Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Thật - Giả Nhân đạo/ Tôi cần một người ném đá, tôi cần người chửi rủa tôi

Cả đêm tôi ko ngủ được, thật sự không ngủ được. Ngày hôm nay tôi có tiết học từ 8h30 đến 17h30 nhưng đến giờ tôi vẫn ngồi đây và gõ những dòng này

Tôi muốn có một ai đó vào nhà tôi, đọc và xem hình của tôi và chửi mắng tôi thậm tệ.
- Này cái con mụ khốn nạn kia sao lại viết sai sự thật như thế?
- sai thế nào ạ?


- Tại sao mày bảo trẻ em ở đây dơ bẩn. Tao mới đến đó đêm qua, ở đây sạch tưng láng lậy (và cho tôi xem hình ảnh, video ở đó)
- Em xin lỗi. Thế còn bữa ăn của các bé?


- Mày có mù ko chúng ăn toàn thịt cá nấu nướng đàng hoàng
- Em xin lỗi. Thế còn ruồi nhặng?
- Này nhé tao đã cho TT YT dự phòng đến xịt rồi nhé
- Thế còn tình yêu
- Mày thấy ko bé đang được nuôi dạy với 1 cô cho 5 bé và tất cả đều tốt nghiệp sư phạm
- Thế còn ... thế còn...
- Tất cả đều sạch sẽ, tốt đẹp nhá... Mày đừng có ăn nói lung tung nhá
- ..........



.... Cứ như thế. Họ chửi tôi, họ chụp mũ tôi và họ âm thầm thay đổi để lật lại những bằng chứng. Nếu được thì tốt quá. Tôi sẽ sẵn sàng nghe họ chửi bới, nhiếc móc và chỉ nhẫn nhịn "EM xin lỗi" để đổi lấy cuộc sống tốt hơn cho các bé.
Hãy chửi tôi và thay đổi đi


http://katygiahan.multiply.com/journal/item/117/117?replies_read=1

Phỏng vấn tại TTND QH

                            He he he, ảnh minh quạ của tui.( người post)

(tóm tắt thôi nhé, dài quá không có thời gian, đang nhớ con. tất nhiên hai bên hỏi và trả lời đều lịch sự, nhiệt tình và khéo léo chứ ko kiểu như viết dưới đây, và ko đúng thứ tự được - đếch nhớ hết, nhiều quá)

Tiếp đón mình từ đầu cổng (và sơ lược về tình hình) nên mình không tiếp xúc được với ai
- Ở đây có bao nhiêu cháu?
- 322 cháu
- Có bao nhiêu cháu sơ sinh ở phòng này ạ? (chỉ phòng 0-12m)
- Khoảng mấy chục cháu
- Còn phòng này
- Khoảng mấy chục cháu
- Còn phòng này
- Khoảng mấy chục cháu
- ...
- Có bao nhiêu trẻ khuyết tật?
- Mấy chục cháu
- đếm số giường để tổng kết các cháu được ko ?
- ấy, ko được, đông lắm, chúng ngủ dưới sàn
- mẹ hương có hay đến đây không?
- đến thường xuyên
- tại sao mình dùng bỉm cho các cháu 24/24 vậy? vừa tốn kém, vừa hăm đít, nóng các cháu
- ko thế thì ko có người chăm sóc
- các cháu uống sữa gì là chính
- ai cho sao uống vậy
- quần áo các cháu thì sao? ngta ủng hộ bằng tiền hay quần áo?
- Chủ yếu bằng tiền
- có xây dựng gì thêm?
- đang xây, chưa hoàn thiện (dẫn ra xem các công trình có móng và trong đó có một dãy nhà màu tím khoảng 3 phòng nhỏ đã xong nhưng chưa vào ở)
- ai đút cho các cháu bé ăn?
- đứa lớn đút cho đứa bé (thực tế lúc ra thì thấy 20 bé đang ngồi xếp hàng - máy hết pin ko chụp được nhiều, có một cô bé tay cầm que, tay cầm 1 tô và một muổng lần lượt xúc từng muổng đút từng đứa 1). phải đút như thế mới ko sót, chứ đông quá sót (OB)
- đứa bé này mấy tháng?
- (ko trả lời và nói lảng sang chỗ khác)
- ở đây có thống kê thu - chii gì ko ạ
- (không trả lời và nói lảng đi chỗ khác)
- ở đây có thống kê về các cháu không à?
- có cô hành chính nhưng cổ đau bụng và đã về sớm rồi
- dạy dỗ các cháu thế nào?
- đến 8 tuổi và gửi ra ngoài
- các cháu đi học có được miễn giảm?
- ko. một tháng hết 14tr tiền học
- có dạy nghề ko
- có chứ. có tiệm làm tóc nè


Phỏng vấn các cô bảo mẫu
- bé con này mấy tháng mà trông thích nhỉ
- em không biết
- bé này giống con em vậy?
- vâng, con em. cháu 3 tháng và được 6.7kg
- em lớn lên ở đây?
- ko em đi làm ở đây. em vào được 6 tháng. khi nào em bé được 2 tháng em sẽ được trả lương
- em ở đâu
- em ở thái bình vào
- chồng em có ở cùng?
- anh ấy làm ở ngã tư (đếch nhớ) và thứ 7, CN lên với mẹ con em (chỉ vào cậu đang bế nựng con - một đôi rất trẻ)
- thế còn những đứa bé này ở đâu? (giả ngố)
- dạ, ở đây

phỏng vấn bé hoàng (bé rất đáng yêu nhưng gầy giơ xương)
- con mấy tuổi
- dạ 8 tuổi
- sao con ăn sớm vậy?
- để con đi học
- con học ở đâu
- quận 9
- trường con tên gì?
- trường TH ĐInh tiên hoàng
- sao con học xa thế
- hì hì
- ai đưa con đi
- dạ cậu con

phỏng vấn bé làm nghề (tật. lùn. nhỏ xíu. em đang kết các hạt thành giỏ hoa)
- em ở đây lâu chưa
- dạ 8?
- từ năm tám tuổi hay 8 năm rồi
- dạ tám
- em bao nhiêu tuổi
- 25
- thế em k ở đây từ nhỏ?
- không ạ
- em ở đâu đến?
- phú yên ạ
- sao em biết đây để đến?
- ngày xưa các cô chú trong xã nói là có trung tâm này, rồi giới thiệu cho em
- em tự xin vào?
- ko ạ, em đâu có quen mà xin được
- em tên gì
- dạ cúc
- tên đầy đủ cơ
- hì hì
(có lẽ vì vụ PV này nên mình ko được phong bì do diễn xuất ẹ quá)

Khi về thấy OB ghé phòng hành chính bảo họ đưa cho 2 phong bì loại A4 và OB nhìn vào trong kiểm tra. Mình thầm nghĩ chắc ổng đưa cho mình (để mình về báo cáo tốt đẹp để công ty cho tiền) và mình đợi chờ... để khẳng định lại lời Khải đơn vì thấy ổng tận tình đưa ra đến xe. nhưng cuối cùng lại ko đưa. Có khả năng ổng đã nghi ngờ bọn mình (mình và nhỏ bạn đồng nghiệp). Sau đó thấy quay vào nói nhỏ gì đó với cậu bảo vệ.


http://katygiahan.multiply.com/journal/item/113

Thật-giả nhân đạo/ số phận những đứa trẻ tại TTNDQH

 Những tấm ảnh như thế nầy sẽ được dùng để đánh bóng tên tuổi và......?????


Tôi trăn trở và ko sao dứt khỏi hình ảnh về những đứa trẻ tại TTNDQH được. Rời khỏi TT lòng tôi rối bời, với những câu hỏi không lời đáp, với những suy nghĩ làm cách nào để các bé được sống tốt hơn.

Tâm trạng của tôi giống của chị HLH và cứ ước ao mình chưa bao giờ đến đó.

Cảm giác đầu tiên khi bước vào trung tâm là tôi muốn bỏ ngay chữ giáo dục mà trung tâm thường viết hoặc các bài báo viết về trung tâm. Ở đây chỉ có một từ duy nhất là nuôi trẻ, còn nếu muốn ghép từ nào vào với chữ nuôi thì phải là chăn nuôi chứ không phải là nuôi nấng, nuôi dưỡng, hay nuôi dạy được.

Tại thời điểm tôi đến, trung tâm có thể chia làm 3 nhóm:

- Sơ sinh: 0 đến 4 tuổi (chia như thế này chưa chuẩn nhưng các bé ở chung dãy nhà và có cùng đặc điểm chăm sóc như nhau
- Nhỡ: khoảng từ 6 đến 15 tuổi
- Trẻ em khuyết tật và những người khuyết tật: trong đó có một thầy giáo mù còn lại là các bé từ 6 đến 15 tuổi

Tôi không có điều kiện tiếp xúc với hai nhóm sau mà chủ yếu tiếp xúc với các bé nhỏ trong nhóm sơ sinh

Với mỗi phòng chừng 20m2 (cả hành lang) với 26 cháu bé thì quả là điều đáng thương cho các bé. Có khoảng 100 bé từ 0 đến 3.5 tuổi. Các cháu đều khỏe mạnh trừ một bé sứt môi và đã được phẫu thuật. Chữ khỏe mạnh của tôi không hàm ý sức khỏe của các bé tốt mà là các không bị những khuyết tật bẩm sinh.

Vệ sinh căn phòng thì tôi không thể tả được cái bẩn của các phòng các cháu (đặc biệt tại phòng của các bé 0 đến 12 tháng tuổi). Sàn nhà nhớp nhớp, dính dính khi đi chân không bới sữa, bánh kẹo, nước nôi đổ lên. Ruồi bay lung tung, đậu lung tung

Các bé nằm lăn lóc, bò, lê, trườn trên sàn nhà và vớ được cái gì là cho vào miệng. Có bé đưa nguyên cái bóng bay vào nhai nhóp nhép. Bình sữa cho các bé uống lăn long lóc. Các bé tự cầm mút, chán mút quăng ra, rồi lại lượm mút. Trong bình có thể là sữa hoặc có thể là nước. Bé này vứt ra, bé kia lượm mút.

Trên da các bé là những nốt côn trùng và muỗi cắn. Tất cả các bé đều có một màu da tái xanh như nhau và thân hình gầy ốm như nhau theo kiểu đầu to, bụng ỏng, đít beo…. Gân xanh xanh nổi trên tay các bé. Mũi dãi lòng thòng. Ẵm bé lên sẽ nghe được mùi tanh của mũi.

Vì thiếu người chăm sóc nên các bé phải mặc tã giấy 24/24. Điều mà những người chăm sóc bé phải hiểu là làm như thế bé sẽ bị hăm, bị mẩn đỏ, và dẫn đến lở loét. Lúc tắm cho các bé, bạn tôi phụ cởi tã giấy. Những chiếc tã nặng đến nửa ký lô nước đái, những chiếc tã dính đầy phân các bé đã khô. Tôi đoán chừng bé phải ị trước đó cả vài tiếng đồng hồ. Lột tã thấy những cái đít teo tóp, xanh như đít nhái với những đốm đỏ của hăm da làm tôi không khỏi xót xa.

Khi tắm cho các bé đều dùng chung một khăn mùng để chà tắm và dùng chung khăn để lau khô. Làm thế làm sao tránh khỏi dịch bệnh lây truyền. Mùa này là mùa hè, mùa nóng, mùa chuyển mùa, mùa của dịch bệnh. Với cái kiểu vệ sinh như thế các bé liệu có tránh khỏi nhiễm trùng và lây lan rất nhanh trong trung tâm?

Tôi muốn bỏ chữ dạy ra khỏi chữ nuôi bởi bảo mẫu ở đây dường như không được học đến cấp 2 chứ đừng nói được đào tạo về chăm sóc nuôi dạy trẻ. Họ cho trẻ ăn, bú, ngủ theo thói quen. Mà thậm chí có bé đã tự phục vụ được bản thân (tự bò đi lấy bình sữa để đút vào miệng). Họ có thể cũng quá mệt mỏi với cứt đãi sữa sần tắm giặt nên họ không còn biểu lộ được tình yêu với các bé. Tôi không nhìn thấy cảnh cưng nựng bé ở đây dù . các bé trông rất đáng yêu. Khi tôi đi ngang qua các bé các bé đều ôm chặt lấy cẳng chân tôi và nhìn tôi với ánh mắt thiết tha trìu mến và tha thiêt được cưng chiều. Tôi ẵm bé này lên, bé kia nhào đến. Có bé khi tôi lỡ ẵm lâu quá thì sẽ khóc thét lên nếu tôi đặt xuống.

Ở đây các bé (dù có bé lớn rồi 3-4 tuổi) đều ít nói hoặc không nói. Khi tôi ôm các bé và hỏi con mấy tuổi, con tên gì các bé chỉ ngơ ngác nhìn tôi rồi cười theo tôi khi tôi cười với bé. Các bé không nói chuyện ko phải vì các bé nhát mà có lẽ vì các bé không được giao tiếp hàng ngày. Ở tuổi này lẽ ra các bé phải học được khá nhiều thứ rồi chứ. Các bé không có lớp học, không có bàn ghế cho trẻ ngồi học (như con tôi đi học), không có cô giáo dạy học. Tôi nhận thấy ở đây các cô không nói chuyện với bé. Chỉ làm những bổn phận cơ bản để cho nhu cầu tối thiểu của một đứa trẻ là tồn tại. Tôi đồ rằng các bé chưa bao giờ được nghe một bài hát nào về thiếu nhi. Nghĩ đến điều này tôi chỉ muốn quay lại trung tâm ngay ngày mai, ở đó tập trung các bé lại, dạy cho các bé biết hát biết múa. ở cái độ tuổi tập nói này bé sẽ nói những điều rất dễ thương.

Các bé không được dạy tự đi vệ sinh nên dù đã trên 20 tháng vẫn phải mặc tã giấy.

Đọc những dòng canh cánh của chị HTH trên trang web của chị tôi cảm thấy có vẻ những canh cánh của chị không giống canh cánh của tôi. Bởi nếu thế các bé ở đây sẽ không giống như ngày hôm nay tôi nhìn thấy, ôm được, nghe thấy và ngửi thấy. Nghĩ đến con mình, nhìn lại các bé tôi cảm thấy như quên hẳn đứa con đáng yêu ở nhà của mình. Nó được hưởng nhiều quá so với những đứa trẻ ở đây (dù vợ chồng tôi cũng nghèo). Có một điều chị HTH lo lắng đó là tình yêu cha mẹ? Điều này không phải là khó vì TY ấy mình vẫn mang đến được. Đứa trẻ khi bị nhặt ở thùng rác lúc 1 ngày tuổi sẽ không bao giờ biết mẹ mình là ai. Với nó ai cho nó sự yêu thương, ấm áp thì người đó đã là mẹ của chúng.

“Nghèo cho sạch rách cho thơm” dùng cho nghĩa đen ở trung tâm này không có. Mọi thứ ở đây lôi thôi luộm thuộm, không ngăn nắp gọn gàng thì chắc chắn sau này các bé cũng không sống có nề nếp, tác phong , vệ sinh sạch sẽ. Cứ nhìn các phòng của các bé 6-15 tuổi sẽ biết, cứ nhìn gương mặt của các bé ấy sẽ biết. Có thể mọi người cho rằng đông quá lo không xuể. Không phải. Mình phải dạy chúng cách lo cho bản thân một cách tối thiểu chứ. Không lẽ các cô định đi hết đời phục vụ các bé đến khi trưởng thành? Nếu những đứa trẻ này không tự lo liệu cho chính bản thân chúng thì ra đời chúng làm được những gì? Cho ai?
Cái mà tôi thấy ở đây là cơ sở vật chất tuy chật hẹp những điều đó ko có nghĩa là ko cải thiện cho nó sạch sẽ được.

Những đứa trẻ ấy sẽ như thế nào? Tất nhiên chúng sẽ tồn tại. Nhưng chúng chỉ được hưởng thế thôi sao? Chỉ tồn tại lay lắt như thế? Tương lai chúng như thế nào? Chúng có thể được hưởng hơn thế nữa? Tôi nhìn thấy sự khác biệt 100% giữa những bức ảnh chụp chị HTH và những đứa bé tôi chứng kiến ngày hôm nay.

Tôi có nói oan cho trung tâm?
(Tôi tường thuật lại chuyến viếng thăm này với những mớ ngổn ngang trong lòng và viết để cho nó ra bằng hết nên tôi ko thể sắp xếp trật tự cho logic được. Nhớ đến đâu viết đến đó, nhớ chỗ nào viết chỗ đó và ko có thời gian chỉnh sửa lại)


http://katygiahan.multiply.com/journal/item/114/114 

Trên đây là tự sự của một bạn trẻ, cũng có con nhỏ như các cháu trong bài. Bạn đã cất công lên tận Trung Tâm Nhân Đạo quê Hương để đi tìm sự thật.

Phép tính về Huỳnh tiểu Hương

Chúng tôi đã mở hẳn chuyên trang để tìm hiểu thêm về Trung tâm Nhân Đạo Quê Hương của bà Huỳnh Tiểu Hương, nhằm tránh cho bà con bị lừa vì chiêu bài từ thiện. Xin xem tiếp ở đây:
http://caulongbachai.multiply.com/journal/item/3411/3411 
 
A- Thu :


- Ngày 24/11/2009 số liệu kiểm tra do chính bà Hương xác nhận là 14 tỷ 7
- Trung tâm có thu nhập từ nước đóng chai là 120 triệu đồng tháng .
Như vậy tổng thu nhập từ khi mở trung tâm là: 8 năm.
+ Thu từ các nhà hảo tâm : 14.7 tỷ
+ Nước đóng chai : 120 Tr x 12 x 8 năm x 80% = 9 tỷ 216 triệu
Tương thu nhập làm tròn 24 tỷ.

B- Chi :
1- Chi cơ sở vật chất :
- Mua đất bình dương 4.200 m2 x 150.000 đ.m2 ( thời điểm 2001)= 630.000.000 VNĐ
- Cơ sở hiện tại cho đến 2010 diện tích xây dựng :
+ Cũ 450 m2 x 800.000 đ/m2 ( thời điểm từ 2001-2006)= 360.000.000 đồng
+ Mới 120 m2 * 4 tầng * 1.800.000đ/m2 = 846.000.000 đồng
+ Nhà ăn, bếp 150 m2 * 650.000đ/m2 ( thời điểm 2010)= 97.500.000
- Hệ thống kỹ thuật, điện nước : 150.000.000
- Sân bãi : 1000 m2 * 120.000 đ/m2 = 120.000.000
Tổng hợp chi phi khái toán cơ sở vật chất : 2 tỷ 203 triệu
2- Chi ăn uống chăm sóc trẻ:
Giai đoạn 1 : 2001-2006 là 5 năm, quân số trên trang web của HTH là 120 cháu và 38 bảo mẫu.
Lương bảo mẫu : 38 người * 800.000/tháng * 12 tháng * 5 năm= 1.824.000.000
Chi ăn cho trẻ : ( Theo trang web của HTH xin ủng hộ 1500 USD/ tháng cho các cháu là 327 cháu) Quy ra là 3.333 đồng / ngày)
120 * 3333 đồng/ cháu * 30 ngày *12 tháng * 5 năm =719.928.000 VND
Chi phí khác ăn theo : 30% * 719.928.000 = 215.978.400 VND
Giai đoạn 2 : 2006-2009 : 3 năm quân số 320 cháu 56 bảo mẫu và bảo vệ .
Lương người lớn: 56 * 1.800.000 *36 tháng= 3.628.800.000 VNd
Chi ăn cho trẻ : 320 cháu *3.333 đ/ngày * 30 ngày *36 tháng= 1.151.884.800 VND
Ăn theo chi phí khác 30% : 345.565.440 VND
Tổng chi phí :
Cơ sở vật chất : 2 tỷ 203 triệu
Chăm sóc trẻ : 7 tỷ 886 triệu
TỔNG CHI PHÍ : 10 TỶ 089 TRIỆU ĐỒNG VIẾT NAM.
QUY RA LỢI NHUẬN : 24 TỶ - 10 TỶ 1 = 13 TỶ 900 TRIỆU
ĐÂY CHÍNH LÀ MẤU CHỐT CỦA VẤN ĐỀ CẦN PHẢI ĐƯA RA- THẾ NÀY RÕ RÀNG MÙI BUÔN BÁN TỪ THIỆN ĐÃ HIỆN HÌNH.
Tàm tạm khái toán như vậy- nếu thanh tra vào cuộc sẽ lòi ra nhiều hơn nữa.....liệu còn có phi vụ bán người buôn trẻ nào nữa không thì vẫn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ.


http://holanhuong.multiply.com/journal/item/1015/1015