Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Lời người trong cuộc-Bố cu hưng-nhà báo Đức Hiển


Đôi lời với chị Thu Hồng
“...Số là ngài đại sứ quán, thi thoảng ngẫu hứng tụ tập một nhóm  những người iêu nước Mỹ. Sau một cuộc gặp thế về, bạn Osin trình báo nội dung đàm đạo cho A 25. Osin đã tự cứu mình rất ngoạn mục nhưng  đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo,  đang lên phơi phới bỗng đứt dây và chưa biết bao giờ mới nối lại được sau những lời mách nhỏ của Osin...”
Trên đây là một trích đoạn trong entry “Osin Huy Đức”, trên blog của chị Hồ Thu Hồng, Phó Tổng Biên Tập báo Thể Thao TPHCM. Blog viết về anh Huy Đức. Những nội dung khác, tôi không có ý kiến vì không liên quan đến tôi. Riêng đoạn vừa nêu, tôi thấy cần có đôi lời minh định để không gây hiểu lầm về tôi, về cơ quan tôi.
Thứ nhất, Đại sứ Mỹ Michael Michalack khi vừa bắt đầu nhiệm kỳ của mình tại VN có mời bốn nhà báo gồm Huy Đức, hai đồng nghiệp ở Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh tế Sài Gòn và tôi đi uống cà phê vào ngày 3-12-2007. Cùng tham dự có một số nhân viên Đại sứ Quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.  Ông Đại sứ không mời trực tiếp tôi mà thông qua Phòng Thông tin lãnh sự quán Hoa Kỳ, nơi này lại thông qua Tổng Biên Tập báo Pháp Luật TPHCM. Tôi xem việc tiếp xúc  ấy  là việc bình thường của nhà báo và nhận lời mời. Vì lẽ đó, không thể xem đây là việc “tụ tập một nhóm  những người iêu nước Mỹ”  như chị Hồ Thu Hồng viết. Các đồng nghiệp Tuổi Trẻ, TBKTSG chắc cũng đồng ý điều đó.
Thứ hai, tại cuộc gặp, tôi chỉ nói chuyện và tìm hiểu về những điều bạn đọc của Báo quan tâm như thủ tục cấp visa cho du học sinh Việt Nam. Nếu Osin trình báo cho A.25 nội dung này, chắc cũng không sao. Hơn nữa, đây là công việc nên sau đó tôi báo cáo với Ban Biên Tập- bằng văn bản- nội dung cuộc tiếp xúc. Tôi không thấy có gì nguy hiểm để Huy Đức phải run sợ tự cứu mình bằng cách khai báo với A.25. Nếu A.25 hỏi, chắc chắn BBT sẽ cung cấp, không cần Huy Đức đi mách lẻo.
Thứ ba, chuyện “đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo,  đang lên phơi phới bỗng đứt dây” thì thật tình tôi không hiểu. Cho đến giờ này tôi không thấy có hậu quả xấu nào từ cuộc tiếp xúc trên. Lãnh đạo Báo Pháp Luật TPHCM không thể đánh giá xấu một nhà báo sau khi đã đồng ý cho anh ta đi gặp một nhà ngoại giao nước ngoài. Cơ quan An ninh cũng không thể thành kiến và can thiệp vào công tác cán bộ của một tờ báo chỉ vì lời mách lẻo của ai đó.
Chị Hồng có thể có thông tin và xem tôi như nạn nhân bị Huy Đức chơi xấu. Tuy nhiên, về phía mình, tôi cũng muốn nói lại như trên.

nguồn: http://bocuhung.multiply.com
Vậy là đã rỏ rồi nhé!

Chuyện linh tinh trong làng báo…bạn tin ai???


Nhà báo Hồ Thu Hồng, từng giữ chức Phó Tổng biên tập báo Thể thao – Văn hóa, vừa đăng một bình luận ngắn trên Blog Beo của mình. Nguyên văn như sau:
“Vào trang mạng bauxite, lần đầu tiên ngó cái bảng ký tên phản đối việc khai thác bauxite tại Việt Nam . Trừ các vị đang ở nước ngoài chỉ có ý nghĩa đông tay vỗ nên kêu, đa số những người ký tên trong nước đều rất già và chiếm một con số kha khá là… văn nghệ sĩ. Tớ quen một số trong con số kha khá trên và biết họ đủ để có thể khẳng định ngay không ngần ngại rằng, đến cái phích đựng nước Trung Quốc còn giành nhau chí mạng với anh ruột thì làm sao có đủ tâm( lẫn tầm) để lo lắng cho tận thế hệ tương lai mà ký với cọt.
Già, bí bách, mượn chuyện bauxite giải tỏa ẩn ức cá nhân thì cứ việc nhưng nhân danh từ khoa học đến đạo đức để ký thì I can các you.”
Sau vụ Luật sư Lê Công Định bị bắt, blogger Hồ Thu Hồng đưa ra những bài viết như: “Vì sao Luật sư Lê Công Định bị bắt“, “Luật sư Lê Công Định là chồng ai?“, “Người Mỹ đã giúp bỏ tù các luật sư ra sao?“…

Người hùng và con chó
Thư mục: Tổng hợp |
Đăng ngày: 12:09 30-08-2009
Gần 3 năm trước, sáng sớm, tôi nhận được tin nhắn của nhà văn Bích Ngân, chef Nhà xuất bản Văn nghệ: hàng triệu người cảm ơn mi.
Ngay sáng đó, một cuộc đàm thoại cố tình cho tôi nghe, gần như nguyên văn thế này: vái trời cho một phần nghìn người cảm ơn bà ấy bỏ tiền mua báo mình sáng nay. Giờ mà nó đóng cửa báo vài tháng là con tao đói. Bà ấy ỉ i nhà cao cửa rộng mới hám làm người hùng rơm...Nhân vật này hiện thay thế vị trí tôi tại báo.
Nếu bây giờ bạn hỏi tôi có thay đổi quan điểm của mình về nội dung bài báo đó không. Không, dứt khoát không.
Bạn lại hỏi tôi có ân hận về quyết định đăng bài báo đó không. Xin trả lời ngay có, rất rất có.
Làm một nhà báo, bạn chỉ chịu trách nhiệm cho chính cá nhân mình. Làm lãnh đạo một tờ báo, bạn phải chịu trách nhiệm cho số phận hàng trăm người, sát cánh ngày ngày bên cạnh bạn. Ở Việt nam, chưa có bất cứ một tên tuổi cây bút nào có khả năng lôi kéo người đọc..ào ào mua báo nhưng có không ít lãnh đạo báo, có khả năng kéo một cái manchette từ đáy vực phá sản lên bờ. Và để lên được bờ phải có hàng chục cây bút, hàng chục chuyên mục cộng với hàng chục con người âm thầm cần mẫn quy tụ sau anh lãnh đạo đó.
Trong điều kiện và hoàn cảnh hiện nay, khi bạn biết chắc 100% không đủ khả năng làm thay đổi triệt để nó thì bạn phải chọn lựa, hoặc bạn làm người hùng( ảo) hoặc nhân viên bạn không bị đói( thật). Xét về cả nghiệp vụ lẫn đạo đức, lựa chọn thứ 2 mang lại nhiều lợi ích hơn, cho chính bạn và những người đang lao động, vì bạn. Trong một cuộc chơi bạn không được tham dự nữa, làm người ngoài cuộc thì bạn là vô dụng.
Và cái đám đông ảo đang tung bạn lên chín tầng mây ấy, đừng say. Một hôm nào đó, bạn quan sát thử, niềm vui ( và cả sự hàm ơn không nói ra lời ) của cô thủ quỹ, cậu lái xe trong tòa soạn khi thấy tirage báo tăng lên mà xem, nó thật vô cùng và nó mang cho bạn niềm vui có thể sờ được. Bạn cũng rất nên đọc kỹ entry tôi copy từ talawas về ngay sát đây để thấy, một trong những bậc từng phong tôi là người hùng đó, hạ tôi xuống thành chó như thế nào.
-------
* Bạn Son: Chuyện Osin tớ sẽ kể khi đi Lào về, cứ để thiên hạ hoắng hết cỡ đi đã


Osin Huy Đức
Thư mục: Tổng hợp |
Đăng ngày: 14:46 12-09-2009
Từ 25-8, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. Trong 21 năm làm báo, tôi đã từng bị mất việc nhiều lần.
Ngay cái hàng chữ đầu tiên, bạn Osin này đã nói dối và nói nửa sự thật. Đời làm báo của Osin từ thuở Tuổi Trẻ Thanh niên Nông thông ngày nay...chưa từng bị mất việc mà toàn là do bạn ấy đánh nhau rồi thua với một nhân vật nào đó trong tòa soạn, sau đó tự xin chuyển hoặc thất bại trong kinh doanh báo mà tự động đóng cửa. Từ ngày 25/8, bạn í không còn là phóng viên nhưng, tội nghiệp một ngàn bạn tình nguyện đóng 10 ngàn/tháng nuôi bạn Osin, vẫn chưa bằng lương SGTT trả cho cộng tác viên Huy Đức đâu. Bạn í còn một đống bất động sản do công ty quân đội to đoành dưới chân cầu Nguyễn Hữu Cảnh đỡ đầu. Con bạn í du học Mỹ, nếu bạn í xộ khám cũng đã có bạn ở Cục thông tin quốc hội Hoa kỳ... đỡ đầu luôn. Bức tường Berlin chỉ là một hoạt cảnh cực khéo nhưng giá mà bức tường ấy nó sụp đổ sớm hơn thì con đường phía trước của Tổng Biên tập Tâm Chánh đỡ đen tối hơn.
Tác giả bức tranh báo chí hiện nay không phải hoàn toàn là Ban Tuyên giáo.
Câu này thì bạn Osin viết chính xác. Bởi vì bạn í là một trong những đồng tác giả bức tranh u ám hiện nay của báo chí. Tại sao tớ lại nói như vậy. Ngày còn làm ở Tuổi trẻ, bạn Osin này là bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể, những người từ ngày ấy của công ty Bia Sài gòn nay còn kể vanh vách giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau. Giá như chỉ dừng ở việc làm tiền thì OK, không có chuyện gì xảy ra cho cả bạn Huy Đức lẫn báo chí.
Huy Đức, cùng một vài bạn khác-có dịp tớ sẽ kể lần lượt- lấn sân sang chuyện chính trị. Đừng hiểu chính trị theo nghĩa sang trọng là đấu tranh cho tự do dân chủ xứ cừu nhé. Chính trị ở đây tức là dùng ngòi bút hỗ trợ các thế lực này nọ của thiên đình choảng nhau, nhất là sát gần đại hội Đảng. Vụ Năm Cam, vụ PMU 18 là hai ví dụ điển hình. Hai là quá đủ để Ban ra tay nhổ tuốt tuột cả cỏ lẫn hoa.Trong một entry tớ đã bảo bạn này làm nhà báo chả muốn lại muốn làm Osin cho triều đình. Ngoài đời, trong một lần caphe tại số 5 Hàn Thuyên, tớ cũng rất chân tình can bạn ấy bằng tầm gương, 2h sáng ông Nguyễn Công Khế gọi điện cho tớ mà rằng: tại sao họ lại đối xử với anh như vậy. Ông Khế có một niềm tin thơ ngây của người không sinh ra trong lòng chế độ này, bạn Osin thì chơi trò 2 mang vì bạn í quá hiểu chế độ này.
Vậy ông chủ của Osin là ai?
Đầu tiên phải kể đến là Lê Khả Phiêu. Cụ này Osin quen biết từ thuở bên Campuchia, khá trống mồm nên một dạo Osin có rất nhiều tin độc. Thứ đến thì ai cũng biết là cụ Võ Văn Kiệt với chiêu bài viết hồi ký thuê. Cụ Kiệt chết là cú choáng váng với Osin bởi không chỉ mất chỗ chống lưng mà ngay sau đó, gia đình cụ than phiền với Văn phòng TW Đảng việc Osin cất giữ tài liệu của cụ. Osin phải hứa sau đây viết tất cả những gì về cụ Kiệt phải đưa cho VPTW ...duyệt. ( he he he). Ông chủ thứ ba thì Osin còn cay đắng hơn rất nhiều. Ông Trương Tấn Sang đã phủi như phủi tà khi nhắc đến bạn Huy Đức dù thông qua một bạn bên Sàigon Giải phóng, mối lương duyên chủ tớ này coi bộ khá thắm thiết.
Còn một chủ nữa của Osin kiêm minh chủ của các bạn Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức ...nhân vật này hay đến độ tớ sẽ viết riêng một entry về minh chủ và các đầy tớ sau.
Thân Osin, chủ nội thế là cũng oách. Nhưng bạn này còn có cả chủ ngoại nữa. Việc tớ ngừng chơi với bạn Osin cũng bắt đầu từ một vụ liên quan đến chủ ngoại của bạn í.
Số là ngài đại sứ quán, thi thoảng ngẫu hứng tụ tập một nhóm những người iêu nước Mỹ. Sau một cuộc gặp thế về, bạn Osin trình báo nội dung đàm đạo cho A 25. Bạn Osin đã tự cứu mình rất ngoạn mục nhưng đường hoạn lộ của bạn Đức Hiển bên báo Pháp luật TP HCM, người tham dự cuộc đàm đạo, đang lên phơi phới bỗng đứt dây và chưa biết bao giờ mới nối lại được sau những lời mách nhỏ của Osin. Theo tớ bạn Hiền bạn Nguyên bên sứ quán cũng nên cửn thựn có ngày Osin mách bà Clinton là toi công ăn việc làm.
Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện; những bài viết mà người làm báo tin rằng nó phụng sự xã hội.
Entry sau tớ sẽ chỉ rõ từng bài Osin phụng sự các ông chủ thay vì phụng sự xã hội ra sao.
http://vn.myblog.yahoo.com/thuhong_1960


Tôi không có đủ thông tin để có thể nói gì về những gì bà Hồng nói trên blog của mình, một người mất chức nhưng còn nhà cao cửa rộng và chưa kể có thể bà làm theo sự sai bảo của ông chủ nào đấy ẫn mặt.
Vâng, tôi nghe giọng điệu của bà quen quen, nó mang âm hưởng của: "Tàu thì lạ mà sự hèn hạ thì quen". Mượn còm của một bạn thay lời kết:

Lời bình của nhà báo Hồ Thu Hồng về vụ kiến nghị Bô xít rất ngắn mà rất…”dữ”!
(Feminine, lại cặp kè nơi cửa nhà quan cao cấp thì dữ là phải).
Học tập bạn, tôi nhớ đến một bài thơ cũng rất ngắn, nhưng rất…hiền, của cố thi sĩ Tường Vân. Nhưng có mấy chữ tôi nhớ không chính xác, xin nhờ chị nhà báo có tầm sâu rộng “nhuận sắc” giúp.
Bài thơ ngắn như sau:
CON NGƯỜI !
Bảo ra đường
Ra đường
Bảo nằm trên giường
Nằm trên giường
Bảo sủa
Sủa
Bảo im
Im
Và cứ thế triền miên
Một đời con… NGƯỜI?
Đa tạ.