Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009

KHI CÁC GIÁO SƯ TIẾN SỸ BỊ BÁC SỸ CHÊ....

VN phát triển kinh tế theo mô hình nào?

Theo GS Trần Minh Đạo, trong giai đoạn đầu xây dựng CNXH, cơ chế vận hành thích hợp nhất của nền kinh tế vẫn là cơ chế thị trường. Cụ thể là: “Kinh tế thị trường XHCN Việt Nam”


Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát được khẳng định tại Đại hội Đảng IX. Mô hình này đã phù hợp chưa? Nếu thay đổi thì thay đổi như thế nào? Làm thế nào để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội...?. Những câu hỏi này đã được đặt ra tại hội thảo khoa học quốc gia “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN” do Hội đồng Lý luận Trung ương và ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày 22-9.

Mô hình tăng trưởng hiện tại đã tới ngưỡng


Theo GS Lê Du Phong, nguyên hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN mà VN theo đuổi trong hơn 20 năm qua đã tạo những động lực hết sức mạnh mẽ, giúp VN thoát ra nhanh chóng khỏi khủng hoảng kinh tế và đạt được những thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, nó cũng khiến việc đổi mới tư duy kinh tế không được triệt để vì luôn phải đắn đo xem có chệch định hướng hay không. “Trong 10 năm tới, nếu vẫn duy trì mô hình kinh tế như hiện nay, chắc chắn nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển”- GS Phong nói.


GS-TS Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, cảnh báo yếu tố kinh tế thị trường đang lấn át định hướng XHCN khi khoảng cách giàu nghèo lớn, phân hóa giàu nghèo ngày càng dãn ra. Theo GS-TS Nguyễn Văn Nam, do nội hàm định hướng XHCN chưa rõ nên dẫn đến chưa có những đổi mới triệt để trong tư duy kinh tế và thể chế chính trị. 

Kinh tế VN thời gian qua dù tăng trưởng nhanh nhưng hiệu quả thấp. “Mô hình tăng trưởng đã đạt đến ngưỡng, dẫn đến khả năng cạnh tranh của quốc gia còn ở mức thấp. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, những nhược điểm trong mô hình tăng trưởng kinh tế của VN đã bộc lộ hoàn toàn”- GS Nguyễn Văn Nam “chốt” lại.


Một mô hình riêng của VN


Nhận xét về các mô hình phát triển kinh tế trên thế giới, GS Trần Minh Đạo cho rằng: “Kinh tế thị trường tự do Mỹ là nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Kinh tế thị trường có điều khiển Nhật Bản thì nhiều năm nay rơi vào vòng xoáy suy thoái vẫn chưa thoát ra được. Kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu, luôn có tốc độ tăng trưởng cao kể cả trong khủng hoảng hiện nay nhưng cũng chứa nhiều khuyết tật...
Mô hình kinh tế thị trường nhà nước phúc lợi Thụy Điển, mô hình kinh tế thị trường xã hội Cộng hòa Liên bang Đức và mô hình kinh tế thị trường EU - gọi chung là mô hình CNXH dân chủ tỏ ra thành công nhất, phát triển ổn định nhất nhưng cũng không thích hợp vì trình độ phát triển kinh tế - xã hội và trình độ văn minh của VN còn thấp xa so với các nước đó”.


Đặc trưng của “mô hình kinh tế thị trường VN hiện đại” là nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm bảo đảm dân giàu, nước mạnh... Trong ảnh: Người dân mua sắm tại siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh - TPHCM. Ảnh: T.THẠNH


Do đó, theo GS Trần Minh Đạo, trong giai đoạn đầu xây dựng CNXH, cơ chế vận hành thích hợp nhất của nền kinh tế vẫn là cơ chế thị trường. Cụ thể là: “Kinh tế thị trường XHCN Việt Nam” – một nền kinh tế thị trường hiện đại, văn minh, bảo đảm công bằng xã hội hợp lý, quan hệ con người mang tính nhân văn cao, có chế độ phúc lợi phù hợp và tiến bộ, phát triển phù hợp, ổn định và bền vững.



Những luận cứ khoa học của các học giả tại hội thảo sẽ được tiếp thu để bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 và Báo cáo chính trị, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011-2020 trình Đại hội Đảng XI.
GS Nguyễn Văn Nam đề xuất đặc trưng của “mô hình kinh tế thị trường VN hiện đại” là dựa trên cơ sở nền công nghiệp tiên tiến, phát triển hài hòa và bền vững giữa kinh tế - xã hội và môi trường; khuyến khích sự sáng tạo và phát triển vì con người; lấy công bằng xã hội làm định hướng trong mục đích chính trị và kinh tế; kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế.

Còn theo GS Lê Du Phong, đặc trưng của “mô hình kinh tế thị trường VN hiện đại” là nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm bảo đảm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Không đưa ra mô hình cụ thể, PGS-TS Ngô Doãn Vịnh (Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch – Đầu tư) gợi ý gần đây Trung Quốc đưa ra khái niệm phát triển xã hội hài hòa. Đó là sự phát triển bảo đảm các mối quan hệ kinh tế - xã hội và môi trường vận động theo quy luật khách quan, đem lại hiệu quả cả trước mắt và lâu dài


Các nền kinh tế vẫn chưa thể hiện rõ mô hình phát triển
Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, mô hình phát triển kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa thời gian qua là đề cao quá mức sức mạnh của thị trường, coi tự do hóa và thị trường tự điều tiết là trên hết, vai trò của Nhà nước chỉ là thứ yếu. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới vừa qua chính là sự đổ vỡ của mô hình kinh tế thị trường tự do mới. Hiện tại, phần lớn các nền kinh tế vẫn chưa thể hiện rõ mô hình phát triển thời hậu khủng hoảng song việc tái cấu trúc nền kinh tế là bắt buộc.

CHÔNG CHÊNH?






id
Hôm nay đọc bài:VN phát triển kinh tế theo mô hình nào? trên báo Lao Động mà thấy buồn. Buồn vì các nhà khoa học tầm cỡ GSTS nhưng có những kết luận và ý kiến rất không chuyên nghiệp trong lĩnh vực họ đang đảm nhiệm. Tôi không hiểu tại sao những người có bằng cấp cao nhất và đang là những người có trách nhiệm truyền thụ kiến thức cho các thế hệ Trẻ tương lai đất nước này lại có những nhận định rất mất căn bản về học thuật và khoa học như thế?

Như tôi đã viết rất ngắn trong một bài về "Khủng hỏang kinh tế thị trường tư bản" là nguyên nhân khủng hỏang lần này cũng chính là nguyên nhân khủng hỏang của 1929-1933 của thế kỷ trước. Bắt đầu từ lòng tham và tham vọng của các cường quốc cũng như các thành viên trong cộng đồng chung của thế giới đã làm cung vượt quá cầu. Đây là mấu chốt của vấn đề khủng hỏang kinh tế tòan cầu. Từ đó, ngồi mà tư duy và đưa ra những kết luận và đường đi cho xã hội Việt.

Có vẻ như các nhà trí thức trường lớp đang sợ Quyết định 97 của TTg. Vì thế mà họ chỉ biết nói theo lề để mong muốn được nhờ ơn mưa móc nhiều hơn là nói với lương tâm và sự hiểu biết? Trong khi đó, quyết định 97 của TTg chỉ là một khẳng định lạihành lang pháp lý về mặt lãnh đạo của đảng Cộng sản Viện Nam đối với các tổ chức, hội đoàn ... chứ không phải là cấm phản biện của các cá thể độc lập và các tổ chức, tập thể có cơ quan đầu ngành quản lý về mặt chính quyền.

Đây là một vấn đề cần bàn và cần các nhà có học thức trong xã hội phải có tư duy độc lập để góp ý. Còn những góp ý và họp thảo luận như bài báo Lao động đưa tin thì xã hội và đảng CSVN chẳng cần. Vì một thực tế sinh động đã và đang chứng minh mô hình xã hội Việt Nam đang dùng là lỗi thời và không còn phù hợp với tiến trình phát triễn của nó nữa mà ai cũng thấy. Điều đáng nói nhất làGS Nguyễn Đức Bình đã tự mâu thuẩn với mình khi phát biểu rằng ông ủng hộ khái niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” nhưng không ủng hộ cách gọi đó là “mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ”. Nhưng ông lại nhấn mạnh rằng: “Kinh tế thị trường tự bản thân nó không mang thuộc tính định hướng XHCN. Trái lại, thuộc tính tự nhiên của nó là tiến lên chủ nghĩa tư bản”. Và làm sao có cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa khi cơ sở hạ tầng của xã hội Việt Nam là nền kinh tế thị trường hả các GSTS, các nhà danh giá uyên thâm về lý luận của Việt Nam? Người ta đã từng duy ý chí rằng bỏ qua giai đọan phát triễn tư bản chủ nghĩa và đã sụp đổ. Cái gì thuộc về qui luật thì không nên làm trái. Làm trái với qui luật thì có bao nhiêu tai họa đổ lên đầu người dân lương thiện mà ai cũng đã từng trãi nghiệm chưa thấy sao?

Nên nhớ rằng:"Tất cả mọi phát minh của lòai người từ trước đến nay về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đều là công việc đi tìm lại những cái đã có sẳn trong cuộc sống. Hay nói cách khác là con người chỉ chạy theo những gì tự nhiên và xã hội đã diễn tiến, chứ chưa ai có khả năng tiên đóan và làm ra cái có trước tự nhiên và xã hội sẽ đi đến". Vì vậy, các nhà xã hội học của Việt Nam hiện tại phải luôn khám phá và đưa ra các qui luật phù hợp với những gì xã hội phát sinh một cách kịp thời thì xã hội mới ổn định.

Thế mới thấy rằng câu nói của đại thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe: "Lý thuyết là một màu xám xịt, mà cây đời mãi mãi xanh tươi". 

http://bshohai.multiply.com