Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Susan Boyle và những giấc mơ có thật,




Một cuốn sách khá hay của Craig Hovey đã được dịch ra tiếng Việt với nhan đề “Chuyện của chú gián và những giải pháp tối ưu” nói về một thách thức cấp thiết nhất, đó là việc đương đầu với những biến cố của cuộc sống. Làm thế nào để có thể tồn tại được ở mọi nơi, trong mọi điều kiện cũng như tiếp tục phát triển và tiến hóa lâu dài trong khi những sinh vật thông minh hơn, mạnh mẽ hơn lại bị diệt vong.
Nhưng tại sao lại là con gián, sinh vật xuất hiện từ thời tiền sử, nhưng bù lại có khả năng sinh tồn mạnh mẽ đến mức rất phổ biến tới tận bây giờ ? Liệu đó có thực sự là giải pháp tối ưu nhất chỉ với mục đích tồn tại, bất chấp sự tồn tại ấy phải trả giá đắt là luôn sống trong môi trường ẩm thấp và thiếu ánh sáng ?
Tồn tại hay không tồn tại luôn là câu hỏi mà chúng ta dù muốn, dù không cũng phải xác định cho bản ngã của mình.
Như câu chuyện của Susan Boyle, cô đã một lần có cơ hội để bước ra ánh sáng, để gặt hái thành công. Nhưng cô đã bỏ lở vì chính tư tưởng của “con gián’ là chỉ cần tồn tại, đã tạo ra một lực cản vô hình…
Trong cuốn sách của Craig Hovey, con gián đã đưa ra những nguyên tắc Vàng để tồn tại như “không có gì để sợ ngoài bản thân mình; luôn là con gián cuối cùng tồn tại; hành động khi kẻ thù còn phân vân…”
Nhưng đó chỉ là nguyên tắc của gián, để thành công thay vì chỉ tồn tại, phải biết thoát ra khỏi lớp vỏ cứng của con gián, để chấp nhận thách thức, khao khát và dám đứng dưới ánh sáng mặt trời. Đó chính là cách của con người, không chỉ tồn tại mà còn muốn cho người khác biết đến sự tồn tại của mình.
Và khi cơ hội đến một lần nữa Susan Boyle đã không bỏ lở, cái cơ hội có thể là sau cùng của đời mình và cô đã thành công bằng chính những khát vọng được khẳng định mình.
Susan Boyle đang là cái tên hot nhất hiện nay, sau khi mới đây người ta lại được nghe một bài tình ca mà cô đã hát cách đây 10 năm, Cry me a river với chất giọng thiên phú của Susan, người phụ nữ ở một làng quê Scotland đã làm thổn thức bao trái tim người hâm mộ, khi nghe cô hát lại bản tình ca của những nổi niềm cô đơn này.
Với trên 100 triệu lượt truy cập vào bất kỳ mục nào có tên Susan Boyle, rỏ ràng cái tên của cô đang làm thiên hạ phát sốt. Và kịch bản này cũng tương tự như “Giấc mơ Mỹ” hình thành vào thời gian ông Obama đang tranh cử tổng thống. Nhưng giấc mơ của Susan Boyle thì hiện thực hơn rất nhiều và rất gần với những người, với số đông đang bị thua thiệt, bị áp bức cần được người khác công nhận khả năng của mình.
Mới đây tôi đọc được một bài báo của anh Lê Phan trên SGTT: Từ “Trương Chi” Boyle, nghĩ về giấc mơ. Trong đó có đoạn: Nước Anh có Susan Boyle. Còn chúng ta cũng không thiếu những Thành Trung, Thủy Tiên…Thế thì hãy cứ ngưởng mộ, xúc động vì clip của Boyle ngày hôm nay, để ngày mai, thử nhìn xung quanh cuộc sống của mình, nhìn thật kỹ, thật chú tâm để thấy rằng; ở đâu cũng có những ước mơ, ai cũng có những ước mơ, và không ít người không chỉ biết ước mơ, họ đã biến chúng thành hiện thực. Và tại sao người đó không phải là ta?
Vâng thưa anh những ước mơ của tôi cũng giống như những ước mơ của anh. Nhưng thưa anh, vì sao những gương mặt mà anh đang đề cập tới trong phần trên của bài báo lại là những gương mặt khuyết tật! Thành Trung thì bị teo cơ đôi chân, phải dùng tay để thay thế, còn ca sỉ Thủy Tiên thì bị tai nạn làm cho khuôn mặt bị biến dạng.Họ cũng là con người và, họ cũng có những ước mơ.
Nhưng để bước ra ánh sáng rực rỡ của cuộc đời hẳn họ đã phải nổ lực rất nhiều, rất rất nhiều so với những người bình thường. Tôi rất khâm phục những người như vậy!
Tôi chỉ ngạc nhiên khi không thấy anh đề cập tới những người bình thường, theo tôi họ là những người bình thường hoặc có thể nói là tầm thường cũng được! Họ là ai ? những : Ưng hoàng Phét, Quách thành Tèo, Lâm phí Tèo, Nhật phương Tèo hay Ngọc cát Tèo v.v…
Họ đã bước ra ánh sáng thậm chí còn rực rỡ hơn những nhân vật của anh rất nhiều. Họ là “SAO” và cái cách họ biến thành sao cũng rất khác người, họ dựng lên Scandal, họ Show hàng, họ lấy những nghệ danh mang hơi hám Hương Cảng để dể kiếm fan hâm mộ. Cái mà họ thiếu chỉ có một thứ: “Tài năng”
Nhưng giấc-mơ-có thật của Susan Boyle không phải tự nhiên mà có, mà nó còn phản ánh một sự thật, để có được như ngày hôm nay, ngoài tài năng thiên phú cô còn được giáo dục rất tốt, không chỉ cô mà cả ban giám khảo và tất nhiên là khán giả nữa ! Tất cả họ đều được giáo dục tốt nên ta mới thấy được cảnh tượng trong clip, cái cách mà người ta: Công-nhận một-tài-năng !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét