Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Mạc Ngôn: Viết cho Đảng tin, dân mến, địch yêu


Ngày 11-12-2012, chỉ sau 10 phút Ủy ban Nobel Thụy Điển công bố giải Nobel văn chương năm 2012 thuộc về nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn, nhà báo kiêm nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh của BBC đã gọi điện thoại từ Luân Đôn phỏng vấn chúng tôi về tin này. Tôi đã khẳng định giải Nobel văn chương năm 2012 trao cho ông Mạc Ngôn là quá chính xác, chỉ hiềm nỗi cuốn “Ma chiến hữu” của ông Mạc Ngôn tuy có phần lên án chiến tranh, nhưng quan điểm của nhà văn này đứng hẳn về phía quân Trung Quốc xâm lược, gọi chiến tranh xâm lược là chiến tranh vệ quốc là xúc phạm dân tộc Việt Nam.


Thư giãn cuối tuần - Phiếm luận về giải Nô-Ben và họ Mạc


Ban tổ chức giải Nô Ben văn chương 2012 đã liên lạc với trang thông tin hàng đầu Việt Nam hàng trăm năm qua để làm nhà bảo trợ thông tin của giải thưởng thường niên uy tín này. Dù rất bận rộn xây tòa soạn từ lượng gạch tồn kho do Bùi Anh Tuấn và Xu-du để lại, nhưng Tinkhotin cũng quyết định dành sự quan tâm nhất định bởi cuộc đua năm nay có sự hiện diện của hàng loạt những danh sĩ có liên quan đến Việt Nam.
Trong một rừng những ứng viên văn học ấy, Tinkhotin đặc biệt lưu ý độc giả về một cái tên Mạc Ngôn, người mà rất nhiều người ra nhà sách đinh ninh là người Việt Nam. Thượng tọa Thích Đọc Sách trầm ngâm nói: “Mới đầu tôi cứ ngỡ Mạc Ngôn là bà con của Mạc Can viết Tấm ván phóng dao, càng đọc tôi càng tin cả 2 có bà con vì văn của họ rất giống nhau”.

Nhà văn Mạc Can cho biết nhận họ hàng với người nổi tiếng là truyền thống tốt đẹp của nước ta từ hàng trăm năm qua

Mạc Ngôn nợ Việt Nam một lời xin lỗi - Trần Lê Hoa Tranh



 

Vậy là cuối cùng, giải Nobel Văn chương 2012 đã có chủ, đúng một giáp từ năm 2000 khi Cao Hành Kiện (mặc dù đã bị tước quốc tịch Trung Quốc nhưng ông là nhà văn Trung Quốc trăm phần trăm) được trao giải Nobel và bị người Trung Quốc phản đối, cho việc trao giải đó mang tính chính trị “như là một sự sỉ nhục và cũng là sự khinh thường đối với chúng ta” (Bắc Kinh Văn báo), “đây là một trò đùa không đúng chỗ, nó sẽ làm mất uy tín của Ủy ban Nobel dưới con mắt một bộ phận dư luận Trung Quốc” (Văn hối báo)…Thì nay, chắc là họ hoan hỷ vì Mạc Ngôn là nhà văn xuất sắc chính thống của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà cả Mạc Ngôn và H.Murakami đều đứng đầu danh sách các nhà văn có khả năng được giải Nobel năm nay. Châu Á đang nóng vì nhiều vấn đề. Những giá trị châu Á đang được quan tâm. Và cả Mạc Ngôn lẫn Murakami đều thuộc loại nhà văn ăn khách, phổ biến, nổi tiếng, tác phẩm của họ lại còn được dựng thành phim để đến gần công chúng hơn… những tiêu chí vốn xa lạ với một giải Nobel bác học, hàn lâm, xa rời thị trường.
Điều đó cho thấy tính chính trị và tính đại chúng đang dần dần thống lĩnh hoàn cầu.Chiếm lĩnh cả một giải thưởng văn chương danh giá. Nhiều người sẽ bảo: Nobel là cái quái gì chứ? Nhưng rõ ràng, con người ta phải tin vào một cái gì đó, phải có một chuẩn thức, và giải Nobel, vốn do một ủy ban uyên bác, công bằng, không thuộc một nước lớn mà là của một quốc gia trung lập, vẫn là đỉnh điểm cao quý của nghề văn.

Tin thứ Bảy, 13-10-2012


Posted by basamnews on 13/10/2012
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Tặng 80 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (TT). – Nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo, ven biển (TTXVN).
- Việt Nam tuyên bố hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông ‘vô giá trị’ (VOA). Trung Quốc xây văn phòng hành chánh trên đảo Vĩnh Hưng (Vĩnh Hưng là tên của đảo Phú Lâm, tức Woody Island. Có lẽ VOA nên chú thích là đảo Phú Lâm, thay vì dùng tên gọi của TQ) =>
- Nhật Bản sẽ đưa tranh chấp Takeshima/Dokdo ra Tòa án quốc tế (VOV). - Nhật Bản, Trung Quốc nhất trí thảo luận tranh chấp lãnh thổ (Tin tức).   - Trung-Nhật cam kết nối lại đàm phán về chủ quyền biển đảo (DT).  – Nhật – Trung tìm lối thoát tranh chấp đảo (ANTĐ). - Bài toán Senkaku – Điếu Ngư vẫn chưa có lời giải (RFA).  – Căng thẳng giữa Trung-Nhật đã lan sang cả âm nhạc (TTXVN).  – Trung Quốc từ chối cấp visa cho nghệ sĩ Nhật (VNE).
Báo Trung Quốc khoe ảnh hải giám tuần tra sát Điếu Ngư (PN Today). - Đài Loan “đục nước béo cò” với tranh chấp Senkaku? (TTXVN).