Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Mỹ cáo buộc công ty TQ ‘đe dọa an ninh’



Trụ sở Hoa Vị ở Trung Quốc

Mỹ hiện đang rất cảnh giác với các hoạt động của các công ty Trung Quốc trên lãnh thổ họ

Hai công ty viễn thông Trung Quốc đã bị một ủy ban của Quốc hội Mỹ nhận diện là ‘đe dọa an ninh’ đối với nước này sau một cuộc điều tra.
Theo đó, hai công ty này, Hoa Vị và ZTE, nên bị cấm không được có hoạt động mua lại hoặc sát nhập trên lãnh thổ mỹ, theo kiến nghị được nêu ra trong bản phúc trình của ủy ban vốn dự kiến sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Hai 8/10.

Xin ghi thêm về chuyện: Trí thức Miền Nam nhập cuộc


(bài viết nhân đọc sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955  – 1975”
 của tác giả Nguyễn Văn Lục do Tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành tại Mỹ năm 2010)

 

Tác giả Nguyễn Văn Lục là một cây bút quen thuộc trong mấy năm gần đây trên các diễn đàn báo giấy, cũng như báo điện tử. Vốn là một giáo sư dậy môn Triết học tại các trường trung học ở miền Nam trong nhiều năm, nên ông có thói quen đọc rất nhiều tài liệu sách báo, ghi chép, suy tư nghiền ngẫm, và lại còn đi gặp gỡ phỏng vấn với nhiều nhân chứng ở hải ngoại, cũng như ở trong nước. Nhờ vậy mà tác giả này đã có thể cống hiến cho chúng ta rất nhiều bài viết có giá trị.

Bị kiểm điểm vì gửi tâm thư lên Chủ tịch nước


Những chuyện bi hài như thế này chắc chỉ có ở nước ta!? VC

Chủ Nhật, 07/10/2012 

Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật, người gửi bức tâm thư lên Chủ tịch nước xung quanh việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, vừa bị cơ quan yêu cầu viết kiểm điểm để xem xét mức kỷ luật

Đầu tháng 9-2012, ông Nguyễn Huỳnh Thuật, cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, viết một bức thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với nội dung mong Chủ tịch nước “cứu” VQG khỏi hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (Báo Người Lao Động đã trích đăng trên số báo ngày 3-9).
Theo ông Thuật, bức thư là “tiếng lòng” của một chuyên gia bảo tồn thấy trước thảm họa hệ sinh thái bị phá vỡ bởi hai công trình thủy điện và của một công dân yêu quý di sản của đất nước, muốn làm một điều gì đó góp phần bảo vệ di sản này. Tất nhiên, bức thư được viết với tư cách của cá nhân ông Nguyễn Huỳnh Thuật.

Hạ bệ lãnh đạo cao cấp kiểu Trung Quốc



Các kiểu hạ bệ lãnh đạo cao cấp TQ thường làm chúng ta đi từ bất ngờ, sửng sốt đến kinh ngạc và có phần “thán phục”. Có kiểu hạ bệ nhanh, lại có kiểu hạ bệ chậm. Có kiểu hạ bệ trực tiếp, lại có kiểu hạ bệ gián tiếp. Có kiểu hạ bệ bình thường, lại có kiểu hạ bệ bất thường. Có kiểu hạ bệ làm ra vẻ “dân chủ” – họp hội nghị TW, phê phán, vạch trần khuyết điểm, lại có kiểu hạ bệ “phản dân chủ”. Có kiểu hạ bệ buộc đối phương “tự nguyện” rút lui, lại có kiểu hạ bệ đột ngột, như một cuộc đảo chính, bắt giữ toàn bộ đối phương. Thật là phong phú, đa dạng, đáng tìm hiểu, nhất là trong bối cảnh “chính trị thế giới” hiện nay.

Tăng cường đấu tranh với thông tin sai lệch, phá hoại trên internet

 
Trên internet hiện nay đang tồn tại nhiều trang mạng có thông tin xuyên tạc, vu khống. Trong thời gian gần đây, những thông tin trên các trang mạng này xuất hiện với tần suất cao hơn, thâm độc, nguy hiểm.
Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến các sự kiện đăng tải trên các trang mạng xã hội. Tuần trước, TAND TP.HCM đã tuyên phạt đối với một số người viết blog với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 Bộ luật hình sự.
Cùng với đó, cơ quan an ninh điều tra cũng đã tiến hành làm rõ một số trang thông tin điện tử, mà chủ yếu cũng là các trang mạng và blog cá nhân đã có hành vi tuyên truyền kích động, xuyên tạc nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; vu khống và bịa đặt thông tin đối với lãnh đạo đảng và nhà nước. Sự thật về những âm mưu và thủ đoạn của các trang mạng đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ để đưa ra xử lý theo pháp luật. Thực tế trên cho thấy, cần phải có những giải pháp và hành lang pháp lý hữu hiệu, đồng bộ để đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệnh, phá hoại trên internet hiện nay.
 
Vụ việc khởi tố, bắt giữ đối với một số quan chức ngân hàng ACB xảy ra gần đây là vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm. Theo cơ quan chức năng, đây chỉ là quá trình thực hiện tố tụng thông thường, nhằm tăng cường kiểm soát, quản lý hơn nữa đối với hoạt động tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, vụ việc này đã bị nhiều trang mạng xã hội thổi phồng, thậm chí xuyên tạc về thị trường tài chính, gây hoang mang dư luận. Thậm chí, các trang mạng này còn thông qua đó để suy diễn, bịa đặt, vu khống đối với cá nhân một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ trưởng. Đáng lo ngại hơn, trong thời gian gần đây, những thông tin như vậy xuất hiện ngày càng nhiều.
 

Trung Quốc: Trong vòng một tuần, ba người Tây Tạng tự thiêu


Một thanh niên 27 tuổi tự thiêu trong khuôn viên chùa Dokar ở tỉnh Cam Túc, tiếp theo hai vụ tương tự tại khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải. Với ba người tự thiêu trong vòng một tuần, 54 người trong vòng ba năm, nhưng công cuộc đấu tranh tuyệt đối bất bạo động của người dân Tây Tạng dường như không làm lay chuyển chính quyền Trung Quốc.

clip_image001
Một vụ tự thiêu trên đường phố ở Đạo Phu, Tây Tạng (ảnh chụp từ video 03/11/2011). REUTERS

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979


Dave DeForest
VOA
Những hành vi bị nhiều người cho là hung hãn của Trung Quốc trong vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh. Đó là nhận định của một số các nhà quan sát khi họ nhìn lại cuộc chiến tranh cách nay hơn 30 năm giữa hai lân bang theo chủ nghĩa Cộng Sản có mối quan hệ khắng khít, thường được mô tả là “môi hở răng lạnh”.
clip_image002
Vùng màu vàng trên bản đồ này là vùng Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền trên Biển Ðông.
Những đòi hỏi chủ quyền chồng chéo nhau ở Biển Đông có nhiều tài nguyên thiên nhiên tiếp tục gây căng thẳng cho các mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số các nước láng giềng của họ ở Á châu, trong đó có Việt Nam.