Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Trung Quốc: Từ Nobel Văn học nhớ tới Nobel Hòa bình


Việc nhà văn Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học 2012 là một niềm vinh dự lớn cho văn học Trung Hoa, nhưng có thể lại dồn chính quyền Bắc Kinh vào tình thế khó xử: Một giải Nobel khác của Trung Quốc vẫn bị giam cầm.

clip_image001
Ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010 và vợ là bà Lưu Hà. Ảnh do gia đình cung cấp cho hãng Reuters ngày 3/10/2010. Reuters

Năm 2010, nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình. Hai năm sau, ông vẫn phải ngồi tù và tình cảnh này có thể còn kéo dài thêm 7 năm rưỡi nữa, tức là cho đến khi mãn án. Trong lúc đó, bạn bè của nhà ly khai cho biết, bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, vẫn bị công an Trung Quốc, bất chấp luật pháp, tiến hành quản thúc tại gia trên thực tế, cô lập bà với thế giới bên ngoài.
Bà Đới Tình (Dai Qing), một trí thức, tranh đấu cho môi trường, sống tại Bắc Kinh, nói với AFP: «Tôi không có tin tức gì của ông Lưu Hiểu Ba và tôi cũng không gọi được điện thoại cho bà Lưu Hà».

Năm chiếc ghế trong Hội nghị Trung ương 6


Hiệu Minh
Không hiểu sao cái ảnh trên đây được đăng đi đăng lại ở khắp các báo, blog, kể cả báo chí quốc tế.
 Bạn đọc có thấy gì không? Đó là hàng ghế Chủ tịch đoàn bao gồm 5 cái bỏ trống dù dưới hội trường đã kín chỗ.
 Lúc này, bà con đoán già đoán non, kết quả Hội nghị Trung ương 6 là gì nhỉ. Vẫn là 5 cái ghế nhưng liệu có cái tên nào được thay đổi?
 Nếu có sự thay đổi nào đó thì đó là tín hiệu tốt lành vì thực sự Đảng CS đang muốn lấy lại niềm tin trong nhân dân.

 Nếu chẳng có chuyện gì xảy ra thì cũng đừng quá thất vọng. Hơn hai tháng qua, chính trường Việt Nam sôi động với bao nhiêu thông tin lọt ra bên ngoài, cũng đủ cho thấy, những người làm sai cũng phải chùn tay. Mọi thứ đều có ngưỡng của nó.
 Không hiểu sao, tôi luôn hy vọng như tôi viết nhiều lần trong blog: đất nước mình rồi sẽ tốt hơn thôi.
P/S: Bọ Lập cũng hy vọng như bác Hiệu Minh nhưng giá như đừng có cả 5 chiếc ghế thì tốt hơn nhiều
Theo blog HM

Tin thứ Sáu, 12-10-2012


Posted by basamnews on 12/10/2012
Breaking news: Trận đấu Ba – Tư tạm kết thúc, hiện vẫn chưa có kết quả chính thức, nhưng theo nguồn tin ban đầu, thì kết quả như mong đợi của đông đảo người dân. Tuy nhiên, cũng có một nguồn tin khác cho rằng tin đó không đúng, cho nên bà con cần chờ thêm thông tin.
 

Trong khi chờ đợi kết quả, mời bà con chuẩn bị xem trận so găng duy nhất giữa Joe Biden, đương kim phó tổng thống Mỹ, với Paul Ryan, ứng viên cho chức vụ này. Trận đấu sẽ diễn ra vào lúc 21h giờ địa phương, tức 8h sáng giờ VN, tại Norton Center for the Arts, Centre College, bang Kentucky, được truyền hình trực tiếp tại đây. Trọng tài điều khiển trận đấu này là nữ phóng viên Martha Raddatz của đài ABC News.
8h-9h30′: Truyền hình trực tiếp trận đấu Joe Biden vs Paul Ryan.
10h: Ai đã thắng trong trận đấu vừa qua? Khó có thể đưa ra kết luận trong lúc này, nhưng có vẻ Joe Biden “thi đấu” tốt hơn đấu thủ của ông, lập luận của Joe Biden có phần thuyết phục hơn, nhưng đó chỉ là ý kiến của cá nhân BTV đã quan sát trực tiếp trận đấu này.

Ma Chiến Hữu và sự xâm lăng về văn hóa


Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đã giành giải Nobel Văn chương 2012

Theo BBC thì nhà thơ  Trần Mạnh Hảo của Việt Nam cho rằng Mạc Ngôn được giải Nobel 2012 “là xứng đáng” nhưng ông Hảo “cũng tỏ ý tiếc vì tiểu thuyết Ma chiến hữu của nhà văn Trung Quốc này viết về cuộc chiến tranh Trung-Việt 1979.”
Ma Chiến Hữu đã được dịch sang tiếng Việt và được NXB Văn Học  xuất bản năm 2008. Việc này đã gây xôn dư luận trong cộng đồng mạng và vào thời điểm đó đã có rất nhiều bài  chỉ trích việc xuất bản tác phẩm này ở Việt Nam, đặc biệt là phê phán những lời đề dẫn của một NXB của Việt Nam mà lại có ý thiên vị cho cách nhìn của người Trung Quốc đối với cuộc chiến Việt – Trung, trong khi những người viết trong nước lại bị cấm đoán không được đề cập đến chủ đề nhạy cảm này.
Nhân sự kiện này, chủ blog tôi xin đăng lại một bài viết của mình đã đăng trên BBC  vào thời điểm đó về cuốn Ma Chiến Hữu:

Ma Chiến Hữu và sự xâm lăng về văn hóa
(Bài trên BBC)
 

Chuyện làm đường và những kẻ giết người





Một người nước ngoài đến Việt Nam cách đây khoảng 20 năm chắc thấy khá ngại vì hệ thống đường giao thông không đạt tiêu chuẩn. Nhưng nhìn cảnh một số nơi đang sửa đường hoặc làm đường mới, ông ta chắc sẽ cho là nếu mình quay lại sau 5 năm thì sẽ được đi trên những con đường khá đẹp, tuy chưa theo kịp các nước khác nhưng nhìn chung là ổn.

5 năm sau quay lại, ông ta rất ngạc nhiên nhận thấy đường bị đào bới nhiều hơn. Cứ đi được dăm bảy km đường bằng thì lại đến hàng chục km đường ổ gà và đầy bụi.

Còn nếu bây giờ, vào những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI này, mà ông ta quay lại Việt Nam thì chắc sẽ thấy kinh hoàng không lời nào tả nổi.

Tự do báo chí? Ok nhưng phải chơi đúng luật Việt Nam


Việt Nam có hơn 700 tờ báo giấy + báo mạng
Những năm gần đây, mỗi khi cơ quan pháp luật của Việt Nam xét xử, một số cá nhân với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là dường như, một số tổ chức quốc tế (như: Tổ chức theo dõi nhân quyền, Tổ chức ân xá quốc tế, Ủy ban bảo vệ nhà báo,...), thậm chí cả Bộ Ngoại giao Mỹ, Ðại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh,... lập tức ra tuyên bố, hoặc ra thông cáo báo chí xuyên tạc coi đó là việc làm "không phù hợp với luật pháp quốc tế, vi phạm quyền tự do ngôn luận". Những lời lẽ vu cáo này là vô căn cứ, vì  hành vi phạm tội đó phải bị xử lý theo pháp luật ở Việt Nam hay ở chính nước Mỹ.