Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Trả lại chân giá trị cho giáo dục


Một trong các chủ đề tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XI của Đảng là thảo luận về giáo dục đào tạo. Nhiều người quan tâm đến giáo dục đại học và việc có bằng cấp khi ra trường để đi làm việc nhưng lại quên đi , cái gốc của giáo dục lại hình thành từ những bậc học thấp nhất (mầm non, phổ thông). Sau việc sáp nhập Bộ Giáo dục với Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp trước đây thì dường như xu hướng nhấn mạnh hơn đến giáo dục bậc Đại học hơn là bậc học phổ thông càng rõ nét.

Dạy làm người và môn “Giáo dục công dân”

Chúng tôi là nhân dân


Ngày hôm qua ở thành phố München của tiểu bang Bayern, nước Ðức, cô Thục Quyên nhìn thấy một “bầu trời xanh trong veo” trong ngày Quốc Khánh kỷ niệm nước Ðức thống nhất. Và cô nghĩ tới đồng bào, “Chúng ta, những người con của Mẹ Việt Nam chẳng bao giờ thôi ràng buộc với nhau bằng sợi dây thiêng liêng của tình nghĩa đồng bào, dù nghìn trùng xa cách, dù hoàn cảnh sống đang một vực một trời.
Thục Quyên nhớ lại, “Hai mươi ba năm trước, ngày 9 tháng 10 năm 1989, tôi nhớ rõ cả nước Ðức nín thở hướng về thành phố Leipzig. Từ hai giờ trưa dân chúng đã từ từ đổ ra đường. Làn sóng 70,000 người cuồn cuộn di chuyển từ nhà thờ Nikolai về hướng Nhà Hát lớn ở trung tâm thành phố, hô to khẩu hiệu, ‘Wir sind das Volk, wir sind ein Volk’ (Chúng ta là nhân dân, chúng ta là một dân tộc!). Họ bất chấp tin tức đe dọa rằng chính phủ cộng sản Ðông Ðức sẽ thi hành ‘giải pháp Trung Hoa,’ nghĩa là giải pháp Thiên An Môn đẫm máu. Tại ga xe lửa Leipzig, 8000 lính và công an mang vũ khí đang sẵn sàng ra tay. Không khí căng thẳng lên cực điểm.

Đổ mồ hôi: Chuyện không nhỏ


 

Hệ thần kinh giao cảm luôn hoạt động theo kiểu “không ai giống ai” nên có người dễ đổ mồ hôi hơn người khác
 
Khổ hơn nữa là đổ mồ hôi ướt đẫm lòng bàn tay, bàn chân, dưới nách… gây khó khăn đủ điều. Nhiều người dở khóc dở cười vì ngay lúc cần nghiêm trang lại nhỏ giọt dầm dề trên trán, trên má… khiến người đối diện có cảm tưởng họ đang gặp chuyện gì lúng túng, tiến thoái lưỡng nan. Đã vậy, nếu mồ hôi lại… hôi thì người ta khổ sở biết dường nào!

Chuyện gì cũng có lý do. Không ít trường hợp đổ mồ hôi thái quá, nghĩa là không vận động, không gặp thời tiết oi bức cũng đổ mồ hôi như vừa xông hơi. Đấy là triệu chứng đi kèm trong nhiều căn bệnh như cao huyết áp, viêm thận mãn, tiểu đường, cường tuyến giáp, béo phì… Đổ mồ hôi trong trường hợp này gọi là đổ mồ hôi thứ cấp, tất nhiên chỉ là hậu quả.

Muốn bớt đổ mồ hôi trong trường hợp này, chỉ có cách nhờ thầy thuốc điều trị bệnh căn nguyên sao cho đến nơi đến chốn. Chữa không xong đương nhiên càng dễ đổ mồ hôi vì bệnh trầm kha. Không ai vui gì khi đổ mồ hôi theo kiểu này nhưng bệnh ít ra cũng không quá khó chữa nếu giải quyết được nguyên nhân.
 

Trường Đại Học Việt Nam: Hút nhân tài bằng….nước bọt và máy thổi khí!


http://thanhtra.com.vn/tabid/77/newsid/59570/temidclicked/34/seo/Cac-truong-bao-cao-tinh-hinh-thu-hut-nhan-tai/Default.aspx
Image
Ảnh: máy thổi khí của Cty TNHH Kỹ Thuật Thương Mại dịch vụ Đức Đạt

Nghe cái tựa này, Nòng Nọc cười sặc sụa, ngộ ghê, đâu phải bây giờ các trường Đại Học Việt Nam mới biết rằng chính đội ngũ cán bộ giảng dạy nghiên cứu có thực tài, chuyên môn vững vàng là yếu tố quyết định mọi mặt về chất lượng đầu ra của SV, về danh tiếng, đẳng cấp của trường, đâu phải tới giờ họ mới “có chính sách thu hút nhân tài” đâu mà “hút” từ lâu rồi, “hút” bằng nhiều chính sách, bằng nhiều cách. Có điều càng hút những người thực tâm thực tài càng chạy mất tăm.

Nòng Nọc khẳng định, họ dùng máy thổi để hút nhân tài. Nếu không như thế thì sao mà….nhân tài đâu hổng thấy?

Bác nào rành xin kê ra một số “kênh” trong động cơ máy thổi mà các trường sử dụng dùm Nòng Nọc với.

http://hailuablog.wordpress.com/2012/10/10/truong-dai-hoc-viet-nam-hut-nhan-tai-bang-nuoc-bot-va-may-thoi-khi/

‘Thảm họa’ đạo văn từ hội thảo về một nhà cách mạng

Ngày 5/10, tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo khoa học Nhà cách mạng Châu Văn Liêm (29/6/1902 – 4/6/1930) nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của ông.

Tuy chỉ có 46 tham luận nhưng tình trạng đạo văn xảy ra phổ biến. Nhiều tham luận trích dẫn số liệu cách biệt nhau đến 10 lần, viết sai cả tên cha và mẹ của nhà cách mạng tiền bối, nhiều tham luận còn sao chép tư liệu một cách tùy tiện, đầy những nhầm lẫn.


 
Không chệch thì… choạc
Hy sinh ở tuổi 28, được “chính sử” nhất quán ghi nhận, nên so với nhiều nhân vật cùng thời, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Châu Văn Liêm (CVL) rất “thuận lợi” về tư liệu. Thế nhưng tại Hội thảo lần này, tư liệu về ông lại rất chệch choạc. Nguyên nhân là do sao chép tùy tiện tài liệu, nhất là từ internet. Đơn cử như chuyện về đường học vấn của ông, các tham luận của TS Đặng Phong Vũ

Lãnh đạo đất nước thì không thể “vinh thân phì gia”


 

“Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước”

-Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức TƯ Lê Quang Thưởng trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện công tác cán bộ nhân Hội nghị TƯ 6 đang bàn đến vấn đề quy hoạch cán bộ cấp chiến lược tầm Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ông nói:
Quy hoạch “có vấn đề”, nhưng điều biến nguyên nhân thành hậu quả, theo tôi, là vì việc đánh giá cán bộ chưa căn cứ vào hiệu quả của việc làm thực tiễn. Đánh giá DN thì cái tài đức qua hiệu quả sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội. Đánh giá cán bộ lãnh đạo thì phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, sản phẩm thực tiễn, vào hiệu quả công việc được xã hội công nhận. Chứ không thể đâu cũng thấy kể lể thành tích chung chung, không thấy rõ dấu ấn. Chủ nghĩa hình thức, căn bệnh thành tích và sự thỏa hiệp trong đánh giá đang bóp méo việc đánh giá cán bộ và sinh ra tình trạng phố biến là người làm nhiều như người làm ít, người làm ít như người không làm. Tốt xấu lẫn lộn. Thật giả không thể phân biệt.

Bắc Kinh Dọa Già – Và Chơi Dại



Tạp Chí Kinh Tế RFI
Ngày 121009

Tranh chấp Senkaku, Trung Quốc tẩy chay cuộc họp của IMF ở Tokyo  


Trước địa điểm diễn ra cuộc họp của IMF và Ngân hàng Thế giới, Tokyo International Forum, Tokyo, 09/10/2012.
* Trước địa điểm diễn ra cuộc họp của IMF và Ngân hàng Thế giới, Tokyo International Forum, Tokyo, 09/10/2012. REUTERS/Toru Hanai *

Vào lúc toàn cảnh kinh tế thế giới khá ảm đạm, IMF hạ dự báo tăng trưởng của châu Á và của bản thân Trung Quốc, bốn ngân hàng lớn của Bắc Kinh vắng mặt trong khóa họp mùa Thu của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF và Ngân Hàng Thế Giới tổ chức tại Tokyo từ ngày 9 đến 14/10/2012. Tranh chấp Nhật Trung về chủ quyền biển đảo Senkaku/Điếu Ngư bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, tài chính của thế giới?

Nếp sống cách chơi Sài Gòn




“Quỡn”, sống quỡn, cái cụm từ nghe rất lạ!

Sáng nay cuối tuần ngồi với hai người bạn vong niên trong Sài Gòn này, một hơn đến 16 tuổi và một lại kém 14 tuổi, đều ở thành phố sôi động nhất phương Nam đây suốt từ sau ’75 đến giờ, khi tôi hỏi quỡn là gì thì chẳng ai biết nghĩa cả.

Tra Google thì chỉ hiểu sơ “quỡn”, sống quỡn là những người rỗi rãi, ít công việc, lại có tiền ăn chơi, tiêu khiển bằng những cái thú như chơi chó, chơi chim hoặc cây kiểng…  một cách ngông ngông và tốn tiền.

Mời bạn bè và bà con mình cùng “đọc chơi” bài viết dưới đây tôi thấy trên trang mạng “Người Việt”. Cũng là một cách nhìn cách đề cập có tính xã hội nên cũng nên đọc để biết.

Forein Policy: “Mỹ có thể tấn công Iran trước 6.11”


Tuần báo Forein Policy số mới nhất của Mỹ cho biết Tổng thống Barack Obama và các cộng sự đang cân nhắc khả năng tấn công quân sự nhằm vào Iran ngay trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, dự định tổ chức vào ngày 6.11 tới.

SGTT.VN - Nguồn trên khẳng định đây là những thông tin "rất đáng tin cậy" từ Nhà Trắng, và từ những quan chức thân cận của chính quyền Washington vừa thăm Trung Đông trở về.
Theo đó, Washington đã có trong tay kế hoạch tấn công quân sự Iran "rất cụ thể" đến từng chi tiết và mọi sự chuẩn bị cho chiến dịch này đã hoàn tất, và cuộc chiến sẽ khai hỏa chỉ vài phút sau khi nhận lệnh.

Vỗ béo các nhà máy bia



Trong giai đoạn kinh tế còn khó khăn, doanh số bán bia tại những thị trường trên thế giới đều giảm nhưng riêng ở Việt Nam vẫn tăng mạnh. Các hãng bia cũng tăng tốc đầu tư để nâng sản lượng...

Không chỉ Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International đánh giá Việt Nam là nước tiêu thụ bia hàng đầu Đông Nam Á với gần 2,6 tỉ lít trong năm 2011, kỷ lục uống bia của người Việt còn được công ty sản xuất bia danh tiếng Kirin Holdings của Nhật Bản ghi nhận. Theo đó, Việt Nam nằm trong nhóm 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới với sản lượng tiêu thụ tăng hàng chục phần trăm mỗi năm.