung lên mạng cho mọi người cùng xem với nhé. Thế là một vì sao mới xuất hiện ,chỉ vài ngày sau khi tung lên mạng, có một gã nào đó nhắn :tôi cần gặp anh gấp đễ bàn công chuyện.Gã tự xưng là “Năm mù u” đang hứng hắn ok luôn và cho địa chỉ .
               Hôm sau gã ôm một bọc tiền đến trao cho hắn với lời đặt hàng cũng hết sức đặc biệt :Anh phọt ra dùm em một mớ tác phẫm như “Đêm mò nhau bình an”. Wow, vô tư luôn với bản lĩnh tập làm văn lúc nào cũng 8 điểm của hắn thì đây chỉ là chuyện nhỏ mà thôi .
        
Sau khi ra mắt khá thành công hắn tiếp tục cho ra một loạt các tác phẫm khác ,nhưng trong đó tác phẫm làm cho hắn trở nên nổi tiếng là cuốn truyện ngắn “Thiên đường mong manh” Câu chuyện về một cô bé có khuôn mặt thiên thần với đôi mắt tròn xoe và cái răng khểnh trong lúc lên thiên đàng với người tình đã bị lộ hàng trên mạng ,trong một thời gian dài cô bé bị suy sụp tinh thần, toàn thân dã dượi, cũng không còn phấn son rảo bước quanh đời. Đúng lúc đó có một cứu tinh xuất hiện, ông ta là một thầy pháp và ông bảo với cô rằng ta cho con tám chữ vàng niệm vào ắt sẽ khỏi :”Anh hùng bất khuất ,Trung hậu đảm đang”. Nói xong ông ta đi mất, thế là sau đó cô bé như bừng tỉnh lấy lại tinh thần, cô quyết tâm làm lại từ đầu. Như một chuyện cổ tích từ đó cô nhận show liên tục ,nào là làm MC ,nào là đóng phim quảng cáo, và cuối cùng cô làm ca sĩ  và bất cứ lỉnh vực nào mà cô tham gia đều rất thành công mà tốn rất ít chi phí nhất là phí PR ,vì từ trước cô đã rất nổi tiếng. Đến nổi cả cái nick của cô cũng bị đám blogger tranh dành đến đổ máu ,cuối cùng cũng có một gã chiến thắng, gã tâm sự rằng : viết blog đã lâu mà không hề có ai biết đến ,thế mà từ khi dành được cái nick này thì page view cứ tăng ào ào ,thật là sung sướng. Nick hiện giờ của hắn là “ Vào…Anh”
           Làm như khi thời của người ta tới thì dù có làm gì cũng thuận lợi ,đơn đặt hàng cho hắn viết đến tới tấp, hình như mổi tác phẩm của hắn đều mang lại hạnh phúc cho người và nơi mà hắn nói đến. Như cuốn :”Dòng sông bốc cháy” sau khi in ra lần thứ mười mấy thì hắn thường xuyên được người dân điện lên mời về dưới nhậu. Chẳng là trong một lần theo thằng bạn về quê chơi ,mà nói cho đúng cũng không phải là quê của gả, đi giăng câu ,thả lưới kiếm vài con cá nhỏ xíu về cuốn bánh tráng, uống rượu tràn ly ,hứng lên hắn sáng tác ngay một truyện ngắn kể i sì những gì mình thấy cho bà con thành phố nghe chơi,vậy mà cũng ăn khách dễ sợ.Người ta còn mở cả tour du lịch sinh thái đi xuống dưới rần rần ,làm cho cái xóm nhỏ ngày xưa bổng trở nên giàu có, thịnh vượng .
           Thấy có quá nhiều người đến tham quan hàng ngày  mấy cha nhà máy bên kia sông cũng hoảng không dám xã nước thải xuống sông nữa, vậy là từ đó cá tôm ngày càng to ra ,nhiều lên, đồ nhậu ngày càng phong phú.Nguyên cái xã nghèo khó ngày xưa giờ biến thành khu du lịch sinh thái .Thế đấy cho nên cũng dễ hiễu là tại sao mà hắn được dân làng mến mộ đến thế.
      Từ đó về sau hắn toàn sáng tác theo đơn đặt hàng ,mà làm cũng không kịp. Nghĩ tới đó hắn bật cười khoan khoái ,toàn những nơi nỗi tiếng mời hắn sáng tác không mới chết …nhưng thường thì hắn viện lý do bận quá để từ chối vì hắn không hề muốn làm cho bọn trọc phú đó.
          Nhưng mắc cười nhất là những tác phẩm của hắn lại thu hút cã mấy em teen ,mấy ông cụ,cã những em nhi đồng mới ghê chứ…Như hôm bữa có một em hình như là Thủy Tép thì phải ..nhắn offline cho hắn : Anh ơi cho em một cái hẹn nhé,anh sẽ không bao giờ quên được đâu ?....Hay có một em khác hình như là Pé Tinh lại còn bạo hơn :Anh ơi lại nhà nghỉ Biên Cương cứu net em anh nhé ?
          Cũng may là lúc trước hắn đã dặn gã Năm mù u là phải giử kín tung tích của hắn chứ không thì rắc rối to rồi.