Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Kinh tế Việt Nam: con hổ hết hơi




 
Đà tăng trưởng sang năm dự báo sút giảm, khi những vụ tham nhũng và đấu đá chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản đè nặng lên nền kinh tế.
ltcg.worldpress.com photo
Chú hổ buồn xo
 
Ven con sông lịch sử
Con sông Bến Hải chảy qua ngôi làng sơn cước nhỏ bé này ở miền Trung Việt Nam đánh dấu vĩ tuyến 17, đường ranh chia đôi Nam Bắc Việt Nam trước khi quân Mỹ rút đi và người Cộng Sản chiến thắng vào năm 1975.

Truyện ngắn chủ nhật - Chị Thìn



Chị Thìn

Giải Ba cuộc thi truyện ngắn 1990 – 1991 Báo Văn nghệ
NGUYỄN QUANG HUY
Tôi còn nhớ, năm tôi học cuối cấp phổ thông, cũng là năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại. Nhà trường bắt học sinh cuối cấp phải học trọ. Tôi cũng như lũ bạn cùng lớp nháo nhào đi tìm nhà trọ. Những nơi gần thì hết, chỉ còn những nơi xa. Nói xa, nhưng cũng chỉ cách trường một cây số là cùng.
Tôi đang nghiêng ngó, thì chợt có tiếng hỏi:
- Em tìm nhà ai thế em?
Tôi ngoái lại, thấy một chị trạc ngoài hai mươi, tầm thước, vẻ mặt hiền lành. Ngay cái giọng nhẹ nhàng khi hỏi tôi, cũng nói lên chị là người như thế. Tôi rụt rè:
- Dạ… em đang tìm có nhà nào cho trọ học…
Chị xoa đầu tôi thân mật:
- Ồ, bé tẹo thế này mà đã học lớp mười rồi cơ à? Này, chị bảo, đi theo chị!

Về bài viết « Giá trị pháp lý của bản đồ » đăng trên báo Pháp Luật và Quĩ Nghiên cứu Biển Đông



Về bài viết « Giá trị pháp lý của bản đồ » đăng trên báo Pháp LuậtQuĩ Nghiên cứu Biển Đông
Trong bài này, tác giả Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu cho rằng : « Trong các tranh chấp lãnh thổ theo luật quốc tế, bản đồ thường đóng vai trò quan trọng và đôi lúc quyết định đến sự thắng - thua của các bên trong tranh chấp. »
Để chứng minh, Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu dẫn các vụ án của các tòa án quốc tế phân xử các vụ tranh chấp lãnh thổ và biên giới, gồm có : 1/ Tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, 2/ Vụ xét xử giữa Eritrea và Yemen, 3/ Tranh chấp đền Preah Vihear, 4/ Tranh chấp biên giới giữa Burkina Faso và Mali và 5/ Tranh chấp giữa Indonesia và Malaysia.
Sau khi tham khảo hồ sơ các vụ án này, tôi nhận thấy kết luận của Tiến Sĩ, Luật Sư Lê Minh Phiếu là hoàn toàn không phù hợp với nội dung của các vụ án. Trong năm vụ án dẫn ra, không có vụ án nào mà Tòa sử dụng các bản đồ được như là một bằng chứng, chứ đừng nói tới việc « bản đồ thường đóng vai trò quan trọng và đôi lúc quyết định đến sự thắng - thua của các bên trong tranh chấp » như nhận định của tác giả.
Tôi tóm lược sơ lược diễn biến và kết quả các vụ án trình bày lại sau đây để mọi người tường lãm. Theo ý kiến của tôi, vấn đề tranh chấp HS và TS rất là quan trọng cho VN và tôi luôn nghĩ rằng VN sẽ thắng kiện TQ nếu vấn đề được đưa ra một tòa án quốc tế. Nhưng từ mặt trận truyền thông đã thế này thì làm sao có khả năng thắng trên mặt trận pháp lý ?

Tàu: Một tân Đế quốc thực dân hay thời Xuân Thu Chiến quốc?



Từ nhiều năm nay, tuy tự thừa nhận là quốc gia đang phát triển, Tàu không giấu thái độ hóng hách, kiêu căng do mức phát triển với 2 số liên tục suốt trong thời gian dài. Nhiều nhà phân tách đã không bỏ qua trường hợp nước Tàu để tìm hiểu và dự đoán tương lai.
Người ta đang theo dõi thế giới thay đổi sâu xa và khủng hoảng tài chánh sẽ góp phần làm gia tăng ảnh hưởng của tốc độ sự vận hành của thế giới. Sức mạnh kinh tế của những quốc gia kỹ nghệ phát triển xưa đang suy thoái để nhường chỗ cho những nước đang phát triển, trong đó có Tàu đứng đầu.

Trilemma Thống đốc Bình là Dilemma quốc gia.


Trilemma – Impossible Trinity.
Tay Cua IT này từng bẻ chữ Nho, bàn về Kinh tế và hàm răng, dù chẳng biết tý nào, nên blog Cua thành hổ lốn. Được cái may là bạn đọc quá giỏi, nên giúp cho những bài viết “kiễng chân” vẫn đứng vững.
Hôm nay xin bàn về khái niệm Trilemma – một trong ba cái khó – còn khó nữa. Mong các cụ thông cảm, nhưng chương trình học thuật cần tiếp tục, dù “giáo sư” Cua có vấn đề về trí tuệ.

Trilemma – Bộ ba bất khả thi

Báo Tuổi Trẻ phải làm rõ bài về PVN



Website Chính phủ cho biết Báo Tuổi Trẻ TP HCM phải làm việc để làm rõ về một bài báo liên quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Tin trên website này viết: "Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan làm việc với Báo Tuổi trẻ, làm rõ các căn cứ nêu trong bài báo Buộc PVN nộp lại gần 11.000 tỷ đồng".

Hiện bài báo này, đăng ngày 5/11/2012, vẫn còn trên mạng. (xem ở đây)

Tin thứ Tư, 21-11-2012


Posted by basamnews on 21/11/2012
NÓNG! 11h15′Tin khẩn : một cụ già, dân oan vừa bị đánh ! (Lê Hiền Đức).
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<-  Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 4: Xây dựng lòng tin và tôn trọng luật pháp quốc tế (QĐND).  – Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại TP.HCM (RFA). “… đã đến lúc Trung Quốc phải từ bò cái yêu sách ‘đường lưỡi bò’ đi vì nó không có lý do gì cả, nó cũng chả có cái cơ sở pháp luật nào, và điều đó nó ngăn cản sự hợp tác và duy trì hòa bình – ổn định trên khu vực Biển Đông”. - Nguyễn Hoàng Đức: Phi quốc tế hóa ngoại giao biên là tư duy chính trị đầu gấu ao làng (Lê Quốc Quân).