Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Nhà tôi...

He he he, tự sướng tí!





Mượn tên cổ  mềnh nổi tiếng chắc luôn á!                 

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Ngày khai trường tại trường phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi. Những hình ảnh đẹp!





Năm nào cũng vậy, anh Tám Chiến cũng tài trợ cho các bạn nhỏ 05 chiếc xe đạp để đi học.






Đây là 4 bạn vừa đậu đại học, nhận được học bổng toàn phần từ các nhà tài trợ Mỹ và Úc, các nhà tài trợ nầy đều là cựu học sinh của trường...




Một hình ảnh cảm động khác, cô bé Ngọc Trâm (áo đen) ngày nào nhận học bổng toàn phần
. Giờ đã ra trường làm việc cho một công ty nước ngoài, trong ngày khai trường em về để tự tay trao học bổng cho đàn em bằng tiền của mình làm ra...



Đây là 7 em đang học tại trường nhận học bổng của các đàn anh đàn chị niên khóa 87-90 mỗi em 1 triệu đồng. Ngoài ra còn 2 suất nữa dành cho các em đã đậu đại học sẽ được xét duyệt và trao lại sau vì không kịp thời gian. ( Nhóm của các bạn Thùy My tại Úc và Mỹ)
















Minh ơi, em nhận ra cô bé đeo kính không? Là cô học sinh nghèo mà anh đã chở em tới nhà để thăm đó...

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Vác ngộ…...


    
(những cảm xúc đọng lại sau khi đọc: Khoảnh khắc của hoa Quỳnh)

Nhiều người thấy mình hay ăn cơm nhà làm chuyện thiên hạ thì bảo là mình tốt, là mình có lòng bác ái v.v…Nhưng mình lại không nghĩ thế, vì khi mình đi làm những chuyện quởn như thế chẳng qua là tại mình thích. Và hành vi đó mình cho là tự sướng. Làm việc theo ý thích là có động cơ cá nhân, cho nên không thể phong tặng danh hiệu bừa bải như thế.

Có người lại bảo mình ngốc, tự dưng bỏ công, bỏ của làm tờ báo. Lại không bán mà cho coi miễn phí! Mình cũng không thừa nhận chuyện nầy, bởi tuy cho coi không nhưng mình cũng nhận được rất nhiều lời nịnh nọt, xúi dục, khều, ngắt, móc, nhéo….

Và nhất là cái đầu của mình tự dưng nó phình to bởi vô số kiến thức cập nhật mỗi ngày, lại đa dạng trên đủ lĩnh vực. Và page view cứ tăng vùn vụt như tốc độ của tên lửa đất đối hạm made inTung Của.

Rồi lại có người lại cho mình là gàn dở hoặc vớ vẫn, ăn nói chẳng ra làm sao. Không biết tôn ti trật tự, thấy mấy em trẻ là cứ anh anh, em em ngọt sớt. Còn gặp mấy ảnh thì lại chú chú bác bác, dù mấy ảnh cũng chĩ trạc tuổi mình.

 Cái nầy thì mình có một chút, một chút thôi nhe. Lý do là tại bị bởi vì trong cái ngữ cảnh văn hóa mạng (hổng phải cách mạng), hoặc văn phòng thì phải xưng hô như thế mới phù hợp. Còn vụ mấy anh trai thì tại bị bởi vì con mắt mình nó nhầm thôi mà. Đó, lúc tại chổ mỗ mắt đó, mình thấy mấy ảnh già quá mới kêu bằng chú, bác chớ đâu có ngờ tới chừng dòm vô chổ năm sinh có người còn nhỏ hơn mình mấy tuổi. Ai có dè nông dân VN lại mau già dử chời!

Nói tới chuyện nầy lại phải lạc đề một chút: hôm bà con ở Giồng Riềng lên tới Bệnh viện Thủ Đức, gặp lại mấy người quen hôm trước, lúc về dưới khám bệnh. Bà cụ nói trời ơi cám ơn tụi cháu quá, bửa lãnh thuốc dìa uống tới nay khỏe ghê luôn. He he he, mình cảm thấy vui lắm nhưng cũng lại buồn nhiều lắm. Mấy người già ở dưới chỉ bị cao huyết áp mà thôi, và viên thuốc cũng chỉ độ ngàn bạc. Thế mà cũng phải có đoàn về thì họ mới biết và sau khi hết thuốc được cho họ lại cứ y theo toa mà mua. Thuốc sản xuất tại Vn, toa uống tuần lễ chỉ chục ngàn. Hổng biết mấy anh cán bộ y tế địa phương ở dưới làm gì mà hổng chịu chỉ giúp cho bà con há?

Trở lại câu chuyện của hoa Quỳnh, thật tình mà nói thì cô Tư cổ cũng có cái lý của cổ, nhưng làm sao giờ hả cô? Không chỉ có cái gia đình ở Trãng Sen đó, mà còn nhiều gia đình khác ở miền Tây chất phác giờ cũng đã tự đánh mất mình. Cái tình mà ngày xưa dân miền Tây nhiều như con cá linh mùa nước nổi, giờ cũng đã hiếm như dòng sông đỏ au giờ trắng nhờ trắng nhợt. 

Vì sao vậy trời? Nói hổng phải chớ nhiều khi tui nghĩ hổng lẽ tại mấy ảnh? Thì đó, mấy anh mấy chị cũng thấy đó, giờ cái gì cũng theo phong trào. Nuôi cá tra nè, rồi đắp đập nuôi tôm nè, rồi bỏ cây nầy trồng cây khác  cho nó có lời nhiều hơn nhưng không hề có một cái gì gọi là khoa học chứng minh cả. Cứ ai sao tui vậy ai làm bậy tui làm theo.

Thấy người ta cho con lấy chồng xứ Đài rần rần thế là cũng phải gã con bằng được qua bển, mà hổng cần biết rồi nó có hạnh phúc hay không nơi xứ lạ quê người. Thôi thì con cũng đành nhắm mắt đưa chân, kiếm tiền gửi dìa cho ổng bả cất nhà lai mở mày mở mặt với lối xóm bà con. Ôi tâm sự của con bé đi chung xe với tôi về Hỏa Lựu (Vị Thanh) nghe sao buồn quá, đau quá, biết làm sao bây giờ? Cứ thế, cứ thế những câu hỏi cứ trôi tuồn tuột qua như trêu ngươi, như cắc cớ…

Như là tôi vừa chứng kiến xong một cuộc hoa quỳnh nở, rồi tàn nhanh, mang theo một vẻ đẹp tuyệt tích. 

Mượn tạm câu kết của cô Tư cho phần cảm tưởng hổng giống ai, như thằng bé được phỏng vấn đặng trao học bổng. Nó trả lời mà ai nghe cũng tức hết vậy á! Khi hỏi nó con chọn cái trường Tôn Đức Thắng con có nghĩ là mình có đủ tiền để đóng? Nó bảo: ở dưới Cà Mau nó thấy để trường Đại học công lập, lại là trường của Tổng liên đoàn lao động VN nên cứ nghĩ học phí rẽ. Tới chừng nhận giấy báo tính ra mắc gấp 3 lần mấy trường khác nó mới té ngữa là nó đã bị lừa. Vậy là đâu có Đức, như vậy là Đứt thì có!

Khoảnh khắc của hoa quỳnh - Nguyễn Ngọc Tư



Tôi đưa nhóm bạn về trảng sen chơi. Mỗi lần quay lại là thêm một lần thở phào nhìn thấy sen kia súng nọ,  cây cỏ ấy vẫn còn nguyên đó. Nước vẫn trong veo, hết mùa sen thì đến lượt mây trời nở. Quang cảnh chưa sứt mẻ xíu nào. Trong lúc tôi ngồi ở sàn nhà thòng chân đùng đưa khỏa nước, ngẫm ngợi về sự dễ vỡ của thiên nhiên thì đằng kia vợ chồng anh chủ nhà đang ngợi ca chất lượng của mớ mật ong mà anh lấy được từ rừng, gợi ý sẵn sàng bán cho đám nhỏ Sài Gòn với giá rẻ làm quen. Chị vợ cũng rạng rỡ phụ họa theo, vừa mới đây thôi chị còn chù ụ quạu đeo vì khách mang bia theo trong khi nhà chị cũng trữ bia để bán. Chữ “mật” ướp giọng chị ngọt lừ như chưa từng cau có bên vách với cô con dâu, “Đãi đám khách này cá nhỏ thôi, biết tụi nó trả được bao nhiêu tiền mà cho ăn cá lớn…”. Tôi nghĩ chắc mình bị ảo giác, anh chồng kia làm gì lại tỏ ra cay cú việc tôi mướn đò khác mà không kêu đò nhà anh đưa đón.
Năm trước, khi lần đầu đến vùng đồng rừng hoang dã này chơi, bệnh bồn chồn trong tôi trỗi dậy. Tôi sợ mất. Ngồi ở nhà của một người dân neo sống bên bìa trảng ngó cánh rừng u tịch bên kia màn mưa bụi, tôi đã nghĩ có khi đây là lần cuối cùng mình trông thấy quang cảnh tĩnh lặng này. Ngày mai người ta sẽ đổ xô tới đây làm du lịch, sẽ cặm lên giữa trảng sen minh mông cây cầu bê tông nhà hàng bê tông cùng những cô tiếp viên ca ra rả những bài vọng cổ vô hồn như tua mãi một đoạn băng cũ. Và cái chái đậu xuồng kia, mái nhà lợp lá chầm đóp kia, những tấm ván sàn thô xẻ từ những thân dừa kia, những chiếc xuồng ba lá ọp ẹp kia… rốt cuộc chỉ còn trong tranh ảnh của bạn bè tôi, và trong ký ức của những người đã từng ngồi ở đây trong một trưa mưa xiên bùi ngùi.
Bữa ấy anh chủ nhà nói lo khỉ gì, tới đâu hay tới đó, cứ nhậu cho đã đời. Mâm cơm bày ra rồi, dường như ở nhà có bao nhiêu thức ăn đều đã vét hết ra đãi khách. Sơ giao mà chủ nồng hậu hồ hởi đến nỗi tôi nghĩ nếu nhà hết củi nấu cơm, chắc họ rút cây ven vách ra chụm luôn. Người bản xứ nổi tiếng hào phóng chịu chơi, nếu cần sẵn sàng xúc lúa giống cho láng giềng mượn ăn qua mùa giáp hạt.
Sau này tôi vẫn thường đưa bạn bè trở lại ngôi nhà sàn bên trảng nước đó, phiền cái gia đình nhỏ nọ giúp cho bữa cơm trưa. Căng bụng với cá đồng, rau rừng, gió trời, và ấm lòng bởi vợ chồng chủ nhà nhậu bạt mạng, ca mùi. Lúc về bọn tôi hay gửi chút tiền gọi là “mua sữa cho mấy nhóc”, như một cách để bù đắp lại thùng gạo nhà họ vừa bị bọn tôi vét sạch, cũng để nhẹ món nợ ơn nợ nghĩa. Những tờ giấy bạc cứ bỡ ngỡ ngập ngừng trên tay người vợ đen đúa mà trên môi chẳng bao giờ tắt nụ cười.
Cảnh đẹp, người hay, bạn nào từng tới chơi cũng kêu trời vì thích vì không khám phá ra chỗ này sớm hơn. Mai mốt đây trảng sen bị những nhà quy hoạch nông nổi trét son phấn lên, là tiêu tan một chốn đến.  
Nhưng giờ cái gia đình nhỏ kia nhắc tôi nhớ rằng, con người còn dễ bị đánh mất hơn cả thiên nhiên, vì người có khả năng tự mình đánh mất mình. Những món tiền tụi tôi gửi lại đã đánh thức tính thực dụng của những người quê hồn hậu. Họ bắt đầu vào cuộc bán mua ráo riết. Như những em bé Sa Pa giấu mặt, xòe tay đòi tiền trước ống kính máy ảnh. Như một quán ăn Tam Đảo đội giá tô phở chỉ vì khách nói giọng Nam Bộ. Như anh xe ôm Huế không chịu chỉ đường mà sốt sắng dẫn khách đến tận nơi, để đòi tiền công.
Tôi tự an ủi thôi thà vậy cho sòng phẳng, cho khỏi ơn nghĩa, cho đi khỏi nhớ. Nhưng mà trời ơi, tôi vẫn không nén được niềm thương nhớ những người đã từng mang nồi kho quẹt ra để tụi tôi qua cơn đói cùng cơm cháy, những người từng áy náy, lâu lâu có khách ghé nhà mà trong bếp hong có gì tử tế, để đãi.
Như là tôi vừa chứng kiến xong một cuộc hoa quỳnh nở, rồi tàn nhanh, mang theo một vẻ đẹp tuyệt tích.