Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Bình luận trực tiếp: Chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình!

Ghi nhanh các câu trả lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, phần tô đậm là phần mà theo tác giả Blog đó là trả lời có vấn đề:
1- Lý do các tỷ lệ nợ xấu khác nhau: 30 năm tôi làm Ngân hàng luôn có 2 tỷ lệ khác nhau, đến nay có hội nhập lại thêm con số thứ 3 là của tổ chức Quốc tế.
Đã có Quy định 493 quy định phân loại nợ. Về mặt định tính cũng đã có quy định tùy từng trường hợp cụ thể phải xếp vào nhóm nợ cao hơn so với phương pháp định lượng, nhưng các ngân hàng vẫn có sự đánh giá khác nhau (không xác nhận đó là sai và cần phải xử lý?)
Do ý thức người phân nhóm nợ: Tổ chức tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận, không muốn....xếp vào nhóm nợ cao hơn? (vậy NHNN phải làm gì về sự tùy tiện này!?!)
PCT Quốc hội Kim Ngân - chủ trì phiên chất vấn cắt lời: Yêu cầu phải đi thẳng vào câu hỏi: Sự tùy tiện này có vi phạm pháp luật hay không? Giải pháp?
Trả lời: Có vi phạm. Ngân hàng Nhà nước có biết. Nhưng chỉ bằng thông tin sơ bộ chứ do nhân lực và năng lực không đủ thanh tra thường xuyên (đây là lý do không chấp nhận trong Quản lý điều hành, thậm chí là tối kỵ: không hoàn thành nhiệm vụ lại đổ là thiếu người, thiếu năng lực?!?!).
2- Việc sát nhập các ngân hàng có hiện tượng thâu tóm không?
Các cá nhân ngầm mua cổ phiếu, NHNN chỉ biết khi chốt sổ, nên việc sát nhập 9 Ngân hàng vừa qua cũng có hiện tượng, có màu sắc thâu tóm.
3- Lý do bắt Nguyễn Văn Kiên: vì kinh doanh trái phép ở 3 Công ty. Việc bắt ông Kiên không liên quan gì đến ông ngân hàng ACB.
Chủ trì chốt lỗi: Việc thành lập Hội đồng sáng lập ở các Ngân hàng sai Luật, NHNN biết mà không có xử lý gì.
4. Tỷ lệ nợ xấu khác nhau là do tiêu chí gì? Tiêu chuẩn Quốc tế là chuẩn nhưng do có yếu tố định tính nên khác nhau. Số liệu của NHNN đưa ra là đáng tin cậy nhất.
5- Về lãi suất cho vay cao, tiền gửi thấp, Ngân hàng lãi cao, Thống đốc Bình đã trả lời hoàn toàn lạc đề. Và con số không hợp lý: Nhận gửi 9%, cho vay 13% là hòa vốn do phải trích lập dự phòng rủi ro? Chi phí khác nhân lực, thiết bị..... Tổng cộng gần 14%, dẫn đến 15% là xem như hòa. (Chênh lệch để đạt điểm hòa vốn phải là 6%?!?! Điều này sẽ có thanh tra, hạch toán lại để chứng minh. Nhưng chắc chắn 100% là sai, không thể có một kết quả hạch toán vô lý như thế được)
Vì chênh lệch ít như thế nên buộc các tổ chức tín dụng phải lách luật, phải làm sai, để giảm trích dự phòng rủi ro, để có lãi. 6- 5 nguyên nhân nợ xấu: - Do Kinh tế vĩ mô, rộng, cần vốn. Theo chuẩn thế giới là quá nóng => nợ xấu. (chủ trương của Chính phủ sai?) - Các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá (nghĩa là cố tình làm sai, để nợ xấu? NH tư nhân thì tự chịu, còn NH nhà nước thì ai chịu?) - Các DN yếu kém, lỗ, không trả được... (nếu thẩm định tốt, không an toàn thì không cho vay, tiền của NH mà đổ lỗi cho DN là hoàn toàn vô lý!!) ..... Giải pháp: - Chuyển hướng kinh tế vĩ mô từ chiều rộng sang chiều sâu (xác nhận chủ trương cũ là sai?). - Công ty mua bán nợ: phương án đã trình, sẽ đưa ra trong thời gian tới. Trước mắt thì nợ xấu đáng báo động nhưng chưa đến mức hốt hoảng? Đến nay đã trích lập được 70 nghìn tỷ và có giá trị tài sản đảm bảo 135%.
Chủ trì nhắc: còn thiếu tỷ trọng nợ xấu ở từng ngành, phải trả lời bằng văn bản.
7- Hiện tượng cho vay 15%, thực tế phải cho Ngân hàng vay lại 1/3 với lãi suất 9%??? => Lãi suất phần vay 2/3 kia là 18%. Vấn đề này nếu có thì cũng không nhiều. Đề nghị đại biểu cung cấp thông tin NH sai phạm đó để xử lý.
8- Nhận trách nhiệm về nợ xấu, cả về tư cách NHNN và Thống đốc (nhận như thế nào? lại chung chung? hay cũng là trách nhiệm chính trị?)
(Quý đọc giả lưu ý: - Phiên chất vấn có sự tham gia của cả TBT Nguyễn Phú Trọng và CTQH Nguyễn Sinh Hùng chứng tỏ mức độ rất quan trọng. - Tại sao có Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng mà vẫn do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên chất vấn quan trọng này? - Thống đốc thỉnh thoảng bị lạc giọng khi trả lời và ngay cả PCT QH Kim Ngân cũng mất bình tĩnh khi điều hành trong mười mấy phút đầu tiên) 9- Đã có đầy đủ vốn cho NH Chính sách xã hội, cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên, đang chờ Bộ LĐ&TBXH phân loại hộ nghèo để cho vay. Chủ trì nhắc: NHNN phải phối hợp với Bộ LĐ&TBXH hoàn tất việc hướng dẫn tín dụng hộ nghèo. Tiêu chí phân loại hộ nghèo đã có chứ không phải là chưa có như TĐ nói.
10- Mua bán nợ xấu: Bình thường, đặc biệt là trong các nền kinh tế phát triển. Thực tế cũng có các công ty Quản lý tài sản - như hình thức mua bán nợ.
Đề án cấp Nhà nước chưa có cơ quan nào thông qua nên chưa thể nói là có dùng tiền Nhà nước hay không? Phải chờ các cơ quan có thẩm quyền có ý kiến.
Còn nói về góc độ chuyên môn thì: Với quỹ dự phòng 70 tỷ và tài sản thế chấp 135%, các NH và DN đều có thể tự xử lý.
Sau một thời gian nữa, mặt bằng lãi suất sẽ giảm (hỏi bao giờ, trả lời một thời gian nữa, nghĩa là bao giờ?) 11- Quá trình tái cơ cấu: đã quyết liệt, xử lý 9 tổ chức tín dụng/6 tháng. Chủ tịch Quốc hội hỏi: Quyết tâm như thế thì đến tháng 6/2013, tỷ lệ nợ xấu có giảm không và giảm được cỡ bao nhiêu?
Nghỉ giải lao giữa phiên chất vấn Đang tiếp tục cập nhật

Bầu Kiên được nhắc đến trong phiên chất vấn Thống đốc NHNN

Thống đốc cho biết, NHNN chỉ nhận được thông báo nói về lý do vì sao ông Kiên bị bắt, đó là ông này đã lập ra 3 công ty con và 3 công ty này kinh doanh trái phép.
Về câu hỏi này, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Viện Kiểm soát tối cao sẽ trả lời bằng văn bản.
Tuy nhiên, ông Bình cũng trả lời, NHNN chỉ nhận được thông báo nói về lý do vì sao bị bắt. Nguyên nhân được nêu trong công văn là do ông Kiên đã lập ra 3 công ty con và 3 công ty này kinh doanh trái phép nên bắt tạm giam.
Thống đốc cũng cho biết, ông Kiên hiện không có liên quan gì đến công việc điều hành của ngân hàng ACB, những người gửi tiền tại đây có thể yên tâm về ngân hàng này.
Hiện NHNN cũng đã có chỉ đạo sẵn sàng hỗ trợ đảm bảo thanh khoản cho ACB nếu có hiện tượng rút tiền hàng loạt.