Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

‘Mỹ nên từ bỏ mộng bá chủ châu Á’



Hillary Clinton trong chuyến công du châu Phi mới đây

Bà Clinton quay trở lại châu Á lần thứ ba trong vòng 4 tháng

Paulo Thành Nguyễn - Du học sinh Việt Nam- Một thế hệ “vượt biên” thời hiện đại

Paulo Thành Nguyễn

Sau “hiệp định Geneve” hàng triệu người, đa số là người Công giáo, rời khỏi miền Bắc VN năm 1954 theo chương trình Passage to Freedom (Con đường đến Tự Do). Tính đến giữa năm 1954 và 1956, trên 1 triệu người đã di cư từ Bắc vào Nam, trong đó có khoảng 800.000 người Công giáo, tức khoảng 2/3 số người Công giáo ở miền Bắc đã bỏ vào miền Nam

Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi.

Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến hai miền Bắc-Nam chấm dứt. Chế độ Việt Nam Cộng hòa thua trận với hậu quả hai đợt di dân lớn từ Việt Nam đến Hoa Kỳ và các nước Tây phương.

Năm 1977 bắt đầu đợt thứ hai khi phong trào vượt biển tỵ nạn kéo dài cho đến giữa thập niên 1980.

Tiếp đến vào năm 1990 các chương trình đoàn tụ đón tù cải tạo, con lai, tái định cư cho đến nay.

Tổng cộng các đợt di dân lịch sử này tính riêng tại Mỹ hiện là 1.223.736 người. (theo Wikimedia)

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đi lịch sử này bắt đầu từ việc người dân miền nam lo sợ chính quyền Cộng sản trả thù sau ngày 30/4/1975. Một phần vì đời sống kinh tế khó khăn và phần lớn bởi chính sách hà khắc của chính phủ lúc bấy giờ đã đẩy số lượng lớn con người rời bỏ quê hương.

Nhưng đến hôm nay, sự ra đi đó vẫn tiếp diễn…

Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), nước ta hiện có trên 100.000 du học sinh (DHS) theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều nhất là Úc (khoảng 25.000 người). Xếp thứ nhì là Mỹ (14.888 người), kế tiếp là Trung Quốc (12.500), Singapore (7.000), Anh (6.000), Pháp (5.540), Nga (5.000), Nhật Bản (3.500). Trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc.

Đa số DHS sau khi tốt nghiệp đều tìm cách định cư tại nước sở tại vì điều kiện làm việc và môi trường sống ở nước ngoài. Nhiều DHS không muốn về Việt Nam vì không có cơ hội phát triển và xã hội ẩn chứa quá nhiều rủi ro về các vấn nạn xã hội, một phần vì thích môi trường sống tự do ở các nước Tư bản.

Nếu vượt biên chính thức ngày trước bằng cách “mua bãi” với 6 lượng vàng thì du học ngày nay cần chứng minh tài chính và khả năng chi trả học phí, ăn ở trung bình khoảng 30,000 USD/ năm.

Nếu sự ra đi ngày trước vì lo sợ trả thù, vì cái đói của thể xác thì sự ra đi của một bộ phận thế hệ hôm nay là sự chạy trốn cái nghèo đói về kiến thức và vươn đến sự tự do trong tư tưởng, tự do sáng tạo.

Việc chấp nhận cho con cái du học đồng nghĩa với việc chấp nhận xa lìa con cái như cảnh ly tán ngày trước của rất nhiều gia đình. Chỉ khác là điều kiện liên lạc và phương tiện đi lại hôm nay thuận tiện hơn, nhưng rõ ràng sự chia ly là không ai muốn và càng không muốn làm một người tha hương...

Tuy sự so sánh trên có phần khập khểnh nhưng nhìn chung sự ra đi cũng bởi hy vọng tìm một nguồn kiến thức tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn, môi trường sống thông thoáng hơn hay đơn giản chỉ để tự do hơn...

Một vị giáo người Nga trong một giai thoại về cuộc triễn lãm nghệ thuật “con cá” nói :

"Con cá là một sinh vật. Là một sinh vật, nó chỉ có thể sống trong môi trường nước, chứ không thể sống bằng khái niệm "nước". Người Nga chúng ta cũng như vậy. Là những con người, chúng ta chỉ có thể sống được trong một môi trường với các mối quan hệ xã hội và tự nhiên cụ thể, chứ không thể sống được bằng khái niệm "chủ nghĩa xã hội". (FB Nguyên Hưng)

Người Việt Nam chúng ta cũng như con cá đó!

Chúng ta không thể "hòa hợp dân tộc" bằng khái niệm khi luôn tồn tại bóng ma “thế lực thù địch”.

Chúng ta không thể phát triển khả năng sáng tạo trong khái niệm tư duy một chiều.

Chúng ta không thể phát triển nhân trí khi bỏ mặc tình hình đất nước cho khái niệm " Đảng và nhà nước lo".

Chúng ta không thể phát triển đạo đức khi chỉ dựa theo khái niệm "tấm gương đạo đức" của người khác.

Và rõ ràng chúng ta đã không thể sống đúng nghĩa là một con người bằng khái niệm “ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Sự rời bỏ của thế hệ trước từ năm 1954 cho đến hôm nay là minh chứng rõ nhất cho sự sống trong cái khái niệm gọi là "thiên đường xã hội chủ nghĩa". Xa hơn, nó còn là dấu hiệu cái chết của một dân tộc..

Nguồn: Paulo Facebook

Rừng đã mất sạch, kỳ nhông tắc kè cũng gần hết, làm thuỷ điện là hiệu quả!

Đánh giá tác động môi trường dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A

Lê Quỳnh thực hiện

UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Đây là khu dự trữ sinh quyển được được phát triển rộng từ khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên.

Trái ngược với nhiều lo ngại mà các nhà khoa học đã cảnh báo trước đây về việc xây dựng dự án thuỷ điện 6 và 6A, bản đánh giá báo cáo tác động môi trường (DTM) do chủ đầu tư – tập đoàn Đức Long Gia Lai – thuê viện Môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện, cho rằng có thể xây dựng thuỷ điện tại khu vực vườn quốc gia Cát Tiên.

>>Xin cứu lấy rừng quốc gia Cát Tiên

>>Thủy điện có thật sự sạch và rẻ?

>>Nỗi lo toàn cảnh phát triển thủy điện ở nước ta

Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, PGS.TS Nguyễn Văn Phước, viện trưởng viện Môi trường và tài nguyên cho rằng: hoàn toàn có thể xây dựng được thuỷ điện 6 và 6A (!). “Nhiệm vụ của chúng tôi là làm rõ những quan ngại trước đây. Các nhà chuyên môn từng đưa ra nhiều quan ngại ảnh hưởng này kia là hoàn toàn đúng, nhưng khi chúng tôi khảo sát và tính toán thì cho thấy ảnh hưởng không đáng kể”, ông Phước khẳng định.

Ông nói như thế nào về những vấn đề chính trước đây còn chưa được làm rõ và gây ra nhiều tranh cãi, như về việc mất rừng?

Làm bất cứ dự án nào cũng gây ảnh hưởng môi trường, vấn đề là mất gì được gì. Điều tra của chúng tôi cho thấy, hiện trạng rừng bây giờ mất sạch rồi. Rừng khu vực này chỉ là rừng tái sinh, tre nứa, lồ ô phát triển lên, không có giá trị cao, không phải là rừng nguyên sinh. Hiện tại khu vực dự án chỉ có 4,32ha (1,16%) là rừng giàu; còn lại là rừng gỗ trung bình và rừng hỗn giao với 124,59ha (19,31%); rừng nghèo là 92,85ha (25%); còn lại là diện tích rừng lồ ô, cây bụi, đất trống chiếm 51,49% tổng diện tích chiếm đất. Ngoài ra, phần đất tuy được quy hoạch rừng phòng hộ thuộc tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng hiện nay thực tế đang là đất trồng điều và cao su.

Chúng tôi cũng chứng minh được rằng dự án này mất rất ít rừng so với các dự án thuỷ điện khác; trong đó rừng vườn quốc gia Cát Tiên chiếm rất ít, chỉ 136,98ha; rừng phòng hộ là 235,25ha. Các dự án thuỷ điện khác phải mất từ 4 – 10ha rừng mới được 1MW điện, còn dự án này chỉ mất khoảng 1,34 ha/MW. Lý do là: các dự án thuỷ điện trước đây chỉ làm một bậc, vực sâu không có nên chiếm diện tích lớn, còn bây giờ, thuỷ điện 6 và 6A sẽ đổi thành hai bậc, tận dụng vực sâu nên diện tích rừng mất ít. Hai bậc cũng giảm khả năng dòng chảy, tốt hơn cho môi trường.

Ngoài ra, địa hình khu vực này bị chia cắt mạnh, độ dốc bờ sông lớn, không phù hợp cho con người cũng như các động vật sinh sống, do đó không có dân cư sinh sống. Trên diện tích lòng hồ (262,85ha) bề rộng dòng sông hẹp, dốc đứng, thành phần đất gồm nhiều đá nên không thể canh tác được. Vào mùa lũ, mực nước thường dâng cao ngập hết khu vực này…

Cách đây không lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo khu vực này là môi trường của loài vượn đen má vàng – một trong nhiều loài đặc hữu nằm trong Sách đỏ, rồi loài hoa mới Camellia longii vừa được công bố trên thế giới?

Chúng tôi đi khảo sát không thấy loài hoa này. Chúng tôi cũng ghi nhận được sáu loài thực vật ở khu vực Đồng Nai 6 và có chín loài thực vật ở Đồng Nai 6A có giá trị bảo tồn, nhưng số lượng không đáng kể, chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số 80 loài thực vật có giá trị bảo tồn ở vườn quốc gia Cát Tiên. Điều này cho thấy khu vực dự án không phù hợp với sự phân bố của các loài quý hiếm.

Khu vực này chỉ còn bò sát lưỡng cư, kỳ nhông, tắc kè bông, ếch, rắn…, nhưng người dân thường vào đây bắt nên còn sót lại không nhiều cá thể, giá trị bảo tồn của nó không có. Số lượng thì không xác định được, chỉ đi và ngẫu nhiên gặp, chứ không phải đại trà. Các con khác như tê giác, gấu không phát hiện, nai thì thấy dấu vết. Cũng phát hiện chà vá chân đen, khỉ đuôi dài… Nhưng tất cả chỉ di chuyển qua chứ không sống ở khu vực này. Cũng nói thêm, ở vườn quốc gia Cát Tiên có đảo khỉ, đang có dự án của Đan Mạch tại đây, môi trường tương tự khu vực làm thuỷ điện, nên khi xây thuỷ điện phương án sẽ đưa vượn, khỉ về đảo khỉ.

Còn vấn đề ảnh hưởng tới hạ du, dòng chảy?

Thuỷ điện 6, 6A nằm kẹp giữa thuỷ điện Đồng Nai 5 (chuẩn bị hoạt động) và Trị An. Ví dụ không có Đồng Nai 6, 6A thì Đồng Nai 5, 3 cũng đã hoạt động rồi, nên tác động của 6 và 6A với nguồn nước hạ lưu cũng chỉ tương tự, đến hồ Trị An là triệt tiêu, do hồ Trị An rất lớn. Kết quả sử dụng mô hình cân bằng nước MIKE BASIN theo số liệu thuỷ văn đã thống kê trong nhiều năm, cho thấy: lưu lượng nước đến trung bình hồ Trị An bị suy giảm không đáng kể, chỉ khoảng 0,21m3/s vào năm nhiều nước; và 0,19m3/s vào năm ít nước (tương ứng 0,03% và 0,06% – nhỏ hơn 0,1%), nên tác động thay đổi dòng chảy được cho là không đáng kể và không ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của hạ du. Khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước hạ lưu như nhiễm mặn, ngập nước là không xảy ra, vì hiện nay hồ Trị An đang ở vai trò ổn định nguồn nước rồi.

Ngoài ra, chúng ta đang xây dựng chương trình vận hành liên hồ, đây là trách nhiệm của bộ Tài nguyên và môi trường. Chủ dự án cam kết thực hiện đúng kết quả chương trình này, tức là nếu có vận hành liên hồ thì khi xả lũ sẽ không bị ảnh hưởng.

Báo cáo có tính đến vấn đề biến đổi khí hậu, khi thời gian gần đây, nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai đang có nhiều biến chuyển xấu, bất thường?

Làm thuỷ điện xây hồ đập còn là trữ nước, điều này tốt với tình hình biến đổi khí hậu. Như nếu không có hồ chứa nước thì mùa khô sẽ không có nước, nước biển dâng lên sẽ gây ngập mặn sâu hơn, còn nếu có hồ sẽ đẩy được mặn. Vận hành liên hồ trong thuỷ điện cũng sẽ phải đảm bảo dòng chảy môi trường, cho nên lúc nào cũng sẽ có nước.

Cũng có lo lắng, thời gian mưa ngắn lại, hiện tượng lũ có thể xảy ra. Nhưng trong kỹ thuật tính toán của chúng tôi, khi đó sẽ là lượng trữ nước lớn trong thời gian ngắn nên cần diện tích hồ trữ lớn hơn, nên có thêm hồ chứa là giải pháp tốt. Trên thực tế khi có thuỷ điện, hiện tượng lũ ở Đồng Nai không còn nữa. Hiện tượng ngập, đến cả khu hành chính của vườn quốc gia trong vòng năm năm trở lại đây đã không còn.

Như vậy ông cho rằng hoàn toàn có thể làm thuỷ điện 6, 6A?

Vâng. Trong những dự án thuỷ điện trước đây người ta chỉ mới quan tâm đến lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đến lợi ích môi trường. Nhưng ở đây, khi làm thuỷ điện sẽ mở ra các dịch vụ kèm theo, cuộc sống người dân sẽ tăng lên, đặc biệt về mặt văn hoá. Ngoài cam kết trồng lại rừng, dự án còn cam kết hỗ trợ xây trường học, bệnh viện, đường sá, và thu nhận người dân địa phương, đưa họ đi đào tạo và vào làm ở công trình thuỷ điện.

Tất cả những điều trên đều được tính vào chi phí. Tuy nhiên, làm thuỷ điện vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao nên chủ đầu tư chấp nhận. Tính toán, hàng năm thuỷ điện 6, 6A sẽ tạo được 929,16 triệu kWh với giá thành rẻ (khoảng 0,044 USD/kWh), cung cấp cho ba tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng và Dăk Nông.

Cắt rừng khỏi vườn quốc gia Cát Tiên để được công nhận di sản thiên nhiên thế giới

Tại quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia Cát Tiên đã được bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt vào tháng 7.2011, một phần diện tích rừng của vườn đã được chuyển sang mục đích phục vụ cho thuỷ điện 6 và 6A. Theo ông Phước, như vậy có nghĩa là gần 137ha rừng của vườn quốc gia Cát Tiên trong khu vực làm thuỷ điện không còn nằm trong vườn nữa, nên sẽ không gây ảnh hưởng đến việc vườn quốc gia Cát Tiên đang trình hồ sơ xin UNESCO công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới.

Theo SGTT

CHUYỆN ĐÔNG, CHUYỆN TÂY VÀ CHUYỆN NƯỚC VIỆT

Đứng trên phương diện triết học Đông phương, trái đất là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ. Sự vận động đất trời và con người luôn mật thiết với nhau. Câu chuyện dời đô và đổi tên nước của Miến Điện đã làm thay đổi nhiều điều mới mẻ. Nhìn Đông, Tây và nhìn lại nước Việt để tiên đoán một tương lai là một việc cần làm. Kinh tế Việt khoảng 5 năm nay đang đi vào thời kỳ suy thoái nặng nề. Chính trị Việt cũng đang trong cơn giông bão. Nhưng gần 2 năm nay trời đất Việt lại bình yên trước những biến động của thiên nhiên. Những cơn bão đến gần bờ đều trở thành áp thấp nhiệt đới và tan biến. Dù chúng có làm mất mác con người và của cải, nhưng có phần nhẹ nhàng hơn cách đây 2 năm trở về trước. Trên đây những thực tế khách quan chung nhất mà ai cũng thấy một sự biến chuyển ngược chiều giữa nhân định và thiên định. Những gì thiên định đều dự báo trước cho cái nhân định phải đi đến. Dù nhân định hôm nay u ám, nhưng thiên định cho ta thấy một tương lai gần tốt đẹp. Nên hôm nay xin trải lòng với nhân định để nhìn đến cái thiên định tương lai. Liệu tương lai gần ở nước Việt sẽ có ai đóng vai trò như Thein Sein hoặc Putin hoặc Bạc Hy Lai để có một sự thay da đổi thịt cho nước Việt? Ta hãy cùng nhìn vấn đề bằng tư duy khách quan về ba nhân vật này để soi sáng nước Việt trong thời kỳ mới - thời kỳ mà những dịch chuyển toàn cầu sẽ rất quan trọng đối với nước Việt và khu vực. -------------------------------- Hãy bắt đầu từ Trung Hoa Hãy bắt đầu bằng Bạc Hy Lai - người mà chỉ gần đây thôi, Trung Hoa ca ngất trời - nhưng hiện là tội đồ của đảng cộng sản Trung Hoa. Có rất nhiều thông tin xấu về họ Bạc từ Trung Hoa và từ Đông sang Tây. Nhưng có một điều chắc chắn là, hễ đến thời điểm trao quyền lực cho một thế hệ mới thì Trung Hoa luôn có một cuộc thanh trừng phe nhóm. Thời Mao chuyển sang cho Đặng phải có tứ nhân bang phải vào nhà tù và ra đi trong quang lạnh. Sau khi Liên Xô sụp đổ, và một Thiên An Môn đẩm máu. Đặng đã xây dựng một tư bản nhà nước đơn nguyên mang màu sắc Trung Hoa để bảo vệ đảng và giai cấp cầm quyền. Thời Đặng chuyển cho thế hệ thứ ba là Giang cũng phải có sự ra đi của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Đến thời Giang chuyển quyền lực cho Hồ Cẩm Đào hiện nay cũng có sự ra đi của Trần Hy Đồng. Và bây giờ, sự ra đi của họ Bạc không ngoài thanh trừng cá nhân vì tranh giành quyền lực. Nhưng đứng trên cái nhìn của duy vật luận thì, tất cả chỉ là hiện tượng, đằng sau những sự kiện ấy là bản chất của vấn đề: để bảo vệ đảng cộng sản Trung Hoa vẫn nắm quyền binh và phục vụ quyền lợi cho tập thể những hoàng tộc đang cầm quyền ở Trung Hoa. Mọi sự nguy hiểm đến với tập thể các hoàng thân quốc thích của đảng cộng sản Trung Hoa đang cầm quyền đều bị tập thể còn lại trùm mền tiêu diệt - Họ Bạc hiện nay không ngoài hậu quả này. Nhưng với tình hình nguy ngập từ nhiều phía ở cả 3 lĩnh vực: địa lợi, nhân hoà và thiên thời, nên gần đây câu chuyện Trung Hoa đã bắt đầu kêu gọi cải cách chính trị sai lầm, mặc dù với hình thái kinh tế chính trị tư bản nhà nước đã giúp Trung Hoa phát triển thần kỳ bằng cách vặt sức dân và bán tài nguyên môi trường trong 30 năm qua, để thành cường quốc thứ hai về kinh tế thế giới. ------------------------------ Ta thử nhìn sang Nga Putin lại xuất hiện ở nước Nga trong một hoàn cảnh khác hoàn toàn với bối cảnh lịch sử và văn hoá của Trung Hoa, tuy ông cũng xuất thân từ một đảng viên cộng sản và là cựu nhân viên tình báo KGB. Văn hóa duy lý của phương Tây đã làm xuất hiện một Gorbachev, ông cải tổ với kinh tế, nhưng không đủ khả năng quản lý đã làm thay đổi chính trị Liên Xô. Bối cảnh lúc ấy ra đời một Elsin để đẩy nền kinh tế nước Nga đến tận đáy. Nhưng với con mắt tinh tường của Elsin đã tìm ra một Putin đủ quyết đoán và thủ đoạn chính trường để gầy dựng một nước Nga trở lại hùng cường. Dù thế giới vẫn cho rằng Putin độc tài, nhưng nước Nga hiện nay đang cần một Putin và đó là giải pháp tốt nhất cho Gấu Nga sau một chấn thương trầm trọng. Và nước Nga hiện nay đang dần đi vào đúng những quy luật xã hội của loài người, khi hình thái chính trị xã hội Nga từ đơn nguyên chuyển sang đa nguyên, và diễn biến của cuộc bầu cử tổng thống tháng 3/2012 vừa qua cho thấy một nước Nga dân chủ hơn, giàu mạnh hơn trong tương lai. ---------------------------------- Bây giờ đến Miến Điện để nhìn sang Việt Nam
Hai cường quốc trên đã từng và hiện vẫn còn một là nước đã đi theo chủ thuyết đơn nguyên dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Khác hoàn toàn với Miến Điện và Việt Nam ở lịch sử, văn hóa và tầm vóc. Miến Điện, đất nước từng là thuộc địa của Vương Quốc Anh, được trả độc lập sau chiến tranh thế giới II - 1948. Miến Điện có biên giới chung với Trung Hoa cũng như Việt Nam và Lào. Miến Điện so với Trung Hoa thì nhỏ, song với Việt Nam và Lào thì không nhỏ. Họ đã có một thời gian oai hùng với một lứa trí thức dựng nước hùng cường ở thập niên 1960s và 1970s. Trong trào lưu giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa vào thập niên 1970s, mà đứng đầu là Việt Nam ở khu vực Đông Á. Đông Dương rơi vào tay Trung Hoa qua học thuyết Nixon. Bối cảnh lịch sử buộc Miến Điện phải biết tự bảo vệ mình, chờ thời để phát triển. Trước khi làn sóng cộng sản tràn xuống Đông Dương, tầng lớp tinh hoa bị xem là độc tài quân phiệt Miến Điện đã kịp đổi tên từ Liên Bang Myanmar thành Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Myanmar, nhưng vẫn giữ hình thái chính trị đa nguyên vào năm 1974, để đối phó với sự bành trướng của Trung Hoa. Sau những biến chuyển của toàn cầu do suy thoái kinh tế 2008, và những dấu hiệu bất ổn trong nội bộ Trung Hoa, cũng như hậu quả của cấm vận đã buộc Miến Điện cần một sự thay đổi. Đã có Than Shwe và Thein Sein. Phải thấy một đóng góp dũng cảm và tiên phong của Than Shwe. Vì nếu không có cái tiên phong cải cách chính trị đa nguyên của ông Than Shwe vào năm 1990, thông qua cuộc bầu cử đa nguyên đầu tiên ở Miến Điện sau 30 năm cai trị độc tài của quân sự, thì không có cải tổ kinh tế chính trị của ông Thein Sein hôm nay. Chỉ trong vòng 3 năm sau khi được phong làm thủ tướng, ông Thein Sein đã thuyết phục hội đồng an ninh của nhà nước quân phiệt Miến Điện đổi tên nước thành Cộng Hoà Liên Bang Miến Điện. Và chỉ sau 1 năm làm tổng thống kiêm thủ tướng Miến Điện kể từ ngày 03/3/2011 đến nay ông đã biến một nước Miến Điện đa nguyên của người tiền nhiệm Than Shwe từ năm 1990, thay đổi thần kỳ. Cũng giống như Việt Nam, hơn 20 năm chuyển đổi. Nhưng Miến Điện bắt đầu từ một chuyển đổi chính trị từ độc tài sang đa nguyên, và thả tù chính trị, để đi đến bầu cử đa nguyên có mặt của chính đảng đối lập của bà Aung Kyi. Và đến nay, dưới thời Thein Sein một cuộc chuyển hướng kinh tế và chính trị mạnh mẽ đi đúng quy luật xã hội học của nhân loại. Một Nam Phi kiểu mới ở Châu Á. Một triển vọng ở Đông Á có quá khứ là nơi đã sản sinh ra những, thủ tướng U Nu đưa Miến Điện thành một cường quốc ở Đông Á và U Thant đã là người đầu tiên ngoài phương tây nắm quyền ở Liên Hiệp Quốc suốt 1 thập niên từ 1961 đến 1971. Ngược lại với Miến Điện, Việt nam cũng bắt đầu con đường đổi mới từ 1990, sau Liên Xô sụp đổ, cũng giống cách mà Đặng cải tổ Trung Hoa, Việt Nam cỡi trói kinh tế để tự cứu đảng, cứu giai cấp cầm quyền. Nhưng con đường đi của Việt Nam thì ngược lại với Miến Điện. Cỡi trói kinh tế trong khi vẫn giữ hình thái chính trị đơn nguyên. Bộ phim The Lady nói về cuộc đời và sự nghiệp của chính trị gia Aung Kyi thông qua cuộc tình của bà và chồng bà trong vận mệnh thăng trầm của đất nước Miến Điện Hai mươi hai năm củng cố chính trị vững chắc để cỡi trói kinh tế bắt đầu ở Miến Điện. Cũng ngần ấy thời gian cỡi trói kinh tế để đang sa lầy vào suy thoái và mục ruỗng chính trị của Việt nam đang buộc nền chính trị Việt phải có bộ đôi Than Shwe, Thein Sein và một chính khách như Bà Aung Kyi. Nhưng đòi hỏi như một Aung Kyi thì nước Việt chưa và khó có thể có một con người ở thế hệ 1940s có đủ tầm học thức có bằng cấp kinh tế chính trị và triết học ở University of Oxford, cũng như xuất thân từ dòng dõi quý tộc, một lòng vì dân vì nước như Bà, đủ tầm để thấy công lao của Than Shwe cải tổ chính trị, nên yêu cầu không truy tố tội tham nhũng, độc tài của ông. Song, Việt Nam có thể có một bộ đôi Than Shwe và Thein Sein như Miến Điện để nuôi dưỡng những thế hệ trẻ được đào tạo từ phương Tây và Mỹ đang được nuôi dưỡng và ươm mầm trong hệ thống hiện nay, để đưa một nước Việt đi đến hùng cường, đúng quy luật xã hội học. Tất cả mọi con đường đều đến La Mã. Dù đi ngược dòng chuyển đổi như Miến Điện - chính trị đi trước kinh tế theo sau. Hay đi xuôi dòng như Trung Hoa và Việt Nam, thì kinh tế vẫn là yếu tố quyết định chính trị. và ngược lại chính trị là yếu tố ảnh hưởng làm kềm hãm hoặc thúc đẩy kinh tế. Dù sớm có kinh tế tốt hơn như Trung Hoa và Việt Nam, nhưng sự phát triển vững bền và nhân bản thì chắc chắn Miến Điện sẽ tốt hơn, nếu Trung Hoa và Việt Nam không cải tổ chính trị đúng quy luật xã hội học. Nếu trong cải tổ chính trị ở Miến Điện có một Than Shwe, thì cải tổ kinh tế ở Việt Nam có một Võ Văn Kiệt. Than Shwe đã tạo ra nền tảng cho Thein Sein hôm nay vững bước. Nhưng bao giờ cũng vậy, chính trị luôn ù lỳ và bảo thủ hơn kinh tế. Mọi cải tổ chính trị luôn đòi hỏi người tiên phong không những có tầm, có lực lượng và cả cái dũng với một sự quyết đoán đúng thời cơ chín mùi. Một mệnh lệnh thay đổi đã ra đời 22 năm qua và đã được thực tế hoá. Bây giờ là hiện thực hóa vấn đề phải thay đổi một cách đồng bộ và khoa học giữa kinh tế và chính trị. Liệu thời và vận có đưa Việt nam đi đến hùng cường như thiên định thời tiết của nước Việt trong gần 2 năm qua? Câu hỏi này còn chờ ở phía trước vì Việt nam đang cần có một nhân vật có cái dũng của Than Shwe và cái dung và dụng của Thein Sein, mà không thể là Putin do sự khác nhau văn hoá và tầm vóc. Việt Nam lại càng không cần đến một kiểu thanh trừng kiểu Trung Hoa như họ Bạc. Vậy một Than Shwe của Việt Nam sẽ là ai, để có một Việt Nam có được thiên thời, địa lợi và nhân hòa? Thiên thời mưa thuận gió hòa trong vài năm qua và sự thay đổi chiến lược toàn cầu của các cường quốc đến Đông Á đã quá rõ. Địa lợi cũng đã được chứng minh khi 3 cường quốc phân tranh đang hội tụ về biển Đông và Việt Nam. Vấn đề nhân hòa vẫn đang chờ một nhân vật khác, có cả sự cải tổ chính trị của Than Shwe, và biết hòa hợp hòa giải dân tộc như Thein Sein. Không ai hẹp hòi niềm tin cho chính mình để làm nên những ước mơ. Song để biến ước mơ thành hiện thực là điều không dễ. Tuy vậy, tôi vẫn tin vì đã thấy thấp thoáng một con người ở nước Việt trong thế hệ 1940s hội đủ tố chất của Than Shwe, để đặt nền tảng cải tổ chính trị. Nếu làm được như Than Shwe thì con người ấy sẽ là nhân vật gạch nối giữa 2 thời đại: Hồ Chí Minh và con người ấy. Lịch sử sẽ ghi công lao hay tội đồ là việc của hậu thế. Nếu không, thì quả là dân tộc và đất nước này mang nặng một lời nguyền muôn thuở của cuộc tàn sát chủng tộc khác trong cuộc Nam tiến: nhân quả, vay trả. Theo Blogger BS Hồ Hải

Tranh chấp Biển Đông: Không nên chờ TQ làm gì rồi đối phó

Xâu chuỗi toàn bộ quá trình lấn chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đặc biệt trong mấy năm trở lại đây, ta thấy, đến nay Bắc Kinh đã cơ bản hoàn thành trò ảo thuật "biến không thành có". Từ một vùng biển chung của Đông Nam Á với chằng chịt những tuyến đường hàng hải quốc tế giờ đây bổng nằm gọn trong cái gọi là "Thành phố Tam Sa" của riêng người Trung Quốc. Đó là "sự đã rồi" mà Bắc Kinh đã dầy công tạo ra bằng sức mạnh và những thủ đoạn dối trá. Đầu tiên họ tung ra một đường ranh giới mơ hồ gồm 9 đoạn đứt khúc không dựa vào bất cứ cơ sở pháp lý nào để khoanh trọn 80% diện tích của biển Đông và gọi đó là "lợi ích cốt lõi " của TQ. Sau đó để thực hiện âm mưu này, Bắc Kinh đã lần lượt chiếm quần đảo Hoàng Sa, rồi một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam; chiếm đảo Mischief và bãi cạn Scarborough của Philipine. Tàu hải quân và tàu dân binh TQ hàng ngày xâm phạm lãnh hải và liên tục quấy phá các hoạt động kinh tế cuả Việt Nam, Philipine và một vài nước khác trong khu vực. Tuy vậy, Bắc Kinh luôn bác bỏ đàm phán đa phương với ASEAN hoặc bất cứ bên thứ ba nào. Họ một mặt hứa sẽ đàm phán với ASEAN với điều kiện tổ chức này thỏa thuận xong Bộ quy tắc ứng xử (COC), một mặt dùng thủ đoạn "chia để trị" nhằm trì hoãn sự ra đời của COC, kể cả việc trắng trợn mua quyền phủ quyết của nước chủ nhà Hội nghi AMM 40 là Campuchia. Thực chất đó là chiến thuật "câu giờ" của Bắc Kinh nhằm tranh thủ thời gian chuẩn bị điều kiện cần thiết cho giai đoạn đấu tranh tiếp theo của họ. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh ráo riết lấn chiếm Scarborough của Philipine và cho hàng nghìn tàu thuyền vây hãm quần đảo Trường Sa của Việt Nam bất chấp nguy cơ xung đột quân sự (miễn sao tránh được sự can thiệp của Mỹ). Sự ra đời vội vàng của cái gọi là " Thành phố Tam Sa" giữa Biển Đông là một bằng chứng rõ rệt nhất. Việc Bắc Kinh đồng thời gây hấn với cả Nhật Bản là một phần của chiến thuật "dương đông kích tây" nhằm đánh lạc hướng chính của họ tại Biển Đông để khiến cả Mỹ, Nhật cùng bối rối.
Ngẫm mà xem, thật vô lý khi thế giới đã mất quá nhiều thời gian để bàn cãi về cái "lưỡi bò" do Bắc kinh đơn phương đưa ra trong khi Việt Nam và Philipine phải loay hoay chống đỡ trước sự lấn lướt của các lưc lượng Trung Quốc. Thái độ phản ứng của Mỹ thể hiện với đồng minh Philipine xung quanh vụ Scarborough có thể nói là "quá dè dặt" mặc dù biết rằng đối phương là bên phi nghiã rất lo ngại nỗ ra chiến tranh!. Sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN dù vì lý do chủ quan hay khách quan đều thật đáng tiếc. Đáng lẽ ra, COC đã có thể thống nhất sớm hơn. Hoặc ngay cả trong khi chờ đợi COC vẫn có thể hình thành một cơ chế đàm phán bao gồm các nước ven bờ là Việt Nam, Philipine, Malaysia, Indonesia , Brunei và Singapore, hoặc với các nước có lợi ích hàng hải tại Biển Đông, kể cả Đài Loan chẳng hạn. Một vài tiếng súng vang lên khi cần cũng không có gì là tồi tệ, bởi vì Bắc Kinh tuy tham lam, hiếu chiến nhưng rất lo ngại chiến tranh, ít nhất là vào thời ky này. Tuy nhiên những việc làm đó đã không xảy ra. ASEAN cũng như thế giới đã thụ động chờ đợi trước những bước đi ngang ngược của Bắc Kinh mà không đưa ra những đối sách kịp thời cần thiết. Nhắc lại chuyện này chỉ để rút ra bài học cho thời kỳ sắp tới mà thôi!. Điều gì xảy ra đã xảy ra rồi. Giờ đây hậu quả đã hiện rõ với cái gọi là "thành phố Tam Sa" không có dân cư nhưng đầy căn cứ quân sự và các phương tiện chiến tranh. Nếu Bắc Kinh thành công trong mục tiêu của họ, thì nơi đây sẽ là lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và quyền đi lại tự do của tàu bè quốc tế qua Biển Đông coi như chấm dứt! Tiếp sau đó sẽ không tránh khỏi một chu kỳ bành trướng mới diễn ra đối với các quốc gia vòng ngoài và phía Nam của Biển Đông. Có thể nói, đến nay Bắc Kinh đã hoàn tất giai đoạn đầu của mưu đồ độc chiếm Biển Đông. Đó là một tổn thất không đáng có không chỉ đối với Việt Nam và Philipin mà đối với ASEAN và thế giới. Nó cho thấy sự tham lam và thâm độc của chủ nghĩa bành trướng bá quyền, nhưng chính thái độ chờ đợi thụ động của các bên bị hại đã trao cho Bắc Kinh quyền chủ động trên bàn cờ trong khi thế giới lại cứ "đánh cờ nước một" để ứng phó. Mới đây trong một cử chỉ đáng lưu ý khi Người phát ngôn Ngoại giao TQ- Hồng Lỗi trả lời về 6 nguyên tắc giải quyết vấn đề Biển Đông của ASEAN đã nói: “Điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông là tranh chấp giữa các nước liên quan xung quanh chủ quyền quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) và phân giới vùng biển phụ cận”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra công khai về “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông”. Bình luận về việc này, báo điện tử Liên hợp Buổi sáng của Singapore ngày 23/8 cho rằng tuyên bố này của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của tình hình Biển Đông trong tương lai, đồng thời đánh dấu sự chuyển biến lớn về lập trường và sách lược của Chính phủ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Bài báo cũng nhận định: "Ở một khía cạnh nào đó, ý nghĩa và ảnh hưởng của “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông” không hề kém quan trọng hơn “thuyết lợi ích cốt lõi Biển Đông” xuất hiện vào tháng 3/2010. Việc Bắc Kinh đưa ra “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông” cho thấy nước này không cho rằng quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Trung Sa cùng vùng biển phụ cận tồn tại tranh chấp chủ quyền và hy vọng thế giới bên ngoài thừa nhận cũng như tiếp thu lập trường này (của phía TQ). Bài báo đi tới kết luận: "Việc Trung Quốc đưa ra giới định “điểm cốt lõi của vấn đề Biển Đông” là để chuẩn bị ứng phó với thách thức đến từ việc đưa ra “Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông” (COC)" .
Giờ thì rõ rồi nhé, con cáo đã thò toàn bộ hai cái chân lông lá của nó vào tấm chăn Biển Đông. Bước đi sắp tới của Bắc Kinh rất có thể là chấp nhận đàm phán vói ASEAN, và cũng có thể sẽ làm lơ chuyện "đường lưỡi bò" (vì nhân thấy nó đã tỏ ra quá lố bịch). Tuy nhiên, thay vào đó Bắc Kinh đã có trong tay những con bài cụ thể để thương lượng. Bằng cách này, Bắc Kinh hy vọng sẽ có thêm lý lẽ để gạt Mỹ, Nhật Bản hoặc các nước ngoài khu vực ra khỏi cuộc đàm phán về Biển Đông. Đối với Bắc Kinh, giờ đây toàn bộ vùng biển đảo bên trên quần đảo Trường Sa coi như đã thuộc về TQ, và nếu bắt buộc phải đàm phán thì Bắc Kinh chỉ đàm phán với ASEAN về quần đảo Trường Sa mà thôi!. Hy vọng rằng, với những bài học của thời gian vừa qua, ASEAN cũng như các quốc gia có lợi ích tại Biển Đông sẽ tìm được đối sách thích hợp làm thất bại âm mưu độc chiếm Biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh . Đồng thời cùng với thời gian, nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý sẽ giác ngộ và đứng lên phản đối hành động sai trái của các thế lực dân tộc cực đoan trong nước họ. Đó sẽ là kết cục đúng logic thường thấy đối với các cuộc tranh chấp quốc tế xưa nay, tuy nhiên có thể sẽ rất chậm xảy ra đối với trường hợp TQ nơi mà chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn ngự trị. /.

Câu nói "Vô văn hóa nhất trong tuần" của kẻ đệ nhất văn hóa!

Thùy Linh: Chánh Thanh tra Bộ VHTTDL (thanh tra văn hóa) chẳng phải là đệ nhất Văn hóa của Việt Nam còn gì?!
Theo Đất Việt
'Làm lại thôi chứ có gì đâu'
Cập nhật lúc :7:30 PM, 29/08/2012
(ĐVO) Những người gây ra “thảm họa trùng tu” chùa Trăm gian sẽ bị xử phạt thế nào? Đất Việt đã có cuộc trao đổi với Chánh thanh tra Bộ VHTTDL Vũ Xuân Thành quanh việc này.
- Thưa ông, Bộ VHTTDL sẽ làm gì trước hiện trạng chùa Trăm gian hiện nay? - Sáng mai (ngày 30/8), chúng tôi sẽ xuống đó thanh tra một lần nữa, xem xét và xử phạt vi phạm hành chính. Trước đó, chúng tôi đã quyết định tạm đình chỉ việc trùng tu rồi. Thứ trưởng Lê Khánh Hải cũng đã ký công văn chỉ đạo UBND TP Hà Nội xử lý, bảo quản, giữ nguyên hiện trạng và lập phương án trùng tu cụ thể và báo cáo với Bộ.
Theo Chánh thanh tra Bộ VHTTDL, những người gây ra "thảm họa trùng tu" chùa Trăm gian chỉ bị phạt tiền hoặc làm kiểm điểm.
- Ông nói "sẽ xử phạt vi phàm hành chính"? - Chúng tôi đang xem xét việc này. Cũng chỉ phạt hành chính, tức là chỉ nộp tiền phạt thôi. Nếu phá hoại di tích thì rõ ràng là phải khởi tố nhưng ở đây, chùa Trăm gian hỏng rồi và cũng đang có chủ trương cho trùng tu rồi. Chẳng qua là nhà sư làm không đúng quy trình chứ không phá di tích. Hai hành vi đó khác nhau. Một số báo nói phá là không đúng lắm. - Vậy còn các bên liên quan như Cục Di sản, Sở VHTTDL Hà Nội... chịu trách nhiệm như thế nào trong việc này, thưa ông? - Cục Di sản phải hướng dẫn cho Sở VHTTDL trùng tu đúng quy trình. Sở cũng phải chịu trách nhiệm trước việc này chứ sao không. Họ làm sai thì phải làm lại. - Nhưng nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp phía trước tiền đường của chùa Trăm gian đã bị phá ra rồi, "làm lại" có được, thưa ông? - Sao lại không làm lại được. Chúng tôi vừa mới xuống kiểm tra. Các chân tảng… của chùa vẫn còn nguyên. Gỗ thì vẫn thế thôi. Làm lại thôi chứ có gì đâu. - Nhiều gạch, ngói đã bị đập vỡ. Các bức tương La Hán đã bị sơn công nghiệp lên thì làm thế nào để phục hồi đây, thưa ông? - Cái nào không dùng được nữa thì thôi. Cái nào vẫn dùng được nữa thì phải sử dụng theo đúng nguyên tắc của trùng tu, tôn tạo di sản. - Các cơ quan chức năng phải chịu trách nhiệm như thế nào trước việc này, cụ thể thì những người liên quan ở Cục Di sản, Sở VHTTDL?
Theo ông Vũ Xuân Thành, chỉ cần lắp lại chùa Trăm gian là xong. Tuy nhiên, PGS. TS Trần Lâm Biền cho rằng dỡ ra có tính chất hủy hoại thì làm sao để lắp lại như cũ được.
- Cục Di sản là quản lý Nhà nước. Việc của họ là xây dựng văn bản, thỏa thuận pháp luật. Còn Sở VHTTDL Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm trước UBND TP Hà Nội. Các ông chủ tịch xã, chủ tịch huyện thì Sở giao cho các ông ấy quản lý mà các ông ấy để di tich như vậy thì sẽ phải kiểm điểm. Họ sẽ phải kiểm điểm còn kiểm điểm như thế nào là việc của UBND TP Hà Nội. - Xin cám ơn ông!
PGS. TS Trần Lâm Biền: Cần phải xử lý hình sự Trước việc này, PGS. TS về mỹ thuật truyền thống Trần Lâm Biền bày tỏ sự lo lắng về quan điểm "lắp lại chùa Trăm gian là xong". Ông nói: "Thanh tra nói thì bao giờ chả đơn giản. Ai đủ khả năng chuyên môn để làm được khi họ tháo ra một cách vô tổ chức như thế! Việc này không đơn giản đâu. Muốn dỡ ra để tu bổ phải chụp ảnh kỹ càng, định vị, đánh số. Phải làm vậy thì lúc lắp trả mới chính xác được. Đằng này, người ta dỡ ra theo tinh thần bỏ đi để làm mới nên người ta không đánh số thì lắp lại chắc chắn là "dâu ông này cắm cằm bà kia thôi". Ấy là chưa kể lúc tháo ra với tính thần đó thì họ vứt oạch xuống làm gẫy, vỡ hết. Một sự dỡ ra có tính chất hủy hoại thì làm sao để lắp lại như cũ được". Về việc xử phạt hành chính sư trụ trì chùa Trăm gian và kiểm điểm những người liên qua, PGS. TS Trần Lâm Biền cũng bày tỏ sự không đồng tình. Ông cho biết việc này phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi đây là sự hủy hoại di tích quốc gia. "Di tích như người già bị ốm. Nếu bố tôi bị ốm, tôi đem đến cho bác sĩ chữa nhưng bác sĩ lại giết béng bố tôi đi, đưa cho tôi ông già khác bảo là bố tôi thì có chấp nhận được không? Di tích bị xây mới thì không còn là nó nữa. Bây giờ, chỉ có một kẻ bị truy cứu thì họ sẽ sợ và ngăn chặn được tình trạng này ngay. Tiếc là chưa ai làm", ông nói. "Nếu phạt hành chính, họ sẽ lấy tiền công đức ra nộp, có phải tiền túi của họ đâu", ông nói thêm. PGS. TS Trần Lâm Biền cũng cho biết ở rất nhiều chùa chiền ở Việt Nam bị hủy hoại theo kiểu trùng tu này và mức độ còn kinh khủng hơn ở chùa Trăm gian nhưng không được báo chí nói đến nên ít người biết. Ông chỉ ra những chùa bị hủy hoại kiểu này ngay ở Hà Nội như chùa Nga My ở quận Hoàng Mai, chùa Võng Thị, chùa Vạn Niên, chùa Hội Xá, chùa Cự Linh được làm mới hoàn toàn, theo phong cách "nửa Tàu nửa ta cực kỳ xa lạ"… GS Nguyễn Minh Thuyết: "Nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hủy hoại di sản thì cần phải xử lý hình sự" Về việc này, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói: “Cần phải thanh tra, kiểm tra và đánh giá mức độ vi phạm. Nếu trong chừng mực nào đó thì có thể xử lý hành chính, còn nếu vi phạm nghiêm trọng, gây hủy hoại di sản thì cần phải xử lý hình sự. Và cần phải xử lý hình sự để có biện pháp răn đe đối với nhiều tổ chức, cá nhân khác”.
Trường Giang

Tin Văn: Nhà thơ Trần Nhương sẵn sàng tổ chức biểu tình.

Bà Đầm xòe

Nhà thơ Trần Nhương, chủ trang web trannhuong.com, ngày 30.8.2012 công khai trên mạng của mình rằng:
"Để bảo vệ danh dự hội viên của mình, tôi đề nghị BCH Hội Nhà văn VN cần nhanh chóng tìm cho ra đâu là sự thật về anh HQT. Không chừng bọn “diễn biến”, nó gây mất uy tín hội viên, nó “chơi” Hội mình. Rất cần sự bảo vệ danh dự hội viên của các vị trong BCH !
Chúng tôi nói trước, nếu anh HQT bị bôi nhọ, bị vu cáo mà BCH im lặng chúng tôi sẽ “tu tập đông người” tại số 9 Nguyễn Đình Chiều HN để biểu thị tấm lòng vì đồng nghiệp, vì nền thơ ca vĩ đại của chúng ta !…"
Rất kính nể bác Trần Nhương, nhiều tuổi rồi mà vẫn " miệt mài" không nghỉ trên web mà lượng truy cập đã lên gần tới con số 12 triệu lượt rồi. Nhưng kính nể hơn, bác lại không quên trách nhiệm cần/phải bảo vệ sự trong sáng của HVN và nhân tài của HNV (cụ thể là nhân tài Hoàng Quang Thuận) để thách thức dư luận, thách thức HNV.
Thưa bác Trần Nhương,
Không biết những người không phải là hội viên nhưng luôn mến mộ danh tài và thơ ca nước nhà (đặc biệt là thơ thân, thơ thánh của Hoàng Quang Thuận) có được tham gia biểu tình không, chứ nếu chỉ có các hội viên đi biểu tình để "bảo vệ" thì tôi e là khó mà thành. Vì các hội viên nhà mình trong lúc " gạo châu, củi quế" cũng đang bận đi tìm "danh tài" khác để tung hô thì họ khó mà theo bác đi biểu tình lắm.
Tôi cũng là một người mến mộ văn chương và danh tài văn chương, để cứu nguy cho HVN, tôi cũng xin Hội hãy nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của bác Trần Nhương, kẻo không, biểu tình xảy ra thì bác Trần Nhương được thơm đủ, vì tiếng vang rất độc đáo của cuộc biểu tình rất hy hữu này. Việt Sử ký của Basam sẽ có cớ để ghi vào sử của mình, dòng: " năm Sang, Trọng, Hùng, Dũng lần đầu tiên hội viên HNV tổ chức biểu tình vì thấy tư cách hội viên HNV bị xúc phạm mà lãnh đạo HNV VN thì vẫn cứ " trơ gan cùng tuế nguyệt".
Bà Đàm xòe hoan hô bác Trần nhương. Bác xem, nếu em có đủ tư cách đi biểu tình thì bác a lo cho em một tiếng nha. BĐX

Liệu Đảng Cộng Sản có thật sự muốn chống tham nhũng?

Thanh Quang (RFA) - Tờ Quân Đội Nhân Dân số ra ngày Chủ Nhật 26 tháng Tám vừa rồi có bài tựa đề “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’!”, qua đó mạnh mẽ cáo giác những “luận điệu cũ rích” từ bên ngoài nhằm xuyên tạc VN.
Thanh Quang nêu lên những luận điểm chính của bài báo và ghi nhận phản biện của nhà báo Bùi Tín từ Paris, từng là phó tổng biên tập của báo Nhân Dân, đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trong nỗ lực gọi là “làm thất bại chiến lược ‘diễn biến hoà bình’ ”, bài “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’!” trích dẫn điều mà bài báo cáo giác là “luận điệu cũ rích” của các trang mạng, báo, đài ở nước ngoài, kể cả Đài RFA, nhằm quy tội Đảng CS “đẻ ra” tham nhũng, quan liêu suy thoái. Vẫn theo bài báo, thì đây là một cách trong muôn phương, ngàn kế để “các thế lực thù địch” kích động tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thực hiện xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN và Nhà nước VN.
Nhưng nhà báo Bùi Tín nhận xét rằng đấy vẫn là những “lập luận cũ” của Hà Nội nhằm đối phó với tình hình hiện nay ở trong nước, giữa lúc không những ngày càng có nhiều nhân sĩ, trí thức, mà còn cả giới trẻ đều nêu lên một yêu cầu chính trị lớn nhất, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi tự do, dân chủ, qua đó, theo nhà báo Bùi Tín, điều quan trọng nhất là thay đổi hệ thống chính trị hiện nay tại VN. Ông nói:
Chúng ta biết trên thế giới hiện có hai hình thái chính trị: Thứ nhất là thể chế độc đoán, độc đảng theo kiểu phát xít, không dân chủ; và thứ hai là thể chế đa nguyên, đa đảng, tự do, dân chủ. Thế thì điểm yếu của chế độ và của những nhà tuyên truyền trong nước hiện nay là không thể rao bán được chế độ gọi là độc đảng mà lại dân chủ vì trên thế giới này đã là độc đảng thì không thể có dân chủ, tự do. Độc đảng không bao giờ đi đôi với quyền công dân cả.
Do đó, đã là dân chủ thì tất nhiên phải đa nguyên, đa đảng. Trước sự thức tỉnh của quần chúng, nhân dân đòi phải đi theo đa số các nước, thay đổi hẳn hệ thống từ độc đảng sang đa đảng trong trật tự, thì những nhà tuyên truyền trong nước hay “lu loa”, lập luận rằng nếu dân chủ sẽ đại loạn. Nhưng chúng ta thấy đại đa số các nước trên thế giới hiện nay dân chủ có đại loạn đâu, mà chính dân chủ mới thực sự ổn định đất nước.
Lập luận thứ hai của những nhà tuyên truyền ở trong nước là nhân dân VN hiện nay chưa đòi hỏi tự do và dân chủ, mà đòi là phải có cuộc sống vật chất trước đã. Đây là nói ngược, bởi vì muốn có đời sống vật chất thì phải có công bằng, muốn công bằng phải có độc lập, tự do, dân chủ. Nếu không có được tự do, đa nguyên, đa đảng thì không thể nào cải thiện được đời sống, và không bao giờ có thể chống được tham nhũng.
Tham nhũng cao....
Bài “ Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng” trong tờ Quân đội Nhân dân cũng cho rằng “tham nhũng có thể diễn ra ở bất cứ chế độ xã hội nào, dù độc đảng hay đa đảng, dù CS hay tư bản…”. Bài báo trích dẫn Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) rằng tham nhũng nghiêm trọng ở các nước như Afghanistan, Somalia, Cameroon, Uganda…để chứng minh các quốc gia đa nguyên, đa đảng “tham nhũng nghiêm trọng” trong khi các nước như VN, TQ “đứng ở mức giữa”.
Bài báo nhân tiện đề cập tới chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia độc đảng CS “cao hơn nhiều so với nhiều nước đa đảng, đa nguyên, từ đó, khẳng định những “luận điệu cũ rích” trên mạng, báo, đài bên ngoài là “hoàn toàn không có cơ sở”. Về vấn đề này, nhà báo Bùi Tín cho đây cũng chỉ là cách nói quanh co, giả dối, không cơ sở:
Tôi có đầy đủ cơ sở để chứng minh rõ rằng các nước phát triển nhất, ổn định nhất, có chỉ số hạnh phúc, tự do nhất chính là những nước đa nguyên, đa đảng. Có thể nói là trong 50 nước có bình quân đời sống người dân cao nhất, tất cả đều là những nước đa nguyên, đa đảng. Chúng ta xem trong chỉ số những nước minh bạch nhất cũng là những nước đa nguyên, đa đảng. Đó là những nước ở Âu Châu như Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, hay ở Á Châu như Nhật Bản.v.v…Tại những nước ấy không có tham nhũng, hay tham nhũng rất ít.
Trong khi VN là một trong những nước tham nhũng cao nhất, và TQ cũng thuộc một trong những nước tham nhũng tệ nhất, chỉ có thể hơn được một số nước lạc hậu ở Châu Phi thôi. Do đó tôi nghĩ bài báo này trong tờ Quân Đội Nhân Dân rất khập khiễng, giả dối, không minh bạch rõ ràng. Nếu mà họ có thể đưa ra thống kê của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, thì thấy rất rõ tất cả những nước ổn định, có đời sống cao, hài hoà, có bình đẳng xã hội, tất cả những nước đó đều là đa nguyên, đa đảng.
...và ngày càng phức tạp
Bài báo vừa nói quả quyết – nguyên văn - “Đảng ta…đã kiên trì và kiên quyết lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc đấu tranh cam go này” (tức chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu cùng các tệ nạn xã hội khác) trong suốt mấy chục năm qua, và khẳng định việc phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ “cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc XHCN của đảng, nhà nước và nhân dân”. Như vậy câu hỏi cần được nêu lên là thực tế ở VN hiện nay cho thấy có đúng như vậy không ? Nhà báo Bùi Tín nhận xét:
Họ nói ngược lại với lãnh đạo của họ, họ nói ngược lại với phiên họp Quốc Hội vừa rồi. Phiên họp Quốc Hội đã nói rõ là chúng ta ra sức chống tham nhũng, thậm chí thủ tướng cũng nói là chống tham nhũng quyết liệt 5 năm nay, nhưng càng ngày, nạn tham nhũng càng nặng nề hơn, tinh vi hơn, nguy hiểm hơn trước. Cho nên ai cũng đều kết luận rất rõ là không có nước nào như VN hiện nay lại diễn ra những vụ như là Vinashin, Vinalines, như Tổng Công ty Điện lực EVN…lãng phí và tham nhũng lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng – đến năm, sáu, bảy tỷ đô la tiền tham nhũng.
Chính Quốc Hội cũng phải công nhận với nhận định rằng việc chống tham nhũng chưa được kết quả. Nhà nước càng kêu gọi chống tham nhũng bao nhiêu, thì nạn tham nhũng càng diễn biến phức tạp và nặng nề bấy nhiêu. Càng chống tham nhũng gọi là quyết liệt bao nhiêu, thì nạn tham nhũng càng biến thành “5 đầu 6 tay” và càng ngốn ngân sách nhà nước không biết bao nhiêu mà kể.
Vẫn theo bài “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’ ” trong tờ Quân đội Nhân dân, thì sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 5, việc Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng sẽ trực thuộc Bộ Chính trị, việc lập Ban Nội chính Trung ương… chứng tỏ “Đảng CSVN không chấp nhận, không thoả hiệp với tham nhũng”. Bài báo cho đây là cơ sở để “phủ nhận những luận điệu xuyên tạc mà những kẻ hiềm khích đã cố tình bịa đặt”. Có lẽ một câu hỏi nữa cũng cần nêu lên ở đây là liệu những dẫn chứng như vậy có ổn không ? Nhà báo Bùi Tín khẳng định:
Tôi thấy là không ổn một tí nào cả. Đó cũng là một cách nói lanh quanh thôi. Bởi vì ban chỉ đạo, phòng chống tham nhũng trước kia thuộc về thủ tướng, thuộc về chính phủ, bây giờ thuộc về tổng bí thư. Điều này chỉ là biểu hiện hai nhóm đặc quyền, đặc lợi đấu đá với nhau thôi. Ngày nào còn cơ chế độc đảng này, còn cơ chế không có dân chủ, tự do này, còn cơ chế không có tự do báo chí để phanh phui tham nhũng này, thì tệ nạn nhất định chỉ có tăng thêm lên, chứ không thể nào bị đẩy lùi được.
Trong khi bài báo “Một kiểu ‘mượn gió bẻ măng’! ” ra sức chỉ trích những “luận điệu cũ rích” từ bên ngoài như vừa nói, thì hồi tháng Sáu mới đây, đại biểu Lê Như Tiến từ Quảng Trị lưu ý tới quốc nạn tham nhũng có nguy cơ “hạ đo ván” quốc sách của nhà nước, khi ông liệt kê “không xuể” những “mảnh đất” màu mỡ cho tham nhũng đang tràn lan khắp xã hội VN. Thanh Quang http://www.rfa.org/

Những vấn nạn của một Thủ đô xanh, sạch, đẹp

Nguyễn Huệ Chi

Chưa có một thời nào mà những chuyện nhố nhăng kệch cỡm lại diễn ra trâng tráo như thời buổi hôm nay. Cả một Chùa Trăm Gian nổi tiếng hàng mấy trăm năm bỗng dưng bị quan chức ngành văn hóa đè ra đập phá vô tội vạ nhân danh “tôn tạo”, kỳ thực chỉ là vì khoản tiền hàng mấy chục đến cả trăm tỷ đồng béo bở gói trong cái dự án tôn tạo quái dị này. Những lăng mộ các vua Trần ở Yên Sinh – một thời đại rạng rỡ những chiến công đánh giặc giữ nước, ngay dưới thời Nguyễn còn được các vua Nguyễn cho trùng tu cẩn thận, năm 1971 chúng tôi đi khảo sát còn chụp ảnh lưu niệm, thế mà cả một Nhà nước mải lo “4 tốt 16 chữ vàng” nên quên bẵng, để dân thi nhau sấn vào cướp phá đào xới tanh bành cho đến viên gạch cuối cùng, và chen lấn làm nhà lên đấy, rồi đến nay lại bảo nhau “lập dự án trùng tu”, hỏi có vạn lần vô phúc hay không?

Mà trùng tu như thế nào? Có ai đi trên con đường thiên lý ghé thăm đền thờ An Dương Vương (đền Cuông) ở Diễn Châu thì khắc thấy tất cả những tô đắp thô kệch rẻ tiền của xi măng thay cho các cột kèo điêu khắc tinh xảo bằng gỗ lim xưa kia (dù không phải thật cổ nhưng cũng đã bám đầy lớp patin của nhiều thế kỷ mà người viết bài này còn được thấy năm 1948 khi cùng gia đình đi tản cư ghé thăm nơi đó), cùng với những đôi câu đối xấu xí (cũng trên xi măng) làm cộm con mắt bất kỳ ai có chút kiến văn giờ đây đến thăm lại ngôi đền.

Trùng tu như người Nhật đã làm đối với đình chùa của họ trong Thế chiến thứ Hai vốn đang cũ kỹ bỗng sắc nét tinh khôi bội phần hơn thì ai mà không muốn. Còn ta, sao lại có một “An Dương Vương từ” lưu giữ trong ký ức và huyền thoại dân tộc từ hàng ngàn năm lịch sử mà đến một thời đại được gọi là “cách mạng” lại nỡ bôi bác nó đi như vậy, có phải là một sự mỉa mai cay đắng và là nỗi bẽ bàng trước du khách quốc tế hay không?

Tất nhiên đưa một đền Cuông ra làm dẫn chứng để bạn đọc suy ngẫm, rằng trên đất nước này đã gặp không phải chỉ một đền Cuông. Gần ta hơn nhiều là một đền Phù Đổng có vô số đôi câu đối khắc lại vừa chữ Hán vừa quốc ngữ chen nhau xấu xí đến khó chịu. Đôi câu đối lừng danh của Cao Bá Quát “Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn” (Giết giặc chỉ hiềm rằng ba tuổi đã là quá muộn), người cung tiến số tiền để thuê khắc lại còn không thèm đề tên Cao Bá Quát nữa mà thay luôn vào dòng lạc khoản cái tên của mình (một kiểu ỷ thế tiền bạc đến lạ lùng). Lại có đến ba tấm hoành phi rất cổ không biết từng khắc những gì nhưng từ lâu đã bị bào đi để khắc thay vào đấy... ba bài thơ quốc ngữ của Hồ Chí Minh, của Tố Hữu và của Ngô Chi Lan, và được treo vào những vị trí cực kỳ trang trọng trong ngôi đền!

Bên cạnh đó, lại có những hiện tượng lố lăng kiểu khác. Người ta vung tay bỏ hàng núi tiền ra để làm những ngôi chùa khổng lồ như chùa Bái Đính, nhưng những người “vung tay” mà vốn liếng hiểu biết có hạn hẳn chẳng thể nào thấm thía được nỗi đau đến xương tủy khi đứng trước những khối đá lù lù khoe khoang cái lớn cái oai một cách trơ tráo, song lại tuyệt nhiên không hề thấm được cái hồn của chùa chiền Việt Nam, sự thanh mảnh duyên dáng với mái cong hiền hoà nhưng ẩn trong nó là biểu tượng cô đúc của con người Việt Nam rất tinh tế mà không ồn ào trong cách sống, cách nhìn sự vật, và biết dẻo dai thích nghi để trường tồn.

Thử điểm lại mà xem, có bao nhiêu đình chùa miếu mạo, bia đá, sách cổ cho đến hồ ao, sông suối, thác ghềnh nổi tiếng... của đất nước đã bị hủy hoại bằng mọi cách kể từ 1948 đến nay? Con số tính đếm không sao cho xuể, và nếu có ai đi sâu làm một điều tra xã hội học để so sánh tỷ mỉ về mặt số lượng với khoảng thời gian từ 1945 trở về trước thì tôi đoan chắc họ sẽ thấy kinh hoàng vì con số hiện còn không thể đến một phần ba. Cứ nghĩ thế ai mà không thấy cực lòng đến xốn xang bứt rứt?

Hãy cứ ngắm bộ sách in vô số bản dập bia cổ của Việt Nam được người Pháp dập và lưu trữ từ ngày Viễn Đông Bác cổ thành lập (1901), nay cũng chính họ in lại giúp, gồm hơn 20 tập khổ lớn – mà chỉ mới in được hơn một phần ba, vì trong dự tính của họ là 55 tập – để giới văn hóa người Việt còn có cái mà nghiên cứu di sản của cha ông, tôi thấy hổ thấy nhục, bởi xét cho cùng chính mình lại là thủ phạm triệt tiêu tất cả những giá trị vật chất và tinh thần không có giá nào mua được, trong khi họ là kẻ đến xâm lược thì lo gom góp lại cho dân mình (tất nhiên họ cũng phá nhưng đó là đám nhà binh cai trị buổi đầu, và không phá nhiều bằng từ sau ngày Cách mạng thành công).

Vậy mà, những kẻ phải chịu trách nhiệm lớn nhất về những gì tổn thất trong 60 năm qua, những kẻ đã nhởn nhơ trước mọi sự xuống cấp văn hoá đang hiển hiện từng ngày từng giờ trên mọi phương diện của đời sống đất nước (những đảo lộn khó tin về lối sống, hành xử, đạo lý, giáo dục... đến những vụ giết người, cướp của, hiếp dâm ghê rợn nhất, bôi lên bộ mặt chế độ những vết đen nhằng nhịt), nay vẫn chính những kẻ ấy đang chỉ đạo việc tàn phá nốt những gì là môi trường sống, môi trường văn hóa còn sót lại ở đây hay ở đó khi chúng ngửi ra “hơi tiền” trong cái việc tàn phá man rợ kia.

Hãy chỉ khoanh lại trong phạm vi Thủ đô Hà Nội thôi. Giới trí thức đã bao nhiêu phen phải oằn mình chống chọi để mọi thứ dự án triệt hạ Hồ Tây vào hạng “khủng” không thể triển khai được (những Thủy cung Thăng Long, đường hầm ngầm xuyên qua lòng Hồ tây...). Nhưng Hồ Tây liệu đã yên thân chưa khi có tin một vị lãnh đạo cấp cao vừa ký xong “bản án” chấp thuận đóng cọc xuống giữa lòng Hồ làm con đường sắt vừa nổi vừa chìm sẽ cắt Hồ ra làm đôi cho một trục giao thông từ phía Bắc Hà Nội chạy xuống phố cổ? Cũng có tin sau khi vội vã ký, người ta đã kịp tỉnh lại, đã điều chỉnh sơ đồ con đường để... không còn chạm vào Hồ Tây. Tin trước là một cái tin thót tim và tin sau là một điềm lành. Dù sao, nếu keo này Hồ Tây tạm yên thì sẽ vẫn còn đó rất nhiều keo khác, dám tin như vậy đấy, bởi cái gì dính đến diện tích xung quanh và ngay giữa Hồ Tây, kể cả sâu dưới lòng Hồ, đều... “hái ra tiền”, mà đã hái ra tiền thì cặp mắt long lên của hết lớp “đầy tớ” này đến lớp “đầy tớ” nọ chắc chắn luôn luôn dòm đến. Khổ thân cho một “nàng Tây Thi của Việt Nam” (Cao Bá Quát) bị bọn Ngô Phù Sai đời nay lăm lăm vùi hoa dập liễu tàn bạo đến mức chúng có thể thoả thuận với nhau mỗi đứa cắt một miếng thịt tươi thắm của nàng.

Và không phải chỉ một Hồ Tây. Hiện tại đang là tiếng kêu cứu của Công viên Tuổi Trẻ và Công viên Thống Nhất. Một Hà Nội vừa được Nhà nước cho mở rộng ra gấp đôi gấp ba không hiểu sao không có kế hoạch bài bản xây dựng thành một đô thị có tầm quốc tế, không còn những ngõ ngách quanh queo chật chội như hũ nút, giãn dân ra những khu vực mới để hàng ngày người ta khỏi dẫm lên nhau mà lạng lách xe ô tô xe máy, xóa dần đi những khu ổ chuột không phải bằng những ngôi nhà chung cư chọc trời ngay giữa nội thành mà phải có cái nhìn viễn kiến về một quy hoạch cân đối, hài hòa và bảo đảm thẩm mỹ, để cải tạo lần lần những di họa của 60 năm xây dựng XHCN còn để lại? Trái lại, lúc nào cũng chỉ thấy các vị chấp chính của thành phố phô ra những cái nhìn ngắn có vài gang tay, trong đó có việc chiếm đất của Công viên Thống Nhất để làm 6 bãi đỗ xe, hoặc băm nhỏ Công viên Tuổi Trẻ thành nhiều mảnh để bán nốt, nếu không phải vì... túi tiền những ai ai đấy hình như chưa “phồng” thì chẳng thể hiểu được vì lẽ gì.

Xin hỏi ông Nguyễn Thế Thảo, ông có thấy một Thủ đô như Paris với những công viên rộng mênh mông như vườn Tuileries có một đời Thị trưởng nào dám cho dựng lên đấy một quán ăn hay xẻo đi một mảnh đất làm bãi đỗ xe hay không? Hay từ hàng mấy trăm năm nay vẫn chỉ là những vườn cây xanh mát với những ghế đá cũ xưa cho người dân đến thư thái ngồi đọc sách, và trẻ em chơi các trò chơi chúng thích? Thậm chí một cái ghế mà văn hào Anatole France thường ngồi để thưởng thức cái cảm giác của mùa thu nghe từng chiếc lá vàng rơi khẽ lên vai mình, nay vẫn còn nguyên vẹn. Mà nào có phải chỉ một vườn Tuileries. Ông hẳn đã sang đấy nhiều lần, đi đến đâu mà chẳng có vườn hoa trải dài ngút mắt? Nào Vườn Bách thảo (Jardin des plantes), Công viên La Villette, Vườn Luxembourg, Công viên Buttes Chaumont, Công viên Montsouris, Quảng trường Vendôme, Quảng trường la Concorde, khu vườn Champ de Mars... kể không hết được. Thử nghĩ nếu một Thị trưởng Paris nào lên chấp chính cũng nhăm nhăm bán vườn để thu lợi, cho người ta xây dựng bừa bãi lên những nơi vốn là sở hữu đích thực của toàn dân kia, bất chấp quyền thụ hưởng của dân chúng, thì liệu Paris sẽ biến thành một thứ gì khác chứ còn tráng lệ được như ngày nay?

Ấy thế mà một Thủ đô Hà Nội luôn luôn tự thị rằng mình có lịch sử đến 1.000 năm, đếm cho hết cũng chỉ có mấy khoảng xanh tí tẹo (nhưng như Công viên Thống Nhất tính từ 1960 đến nay thì cũng đã 50 năm rồi đấy, chưa kể khi nó còn là Hồ Bảy Mẫu mênh mông thì đúng là có ngót nghìn năm chứ ít gì), sao ông và đám quan chức dưới quyền ông nỡ liều lĩnh xẻ nó ra để cho xây lên đấy 6 bãi đỗ xe to tướng, suốt ngày sẽ ồn ào đinh tai nhức óc khiến phần dư lại chỉ còn bằng tí tẹo, và chắc chẳng một ai dám vào đấy mà thư giãn, tập thở, tập đi nữa? Đến nỗi Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cũng phải lấy làm bức xúc: “Đây là dự án phi lý nhất mà tôi từng được nghe. Công viên là nơi để người dân sinh hoạt, vui chơi, giải trí trong bối cảnh thành phố ngột ngạt, thiếu cây xanh. Đừng vì mục đích nào đó mà dựng lên những công trình ngoạm vào đất công viên”. Ông có hình dung được một việc làm như thế là phạm luật, là vi phạm cảnh quan văn hóa, môi trường của thành phố và cả vi phạm nhân quyền (cái quyền được hưởng không gian thoáng mát của người dân), tức là phạm tội ác hay không thưa ông? Cũng như vậy, tôi không thể hình dung nổi một người đứng đầu thành phố như ông mà lại không dẹp nổi những “lấn chiếm” kéo dài quá lâu trong Công viên Tuổi Trẻ, giải thể tất cả những phần đất do những kẻ trót ham hố chia chác với quan chức các ông (hẳn là thế thôi, nếu không các vàng cũng đố họ dám phá tường trèo vào công viên) rồi dựng lên trong đấy những căn nhà làm nơi buôn bán, thi công, lò xưởng, quán ăn... để trả lại cho dân một không gian giúp 3 triệu con người nội thành có thêm một “chốn náu thân” yên tĩnh mỗi buổi sáng buổi chiều, giữa một thành phố nhìn đâu cũng đông nghẹt?

Từ những băn khoăn như trên, tôi bỗng ngạc nhiên không hiểu nổi chức trách Chủ tịch Ủy ban Nhân dân của ông thật ra chủ chốt là chức trách gì? Vì sao từ ngày ông lên chức đó, chỉ có việc quản lý Hà Nội cho đúng là nơi xanh sạch đẹp không thôi mà cũng không làm được? Chẳng cần dẫn chứng cụ thể, xin ông thử soát lại xem tất cả những công trình thuộc về những dự án to tát mà đám quan chức các ông đã vạch ra từ những 10 năm trước thời điểm 1000 năm thăng Long - Hà Nội, nay sau ngày kỷ niệm mới chưa đầy 2 năm chúng đã trở thành như thế nào rồi? Bản thân tôi đã đi đến một số nơi gắn tấm biển đánh dấu cả một thời điểm lịch sử đáng khắc ghi của người Hà Nội, và sau khi xem xong thì... không còn muốn phẩm bình gì nữa.

Thiết tưởng một Kiến trúc sư như ông không cần phải nói nhiều. Tôi chỉ mong mỏi ông có được một lúc giật mình nhìn lại mình thật rõ. Những người trước ông như ông Hoàng Văn Nghiên đã cho lấp Hồ Thủ Lệ để xây tòa khách sạn Daewoo và làm nhiều việc tai tiếng, dân Thủ đô vẫn còn đinh ninh trong lòng, nhưng thôi ta không nói nữa. Tuy nhiên, ông là một vị quan đương chức, là “gương mặt” để người ta nhìn vào khi nói đến hiện trạng của một Hà Nội thoái hóa về nhiều mặt, tôi nghĩ ông không thể tránh được công luận. Không thể làm cái kiểu “ngậm miệng ăn tiền” để rồi khi “hạ cánh” lại để lại vô số tai tiếng như những người tiền nhiệm của ông. Chúng tôi không mong điều đó mà mong ở ông những tự vấn nghiêm chỉnh để sửa đổi gấp cách điều hành Thủ đô sao cho chững chạc. Tôi vẫn không hết hy vọng ở nơi ông. Nhược bằng ông thấy không thể đảm đương tốt trách nhiệm trước toàn dân thì sao ông không lên tiếng xin từ chức? Hoặc giả, nếu ông thấy rằng mình tại vị cùng với những bê bối kéo dài trong tình thế “mặc kệ nó” là hoàn toàn chính đáng thì có lẽ nên có một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của dân chúng Thủ đô – được tổ chức công khai và thật sự dân chủ – để xem nhân dân Hà Nội có còn tín nhiệm ông không.

N.H.C.

Phụ lục:

Hà Nội nhăm nhe “xẻ thịt” Công viên Thống Nhất

Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội vừa có ý kiến ủng hộ dự án đầu tư xây dựng 2 bãi giữ xe công cộng nằm trong Công viên Thống Nhất. Công viên này cũng đề xuất xây 4 bãi giữ xe nữa

Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QH-KT) TP Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của UBND TP về đề xuất của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội được đầu tư xây dựng bãi giữ xe dàn thép trong Công viên Thống Nhất. Theo đó, vị trí bãi giữ xe nằm ở góc đường Nguyễn Đình Chiểu - Trần Nhân Tông (trong phạm vi công viên), diện tích khoảng 3.000 m2, cao 4 tầng, đáp ứng nhu cầu đỗ xe cho khoảng 400 ô tô.

Mất gần 9.000 m2 đất

Theo Sở QH-KT TP Hà Nội, khu đất dự kiến xây dựng bãi giữ xe ở Công viên Thống Nhất đã được quy hoạch trong mạng lưới các điểm giữ xe công cộng trên địa bàn đến năm 2020; đồng thời cho rằng đề xuất của Công ty Khai thác điểm đỗ xe Hà Nội cơ bản là hợp lý. Một bãi giữ xe khác cũng “ăn” vào đất Công viên Thống Nhất đã được UBND TP Hà Nội gợi ý Công ty có thể phối hợp với Công viên xây dựng tại khu đất diện tích 2.000 m2.

Trong khi đó, Công viên Thống Nhất cũng đang lập dự án xin UBND TP Hà Nội cho phép xây dựng 4 bãi giữ xe trong khuôn viên. Các bãi đỗ xe này nằm ở vị trí gần các cổng vào, được Công viên Thống Nhất cho rằng nằm ở các khoảng không phù hợp, không làm ảnh hưởng đến phần diện tích trồng cây xanh và cảnh quan chung.

Tổng diện tích của 4 bãi đỗ xe này là 6.538 m2. Đại diện Công viên Thống Nhất cho biết các bãi giữ xe nhằm phục vụ người dân đến tham quan công viên lẫn nhu cầu của dân cư trong khu vực.

clip_image001

Khu vực Công viên Thống Nhất, đoạn góc đường Nguyễn Đình Chiểu – Trần Nhân Tông, dự kiến xây bãi giữ xe

Các dự án bãi giữ xe này hiện vẫn đang trong giai đoạn đề xuất nhưng nếu được TP Hà Nội chấp thuận, Công viên Thống Nhất sẽ mất gần 9.000 m2 đất.

Hậu quả khó khắc phục

Được xem là lá phổi xanh lớn nhất khu vực nội thành Hà Nội, Công viên Thống Nhất xây dựng từ đầu những năm 1960, là khu vui chơi giải trí, thư giãn của người dân Thủ đô cũng như điểm đến của du khách.

TS - kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Hoa (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết TP Hà Nội hiện có trên 3 triệu dân sống ở khu vực nội thành. Diện tích cây xanh trên đầu người ở nội đô Hà Nội hiện rất thấp, chỉ bằng khoảng 1/10 các đô thị lớn trong khu vực. Vì thế, các công viên Thống Nhất, Bách Thảo, Thủ Lệ… là những lá phổi xanh rất quan trọng giúp điều hòa, cân bằng không khí cho Hà Nội. “Thiếu nơi giữ xe cho người dân là đáng báo động nhưng nếu lấy đất công viên thì tác động rất lớn đến môi trường, sinh thái đô thị và đời sống khu dân cư” - ông Hoa lo ngại.

Ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT TP Hà Nội, cho rằng nhu cầu nơi giữ xe cho người dân Hà Nội dù đang bức thiết nhưng nếu đánh đổi cả lá phổi xanh thì hậu quả khó khắc phục. Theo ông Nghiêm, quy hoạch Công viên Thống Nhất năm 1994 và năm 2004 đều dành một phần diện tích để làm bãi giữ xe cho du khách chứ không nhằm tạo dựng bãi giữ xe công cộng. “Cần xem lại việc lấy đất công viên để làm bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu của cả TP” - ông kiến nghị.

Phi lý!

Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nhìn nhận: “Đây là dự án phi lý nhất mà tôi từng được nghe. Công viên là nơi để người dân sinh hoạt, vui chơi, giải trí trong bối cảnh TP ngột ngạt, thiếu cây xanh. Đừng vì mục đích nào đó mà dựng lên những công trình ngoạm vào đất công viên”.

Nguồn: nld.com.vn

Tôi không tin

Theo kết luận của cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, anh Nguyễn Công Nhựt (Bình Dương) chết tại trụ sở công an là do anh tự treo cổ bằng sợi dây điện thoại (dạo trước báo chí thông tin rõ là dây cục sạc máy điện thoại di động) cột vào khung cửa sổ phong nhốt anh. Ông bạn tôi bảo nói thế chó nó nghe. Láo. Láo toét. Còn tôi, dứt khoát không tin có chuyện thần thoại như thế trong thời buổi này. Chỉ biết anh Nguyễn Công Nhựt đã chết. Nếu có linh hồn và sự quả báo như người ta nghĩ, hồn anh Nhựt sẽ biết phải làm gì, với ai. 30.8.2012 Nguyễn Thông

Mười Thống đốc ngân hàng trung ương kém nhất năm 2012

Ghi danh Thống đốc Ngân hàng TW Việt Nam Nguyễn Văn Bình

30-8-2012 (VF) – Tạp chí Global Finance dựa trên kết quả kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quản lý lãi suất của các ngân hàng trung ương đã đưa ra danh sách 10 thống đốc NHTW có màn trình diễn tồi nhất năm 2012 (BI, 27-8).

Mercedes Marcó del Pont, Argentina

  • Xếp hạng 2012: D
  • Xếp hạng 2011: D
  • Lạm phát cơ bản: 9,8%
  • Thất nghiệp: 7,5%
  • Lãi suất cơ bản: 14,125%

Pedro Delgado, Ecuador

  • Xếp hạng 2012: D
  • Xếp hạng 2011: NA
  • Lạm phát cơ bản: 5,09%
  • Thất nghiệp: 5,19%
  • Lãi suất cơ bản: 0,2%

Masaaki Shirakawa, Japan

  • Xếp hạng 2012: C-
  • Xếp hạng 2011: C
  • Lạm phát cơ bản: 0,2%
  • Thất nghiệp: 4,4%
  • Lãi suất cơ bản: 0,1%

Duvvuri Subbarao, India

  • Xếp hạng 2012: C
  • Xếp hạng 2011: B
  • Lạm phát cơ bản: 7,0%
  • Thất nghiệp: 3,8%
  • Lãi suất cơ bản: 8%

Andras Simor, Hungary

  • Xếp hạng 2012: C
  • Xếp hạng 2011: C
  • Lạm phát cơ bản: 3,49%
  • Thất nghiệp: 11%
  • Lãi suất cơ bản: 7%

Kim Choongsoo, South Korea

  • Xếp hạng 2012: C
  • Xếp hạng 2011: C
  • Lạm phát cơ bản: 1,36%
  • Thất nghiệp: 3,1%
  • Lãi suất cơ bản: 3%

Nadezhda Ermakova, Belarus

  • Xếp hạng 2012: C
  • Xếp hạng 2011: N/A
  • Lạm phát cơ bản: 10,5%
  • Thất nghiệp: 1%
  • Lãi suất cơ bản: 12%

Gill Marcus, South Africa

  • Xếp hạng 2012: C
  • Xếp hạng 2011: C
  • Lạm phát cơ bản: 4,42%
  • Thất nghiệp: 24,9%
  • Lãi suất cơ bản: 5%

Nguyen Van Binh, Vietnam

  • Xếp hạng 2012: C
  • Xếp hạng 2011: N/A
  • Lạm phát cơ bản: 5%
  • Thất nghiệp: 2,29%
  • Lãi suất cơ bản: 9%

Riad Salameh, Lebanon

  • Xếp hạng 2012: C
  • Xếp hạng 2011: A
  • Lạm phát cơ bản: 6%
  • Thất nghiệp: 9,7%
  • Lãi suất cơ bản: 10%