Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

TƯ DUY NGƯỢC VỀ ĐẤT ĐAI


Hội nghị Trung ương 6:
Tuy duy ngược về đất đai?
                                                                   * Võ Văn Tạo
               Thông báo về Hội nghị BCHTW lần thứ 6 – Khóa XI (từ 1 đến 15-10-2012) không có câu: “không để các nhà đầu tư trực tiếp thỏa thuận với người sử dụng đất về giá đền bù, chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, nhưng ở mục 3 trong bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc, lại thể hiện như trên.
                Chắc chắn nội dung này không thể do cá nhân Tổng Bí thư tùy tiện “thêm nếm”, mà ông chỉ tóm lược nội dung BCHTW đã thảo luận và cơ bản thống nhất. Theo thông lệ, nếu không có gì thay đổi, chắc chắn tư duy này sẽ được thể hiện cụ thể trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới.
                  Phát biểu của Tổng Bí thư xác định: “quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt”. Thông báo của BCHTW cũng nhấn mạnh: “đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, là nguồn sống của nhân dân”.


Ước mơ nhỏ gửi tới Ba Đình - Đào Tuấn


Từ năm 1987 khi luật Đất đai đầu tiên ra đời, người dân, không có tiếng nói trong luật, chẳng có quyền gì ngoài việc vác đơn đi kiện mỗi độ bị hất ra đường

 

Giữa những trùng điệp những quan chức, các chuyên gia, các tiến sĩ, các ông Tây trong một hội thảo về luật Đất đai tổ chức trong một khán phòng lớn ở Thủ đô Hà Nội, hôm qua, lạc lõng một người phụ nữ nông dân đến từ Lộc Hà, Hà Tĩnh. Đến, để nói về ước vọng của người dân, đối với luật Đất đai, với những ước vọng rất đỗi giản dị, được nói ra với sự rụt rè, rụt rè thậm chí đến cả một nụ cười.

Bích Vân – “Cái ấy” dài hay ngắn cũng quan trọng lắm chứ


 

Những cuộc tranh luận với các chủ đề như “Kích thước của dương vật dài hay ngắn có ảnh hưởng gì đến nhiệm vụ làm thoả mãn (nhau) trong vấn đề tình dục không?” hoặc “Một cây gậy mặc dù hơi ngắn nhưng vẫn có đủ khả năng và cơ hội để đưa người bạn tình lên tận đỉnh Vu Sơn?”, v.v… vẫn cứ là những cuộc tranh luận không bao giờ có kết luận và là đề tài nghiên cứu mà khoa học luôn luôn sốt sắng muốn tìm hiểu. Theo một cuộc thăm dò mới được công bố vào cuối tháng Chín trên tạp chí Journal of Sexual Medecine thì … vấn đề kích thước của ”cái ấy” rất quan trọng.

Bảy bát nước cứu khổ.


image

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có một gia đình bá hộ nối tiếng giàu có nhất vùng. Người người nể phục, nhà cao cửa rộng, đồng ruộng thì mênh mông bát ngát, thẳng cánh có bay, gia súc thì từng đàn, lúa chất đầy bồ, trong nhà không thiếu thứ gì, kẻ ăn người ở có tới chừng mấy mươi người. Cao lương mỹ vị ăn mãi không hết.

Gia đình bá hộ có hai người con, một trai một gái. Ai cũng khôi ngô tuấn tú, xinh đẹp và nết na. Nhưng rồi tai họa đã giáng suống gia đình họ, khi người con gái vì uất ức với mối tình cùng chàng thi sĩ mà quyên sinh, còn cậu con trai trong một lần đi săn trong rừng sâu, bất cẩn bị sập bẫy mà trở thành kẻ tàn phế.

Chờ chết




Hôm qua tôi đi thăm một người quen đang ở phòng chăm sóc đặc biệt giai đoạn cuối đời người, tiếng Anh gọi là “hospice care”. Những người được hưởng sự chăm sóc này là những người bệnh không thể chữa trị nữa và không hy vọng sống quá 6 tháng. Người ta ngừng các biện pháp “trị bệnh”, chỉ dùng các biện pháp giúp người bệnh thoải mái thể chất và thanh thản tâm hồn để khép lại cái vòng sinh-lão-bệnh-tử một cách nhẹ nhàng.

Người bạn tôi năm nay 93 tuổi, cách đây vài tháng vẫn tự đi đứng và tự chăm sóc bản thân mình, thậm chí còn chăm sóc cả một vườn hoa nho nhỏ. Tôi chưa hề nghe bà than phiền về sức khỏe hay vấn đề cá nhân gì khác ngoài chuyện mắt hình như ngày càng kém vì không đọc được, hay đọc mà không hiểu được email của mấy đứa cháu và chắt. Chữ gì mà trông giống như dấu gạch xóa với những hình tròn nhe răng.

Một phát hiện động trời trong văn học hay là “bịa hay hơn thật”?

Bằng những thông tin có vẻ khá tin cậy, còm sĩ Hocmon trên trang Hiệu Minh vừa đưa ra một giả thuyết rằng cái món “canh gà Thọ Xương” có khi lại đúng là món… lẩu gà thật.
Chủ trang Hiệu Minh đã đăng ngay ý kiến này thành một entry (*) và đưa ra lời bình:  “Phát hiện này mà đúng thì đó là sự kiện động trời trong văn học.”
Chưa rõ thông tin của còm sĩ Hocmon trên trang Hiệu Minh Blog  chính xác đến đâu.  Nhưng ngay cả nếu như bác Hocmon cũng chỉ tung hỏa mù để … đùa cho vui thì cái sự “đùa” này lại dẫn dắt chúng ta đến một chuyện thật sự nghiêm chỉnh, không phải là chuyện để đùa rằng việc một tác phẩm văn học tạo ra những cảm thụ khác biệt cho người đọc, thậm chí có thể khác xa với chính cảm thụ của tác giả khi làm ra nó là một thực tế cần và phải được chấp nhận trong văn học và chưa chắc những cảm thụ khác biệt ấy đều là phi văn học cả (nghĩa là ít nhất cũng phải “nghe được”).

Tào A Man cắt tóc thay đầu


Giang Nam lãng tử
Hôm qua nghe thời sự thông báo kết quả Hội nghị trung ương 6, bỗng giật mình nghe quen quen, bèn lúi húi giở bộ sách Tam quốc diễn nghĩa, thấy có nhiều điểm giống nhau kỳ lạ.
Hồi 17. Viên Công Lộ đại khởi thất quân
                Tào Mạnh Đức hội hợp tam tướng
dịch là  “Viên Công Lộ hưng binh bảy đạo
                 Tào Mạnh Ðức hội tướng ba miền
Điểm giống thứ 1: Viên Thuật hội họp ba tướng đại diện ba vùng bàn kế sách, Hội nghị trung ương 6 cũng triệu tập đại biểu ba miền.
Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI:
“Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
  Kết quả là:
Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
(trích bản tin Báo điện tử  ĐCSVN)

Bài học đắng cay - Hà Văn Thịnh


Mười (?), hai mươi năm nữa lịch sử sẽ tổng kết đầy đủ hơn; nhưng chắc chắn ngay từ bây giờ, có thể khẳng định Hội nghị 6 quả đã lập nhiều kỷ lục như Tổng bí thư đã nói. Nhiều bậc thức giả đã phân tích dưới các góc nhìn khác nhau, như đến thời điểm này (12:22 AM, 16.10.2012) là khá đa dạng, như: “Bộ phim 3D đầu tiên của VN” (Phạm Viết Đào), “thế lực dơi” (Nguyễn Trọng Tạo); “TBT nghẹn ngào” (BBC), “nhiều tì vết” (Blogger Osin), “Entry nôn mửa” (Mai Xuân Dũng), “đàn dê lại qua cầu” (J.B. Nguyễn Hữu Vinh), “Bức tranh ảm đạm” (Cầu Nhật Tân), “Mất nước” (Đông A), “thừa nhận thất bại chống tham nhũng” (VOA), “sợi giây thòng lọng đang siết dần” (ABS)... Tôi xin sơ kết bằng cách học theo TDN: Có thể là không mới nhưng riêng dưới góc độ lịch sử - Bài học đắng cay...
Trước hết, có thể đoan chắc rằng đây là Hội nghị lãng phí chưa từng có. Kỷ lục họp dài ngày thì chưa thể bằng phiên họp lịch sử của Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng cuối tháng 12.1974 đến đầu tháng Giêng 1975 với 22 ngày (khai mạc sau khi chiến dịch Phước Long bắt đầu và bế mạc sau khi chiến dịch kết thúc). Tuy nhiên, đó là phiên họp thành công và hiệu quả. Còn lần này, là kỷ lục của lãng phí về mọi mặt. Nếu đóng cửa kín đến như thế mà mèo vẫn hoàn mèo thì họp để làm gì? Bởi nguyên tắc một khi đã có “những sai lầm nghiêm trọng” phải nhận trước toàn đảng, toàn dân thì không thể có kiểm điểm sâu sắc sơ sơ! Nghiêm trọng về hậu quả phải đi đôi với kỷ luật nặng chứ không thể dung túng theo cách bật thêm đèn xanh cho tham nhũng, tắc trách rộng đường.
Sự lãng phí do Hội nghị 6 gây ra không thể lượng định nổi về mặt hậu quả: Ai dám chắc sự bất an của các dạng phiếu véto hay vote sẽ không đưa đến sự chồng chất thêm mâu thuẫn? Nếu đúng thế, sẽ lại tiếp tục lãng phí cho tương lai, bắt đầu kể từ khi HN6 kết thúc. Một khi rút gươm ra rồi lại buông xuống, không có gì thay đổi, mắc chi phải tốn đến 15 ngày? 90 triệu người dân đợi chờ sự thay đổi, rốt cục chỉ là sự lãng phí thô bạo về niềm tin bị lừa hóa theo cả hai nghĩa bị lừa và tiếp tục mang kiếp lừa chở nặng cực nhọc, ê chề.
Có thể nói không ngoa rằng 15 ngày đã qua của tháng Mười là 15 ngày của những tin đồn không ngủ. Nếu tin đồn không đúng thì tại sao không cải chính, không công khai cho dân biết mà cứ im lặng mãi hoài? Cả một dân tộc (bao gồm cả 5 triệu đồng bào đang sống ở nước ngoài) sống bằng tin đồn tức là coi thường sự thật thì làm sao không nuôi dưỡng sự giả dối. Nói như thế cũng có nghĩa là chúng ta chấp nhận sống trong một thời đại mà con người lãng phí sự thật đến mức tột cùng và, đừng có than van nữa về sự suy đồi văn hóa, sự băng hoại về đạo đức. Thử nghĩ xem, ai tin ai và tin vào cái gì khi cái gọi là “sự thật” cứ ngả nghiêng, chuyệnh choạng, khó lường?

Tin thứ Tư, 17-10-2012


Posted by basamnews on 17/10/2012
 

Breaking News: Cuộc chiến Ba – Tư tạm ngưng, anh Ba hiện đang dẫn trước với tỉ số 1-0. Mời bà con tiếp tục xem trận so găng thứ hai trong tổng số 3 trận, giữa 2 đấu thủ Obama – Romey ở xứ cờ Hoa. Trận đấu này sẽ diễn ra vào lúc 9h-10h30’ tối, giờ địa phương, tức 8h-9h30’ sáng nay, giờ VN, tại trường ĐH Hofstra University, New York, được truyền hình trực tiếp tại đây. Trọng tài điều khiển trận đấu này là nữ phóng viên Candy Crowley của đài CNN. Đây là trận đấu khá gay go cho “võ sĩ” Obama, hiện Romney đang dẫn trước 1- 0.
10h40′: Ai thắng trong trận đấu vừa rồi? Theo poll của CNN thì 46% cho rằng Obama thắng, 39% nói Romney thắng, còn lại là không có ý kiến. Ai đã thắng trong cuộc tranh luận tối nay: Obama: Who won the debate tonight: President Obama (Policymic).