Thứ Năm, 3 tháng 9, 2009

Hồng hay Chuyên?

Hôm qua đọc bài báo của bác sỹ Tăng Hà Nam Anh, bổng cảm thấy một dự cảm chẳng lành, tìm hiểu kỷ hơn thì được biết cháu Phạm thị Xinh ở Đà Nẳng tuy đã tháo khớp, nhưng vì sức khỏe yếu quá nên không thể vô hóa chất để trị liệu ( cháu bị ung thư xương) và như vậy đồng nghĩa với sinh mạng của cháu đang được tính bằng ngày.
Trong trường hợp của cháu Phạm thị Xinh, theo bác sỹ thì vì gia đình đã không hợp tác với bệnh viện mà cụ thể là bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng vào năm 2007 ( lúc đó bệnh viện cũng đề nghị tháo khớp nhưng gia đình không chịu) do đó khi vào tới bệnh viện Ung Bướu thì đã muộn.
 Win-win để chống lại bệnh tật (Tuổi trẻ cuối tuần 3/7/2009)  Để điều trị hiệu quả bệnh tật cần có sự phối hợp nhịp nhàng giửa bác sỹ và bệnh nhân. Nhưng cũng có một sự thật khác cũng cần được làm sáng tỏ: vì sao họ ( bệnh nhân và người nhà của họ) không tin vào hệ thống y tế? bác sỹ? không phải là khó khi đi tìm câu trã lời, nhưng cũng không phải dễ nếu muốn xử lý nó! Vì đó cũng là một vấn nạn của xã hội.
Một khu vườn chỉ rộng gần 2.000m2, bình thường như bao khu vườn khác ở vùng quê Nam bộ, chỉ có điều bất thường là người ta chen chúc nhau đến để... chữa bệnh bằng mọi cách.
Photobucket
Người nằm lăn trong sân vườn dưới nắng trời như đổ lửa, người tọa thiền để thu nhận linh khí, nhiều người còn tranh nhau uống một ngụm nước giếng vì cho rằng nó linh nghiệm... Tất cả các loại bệnh tật, đủ tứ chứng nan y đều hiện diện trong khu vườn. Khu vườn bất thường đã cuốn hút một dòng người bất thường.
     Tui bị thấp khớp nhiều năm rồi chữa đâu cũng không khỏi, biến chứng tùm lum, gần đây lại bị thêm sỏi thận rồi tiểu đường… chắc là sắp tiêu rồi quá! Năm ngoái nghe nói có khu vườn lạ nên liều đến thử một phen, biết đâu… Trời thương!
Sáng 11- 4, hàng trăm người kéo nhau đến một giếng khơi sâu hơn 1m nằm cạnh sông Cu Đê (thuộc thôn Trường Định, xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng), cách QL 1A chừng 5km, chen chúc lấy nước tại giếng này, mà người dân cho là “nước thánh” uống vào sẽ chữa bách bệnh.
Trên đây là một số trường hợp mà chúng ta có thể nhận thấy là do thiếu hiểu biết và một phần khác bởi hội chứng “đám đông” mà người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Khi con người tuyệt vọng, họ viện dẩn thần linh, chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng điều này. Chính tình trạng dân trí quá thấp và rất chênh lệch giửa thành thị và nông thôn khiến cho xã hội bị lệch pha. Tạo nên những bất ổn và chúng thường xuyên xãy ra là điều tất yếu.
Ngoài ra sự lưu truyền dân gian cũng dể dẫn đến sự ngộ nhận và sai sót, thí dụ: một bệnh nhân sau mỗ (tiểu phẫu) bác sĩ chỉ dặn không ăn rau muống, đồ biễn, để vết thương không bị lồi, kém thẩm mỹ, nhưng về nhà người nhà lại bắt cử thêm nhiều thứ khác như không được ăn bánh mì, vì sẽ làm mưng mủ..v.v…
Hay cái suy nghĩ từ lâu nay vẫn còn tồn tại là: ăn gì bổ đó, ăn óc bổ óc, ăn bao tử bổ bao tử hết sức sai lệch và có thể gây nguy hiểm cho người ăn uống theo cách này.
Nói chung muôn sự cũng chỉ tại vì thiếu hiểu biết mà ra.
Dân trí thấp, thêm vào đó trình độ quản lý yếu kém, và đầu tư chưa đầy đủ.( có bao nhiêu cán bộ quản lý của ngành y tế được đào tạo theo chuyên ngành quản lý y khoa?)
Phòng bệnh hơn chửa bệnh chỉ là câu hô hào, nếu được áp dụng triệt để thì đã không xảy ra tình trạng lộn xộn như hiện nay. Những trạm y tế cấp cơ sở đã không hoàn thành nhiệm vụ (thường đi kèm với phòng mạch tư), những kiến thức về y học thường thức đã không được các cấp có liên quan lưu ý truyền đạt cho người dân, thông qua những giải pháp đơn giản mà hiệu quả.
Xã hội hóa không phải là câu trả lời thích hợp trong ngành y tế, những sự đầu tư từ khu vực tư nhân đều phải mang lại lợi nhuận, đó là điều tất yếu vì sẽ không có ai cho không ai cái gì.
 Hay kêu gọi xã hội giúp đỡ như lâu nay?
Tất cã chúng ta đều biết, những trường hợp được đưa lên mặt báo, đều có những kết cục có hậu. Thí dụ như: “Ước mơ của Thúy” tuy em đã không qua khỏi (vì bị ung thư máu), nhưng những gì em để lại thật to lớn và ý nghĩa, đánh động xã hội, và ước mơ của em nay vẫn được tiếp sức bởi rất nhiều người khác nhau. Em đã làm được cho đời rất nhiều, tôi cám ơn em vì điều đó, vì những gì mà tôi đã học được từ em.
    Như trường hợp của em Nguyễn thị Dung, nhân vật chính trong bài “Một tuổi thơ nghiệt ngã” (Tuổi trẻ cuối tuần 22/4) tính đến nay em đã nhận được tổng cộng hơn 250 triệu đồng, từ các nhà hảo tâm trên cả nước và những người Việt ở hải ngoại
    Hay mới nhất là cô bé 17 tuổi mang khối u 10 ký. Và số tiền đóng góp cho em đã được trên 100 triệu.( ngày xưa, năm 2007 nếu có được người giúp đở (tiền) như hiện nay thì tôi tin gia đình em Xinh đã không từ chối hợp tác với bệnh viện để bây giờ khỏi phải chờ vào phép lạ)
         Vấn đề đặt ra ở đây là: có bao nhiêu số phận sẽ được đủa thần gõ đến? và phải chăng những cuộc đời khốn khó ấy không nhiều? không cấp bách? Cứ từ từ rồi sẽ tới lượt?
        Không, không phải vậy, có rất nhiều những số phận nghiệt ngã, mà ta có thể tính bằng cấp số nhân, so với những trường hợp đã được đưa tin trên mặt báo. Dù có thể nhẹ hơn một chút, gia giảm hơn một chút, thì họ cũng có cùng một cách gọi: Nghèo&Khổ.
     Ai sẽ đứng ra giúp họ, chúng ta? Những người có lòng bác ái? Hay những Việt kiều yêu nước? hay những tổ chức quốc tế? Không thể chờ đợi từ các người nêu trên, vì sức người thì có hạn, trong khi số cần được giúp đở thì quá nhiều .
   Còn một chổ mà chúng ta cần nêu tên, cần gọi ra để phán xét, đó là hệ thống an sinh xã hội, nhưng họ sẽ làm gì? Họ đang rút ruột bảo hiểm y tế để lấy tiền tỷ, và tôi không tin chỉ một bác sĩ và một trình dược viên làm được điều này, trong nhiều năm liền.(ở đây chúng ta có thể hiểu là bị đánh bởi ê kíp mới, vì lúc nầy ông Việt giám đốc cũ đã mất chức) Rồi sự việc cũng sẽ được làm rõ (?) Rồi ông nầy xuống, ông khác lên, lại một chu trình mới được khởi động, nhưng rất tiếc lại sẽ thiếu một người mang tên “Nhân Dân” trong cái chu trình nầy, dù tên của chương trình được khởi động được gọi bằng: Phục vụ nhân dân, hay Vì nhân dân, hay mỹ từ đẹp đẻ nào đó, rồi mọi chuyện cũng qua đi, nhưng nỗi đau sẽ mãi còn đọng lại trong ký ức của chúng ta.
Ai sẽ chịu trách nhiệm trước nỗi đau của nhân dân? Sẽ mải là câu hỏi không có lời đáp, nếu không có sự thay đổi ở một chổ nào đó, ở một nhóm người nào đó, có Quyền Lực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét