Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Đâu là cái gốc để “hoá giải” đường lưỡi bò? Đào Tiến Thi


24-11-2012
Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật
(Hoạ phúc có nguồn, phải đâu một buổi)
Nguyễn Trãi
Mấy hôm nay cả báo “lề phải” lẫn “lề trái” xôn xao chuyện nhà cầm quyền Trung Quốc Cộng sản (Trung Cộng) đưa bản đồ có đường lưỡi bò vào hộ chiếu. Không ít người hiến kế cho Chính phủ ta giải pháp để “hoá giải” hành động thâm độc này.

Mỹ Hack Tây?


Ban Biên Tập No Firewall
Kỹ sư Lê Quang
2012/11/23
Vous hack moi ?
Nhật báo Pháp L'Express tuần này đi tin tố cáo Hoa Kỳ là nước đứng sau vụ tấn công mạng internet của chính quyền Pháp hồi tháng 5/2012. Trước đó báo chí cho rằng Trung Quốc đứng sau vụ này, nhưng sau một thời gian điều tra, giới trách nhiệm tin rằng chính phủ Hoa Kỳ đứng sau vụ này vì mã độc sử dụng rất giống với mã độc Flame và vì mức độ phức tạp và tinh vi của nó. Được biết Flame là một mã độc được cho là của các cơ quan tình báo Hoa Kỳ và Do Thái soạn thảo để tấn công và phá hoại nỗ lực chế tạo bom nguyên tử của Iran.
Mã độc tấn công chính quyền Pháp xảy ra trong khoảng thời gian 6 tây cho đến 15 tây tháng 5, 2012 là lúc bầu cử tổng thống Pháp đến hồi kết thúc.

Mỹ thuật và chính trị ở Việt Nam hiện nay - Hoàng Hưng


Đây là bài cuối cùng trong cuốn sách “Viềt về Mỹ thuật” – cuốn thứ 7 trong bộ HHEBOOKS mà tác giả trân trọng tặng bạn bè gần xa nhân dịp tác giả trỏn 70 “xuân”. Cuốn sách tập họp một số bài viết qua hơn 20 năm theo dõi, học hỏi, giao lưu và viết về Mỹ thuật cho báo Lao động – tờ báo được coi là đi đầu trong việc quảng bá nền Mỹ thuật đương đại VN sau “Đổi mới”.
Hoàng Hưng
 
Nhớ hồi đầu thập kỷ 1990, lúc mỹ thuật VN chuyển mình sang thời kỳ mới, thoát khỏi cả truyền thống “thuộc địa” lẫn “hiện thực xã hội chủ nghĩa”, họa sĩ kiêm nhà phê bình mỹ thuật có ảnh hưởng lớn với thế hệ mới, Nguyễn Quân, đã nhận xét: “Mỹ thuật VN không có thói quen dấn thân”. “Chim hoa cá gái” cũng là cụm từ hài hước do anh chế để nói về cảm hứng chủ đạo của mỹ thuật nước nhà. Trong lúc đó, mỹ thuật Trung Quốc đã qua một thời sôi động “những bức tranh có sẹo”, “nghệ thuật của những ngưởi bị tổn thương”, hay phong trào “Mao pop”… với ý thức phản ứng chính trị công khai của các tác giả. Cũng trong lúc ấy, văn học VN đã có một thời rộ lên những tiếng nói “đổi mới” có nội dung chính trị xã hội thật sự (rồi bị chặn lại).

Việt Nam nợ hơn 100 tỷ đô la


Nợ công của Việt Nam ở mức 115-129 tỷ đô la Mỹ
Chuyên gia thống kê Việt kiều hàng đầu Vũ Quang Việt đã đưa ra ước tính nợ công của Việt Nam dựa trên các số liệu chính thức mà Hà Nội mới công bố.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, người từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, nói các số liệu của Việt Nam chỉ có cho năm 2011 và cũng không đầy đủ nhưng nó cho thấy những thông tin căn bản về tình trạng nợ nần của Việt Nam.

Một người «cực đoan» phục thiện xin đặt một số câu hỏi


André Menras Hồ Cương Quyết
Nguyễn Ngọc giao dịch

Đọc một vài bài báo mới đây về quan hệ với Trung Quốc, người trung thực với chính mình tất nhiên phải xem lại quan điểm của mình và tự hỏi: tại sao những người có đầy đủ thông tin, trong đó có những người trung thực, có đầu óc khoa học, lại có thể nghĩ chúng ta «cực đoan» trong vấn đề Trung Quốc? Phải chăng chúng ta chủ quan? quá khích? quốc gia cực đoan? hiếu chiến? bài Hoa vì nguyên tắc? Chúng ta có chọn lựa xứng đáng, công dân và yêu nước, nào khác không hay chỉ có một chọn lựa, là kháng cự? Phải chăng là «cực đoan» khi chúng ta nghĩ và nói rằng đừng trông chờ một điều tốt đẹp gì ở nhà cầm quyền Trung Quốc; rằng mối tình hữu nghị mà họ phô trương chỉ là một trò đạo đức giả luôn luôn bị thực tế vạch trần; rằng bản chất bành trướng của họ được nuôi dưỡng bằng bạo lực, bất chấp pháp luật, bằng uy hiếp vũ trang, bằng bắt chẹt về kinh tế; rằng kháng cự lại áp lực ghê gớm của họ là yêu nước, lòng yêu nước lành mạnh, chính đáng, không thể nào khác; rằng những ai đàn áp thanh niên, sinh viên, nghệ sĩ, trí thức, nông dân đang kháng cự, những người đó cố ý hay vô tình đã phục vụ cho chính sách của Bắc Kinh và mở đường cho một cuộc xâm lược nghiêm trọng hơn? Khẳng định như vầy là «cực đoan» sao ? Xin hãy vui lòng xem xét những câu hỏi dưới đây, vui lòng trả lời chuỗi câu hỏi ấy với lương trị của mình. Đó là những câu hỏi mà tôi đặt ra cho mình để tự vấn niềm tin. Dưới đây chỉ là một danh sách không đầy đủ. Chúng ta còn phải đặt thêm nhiều câu hỏi về những loại hình xâm lược khác, tinh vi hơn, thâm sâu hơn, liên quan tới xã hội, văn hóa, chính trị, áp lực kinh tế, mua chuộc chính trị… Danh sách như vậy sẽ quá dài…

Tin thứ Hai, 26-11-2012


Posted by basamnews on 26/11/2012
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT


<- Ảnh: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam (VTC).  – Trưng bày 21 phiến đá chủ quyền Trường Sa (VNE).  – 370 tác phẩm khẳng định chủ quyền biên giới và biển đảo Việt Nam (GD&TĐ).  - Tủ sách biển Đông: Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông (ĐV).  - Mạng lưới y tế biển đảo: Mong manh trước con sóng lớn (GD&TĐ).  - Việt kiều cung cấp tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa (VOV).

Có phải Mỹ chơi nước cờ Biển Đông độc hơn Trung Quốc?



Ít lâu nay được đọc khá nhiều bài viết nói về các thế mạnh của Trung Quốc trong khu vực.  Dường như rất nhiều tác giả cả đông và tây đều nhấn mạnh đến thế đang lên của con rồng đỏ Trung Quốc - với các tham vọng đại hán bá quyền, như thể Mỹ cũng bất lực trong thế khó khăn và kiêng dè.

Mối nghi ngờ quá lớn về các động thái của chính quyền VN trước vụ “hộ chiếu lưỡi bò” của TQ


Posted by basamvietnam on 26/11/2012
Đôi lời: Mối nghi ngờ này đã được chúng tôi nêu ra ngay từ chiều 22/11, khi điểm tin khẩn trên trang báo mạng đầu tiên vừa đưa nội dung phản ứng của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN. Kế đó, liên tục trong các bình luận của các ngày 23, 24, 25, chúng tôi cũng đã tiếp tục nêu những biểu hiện không bình thường trong phản ứng của chính quyền VN.
Liệu đã có chuyện giấu nhẹm từ nhiều tháng qua tình trạng người TQ nhập cảnh VN mang theo “hộ chiếu lưỡi bò”, chỉ đến khi báo chí phương Tây đề cập mới vội