Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

CĂN BỆNH UNG THƯ, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO.




Chưa có một cuộc điều tra hay thống kê nào, cho thấy về thành phần của các bệnh nhân ung thư, nhưng chắc chắn rằng đại đa số họ là người nghèo.
  Bệnh viện K Hà Nội  khảo sát với sự tham gia của 12.000 người tại 12 tỉnh thành. Kết quả hơn 67% người được hỏi đều trả lời-ung thư đồng nghĩa với án tử, cố chữa cũng vô ích.
 Theo tiến sỹ Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư thì nhiều nghiên cứu cho thấy 1/3 số ca ung thư có thể ngăn ngừa, 1/3 khác nếu được phát hiện đủ sớm và tích cực điều trị có thể chữa khỏi, và 1/3 còn lại có thể điều trị để kéo dài cuộc sống.
   Bộ Y Tế đưa ra con số còn lạnh lùng hơn: năm tới (2010) Việt nam sẽ “đón nhận” thêm khoãng 200.000 bệnh nhân ung thư, đồng thời sẽ phải tiễn biệt  khoãng 100.000 bệnh nhân ung thư đi về bên kia thế giới.
    Và đây là phát ngôn của WHO: đến năm 2015, thế giới sẽ có thêm 15 triệu bệnh nhân ung thư mỗi năm, và 2/3 số người thuộc về các nước đang phát triển. (trong đó có VN)
Nguồn: báo Thanh niên 10/7
Làm thế nào để phòng chống ung thư hiệu quả? Ở đây chúng ta đặt ra 2 vấn đề:
    1/Phòng chống từ xa ở cấp độ vĩ mô ( ban hành chính sách v.v..)
   2/ Phòng chống bằng nâng cao nhận thức của người dân.
Trong thực tế chúng ta nhận thấy trong thời gian vừa qua, để phát triển kinh tế đất nước, đã xảy ra hiện tượng “khu công nghiệp” bất chấp các điều kiện cần và đủ, hầu như địa phương nào cũng có khu công nghiệp và để hiểu rõ điều này chúng ta xem thử:
Thực hiện chủ trương của Trung ương về phát triển các KCN nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tỷ trọng công nghiệp từng địa phương và toàn vùng ngày một tăng, hầu hết các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đều cố gắng thành lập các KCN và xem đó như là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và giải quyết việc làm.(nguồn: http://www.khucongnghiep.com.vn)
 Chỉ tính riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có 111 khu công nghiệp đã được quy hoạch và hình thành. Cần chú ý đây là vùng nông nghiệp trọng điểm của cã nước.
Và những bất cập ở các KCN - KCX
Vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được cả thế giới quan tâm. Kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới cho biết, chỉ cần tuôn chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt dân cư không qua xử lý ra sông trong vòng khoảng 10 năm là có thể biến một con sông trong lành trở nên ô nhiễm nghiêm trọng, phải mất khoảng 20 - 30 năm mới có thể “giải thoát” con sông khỏi sự ô nhiễm với chi phí rất tốn kém. Theo Thứ trưởng Đặng Hùng Võ, trong quá trình phát triển các KCN - KCX, nhiều địa phương chưa coi trọng đúng mức đến yếu tố bảo vệ môi trường, một điều kiện cần thiết để bảo đảm tính phát triển bền vững và là xu hướng chủ đạo trong thời đại cạnh tranh và hội nhập. Nhìn chung, các KCN chưa có phương án giải quyết vấn đề môi trường ngay từ khi quy hoạch xây dựng, nhiều nơi có biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các hành vi vi phạm tại các KCN chủ yếu là vi phạm tiêu chuẩn về môi trường khi tiến hành hoạt động sản xuất - kinh doanh; vi phạm các cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. KCN đã là nguyên nhân gây ô nhiễm nặng tại khu vực sông Thị Vải, ô nhiễm khu dân cư tại Hưng Yên, Hải Dương, ô nhiễm bụi do hoạt động sản xuất, xây dựng tại TP.HCM và khu vực phụ cận... Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, hầu hết các loại nước thải đều được đưa thẳng ra môi trường, dẫn đến hậu quả là nước thải tại cống xả chung của nhiều KCN bị ô nhiễm nặng, vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép, nguồn nước mặt và nước ngầm tiếp tục bị ô nhiễm. Nhiều KCN vẫn chưa có hệ thống riêng thu gom, vận chuyển và lưu giữ tạm thời đối với chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Theo thống kê, trong tổng số hơn 131 KCN, KCX đến nay mới chỉ có 33 KCN, KCX xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung.
Có một thực tế là khoảng 80% doanh nghiệp hiện nay còn thờ ơ với nhiệm vụ này. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng... nguy hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động.
Tương tự như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp về nhu cầu bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực kinh tế cho thấy: các ngành sản xuất tác động lớn đến môi trường nước gồm rượu - bia - nước giải khát, thủy sản, giấy, dệt may...; ảnh hưởng đến môi trường không khí như xây dựng, cơ khí, giao thông, điện và khai thác khoáng sản...; thải ra nhiều chất thải rắn như y tế, đóng tàu, xi măng... nếu không được kiểm soát kỹ về công nghệ, vận hành trong quá trình sản xuất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Theo đánh giá sơ bộ, nhu cầu đầu tư bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực này, dự báo đến năm 2020 lên tới hơn 124.000 tỷ đồng (tương đương với 7,6 tỷ USD). Theo PGS-TS Phan Đăng Tuất dự báo tổn thất kinh tế do ô nhiễm môi trường thời điểm 2010 sẽ là 0,3% GDP và đến 2020 sẽ là 1,2% GDP.
Do đó, nếu không có biện pháp kịp thời để khắc phục, dự báo đến năm 2010, ô nhiễm môi trường tại Việt Nam sẽ không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng hơn so với hiện nay.
Theo số liệu mới nhất chúng tôi thu thập được, trên địa bàn 2 huyện Phù Cát, Phù Mỹ hiện có 14 đơn vị được các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động thăm dò, khai thác titan với tổng cộng 27 giấy phép; trong đó Bộ Tài nguyên - Môi trường cấp 5 giấy phép khai thác, 5 giấy phép thăm dò, UBND tỉnh Bình Định cấp 17 giấy phép khai thác. Tại TP Quy Nhơn, tháng 8.2006, UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt danh sách và phân bổ diện tích cho 44 DN đăng ký xin khai thác trong phạm vi khu kinh tế Nhơn Hội, và đã cấp 18 giấy phép cho 18 DN. Tổng diện tích có titan đã, đang và sẽ bị khai thác lên đến hàng ngàn hecta, nguồn: http://doanthanhnien.vn/article/MTST/8659/.
-         Thực tế hiện nay cho thấy có một sự bất công trong việc phân chia và hưởng lợi từ nguồn tài nguyên chung của quốc gia. Có những ngành độc quyền khai thác một khoáng sản đặc thù nào đó và vì giá trị kinh tế cao của loại khoáng sản đó mà có nguồn thu vô cùng lớn. Đáng lý toàn xã hội được hưởng lợi từ nguồn thu đó thì chỉ một nhóm nhỏ trong ngành khai thác đó độc chiếm.
-          
Chẳng vui gì khi nói lời tâm huyết mà phải đủ dũng khí – nói điều vì lẽ phải mà phải đắn đo, đó là một thứ tư duy nghèo nàn! Và, nghe lời vì lẽ phải ấy lại nóng đầu, lại nghĩ rằng mình bị xỏ xiên... đó là một thứ thói thường rất... tầm thường! Nói lời tâm huyết không cần bản lĩnh, miễn thấy sao, nghĩ sao nói vậy một cách trung thực, còn nghe lời tâm huyết thì cần bản lĩnh. Và cái bản lĩnh đầu tiên: không độc đoán, không tự cho mình là cách mạng mà chẳng chia sẻ cho người khác lòng yêu chế độ, yêu nước, không đồng hóa chân lý với cương vị mà mình đang giữ.Mong tài nguyên quốc gia không bị phí phạm...(Trần Bạch Đằng-Xuân Tuổi Trẻ-2005)
Chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy, đa số các vị lãnh đạo địa phương đều chọn cách dể dàng nhất, để đạt được thành tích cao nhất trong nhiệm kỳ của mình, đó là thu hút đầu tư nước ngoài, càng nhiều càng tốt, bất chấp điều đó có hay không việc gây ra những tổn hại về sau, như ô nhiểm môi trường chẳng hạn?
Còn một phương diện nửa cũng cần được nói tới, đó là mối quan hệ giửa các vị ủy viên trung ương (các cán bộ đứng đầu địa phương như bí thư, chủ tịch tỉnh) với bộ chính trị, giửa họ có một mối quan hệ cộng sinh khá lắt léo, người này thì cần lá phiếu của người kia vào nhiệm kỳ tới, còn người kia thì cũng cần tới sự ủng hộ của cấp trên trong các vấn đề của địa phương mình, cho nên khi xãy ra sự việc gì thì họ đều xử lý theo hướng chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có gì, và cuối cùng thì người dân lãnh đủ. Ở đây chúng ta chưa đề cập tới những “làng ung thư”, “xóm ung thư”, v.v…mà báo chí nêu ra trong thời gian gần đây để đánh động về Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.
Có thể nói một cách khách quan, từ khi giải phóng (1975) cho đến nay, Việt Nam chưa có một nhà lãnh đạo nào vừa có Tâm vừa có Tầm, nhìn xa trông rộng, nếu không chúng ta không đến nổi phải bán TÀI NGUYÊN thô để ăn, từ dầu hỏa cho đến nông sản thực phẩm, từ chất xám cho đến khoáng sản…Rồi cuối cùng ta bán nốt MÔI TRƯỜNG.
Từ cách quản lý yếu kém ấy dẫn đến bị các đối tác nước ngoài lợi dụng là lẽ đương nhiên. Như vụ bột ngọt Vedan chẳng hạn: tỉnh chuyền qua cho bộ, bộ chuyền lại cho tỉnh, suốt một thời gian dài như thế và cho tới nay vẫn chưa tính ra được thiệt hại bao nhiêu để bồi thường cho dân, đó là chưa nói tới những tác động lớn đến môi trường sống trong khu vực.
  Cuối cùng, đến năm 2015 Việt Nam có thêm 1 triệu người bị ung thư, ước tính cả nhà nước và nhân dân phải chi phí đến 2 tỹ USD mỗi năm cho việc khám chửa bệnh chỉ riêng cho căn bệnh thế kỹ.
Rỏ ràng đã đến lúc phải điều chỉnh những chính sách phát triển kinh tế cho thập niên 2010-2020, mới có thể đáp ứng những yêu cầu cấp bách này, môi trường cho con người, môi trường cho cuộc sống chất lượng hơn, môi trường phù hợp với sự phát triển chung của cã thế giới.Đầu tư cho Y Tế bao nhiêu cũng không đủ nếu chúng ta không giải quyết vấn đề tận gốc, đó là bảo vệ môi trường!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét