Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Vấn đề của chúng ta hôm nay



Thời gian gần đây, nếu đọc báo thường xuyên chúng ta sẽ cảm thấy có nhiều chuyện dù nhỏ, dù lớn cũng đem lại sự thất vọng ít nhiều. Nhân đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 26/6, xin tiếp thêm một số ý kiến:
Vụ Huỳnh Ngọc Sỹ, phía nước ngoài truy tố người của họ về tội hối lộ, kinh doanh không minh bạch, còn phía ta lại xử về tội khác: Lạm dụng chức quyền khi thi hành công vụ.
Trở về năm 2006, phía Thụy Sỹ phát hiện được Siemen chuyển hơn 5 tỹ đồng vào 1 tài khoản ở Sing của 1 người được cho là: “Quan chức VN”
Năm 2008, ba Việt kiều ở Mỹ bị truy tố về tội: Hối lộ 150.000 USD để bán các thiết bị cho 1 dự án ở Vũng Tàu.
Kể từ đó đến nay không có thêm thông tin nào từ cơ quan điều tra của VN về 2 vụ án có dấu hiệu liên quan đến tham nhũng ấy.
Tháng 6 năm 2009, cơ quan điều tra bắt khẩn cấp LS Lê Công Định về lý do phản loạn, chống lại nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về việc bắt giử này xin mạn phép không có ý kiến là đúng hay sai, nhưng theo những tài liệu mà chúng ta có được (báo chí, truyền hình) thì những hành vi của LS Lê công Định theo tôi là cũng không có gì nguy hiểm, vì theo những tài liệu trên: tất cã chỉ mới ở dạng tư tưởng, và lực lượng an ninh cũng đã nắm được tất cã các đầu mối.
Vấn đề là ở chổ trong nhận thức của các vị lãnh đạo đất nước thì “An ninh chính trị xã hội, quan trọng hơn những vấn đề kinh tế khác” do đó cách nhìn nhận và xử lý cũng khác.
Trong những điều kiện khách quan, chúng ta có thể thông cảm cho các lực lượng chống tham nhũng, vừa yếu, vừa thiếu, vừa bị trói tay khi tới một giai đoạn nào đó của vụ án. Như trong báo cáo mới nhất của thanh tra chính phủ, về những sai phạm của các tập đoàn lớn như: EVN, TKV, Vinashin…Do yếu kém trong quản lý, thiếu trách nhiệm trong quản lý vốn, trong chấp hành các quy định về đầu tư, xây dựng, quản lý dự án v.v…
Và những kết quả kiểm tra, kiểm toán, thanh tra ở một số tập đoàn gần đây, khẳng định thêm rằng: tình trạng đó vẫn chưa được cải thiện, thậm chí còn diễn biến xấu hơn.
Và quan trọng hơn là việc định danh cho các sai phạm, việc chỉ mặt đặt tên cho các hành vi mà người dân gọi là ‘Tham nhũng” vẫn chưa được đặt ra một cách nghiêm túc. Từ đó không thể chống tham nhũng một cách có hiệu quả được.
Chúng ta hãy xem anh bạn láng giềng Indonesia, anh sui của Tổng thống Susilo Yudhoyono là cựu Thống đốc nhân hàng trung ương Idonesia, đã bị tòa xử 4 năm 6 tháng tù giam vì các tội lạm quyền và tham nhũng, ngay lập tức sự kiện này gửi đi một thông điệp lớn đến nhiều đối tượng ở Indonesia.

Đối với dân chúng, việc ông Pohan bị tuyên án đã củng cố thêm niềm tin của họ đối với chính quyền và pháp luật, họ bắt đầu tin rằng “quân pháp bất vị thân”. Không một lời tuyên bố nào nặng ký hơn đối với dân chúng bằng bản án ấy. Đối với những vị quan chức tha hoá “chưa bị lộ”, bản án cũng đã gửi một lời cảnh báo rằng không có chiếc dù nào đủ lớn để có thể che nổi những tội lỗi của họ. Sớm hay muộn thì pháp luật cũng sẽ tìm đến hỏi thăm. Còn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bản án trên là một thông điệp cụ thể cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong việc làm trong sạch môi trường đầu tư của chính quyền tại quốc gia ngàn đảo.
Ông Yudhoyono hẳn đã biết rõ rằng, nếu đi ngược lại sở nguyện của người dân, ông sẽ bị người dân “lật đổ” bằng lá phiếu.
Còn chúng ta thì sao? Hãy hy vọng, hãy đợi đấy!
Trong bài có sử dụng các thông tin của báo SGTT và tác giả Đỗ Hùng trang tintuc.xalo/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét