Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Vài tấm hình lưu niệm về tài phịa của tintuchangngay.org và ttxva.org

TTHN nhét chữ vào miệng Trầm Bê:
Nguyên văn câu trên ở Vietstock:
"Tôi khẳng định là tôi chưa hề bị công an mời, bị hỏi thăm hay gì cả. Tất cả đều là tin thất thiệt."
Kami bịa đặt thông tin quan hệ VN - Campuchia, làm cái loa nối dài cho tên diệt chủng:
TTHN: Điều hành Quanlambao là ca sĩ Lưu Đức Hoa
Mr. Quách Đại Hung (Guo Da Xiong) người điều hành QLB
.....
Thông tấn xà Vàng Anh xạo sự sản xuất Thông bố Chánh phủ:
http://tranhung09.blogspot.com/2012/06/thong-tan-xa-vang-anh-xao-su-san-xuat.html TTXVA: Sau khi tôi lên thăm chùa phát hiện ra Chủ tịch Hồ Chí Minh đây là vị la hán thứ 19 http://www.ttxva.org/ho-chi-minh-vi-la-han-thu-19-cua-chua-tay-phuong/
Đố bạn tìm thấy tấm hình này ở chùa Tây Phương?. ..... ________________
Đăng bỡi: Tranhung09:

Con chó chờ miếng ăn thừa!

Thành phồ về chiều ửng lên một chút nắng vàng đầu thu như dãi lụa vàng mềm mại trải lên những con đường còn sũng nước một ngày mưa! Góc phố nhỏ buồn hiu ở"trọ" một quán cà phê cùng một ông lão trông xe già nua thường trực ngày nắng hay mưa, ngồi im lặng nhẫn nại dưới tán dù. Thành thông lệ, cứ tầm sau bốn giờ chiều nhạt nắng, một xe cháo bình dân xuất hiện đúng như tiếng chuông nhà thờ điểm, chầm chậm đến đây đãi lòng những thực khách lao động nghèo với tô cháo vài miếng phèo nhạt, ít huyết heo, vài cọng giá, miếng hành xanh xanh hòa quyện chút ớt băm trong cái thứ nước cháo lòng lõng bõng ngập một nỗi buồn tha phương cùng với thân phận muôn kiếp đầy sợ hãi tin tức nội tạng thối thi thoảng rêu rao trên mặt báo, nay nằm phỉnh phờ trong bát cháo lòng? Bất chấp mọi thứ, người nghèo cần quái gì cái thứ thông tin quí tộc ấy? Cái chính là làm ấm lòng một chiều mưa cơ hàn sau ngày lao động mệt nhoài trong công xưởng, nắng gió và bụi công trường! Ngay cạnh chổ công ty có một ả chó đốm rất hiền. Ngày công ty dọn về đó, ả chỉ là một cô cún nhỏ nhắn, thân thiện với hàng xóm. Cô ả thuộc sở hữu của những người làm cửa sắt thuê kế bên văn phòng công ty. Nay cô ả vừa mới đẻ một đám nheo nhóc. Cái ăn của ả có lẽ cũng vất vả theo. Ngày trước khi thì con gái, trông nó béo tròn. Từ khi làm mẹ trông cô ả ốm đi thấy rõ. Thường thấy ả cứ lang thang khắp phố để cải thiện thêm chút dinh dưỡng về nuôi lũ con háo đói tròn trùng trục, chờ mẹ về thi nhau hùng hục húc vào bầu ngực teo tóp. Chiều nay xe cháo đến, như mọi khi con chó cứ theo bước chân người bán cháo. Hễ ông ấy mang tô cháu đến đâu là cô nàng theo đến đó, kiên nhẫn đợi thực khách xơi xong và để cái tô xuống vỉa hè. Ngay lập tức nó làm sạch những gì còn đọng lại. Cứ thế nó liên tục làm cái việc ít ỏi ấy trong im lặng và không cạnh tranh với bất cứ con chó nào trong cái xóm Cầu Kinh giàu có này, mấy khi ra đường lang thang kiếm sống như phận nó!? Hình ảnh con chó nằm phục kiên nhẫn chờ đợi đến phiên mình mà nao lòng cho phận nó trong cái xã hội đồn mạt đến đớn hèn của phận người. Con chó trong cái bản năng sinh tồn bất biến của nó, kiên nhẫn tìm kiếm xục xạo từng mảnh vụn thức ăn thừa để nuôi đàn con. Nếu may mắn có đủ thức ăn, thức ăn đó biến thành dòng sữa. Còn không, từng chút thịt còm, ít máu mũ,...của người mẹ sẽ biến thành dòng sữa bòn rút đi từng lúc, từng lúc tấm thân gầy! Con chó cái chờ đợi nhưng chẳng hề sợ hãi sau một ngày nhọc nhằn. Con người chúng ta cũng chờ đợi, chờ đợi từng ngày trôi qua trong sợ hãi và ngục tù. Chúng ta chờ đợi cuộc đời mình vào cõi chết mà vẫn chịu kiếp xiềng xích và nô lệ tư tưởng. Chúng ta cứ thế mãi chờ đợi kẻ thống trị trong một ngày đẹp trời nào đó rũ lòng từ bi ban cho chút ơn huệ của tự do, ơn huệ tự quyết đời mình. Tất cả lũ chúng ta cùng nhau chờ đợi ngoài cánh cửa thiên đường, nơi có những gã tai to mặt lớn phì nộn và nung nút thịt của đôi má phính, chờ đợi những đôi mắt ti hí lim dim sau làn kính lão. Mọi động thái của nghị quyết, nghị định nhấn nhá từng câu chữ, sửa đổi vài ba điều của thứ luật lệ nhà tù, tuồng như một ít cháo lòng rơi ra từ tô cháo chó ven đường và khi ấy lũ chúng ta hả hê, cười cợt thi nhau ngợi khen sự sáng suốt, lòng vị tha. Hạnh phúc lớn dần theo năm tháng của đợi chờ ấy là khi một gã nào đó ngấy tô cháo, vội đặt nó ở vỉa hè-ngạch cửa thiên đường. Cái lưỡi dài đói khác liếm sâu sau vạch cửa khiến ta mụ mị rằng đang trong tầm với của mỹ từ. Niềm "vui sống"nhỏ nhoi và ích kỷ ấy là khi con chó cái chưa làm mẹ. Sự cam tâm chờ đợi u hoài trong tuyệt vọng của chúng ta, để rồi ta nghe tiếng thở dài của người tù chờ đợi sau song sắt hàng năm trời vì nói lên tiếng lòng của tự do, xóa bỏ thù hận, sự ích kỷ tham lam như căn bệnh trầm kha thâm căn cố đế ngự chiếm trong những cái đầu tham vọng làm kẻ vĩ cuồng, vị cứu tinh, kẻ dẫn dắt, người truyền đạt bí tích bằng tư tưởng bởi cái kinh nghiệm chết chóc? Con chó người trong chúng ta chờ đợi gì trong xã hội lộng giả thành chân khốn kiếp ngập tràn mỹ từ ngu ngơ ấy? Chúng ta phải chăng chờ đợi lũ con cái lớn lên trong dối trá và tù ngục hằng thế hệ nối tiếp như một truyền thống sợ hãi tổ tông? Chúng ta chờ đợi để chấm dứt sợ hãi hay hành động chấm dứt sợ hãi? Còn tiếp tục chờ đợi trong sợ hãi là còn thấy: -Ai đó chờ đợi ơn mưa móc vì cam tâm làm kẻ trung thành bảo vệ chế độ và những tên chủ soái đốn mạt. -Ai đó chờ đợi vì vui được kiếm ăn và làm giàu bẩn thỉu trên xương máu đồng loại. -Các quan chức chờ đợi để thỏa mãn sự làm giàu và tận hưởng thú vui vật chất nhờ sự san sẻ quyền lực thống trị. -Lũ chúng ta-con chó cái và đàn con nheo nhóc chờ liếm tô cháo của lũ người cặn bã với tấm lòng vị tha của sa tăng! -Một chiều mưa sụt sùi tất cả cùng gác mõm chờ đợi điều tuyệt vọng của chút nắng vàng như con chó cái chờ chiều nay bên xe cháo lòng!

Chờ nhìn quê hương sáng chói

Người lính nào cũng khổ (*)

Thích Nhất Hạnh Nguyễn Ngọc Già chuyển ngữ
Lời nói đầu:

Từ ý kiến rất xúc động và thực tế của độc giả Bùi Văn Nịt:

Trong chiến tranh thì nhân dân hai miền dù thua, dù thắng đều có những người thoát chết ở chiến trường, nhưng đau thương trong hoà bình. Vậy mà những người lành lặn, khỏe mạnh vẫn chưa nguôi mối hiếm khích trong quá khứ, tuy rằng cứ hô hào hòa hợp. Người khỏe không làm được hòa hợp thì người què, người cụt, người đui què mẻ sứt sẽ tiên phong trong sự hòa hợp. Chúng tôi đề nghị nhà nước hay Mặt trận TQ hay một đoàn thể nào đó, hay chính nhân dân tổ chức cho những người lính hai phe trước đây một cuộc họp mặt thân mặt, không còn goị nhau là Việt cộng hay Ngụy mà là những thương phế binh Việt Nam với nhau. Sau này cứ đến dịp Tết nguyên đán thì lại tổ chức gặp nhau họp mặt một lần, rồi tổ chức đi thăm viếng nghiã trang của những người lính hai chiến tuyến trước kia, thăm đền chùa, để các vị sư cầu phúc cho tất cả, rồi đến các nhà thờ thăm hỏi, chuyện trò với các linh mục...

đã tạo cảm hứng cho tôi tiếp tục chuyển ngữ một phần tác phẩm "Anger" của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Phần dịch dưới đây, ngoài việc chuyển đến độc giả Bùi Văn Nịt như lời sẻ chia của cá nhân tôi, còn là lời cảm thông với những người lính Việt Nam, đặc biệt những Người Lính đã mất một phần thân thể, bất kể từ chiến tuyến nào.

Bài dịch cũng là lời đòi hỏi giới cầm quyền Việt Nam đã đến lúc phải thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc, bởi chưa bao giờ lòng người ly tán nghiêm trọng như bây giờ, trong đó rất nhiều người hả hê trước hiện tượng thất thế và có thể có những hậu quả cho ông Nguyễn Tấn Dũng trước "biến cố" từ vụ án bầu Kiên. Tôi không dám trách tâm trạng đó, bởi đó là tâm trạng có thể cảm thông trước sai phạm, tội ác ngày một nhiều và rõ hơn, của người CS nói chung và phe cánh Nguyễn Tấn Dũng nói riêng. Tuy thế, chính sự việc bầu Kiên, có phải đẩy Việt Nam đứng trước tình trạng chia rẽ mãnh liệt, trong khi đó người dân Việt Nam lại trở thành nạn nhân đầu tiên và gánh hậu quả nặng nề nhất?

Thỏa ước hòa bình

Chúng ta hãy nói với người mà chúng ta yêu thương: "Em (anh) yêu, trong quá khứ, chúng ta đã gây ra cho nhau quá nhiều đau khổ, bởi lẽ không ai trong chúng ta có khả năng xử lý nỗi giận dữ. Giờ đây, chúng ta phải cùng nhau tạo ra một nghệ thuật để xử lý nỗi giận dữ của chúng ta.

Thiện Tâm có thể loại bỏ sức nóng của nỗi giận dữ và cơn sốt của sự đau khổ. Sự mẫn tiệp có thể mang vui sướng và hòa bình ngay lúc này và ngay ở đây. Kế hoạch dành cho hòa bình và hòa giải của chúng ta cần dựa vào điều này.

Bất cứ khi nào năng lượng giận dữ xuất hiện, chúng ta thường muốn giải tỏa nó bằng cách trừng phạt người mà chúng ta cho rằng họ là cội nguồn mang lại đau khổ cho ta. Điều này được gọi là năng lượng theo thói quen trong ta. Khi chúng ta đau khổ, chúng ta luôn trách cứ người gây ra khổ đau cho chúng ta. Trước hết, chúng ta không nhận rõ, nỗi giận dữ là điều bình thường trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần chịu trách nhiệm trước tiên, nhưng chúng ta lại rất thiệt thà để tin chắc khi đôi co hay trừng phạt người đó, chúng ta sẽ bớt đau khổ. Nên nhổ bỏ niềm tin kiểu này, nếu chúng ta không muốn nó mọc rễ trong tâm hồn mình. Bởi bất cứ điều gì chúng ta làm hay nói trong trạng thái giận dữ chỉ gây tổn thương thêm cho mối quan hệ. Vì vậy, chúng ta không nên cố gắng nói hay làm bất cứ việc gì khi mình đang nổi giận.

Khi bạn nói điều gì đó không tốt hoặc hành động như là sự trả đũa, lúc đó cơn giận của bạn tăng lên. Bạn làm người khác đau khổ thì người đó sẽ cố hết sức đáp trả y như vậy để tâm trạng họ cũng nhẹ nhàng như bạn muốn. Thế là mâu thuẫn tiếp tục leo thang càng cao. Vấn đề này đã xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ. Cả bạn và người kia vốn quen thuộc với nổi giận dữ leo thang, nỗi đau khổ leo thang và các bạn không rút ra được bất cứ điều gì từ cái cách đó. Cố trừng phạt người khác nhất định làm tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.

Trừng phạt người khác nghĩa là trừng phạt chính mình. Điều này đúng trong mọi trường hợp. Quân đội Mỹ trừng phạt Iraq, không chỉ làm Iraq đau khổ mà còn làm cho Mỹ cũng đau khổ. Ngược lại, Iraq cố trừng phạt Mỹ, Mỹ đau khổ và Iraq cũng khổ đau không kém. Điều tương tự như thế xảy ra mọi nơi; giữa người Israel và người Palestin, giữa người Hồi giáo và người Hindu, giữa bạn và người khác. Nó luôn luôn như thế. Vì vậy chúng ta nên thức tỉnh; chúng ta nên nhận thức rõ, trừng phạt người khác không phải là sách lược sáng suốt. Cả bạn và người kia đều là người thông minh. Các bạn có thể sử dụng sự sáng suốt của mình. Các bạn nên cùng nhau thỏa thuận một sách lược giải quyết nỗi giận. Cả hai bạn đều biết rằng cố trừng phạt lẫn nhau thì chẳng khôn ngoan. Do đó hãy hứa với nhau rằng mỗi khi bạn giận dữ bạn sẽ không nói, không hành xử để giải tỏa nó.

Khi các bạn vui vẻ hãy ký một hợp đồng, thỏa ước hòa bình của các bạn, một thỏa ước của tình yêu chân thật, đó là bạn biết nắm bắt lợi thế những khoảng thời gian đó. Chỉ nên dựa vào nền tảng tình yêu chân thực để viết và ký kết thỏa ước hòa bình, không giống như thỏa ước hòa bình mà các đảng phái chính trị ký với nhau. Họ dựa trên tư lợi quốc gia để ký thỏa ước. Họ vẫn tràn đầy hồ nghi và giận dữ. Thỏa ước của các bạn hoàn toàn dựa trên tình yêu thuần khiết.

Vỗ về nỗi giận dữ

Đức Phật không bao giờ khuyên chúng ta che giấu nỗi giận dữ. Ngài khuyên chúng ta quay về với chính mình để xoa dịu nó. Khi một cái gì đó trục trặc xảy ra trong thể xác chúng ta, như ruột, dạ dày, gan, chúng ta phải dừng mọi việc và quan tâm sâu sắc đến vấn để đó. Chúng ta xoa bóp, dùng chai nước nóng lăn lên bụng, chúng ta làm mọi cách có thể để chăm sóc những bộ phận cơ thể này.

Giống như các bộ phận cơ thể chúng ta, nỗi giận dữ là một phần của mình. Khi chúng ta giận, chúng ta nên quay về với chính mình và chăm sóc cẩn thận nó. Chúng ta không thể nói: "Cút đi nỗi giận dữ, mày phải cút ngay. Tao không muốn thấy mày." Khi bạn đau bao tử, bạn không nói, "Tôi không thích bạn - bao tử ạ, xéo đi." Không, bạn chắc chắn chăm sóc nó. Cũng như vậy, chúng ta phải vỗ về và chăm sóc nổi giận dữ của mình. Chúng ta nhận ra nó hiện hữu, vỗ về nó và mỉm cười với nó. Năng lượng mà giúp chúng ta làm những điều này được gọi là sự sáng suốt, sự sáng suốt của di thiền (walking meditation), sự sáng suốt của việc hít thở.

Hạnh phúc không phải là chuyện cá nhân

Điều này có nghĩa là bạn không nên giấu nỗi giận dữ của mình. Bạn phải để cho người khác biết rằng bạn đang giận và đang đau khổ. Điều này rất quan trọng. Khi bạn nổi giận với ai đó, xin đừng giả vờ là bạn không giận dữ gì cả. Đừng giả vờ bạn chẳng đau khổ gì cả. Nếu đó là người yêu mến đối với bạn, thì bạn phải thú thật rằng bạn đang giận dữ và đau khổ. Nói với người đó theo cách bình tĩnh.

Trong tình yêu chân thật, không có chỗ cho kiêu hãnh. Bạn không thể giả vờ rằng bạn chẳng đau khổ cũng như chẳng có gì có thể làm bạn giận dữ cả. Đó là cách tránh né dựa trên sự kiêu hãnh. "Giận dữ ư? Tôi à? Tại sao tôi lại phải giận dữ? Tôi bình thường thôi." Thực tế, bạn không bình thường. Bạn mang tâm trạng như đang ở địa ngục. Nỗi giận dữ đang thiêu đốt bạn và bạn phải nói với vợ, con trai, con gái. Xu hướng chúng ta hay nói: "Tôi không cần em (anh, con, bạn v.v...) mới có hạnh phúc. Tôi có thể tự xoay xở lấy." Đó là sự phản bội với lời thề ước bạn đầu - hứa chia sẻ mọi điều.

Hồi ban đầu, các bạn đã nói với nhau: "Tôi không thể sống thiếu em (anh). Hạnh phúc của em (anh) phụ thuộc vào anh (em)." Bạn đã nói rõ ràng như thế. Tuy nhiên, khi bạn giận, bạn nói ngược lại "Tôi không cần anh (em)! Đừng đến gần tôi! Đừng động chạm vào tôi!" Bạn thích đi vào phòng riêng và khóa cửa lại. Bạn cố hết sức để chứng minh rằng, bạn chẳng cần người khác. Đây là điều rất con người, là xu hướng thông thường. Tuy thế đó không là cách sáng suốt. Hạnh phúc không phải là chuyện cá nhân. Nếu một trong hai bạn không hạnh phúc, người còn lại cũng không hạnh phúc.

Lời bình: Nguyễn Đức Kiên có hạnh phúc không? Nguyễn Tấn Dũng có hạnh phúc không? Phía đối nghịch với Nguyễn Tấn Dũng có hạnh phúc không? Người Việt Nam có hạnh phúc không?

Nguyễn Ngọc Già _________________

(*) Tựa đề cho người chuyển ngữ đặt.

Công an mật vụ theo dõi lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình đông cách bất thường

GieraT - VRNs (28.08.2012)Sài Gòn – Trước khi thánh lễ bắt đầu, chúng tôi dạo một vòng quanh nhà thờ thì hơi ngạc nhiên vì lực lượng an ninh hôm nay nhiều hơn những tháng trước. Họ hiện diện cả ngoài sân lẫn trong nhà thờ và dường như là họ không còn e dè như trước đây, mà công khai hơn mạnh dạn hơn trong công việc của họ là chụp hình, quay phim, ghi âm công khai.
Lực lượng ấy ngồi trong nhà thờ ở những hàng ghế rất gần với cung thánh đặt biệt là đối diện với tòa giảng để tiện theo dõi chụp hình, quay phim mọi diễn tiến của buổi lễ lúc 20:00 pm, ngày Chúa nhật 26.08.2012 vừa qua tại DCCT Sài Gòn.
Suốt Thánh lễ những công an, an ninh, mật vụ giả giáo dân ấy có cả nữ, họ luôn xem tin nhắn, hoặc nghe điện thoại, sau mỗi lần như vậy là họ thay đổi tư thế hoặc nhìn quanh như tìm ai đó rồi họ chụp hình. Theo tin riêng, VRNs được biết, công an và mật vụ không chỉ theo dõi các Cha DCCT nói gì mà thôi, nhưng còn theo dõi những người đang trực tiếp dấn thân cho sự thật, cho Công lý & Hòa Bình, cùng với những than nhân của họ.
Một giáo dân, một nhà quay phim ngoại giáo đến nhà thờ không bao giờ vừa quay phim, vừa nói chuyện điện thoại trong lúc lễ. Chỉ có công an, mật vụ, những người cố tình phá tôn giáo làm như vậy. Với hành động này, công mật vụ đã công khai xâm phạm tôn giáo – Ảnh VRNs
Quý vị có thể chỉ ra ai là mật vụ trà trộn trong giáo dân?
Sau lễ, mật vụ tiếp tục ra sau nhà thờ canh.
Nhưng họ không sợ hãi, mặc dù biết rõ an ninh đã đe doạ, họ mặc những chiếc áo thun đen với lời kêu gọi “Tự do cho người yêu nước” và “Chúng ta tìm tự do cho Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon”. Họ tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý & Hòa Bình, cầu nguyện cho sự an nguy của Tổ quốc, cầu nguyện cho nhân quyền tại Việt Nam hôm nay.
Trong bài chia sẻ, cha Giuse Nguyễn Thể Hiện nói: “Chúng ta cần sự chữa lành. Đã mấy chục năm nay chúng ta chỉ là công dân hạng hai. Nếu không phải là đảng viên cộng sản chúng ta đừng mong tham gia vào những vị trí có quyền quyết định trong xã hội, còn những người công giáo là những công dân hạng ba…” (Nghe toàn bài giảng ở đây).
Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện nói thẳng những gì cần phải nói để xây dựng đức tin và con người kitô giáo.
Mọi người, già trẻ, nam nữ, Lương Giáo cùng thắp nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Bất chấp mật vụ tỏ vẻ và ra điều đe doạ.
Cộng đoàn cùng đoàn đồng tế dâng Hy tế Tạ ơn của Chúa Yêsu lên Thiên Chúa.
Sau thánh lễ chúng tôi gặp bạn Lê Thu Nguyệt, 25 tuổi, bạn này cho biết: “Em rất thích tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý & Hòa Bình, vì khi tham dự như vậy em hiểu nhiều hơn biết nhiều hơn về thực trạng xã hội và đất nước của chúng ta, cũng như những người hy sinh và đấu tranh cho sự thật, cho Công Lý”.
Anh Nguyễn Trần Anh Tuấn ở quận 4 chia sẻ: “Tôi thật sự khâm phục và ngưỡng mộ DCCT cũng như các anh chị em đã và đang dấn thân cho công lý, cho sự thật và trong đó có nhiều bạn trẻ mà lẽ ra các bạn ấy tìm cách vui chơi, hay an phận trong cuộc sống, nhưng các bạn ấy đã bất chấp những nguy hiểm như bị theo dõi, bị khủng bố hoặc bị bắt tù. Tôi rất ngưỡng mộ những người đó, còn tôi thì không đủ can đảm tham gia vào công việc ấy mặc dù tôi rất muốn, tôi chỉ biết cầu nguyện thôi”.
Bà Đỗ Thị Thanh Ngoan, 72 tuổi ở quận 3 thì chia sẻ: “Bài giảng của cha hôm nay tôi rất thích vì nó rất thực tế trong cuộc sống của mỗi người nhất là những người trẻ, như con cháu của tôi nó đâu có biết là cộng sản nó tàn ác thế nào đâu, nó không nhận thấy, vì nó sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, còn tôi tôi biết hết nhưng không dám nói vì sợ tụi nó làm liều lắm có gì mà nó không làm đâu. Tôi sống qua hai chế độ nên biết rõ. Tôi thường đi lễ này mỗi tháng, tôi thấy các cha cũng như những người đang đấu tranh nói lên bất công và tàn ác của cộng sản, tại sao họ dám làm được những việc ấy ? Tôi nghĩ chắc họ có Chúa soi sáng dẫn dắt họ nên họ can đảm”.
Để có Sự thật, Công lý & Hòa Bình chúng ta không chỉ biết nhìn, nhận xét mà phải cầu nguyện, phải lên tiếng cùng nắm tay nhau dấn thân đi trên con đường mà mình đã chọn và đang đi. Bất kể bạn là ai, tôn giáo nào đi nữa, khi đã dấn thân cho Sự Thật, cho Công Lý & Hòa Bình thì chúng ta là bạn và anh em của nhau.
GieraT, VRNs

Mỹ đang thiết lập một NATO phiên bản châu Á

SGTT.VN - Mỹ lên kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á. Khi hệ thống này hoàn tất, Mỹ sẽ thiết lập được một vòng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Trung Quốc và có thể giám sát chính xác bất kỳ một tên lửa đạn đạo nào được bắn từ Trung Quốc ra Thái Bình Dương.

Hệ thống radar X-Band1 của Mỹ được lắp đặt tại khu vực Okinawa của Nhật Bản. Ảnh: TL

Mỹ mới đây tuyên bố đang lên kế hoạch mở rộng quy mô lớn hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á. Theo đó, Mỹ sẽ bố trí một radar mới ở Nhật Bản và có thể một ở Đông Nam Á liên kết với các tàu phòng thủ tên lửa và hệ thống đánh chặn trên đất liền. Hiện Mỹ dự tính điều động radar phòng thủ tên lửa X-Band đến một hòn đảo chưa rõ tên ở miền Nam nước Nhật. Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết radar này có thể được lắp đặt chỉ trong vòng vài tháng sau khi Nhật Bản chính thức đồng ý. Trước đó năm 2006, Mỹ đã lắp hệ thống X-Band tương tự ở tỉnh Aomori, miền Bắc Nhật Bản. Cũng theo báo này, Mỹ đang tìm kiếm một địa điểm ở Đông Nam Á cho radar X-Band thứ ba để tạo vòng cung theo dõi tên lửa đạn đạo phóng đi từ Bắc Triều Tiên cũng như từ Trung Quốc.

Đây là một phần trong hệ thống phòng thủ, bao phủ một vùng rộng lớn ở châu Á, với việc đặt thêm trạm radar ở phía Nam Nhật Bản và có thể ở Đông Nam Á, giúp phát hiện và bắn chặn kịp thời tên lửa của đối phương được phóng đi từ đất liền hoặc từ tàu chiến. Kế hoạch này nằm trong chiến lược phòng thủ mới do chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đề ra theo đó tập trung chú ý tới châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế Mỹ. Một khi công tác bố trí hoàn tất, Mỹ sẽ thiết lập được một vòng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Trung Quốc và có thể giám sát chính xác bất kỳ một quả tên lửa đạn đạo nào được bắn từ Trung Quốc ra Thái Bình Dương. Như vậy, Trung Quốc cũng sẽ không còn điểm đột phá nào để có thể đưa ra sự đe dọa đối với Mỹ.

Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết nước này đang có kế hoạch điều chuyển phần lớn các chiến hạm của mình tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020. Theo ông Panetta, tới năm 2020, khoảng 60% số tàu chiến của Mỹ sẽ được triển khai ở đây.

Nhằm vào ai?

Việc mở rộng hệ thống phòng thủ diễn ra trong bối cảnh Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực lo ngại về nguy cơ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân cũng như thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp về chủ quyền biển đảo, như tại Biển Đông.

Mặc dù chính phủ Mỹ nói rằng việc bố trí tại châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa là nhằm đối phó với nguy cơ tên lửa của Bắc Triều Tiên, song rõ ràng cách nói này chỉ là sự bao biện nhằm che đậy mục đích chính. Nếu so sánh quân lực giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Mỹ sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa để đối phó Bình Nhưỡng chẳng khác gì “lấy đại bác để đánh ruồi muỗi”, cơ bản là không cần thiết. Cũng giống như việc Mỹ bố trí tại châu Âu hệ thống phòng thủ tên lửa, bề ngoài Mỹ nói là nhằm đối phó với nguy cơ tên lửa của Iran, song trên thực tế là để đối phó với Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Á cũng là nhằm vào một đối tượng chính, đó là Trung Quốc.

Shielders, chuyên gia nghiên cứu về phòng thủ tên lửa của Quốc hội Mỹ cũng công khai nói rằng, trọng điểm trong ngôn từ Mỹ đưa ra là nhằm vào Bắc Triều Tiên, song thực tế là xuất phát từ “con voi lớn” mà Mỹ cần phải đề phòng về lâu dài, “con voi lớn” này rõ ràng là chỉ Trung Quốc.

Hệ thống phòng thủ tên lửa không giống như các loại vũ khí thông thường, một khi được bố trí hoàn tất tại các nước khác nhau, nó sẽ liên kết các nước này lại, hình thành một khối đồng minh quân sự hữu cơ. Trước đây, Mỹ bao vây Trung Quốc chủ yếu là thông qua việc kết đồng minh với từng nước xung quanh Trung Quốc, song giữa các đồng minh này không hề có sự liên hệ về quân sự, Trung Quốc do đó có rất nhiều điểm đột phá có thể lợi dụng. Nay Mỹ bố trí tại châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa, mục đích chính là nhằm liên kết Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước Đông Nam Á lại với nhau, từ đó hình thành một mạng lưới quân sự gắn kết, khiến cho Trung Quốc không còn lối nào để đi.

Các biện pháp khác

Ngoài việc bố trí tại châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ còn áp dụng một số biện pháp khác với các nước đồng minh của mình nhằm thúc đẩy nhất thể hóa quân sự. Mới đây, Nhật Bản đã cùng Mỹ đạt được thỏa thuận, theo đó từ năm tới Nhật Bản sẽ cử quan chức của lực lượng phòng vệ nước này tới thường trú tại Bộ Quốc phòng Mỹ, đây sẽ là quan chức quân sự đầu tiên của Nhật Bản được cử đi thường trú tại cơ quan quốc phòng của Mỹ. Điều này có ý nghĩa rằng quân sự Mỹ-Nhật đã được nhất thể hóa, vào những khi cần thiết, Mỹ có thể điều động quân đội của Nhật Bản, đồng thời làm cho nội hàm đồng minh quân sự Mỹ-Nhật được nâng lên tầm cao mới.

Ngoài ra, theo phía quân đội Mỹ tiết lộ, một vị Thiếu tướng của Australia sẽ trở thành Phó Tư lênh Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ. Việc một người Australia đảm nhận một chức vụ cao như vậy trong quân đội Mỹ, nhìn bề ngoài dường như có cái gì đó không bình thường, song nếu suy xét vấn đề một cách sâu xa, có thể thấy rằng đây là việc làm tiêu chí cho sự nâng cấp của đồng minh quân sự Mỹ-Australia.

Theo báo chí Trung Quốc ý đồ bao vây Trung Quốc của Mỹ đã bộc lộ rõ, mục tiêu của nó là muốn thành lập một NATO phiên bản châu Á. Thông qua hàng loạt biện pháp như bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á, cái gọi là khối NATO phiên bản châu Á này đã hình thành trên thực tế, chẳng qua chỉ là “hữu thực vô danh”. Một khi thai nghén chín muồi, quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật, Mỹ-Australia cùng các nước Đông Nam Á sẽ được hợp lại với nhau dưới sự lãnh đạo của Mỹ, hình thành một tổ chức quân sự mới chuyên nhằm đối phó Trung Quốc. Đến lúc đó, việc tổ chức này được gọi là gì không còn là điều quan trọng.

Chính sách châu Á của Mỹ có nhiều thay đổi

Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales cho rằng chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có nhiều thay đổi kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền năm 2009, bằng chứng là Mỹ đã thắt chặt quan hệ với nhiều nước Đông Nam Á, đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, tăng cường hiện diện cả về quân sự lẫn kinh tế tại khu vực này...

Theo Giáo sư Carl Thayer, Tổng thống Obama đã dùng cách tiếp cận đa phương để lật lại thế cờ với Trung Quốc ở khu vực này. Trong khi chính sách của cựu Tổng thống George W. Bush đối với châu Á-Thái Bình Dương là coi trọng các mối quan hệ song phương, giảm tầm quan trọng của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các định chế đa phương, thì từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã xem xét mọi điểm yếu của chính sách đó để lật ngược chúng.

Gần đây, để đối phó với thái độ hung hăng hơn của Trung Quốc, Tổng thống Obama đã áp dụng cách tiếp cận đa phương. Đó là lý do khiến Mỹ đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN, đích thân Tổng thống Obama, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến dự các hội nghị thượng đỉnh của ASEAN. Những động thái đó cho thấy Mỹ quyết tâm chứng tỏ các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến lược của Mỹ nằm tại khu vực này, và Washington quyết tâm hậu thuẫn các chính sách của mình bằng hành động. Đây chính là chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á của chính quyền Tổng thống Obama.

Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là liệu chính sách này có thay đổi nếu cử tri Mỹ dồn phiếu cho liên danh Romney-Ryan của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới hay không? Theo nhận định của Giáo sư Thayer, nếu ứng cử viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa đắc cử tổng thống, chính sách của Mỹ đối với châu Á sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực vì ông Romney có vẻ không chú trọng tới châu Á như ông Obama. Giáo sư Thayer cho rằng khi đó, Mỹ sẽ vắng mặt nhiều hơn trong các sự kiện ở châu Á-Thái Bình Dương, và đây sẽ là một bước thụt lùi trong những thành quả mà Mỹ đã đạt được dưới thời Tổng thống Obama.

Giáo sư Thayer cho biết từ khi đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2009, và ngay cả trước khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Obama đã liên lạc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai nhà lãnh đạo đã nhanh chóng gặp gỡ và đạt được một số thỏa thuận. Giáo sư Thayer hy vọng nếu ông Romney trúng cử tổng thống vào tháng 11 tới, cố vấn của ông sẽ khuyên ông chọn cách hành xử tích cực trước để xem xét tình hình, thay vì chọn thái độ thù nghịch với Trung Quốc ngay từ đầu.

theo toquoc.vn

Hệ lụy của sở hữu chéo

(28/08/2012)
Những kẽ hở trong luật pháp, hay nói cách khác là sự buông lỏng trong quản lý, thiếu giám sát chặt chẽ đã khiến ngành ngân hàng nảy sinh nhiều hệ lụy. Mà vụ việc của "bầu” Kiên là một ví dụ. Dư luận hoài nghi, vụ việc của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là một trong rất nhiều đại gia thao túng ngân hàng chưa lộ diện.
Sở hữu chéo và những rủi ro
Trước những nghi vấn của dư luận về thực trạng nói trên, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đang có những động thái nhằm giám sát việc sở hữu chéo ngân hàng với những quy định chặt chẽ hơn. Một chuyên gia ngành tài chính ngân hàng nhận định: Động thái này của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm này dù hơi muộn nhưng cần phải làm ngay để bảo đảm tính an toàn cho thị trường tiền tệ nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, không khó để những người muốn sở hữu tỷ lệ lớn hơn quy định, họ có thể không cần đứng tên mà vẫn chi phối ngân hàng thông qua một đối tượng thứ ba. Bởi vậy, lâu nay, trên thị trường ngân hàng, vẫn diễn ra tình trạng đầu tư "lòng vòng” giữa các ngân hàng với nhau.
Việc này theo các chuyên gia ngành ngân hàng, không phải là sai vì không phạm luật. Song nó lại gây ra một tình trạng là sẽ tạo một nguồn vốn chủ sở hữu ảo, đe dọa đến sự an toàn của toàn hệ thống. Theo con số báo cáo mà các ngân hàng đưa ra, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại hiện ở mức "có thể an tâm” khi mà có ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn trên 30%. Nếu so với tỷ lệ an toàn vốn trung bình ở các nước có nền kinh tế mạnh chỉ đạt 8 - 9%, thì tỷ lệ này của ngân hàng ở Việt Nam là khá cao. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là con số thực. Nếu thực sự các ngân hàng an toàn vốn 20-30% như báo cáo trên giấy, thì hoàn toàn có thể tự giải quyết được nợ xấu, không cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Song thực tế, thời gian qua lại chứng minh ngược lại: Nợ xấu cao chồng chất và các ngân hàng méo mặt vì nó. Điều này đặt ra nghi vấn: Những con số an toàn của các ngân hàng phải chăng chỉ là con số ảo?
Một rủi ro nữa sẽ trở thành hệ lụy của sở hữu chéo, đó là tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăng mạnh. Chẳng hạn khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Ngoài ra, khi các ngân hàng sở hữu cổ phần của nhau, sẽ tạo thành một mạng lưới mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh ngân hàng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách. Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.
Hạn chế đầu tư của các ngân hàng thương mại
Và như vậy, rõ ràng, sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một hình thức dễ dàng dẫn đến những đổ vỡ cho toàn hệ thống ngân hàng. Vậy nhưng, thời gian qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã quá lỏng lẻo trong việc giám sát tình trạng này. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu, trong khi ở các nước trên thế giới đều có quy định để hạn chế xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn của ngân hàng và các doanh nghiệp sân sau thì ở Việt Nam lĩnh vực này chúng ta lại quá "non”, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý sở hữu chéo nên dễ dàng bị các đại gia "qua mặt”, họ dễ dàng dùng tiền của dân (lấy từ ngân hàng) để đầu tư. Mặt khác, có thể có những ngân hàng mà vốn chủ yếu được tạo nên do được rót vào bằng tiền gửi tiết kiệm của dân từ ngân hàng trong nhóm. Khi có sự cố xảy ra, những đổ vỡ hàng loạt (kết cục của sở hữu chéo) là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, theo TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tình trạng nhập nhèm giữa chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay cũng là một trong những yếu tố gây nguy hại cho toàn hệ thống. Việc các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua. Và như vậy, theo các chuyên gia tài chính, ngân hàng, nếu tiếp tục buông lỏng trong quản lý cũng như thiếu chặt chẽ trong giám sát, ngành ngân hàng sẽ dễ dàng trở thành "miếng bánh ngon” để các nhóm quyền lực thao túng. Mà hậu quả của nó (khi những nhóm quyền lực bị xung đột về lợi ích) thì không thể lường trước được sự đổ vỡ của nó sẽ lớn đến mức nào.
Duy Phương
http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/daidoanket.vn/He-luy-cua-so-huu-cheo/9202894.epi
Ðấu đá ở thượng tầng trong đảng CSVN tăng cường độ
Sunday, August 26, 2012 HÀ NỘI (NV) - Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Không phải chỉ người Việt Nam ở trong nước nhìn thấy những dấu hiệu bất bình thường ít khi lộ diện ở thượng tầng quyền lực đảng CSVN, giới chuyên gia ngoại quốc theo dõi chuyện Việt Nam cũng nhìn thấy ngay sự việc. Ông Nguyễn Ðức Kiên, tức bầu Kiên, người có nhiều cổ phần tại một số ngân hàng ở Việt Nam, được coi là nhân vật thân cận với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị bắt ngày 21 tháng 8 với cáo buộc kinh doanh tài chính “bất hợp pháp.” (Hình: STR/AFP/Getty Images) Ngày Thứ Ba, 21 tháng 8, ông Nguyễn Ðức Kiên, tức bầu Kiên, cựu phó chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Ngân Hàng Á Châu (ACB), người có nhiều cổ phần tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bị bắt giam với cáo buộc kinh doanh tài chính “bất hợp pháp.” Ba ngày sau, ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB, bị bắt theo với cáo buộc “cố ý làm trái các quy định về quản lý tài chính...” Những tin đồn đãi râm ran từ nhiều tháng qua về một số người trong hậu trường thâu tóm một số ngân hàng, trong đó nổi lên những tên như bầu Kiên, Trầm Bê, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Văn Hưởng, lũng đoạn thị trường tài chính tại Việt Nam. Ðằng sau những tên tuổi vừa kể là “ông bầu” Nguyễn Tấn Dũng, tức đương kim thủ tướng. Việc bắt giữ bầu Kiên và Tổng Giám Ðốc Lý Xuân Hải gây rúng động cả nước. Thị trường chứng khoán hoảng loạn. Người có tiền ký thác tại ngân hàng ACB và một số ngân hàng khác dính tới tên bầu Kiên hoảng loạn. Chỉ trong ba ngày, thị trường chứng khoán tại Việt Nam mất giá trị khoảng $5.62 tỉ. Cổ phiếu của ngân hàng ACB mất đến 20% trị giá. Thiên hạ nối đuôi nhau rút tiền ra khỏi ACB và nói chung cả hệ thống ngân hàng. Tin tức cho hay, chỉ trong bốn ngày, từ 21 đến 24 tháng 8, Ngân Hàng Nhà Nước đã phải bơm tới 23,310 tỉ đồng (tương đương khoảng $1.12 tỉ) nhằm cung ứng cho hệ thống ngân hàng thương mại khỏi sụp đổ. Các tội trạng của bầu Kiên và ông Lý Xuân Hải mới chỉ được đề cập tổng quát, cần chờ thêm ít ngày nữa, người ta hy vọng hệ thống báo đài nhà nước mới bật mí các “phi vụ” của hai người này, để thiên hạ biết rõ hơn. Nhưng bầu Kiên, người xưa nay được mô tả là một nhân vật thân cận với ông thủ tướng và con gái của ông, là Nguyễn Thanh Phượng, thì không thể dễ dàng bị đạp cho ngã ngựa. Phải có một áp lực nào đó đủ mạnh mới làm nổi. Theo nhận định của hãng thông tấn AFP, ông Nguyễn Tấn Dũng là người thủ tướng thâu tóm được nhiều quyền lực nhất, mạnh nhất trong số các thủ tướng trong chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam. Ông Dũng là một trong những người cổ võ cho kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam “tiến lên xã hội chủ nghĩa đầu ngô mình sở” theo kiểu lập những tập đoàn kinh tế nhà nước thật mạnh, bắt chước các tập đoàn kinh tế của Nam Hàn. Tuy nhiên, khi có chỗ dựa ngon lành và nguồn tiền bất tận, đám tay chân của ông Dũng lợi dụng cơ hội để tham nhũng, ăn cắp của công, biến các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh thành những “sân sau” toàn là “lời giả, lỗ thật.” Vinashin, Vinalines, tập đoàn điện lực EVN, tập đoàn Than-Khoáng Sản TKV và những đại gia khác, khi bới ra đều chỉ là những núi rác khổng lồ che phủ bên ngoài bằng cái vỏ hào nhoáng. Nhờ khéo léo dụ dỗ, và khi thấy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hàng năm hơn 7%, giới đầu tư ngoại quốc hăm hở dồn đến Việt Nam. Trong đó, ngân hàng Standard Chartered Bank của Anh mua 15% cổ phần của ACB. Nhưng năm ngoái, có lúc lạm phát lên hơn 23%, xuất cảng giảm sút nghiêm trọng, nền kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm nay chỉ đạt 4.4%. Ðầu tư ngoại quốc vào Việt Nam giảm mất 30% so với cùng thời kỳ nửa đầu năm ngoái. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam người ta chỉ biết là rất cao, rất nguy hiểm, nhưng không ai biết đích thực bao nhiêu vì sự thật luôn luôn được che đậy. Người gián tiếp đả kích người cầm đầu guồng máy kinh tế tài chính (ông Dũng) là Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang. Nhiều hơn một lần, ông chủ tịch nước đả kích ông thủ tướng về các sai trái trong guồng máy điều hành đất nước. Trong bài diễn văn đọc ngày 23 tháng 8, ông Trương Tấn Sang nói về “những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước,” về cái thứ luật lệ đã đẻ ra những vụ chống đối ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), Vụ Bản (Nam Ðịnh). Một đất nước được điều hành bởi những “nhóm lợi ích” chỉ chú ý tới đặc quyền đặc lợi của mình cho nên “như cái chăn ấm vô tình kéo sang bên này thì bên kia lạnh.” AFP thuật lời nhận định của ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, cho rằng một giai đoạn mới về đấu đá tranh giành quyền lực đang diễn ra ở thượng tầng đảng CSVN. Theo ông “chiến trường” chính là cải cách kinh tế và sự trung thực bao gồm luôn cả hệ thống quốc doanh và ngân hàng cũng như phải trừ diệt các ổ tham nhũng nằm ở khắp nơi. Ông Thayer cho rằng hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư đảng CSVN) đang lập lại những kêu gọi đánh tham nhũng vốn là một trong những đe dọa chính có khả năng “chôn” đảng độc tài này. Nhưng có vẻ như không đủ thế. Những cuộc biểu tình ở Văn Giang, Vụ Bản, tiếng súng hoa cải chống đối ở Tiên Lãng tuy làm chế độ giật mình nhưng không được hưởng ứng nhanh chóng và đồng loạt nên không có tác dụng lật được chế độ. Khi vụ Vinashin bùng nổ hồi năm 2010, một số đại biểu đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm ông thủ tướng ở Quốc Hội thì những người này vài tháng sau bị cưa ghế. Ông Dũng chỉ ra trước Quốc Hội nói vài lời “nhận trách nhiệm” là xong. Nay bầu Kiên, tay chân của ông Dũng, có bị đánh ngã cũng vẫn không đủ làm té ông thủ tướng. Bầu Kiên sẽ không phải là người cuối cùng bị lôi vào tù trong cuộc đấu đá quyền lực ở Hà Nội, theo ý kiến ông Thayer. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticles
Chùm tin liên quan(TTXVH)
- Xác nhận thủ tướng chỉ đạo vụ Bầu Kiên – ( BBC ). – Việt Nam: Người dân trong vòng xoáy một vụ xì-căng-đan ngân hàng – ( RFI ). – Hạ Đình Nguyên: Từ chỗ đứng người dân nhìn về thời sự đất nước (NLG/ HDTG).- Chủ tịch HĐQT Eximbank: Trung Quốc muốn gây rối lĩnh vực ngân hàng Việt Nam(RFI) . Ha ha! … Lạ thiệt! Ai chống lưng cho ông Lê Hùng Dũng để ông dám “vu cáo bạn 16 chữ vàng” ngon lành vậy ta? Riêng câu đó cũng đủ đi tù rục xương vì phá hoại chính sách đối ngoại của đảng rồi. Hay là biết sớm muộn gì cũng vô đó, nên ông cứ nói đại năm ăn, năm thua cho rồi? Cho nên, không phải vô lý khi các “thế lực thù địch” đặt câu hỏi này : Tranh giành quyền lực đằng sau vụ bắt giữ ông trùm Việt Nam? Power struggle behind Vietnam tycoon's arrest? (BBC).
- Bùi Tín: Cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực (VOA's blog).- Bác tin đồn vụ 'Bầu Kiên' – ( BBC ). – Chủ tịch & Phó chủ tịch Techcombank lên tiếng sau tin đồn bắt giữ (Trương Duy Nhất). Vụ “bầu” Kiên: Lúng túng toàn hệ thống – ( RFA ). Vấn đề này có thể đánh giá là chủ quan, cho nên là không lường hết được những hiện trạng kinh doanh ngầm ở trong nền kinh tế có hại tới nền kinh tế Nhà nước ”.
- Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cảnh báo về hiện tượng bán khống (VNEco). ““Chúng tôi cho rằng, phiên ngày 27/8 có chịu sự tác động của những tin đồn không chính xác, đặc biệt là tin liên quan đến ông Nguyễn Đăng Quang , Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan.”
- Khi các đại gia lần lượt bị bắt – ( RFA ). Đại gia sau chấn song sắt (Mạnh Quân). Bản gốc của bài đã điểm hôm qua: Đại gia sau chấn song sắt (TVN).

Roger Mitton - Liệu đây là khởi đầu của sự chấm dứt của đảng cầm quyền tại Việt Nam?

Roger Mitton L.V. chuyển ngữ

Tuần trước giới truyền thông ngập tràn những câu chuyện về tình hình kinh tế u ám của Việt Nam, như báo Wall Street Journal viết, “đi từ xấu đến tồi tệ”.

Hôm thứ Ba, tờ báo Tuổi Trẻ trong nước cho biết ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt giữ vi những vi phạm về tài chính.

Kiên là một trong 20 doanh nhân giàu có và quan hệ rộng nhất Việt Nam - ông có liên hệ gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Á châu, một trong những nhà băng lớn nhất nước.

Tin tức về việc ông bị bắt giữ khiến thị trường chứng khoán của Việt Nam vốn đang hấp hối lại phải chịu đựng một cú tuột dốc mạnh nhất trong bốn năm qua và khiến cho những người ký gửi chen vào các chi nhánh của ACB để rút tiền tiết kiệm của mình.

Gần 400 triệu Mỹ kim đã được rút trong vòng hai ngày và ngân hàng trung ương đã phải điều động hàng đống tiền để ngăn chặn việc các ngân hàng thương mại bị thiếu hụt vốn.

Một khoảng thời gian ngắn ngủi có vẻ yên ổn lại bị phá vỡ hôm thứ Năm khi những hãng tin như Agence France Presse chạy tít: “Ông trùm thứ hai bị bắt giữ khi ngành ngân hàng bị nạn rút tiền hàng loạt.”

Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB, đã hội ngộ trong tù với Kiên vì bị nghi ngờ đã vi phạm nguyên tác tài chính và điều này làm trầm trọng thêm nạn rút tiền và cú tuột dốc 4 tỉ Mỹ kim đầy thảm hoạ trong thị trường chứng khoán.

Bức tranh lại càng u tối một cách thảm hại hơn mà bằng chứng là một bài viết trên trang nhất của tờ New York Times với tựa đề: “Lo ngại về một khủng hoảng kinh tế dâng cao ở Việt Nam.”

Những nỗi lo này được củng cố khi cơ quan Thông tấn xã Việt Nam của chính phủ cho biết vào giữa tuần là giá cả đang lại bắt đầu leo thang.

Trước đây không lâu, để ngăn chặn nạn lạm phát đang hoàng hoành đến mức 30%, chính quyền đã mạnh tay cắt giảm tín dụng và giới hạn tăng trưởng.

Việc này đã có hiệu quả và tỉ lệ lạm phát giảm xuống hàng đơn vị trong năm qua, nhưng cái giá phải trả lại quá đắt.

Tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ tăng vụt, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ, tiếp theo là nạn thiếu điện trầm trọng, những vụ đình công bất hợp pháp lan tràn và thị trường nhà đất trượt dài vào tình trạng hôn mê hiện tại.

Như bài báo trên tờ New York Times cho biết: “Những thành phố lớn ở việt Nam giờ đây lổn ngổn hàng trăm công trường xây dựng bị bỏ hoang.”

Cùng lúc, sau khi những vụ giảm giá tiền và giá chi tiêu tăng, người dân đã cắt giảm việc tiêu xài; ví dụ sản lượng bán ra và hàng hoá tiêu dùng tại những cửa hàng vừa qua đã giảm từ 20 đến 30%.

Càng làm cho tình hình thêm tồi tệ, lượng đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm nay chỉ chiếm một phần tư so với cùng kỳ ba năm trước.

Hệ quả là, với mức tăng trưởng GDP giờ đây bị giảm sút đến gần 4% và còn tiếp tục đi xuống, Việt Nam đang có một nền kinh tế với hiệu quả tồi tệ nhất trong khu vực và đang đối diện với viễn cảnh đầy đau đớn của một tình trạng khủng hoảng lạm phát.

Như hãng tin Associated Press tường thuật, hiện tại đang có “mối nghi ngờ về tính ổn định tài chính của đất nước vốn từng được xem là một con hổ kinh tế đang lên của châu Á.”

Việc bắt giữ tuần trước diễn ra sau việc kết án Phạm Thanh Bình, cựu tổng giám đốc tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin, những vi phạm tài chính của ông đã khiến cho công ty này đang phải gánh món nợ 4.5 tỉ Mỹ kim.

Trong cùng lúc ấy, Dương Chí Dũng, cựu giám đốc của tập đoàn hàng hải nhà nước Vinalines, vừa qua đã bỏ trốn sau khi gây nợ 2 tỉ Mỹ kim.

Cả Bình và Dũng đều là những cận thần chính trị của những người đứng đầu đảng, đương nhiên, chẳng ai trong họ bị trừng phạt, cũng như chưa ai trong những người đỡ đầu Kiên hoặc Hải bị chú ý đến.

Nhưng những đám mây của cơn bão chính trị đang dồn đến, và sự bất mãn đối với việc điều hành kinh tế sai trái cũng đang tăng cao, thậm chí trong nội bộ Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam.

Thủ tướng Dũng, người có con gái là Nguyễn Thanh Phượng từng hợp tác với Kiên trong những thương vụ ngân hàng, hiện đang bị công khai thách thức bởi đối thủ lâu dài, Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Sang được tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và phó tổng bí thư Nguyễn Sinh Hùng hậu thuẫn, điều này có nghĩa là ngày tàn của vị thủ tướng đang gần kề.

Trong một bài báo chí tử vào tuần trước, Sang đã tấn công cả những doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả cũng như nạn tham nhũng, sự thiếu trách nhiệm và sự suy giảm đạo đức trong chính quyền của Dũng. Có thể ông cũng đã nhắm những chỉ trích của mình vào đảng.

Xin nhại lời của Winston Churchill [*], cơn khủng hoảng kinh tế này có thể không phải là dấu hiệu về sự chấm dứt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nó có thể là thời điểm cuối của buổi đầu suy vong của đảng.

Nguồn: Tờ Phnompenh Post

______________________

Chú thích của người dịch:

[*] Nguyên văn của Winston Churchill: “Now this is not the end. It is not even the beginning of the end. But it is, perhaps, the end of the beginning.” - Hiện tại không phải là phút cuối. Thậm chí nó không phải là khởi đầu của phút cuối. Nhưng có lẽ nó là phút cuối của sự khởi đầu.

Ghé thăm các Blog: 27/08/2012

BLOG TRƯƠNG DUY NHẤT
Một tuần lễ rúng động vì sự kiện bầu Kiên. Việc bắt giam gã tài phiệt đầu bạc khét tiếng không chỉ náo loạn làng bóng đá Việt, mà còn chao đảo sàn chứng khoán cùng hệ thống ngân hàng và rúng động chính trường.
1. Náo loạn và nguy cơ đổ vỡ của một cuộc cách mạng bóng đá dở dang Lịch sử, chưa thấy nhân vật nào lại có tầm ảnh hưởng quá lớn, gây sóng gió quá… dữ dằn đến quả bóng tròn như bầu Kiên. Ông đột ngột nổi lên đóng vai trò như vị chủ soái của cuộc “cách mạng bóng đá” với những cú sút rát mặt không phải trên sân cỏ cùng các cuộc lật đổ ngoạn mục. Cuộc cách mạng “giải phóng” đang thực hiện dở dang, mới chạy những bước khởi đầu thì bầu Kiên bị bắt. Bóng đá Hà Nội đang hồi phục hưng lại có nguy cơ đâm vào ngõ cụt, lương thưởng mịt mờ, cầu thủ tìm hướng tháo chạy. Nguy cơ đổ vỡ không chỉ với bóng đá thủ đô, mà với cả VPF, lẫn VFF. Bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức) đánh giá cao vai trò của bầu Kiên, nhưng ông cũng trấn an rằng: không có bầu Kiên này thì sẽ có bầu Kiên khác, “chắc chắn sẽ có người thay được”. Tiền khủng như bầu Kiên, thậm chí bỏ xa bầu Kiên không thiếu, nhưng để tìm kiếm được một ông bầu nhiệt huyết, máu lửa, thua đủ với quả bóng, tạo dấu ấn làm chuyển xoay thời cuộc như bầu Kiên thì ngay cả Đoàn Nguyên Đức cũng khó sánh bì nổi. Đây là cơ hội để liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đạp phá ván cờ VPF của bầu Kiên sau khi bị lật đổ trong cuộc cách mạng gần 1 năm trước. Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ đã không ngần ngại lên tiếng (rất vội vã) đòi “đánh giá lại VPF” và “nếu thấy cần thiết sẽ có những thay đổi”. Tôi đã từng reo lên vui mừng khi nhìn thấy cuộc cách mạng lật đổ ngoạn mục trong bóng đá của bầu Kiên và thốt lên rằng: “Tại sao chỉ là bóng đá?”. Nhưng bây giờ thì chỉ là bóng đá thôi, chỉ là một cuộc “cách mạng” trong bóng đá thôi cũng nguy cơ đổ vỡ, dang dở. 2. Chứng khoán chao đảo Thị trường chứng khoán Việt một tuần chao đảo. Ngay sau khi bầu Kiên bị bắt, sàn chứng khoán lao dốc như tuột phanh. Chỉ trong vòng 3 ngày mất gần 6 tỷ USD. Tài sản của gia đình bầu Kiên cũng ngay lập tức “bốc hơi” trên 164 tỷ đồng chỉ trong một ngày. 3. Ngân hàng hoảng loạn Ngay sau khi bắt bầu Kiên, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Lý Xuân Hải cũng bị triệu tập, câu lưu để “hợp tác” với cơ quan điều tra trong vòng 3 ngày trước khi công an tuyên bố chính thức ông Hải bị bắt giam. Tin tức bắt giam ông Hải được báo chí tung lên rồi lại gỡ xuống, gỡ xuống lại tung lên khiến dư luận thêm rối mù, hoảng loạn, hoang mang. Hệ thống ngân hàng rúng động. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) rồi cả Thống đốc ngân hàng nhà nước phải lên tiếng trấn an, nhưng không làm dịu nổi tình hình.Chỉ trong hai ngày 21 và 22/8, khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng. Có tin nói ngân hàng nhà nước đã phải quyết định bỏ ra 2,2 tỷ USD sẵn sàng ứng cứu ACB. 4. Những động thái kỳ lạ Rất kỳ lạ. Ngay sau khi bầu Kiên bị bắt, Dragon Capital đã chủ động tự đưa tin rằng: ông Tô Hải, Tổng giám đốc công ty chứng khoán Bản Việt đã được triệu tập để “hỗ trợ điều tra”. Tuy nhiên cũng ngay sau đó, Dragon Capital lại đưa ra lời cải chính rằng họ đã đưa tin sai:“Chúng tôi muốn sửa sai thông tin này và thành thực xin lỗi cá nhân ông Tô Hải và các đồng nghiệp tại công ty chứng khoán Bản Việt”. Trong một động thái bất ngờ khác, báo Thanh Niên cũng chủ động đưa ra lời bố cáorằng họ không hề đăng bài PR “nhằm tô son trát phấn” cho các ông Trầm Bê và Bầu Kiên như sự cáo buộc của một số trang mạng. Bản bố cáo giản lược vài câu, nhưng lập tức dựng sự thu hút tò mò vì nó liên quan đến vụ bắt giữ chấn động vừa xảy ra. Và đặc biệt là lại xuất hiện bên cạnh bầu Kiên một cái tên khác: Trầm Bê (hiện là Phó chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank). 5. Chính trường rúng động trước cảnh báo “cõng rắn cắn gà nhà” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, gần như ngay lập tức lên tiếng biểu dương Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an đã kịp thời khởi tố điều tra đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật được cho là “nhằm thâu tóm và gây mất ổn định trong hoạt động ngân hàng” Cùng lúc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gây sốc hơn với một bản “thông điệp nguyên thủ” khá dài. Tuy không ấn tượng gì ở bản thông điệp tập làm văn này, nhưng ông Sang đã nhắc đến một câu rúng động chính trường khi đưa ra lời cảnh báo: đã có thế lực “cõng rắn cắn gà nhà”- Một khái niệm vốn chỉ được dùng cho hành động phản quốc của kẻ bán nước. Bản “thông điệp nguyên thủ” được cho là phát ra nhân dịp quốc khánh. Nhưng tại sao lại được phát trước những 10 ngày? Liệu nó có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên trong thời điểm bắt giam gã tài phiệt đầu bạc khét tiếng Nguyễn Đức Kiên? Một tuần lễ rúng động. Sự căng thẳng và sức nóng của câu chuyện bầu Kiên làm dư luận quên béng ngay cơn giông bão Hoàng Quang Thuận với sự kiện “thơ thần” dự giải Nobel chấn động tuần trước. Thậm chí giông tố từ sự kiện bầu Kiên có vẻ còn làm nguôi dịu cả những cơn giông tố chủ quyền biển Đông sục sôi trước đó. Cuốn sôi dư luận đến mức ít người quan tâm đến hai cơn siêu bão khác chiều đang hình thành ngoài biển Đông và cuộc thi sắc đẹp chọn hoa hậu Việt vừa diễn ra đêm qua.
BLOG NHÁT SĨ BẢO THỦ
Nhật ký mở (lần thứ ba sau cuộc hồi sinh)
QUẢ THIỆT LÀ... “XỨNG TẦM THỜI ĐẠI”
Mấy hôm nay, các “quan đầu hội” của các Hội Văn Nghệ của Đảng-Nhà Nước đang xúc tiến hội họp tổng kết để sớm tiến hành cái việc quan trọng nhất là: tìm cho ra những cái tên người và tác phẩm nào xứng đáng với... tầm nhìn của các quan để chia nhau những món tiền tỷ được Đảng - Nhà Nước lấy tiền của dân, mỗi năm đầu tư cho văn nghệ Mác-Lê ...để... may ra phát hiện được cái “xứng tầm thời đại” chăng! Hăng hái nhất và khẩn trương nhất có lẽ là Hội của anh Thỉnh vì tuy tên là Thỉnh nhưng anh chẳng thủng thỉnh tý nào trước những vụ “buôn văn, bán chữ” này! Và quả là cao tay nhưng...thấp trí và...tư cách... khi các quan văn nghệ này đã cố tình o bế một tập thơ “thần” có tên “Thi Vân Yên Tử” của một thi sỹ -tiến sỹ-viện trưởng Viện khoa học công nghệ thông tin” có cái tên mà ai theo dõi vụ án Minh Phụng đều biết hắn ta...Đó là Hoàng Quang Thuận, cố vấn khoa học và... tâm linh, đi đâu cũng mang theo hai đồng xèng gieo quẻ, cặp kè, mách nước cho tên tử tù này! Tuy nhiên, lần này, do quá trớn và quá...trắng trợn, quá bốc phét, quá coi thường cả nước nên “Thi Vân Yên Tử”, từ một tập thơ do thánh vua Lê Thánh Tôn nhập vào “Thần Quang Hoạng” để biến từ một tiến sỹ thông tin trong một đêm trở thành “đại- thần- thánh - thi-tiến -sỹ” không ai có thể..tin nổi! Và cuộc “bịp bợm văn nghệ thế kỷ” đã nổ toang toàng toàng như một kho ...khí mê-tan- thối hoắc...Hàng loạt các bài báo đủ mọi lề của các nhà phê bình (hơn hẳn mấy anh đứng ra bảo lãnh cả mấy cái đầu), đều lên tiếng...Từ bực bội, xấu hổ thay cho dân cầm bút đến chỗ nổi giận, bứt rứt nên phải dùng đủ các thứ từ, cụm từ, danh xưng tồi tệ nhất dành cho cái hiện tượng có một không hai trong cái cách mánh mung văn học-nghệ thuật thường xảy ra như cơm bữa mỗi khi có chuyện kiếm chác được tiền trăm triệu ở cái thị trường văn học nghệ thuật do Đảng bao cấp này! Chỉ riêng 10 cuộc giới thiệu cho Nhân Dân thưởng thức tập thơ “thần thánh” do chính “tác rả” cùng một ông Trung tướng+văn sỹ+họa sỹ+nhạc-sỹ+ca sỹ+nhà báo+tổng biên tập 5 tờ báo nói và hình của ngành “Cả nước phải sợ”, đã mang lại tới...30 tỷ VNĐ (!?) thì...không ít người đã vạch ra cái “mùi tiền” đã bốc lên thối hoắc! Và có không ít nhà văn, nhà thơ đã thẳng thừng: ”Mong ông Hữu Thỉnh hãy từ chức” cho sớm! Nhất là năm 2012 này, một năm mà Đảng của các ông đã tuyên bố: ”Quyết diệt trừ những chuyện tiêu cực đang đe dọa đến sự tồn vong của đảng”! Nghị quyết 4 của các ông ấy đang đi vào đời sống “bên dưới”, còn bên trên thì xem ra sau khi đóng cửa tắm rửa kỳ cọ cho nhau bằng tình hữu ái giai cấp, thương yêu nhau, rất... “nhân văn” -như lời chị Khiết lộ bem tí chút- thì chưa thấy ông nào xuống giọng và vẫn thay nhau đi khắp nơi, dạy cả nước phải sống ra sao cho lấy lại được uy tín trong dân....cứ như các vị bồ tát thứ thiệt cả ... Vậy thì cuộc phê và tự phê “bên dưới” là ba cái hội hè văn- nghệ của Đảng như Hội Nhà Văn, quanh năm kiện cáo này liệu có dám “cởi truồng ra mà tắm cho nhau” không? Thực tế là các bài “ném đá” tác phẩm ăn cắp văn này chưa được phép xuất hiện trên nền báo chí Đảng nên còn bị ngăn chặn! Trái lại trong tay ông chủ tịch HT thì, có phương tiện nào ông đều huy động để tiếp tục bốc thơm cho ông đại thi-tiến-sỹ-viện-trưởng-tỉ-tỉ-phú là tuyệt đỉnh của thi ca nước Việt! Riêng ông tướng Hữu Ước còn dùng cả đến nghiệp vụ điều tra, lấy nhân chứng lời khai của “kẻ bị hại” là ông Trần Trương dưới hình thức “phỏng vấn” để khẳng định: - Tác giả tập tài liệu văn xuôi “Chùa Yên Tử, Lịch sử, Truyền Thuyết và Di Tích”, và thần thi-tiến sỹ Thuận là hai người bạn thân, không làm gì có chuyện đạo văn ở hai hình thức văn xuôi và văn vần này cả! -Người có của không kêu bị mất cắp thì mấy anh đứng ngoài lấy lý do gì mà cứ làm toáng lên như vậy! Bài phỏng vấn như tài liệu hỏi cung nhân chứng được tung công khai lên báo của cái ngành “nói đến ai cũng sợ” như một lời kết luận : Về mặt luật pháp “Không có ai ăn cắp hoặc bị ăn cắp ở đây! Không có ai kiện “bị ăn cắp thì kết tội ai ăn cắp?” chứ? Có ông Trung Tướng đa tài nay bảo lãnh "Thánh thơ -tiến sỹ-viện trưởng sẽ chắc chắn "tai qua nạn khỏi" Nhưng cũng chính cái sự “thiếu nghiệp vụ chuyên môn” này mà một vụ ăn cắp đáng lẽ cần giấu kín cho đến lúc âm mưu đoạt giải Nobel có thể thành công thì,...do “ham quá hóa ngu”, các ngài trùm cơ hội chủ nghĩa đã tự tố cáo mình bằng những cuộc hội thảo bốc thơm, bằng những bài viết,những tuyên bố, thậm chí bằng cách dùng báo lề phải kết luận có tính chất đe nẹt trước: “Người ta nói không bị ăn cắp cái gì mà các anh cứ tiếp tục vu cáo rằng: ”Có! Có! Có! “ thì...coi chừng, sẽ mời các anh... ra tòa, nhất là các anh dám đụng chạm đến những ông cũng “to vừa vừa” như....nguyên bộ trưởng, nguyên Trung Ương, hoặc đương kim chủ tịch Hội Đồng Phê Bình Lý Luận Văn Học Nghệ Thuật Trung Ương...(mà cho dù có bới tung cả mọi thư viện cũng chả thấy những tài liệu văn học nghệ thuật nào của mấy ông này!) Biết rằng không thể tìm hiểu cụ thể về cái “bãi phân” này nhưng mình cũng đành cắn răng đọc qua vào khoảng 10 bài “ném đá” và càng ngán ngẩm với tình hình văn-hóa-văn nghệ nước nhà đã quá nhiều cái “xứng tầm thời đại...bịp”. Văn, thơ, nhạc, họa, sân khấu, điện ảnh,..,đâu đâu cũng cả đống thứ... đạo của nhau! Có những thứ đạo trắng trợn! Nhưng cũng có cái do...vô tình hay ngu dốt mà đạo của nhau và của cả thế giới. Ví dụ: nghệ thuật sắp đặt “lông, bướm và chim”, triển lãm “đọc sách tại bồn cầu” hoặc “khỏa thân nghệ thuật”, "nghệ thuật thể nghiệm”, “siêu trừu tượng”, ”thơ không vần”, “chữ không nghĩa”...vv...và vv. Tất cả những thứ “mạnh dạn sáng tạo”, “độc lập suy nghĩ” vv...nếu có chữ nghĩa, chả cần phải tốn tiền sang Tây, sang Mỹ, chỉ cần gõ vào Google mà tìm hiểu sẽ thấy ngay: Cái mình tưởng mới, sự thật nó cũ mèm thậm chí đã bị ném đá, chôn vùi cùng với các tên tuổi mà ai cũng tưởng rằng những tài năng lớn sẽ xuất hiện trên một nước nào đó! Vậy mà 90 triệu dân mình vẫn cứ phải chứng kiến cái cảnh một nhóm người tưởng làm cha thiên hạ cũng dễ như lấy cái bằng “tiến sỹ của Đảng ta” nên họ cứ ngang nhiên bắt cả nước mình phải khen thơm những cái đáng phỉ nhổ, nôn ọe đã rành rành!... Và bỗng dưng ...một ý tưởng độc đáo và ..khôi hài.. xuất hiện trong đầu mình: Ừ nhỉ! Ở cái thời đại “nói dối lên ngôi, đạo đức xuy đồi”, ”Lừa bịp thì sống”, “thật thà thì chết”, ở cái thời buổi mà “cái ác thắng cái thiện”, “lẽ phải thua thằng liều”, “pháp luật thua nắm đấm”... này thì: tại sao những tác phẩm như “Thi Vân Yên Tử”, như “Bướm lông và chim”, như “triết lý về cái bồn cầu”, như “Sợi Xích”, như “Yêu một người là dại”, như “Đánh con gì”(số đề)...lại không thể “xứng tầm thời đại” cơ chứ? Còn như những tác phẩm văn học chuyên viết về những bộ phận sinh dục bằng các tên tục “ngoài chợ cá” như...l..,b... cứt, đái,..làm tình, lông lá, bẹn, rốn,.... những nhà “ný nuận niều” khua chiêng gõ mõ cho một thứ văn nghệ ”tự ro” không cần mất sức, phí thời giờ học hành, trường lớp những thứ “ný nuận” bài bản,... cũ rích mốc meo....như: “để hội nhập, ca sỹ thích dùng tiếng nước ngoài hơn là lẽ tự nhiên vì tiếng Việt có dấu khó hát(?)”...hoặc “văn nghệ cũng như hàng hóa, cái gì bán chạy nhất là cái hay nhất” (!?)...mà sao không được trao giải cũng mấy trăm triệu đồng mang tên giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải Thưởng Nhà Nước cơ chứ? Tất cả những cái đó cần được đưa vào báo cáo tổng kết hàng năm của các Hội Văn Nghệ của Đảng và cần kết luận hùng hồn: “Tác Phẩm Xứng Tầm Thời Đại” đã có và có nhiều là đằng khác! ”Thi vân Yên Tử” còn Vượt lên trên cả “Tầm Thời Đại” ...còn vượt cả Nguyễn Du, Nguyễn Trãi... vì nó không chỉ là thơ! Nó là Thánh Thơ, Thần Thơ,...Nó ra đời đâu phải do...Người làm ra! Xứng đáng quá đi chứ! .................Ngày 21/8/2012
LẠI THÊM CHUYỆN CẢ NƯỚC “ĐƯỢC”...BỊP !
Hôm nay có tin bố già Kiên, ông bầu của hai đội bóng bị tóm đúng sau hai ngày kết thúc cái giải Ếch Xim Banh-Vi Lich mà cách đây gần hai năm (tháng 11/2010)_ mình đã chịu không nổi cảnh cả nước tình nguyện lờ đi chuyện nói dối, lừa đảo để được xem đá bóng như...bên Tây! Trong tuần ký số 37 (xem ở đây), mình đã vạch ra những điều cả nước đều biết nhưng chẳng ai muốn nói ra... Cuối bài mình còn làm mấy câu văn vần: “Bầu Hiển, bầu Đức, bầu Trường... Bầu Thành, bầu Thắng nên thương bầu nào? Bầu nào cũng chẳng làm sao Miễn là đừng có đụng vào tiền Dân! Để rồi núp bóng cá nhân Rửa sạch tiền bẩn của quân cướp ngày..." Sự thật thì chẳng có chứng cứ gì để mà cứ nói lấy được, nên mình đành phải tự nhận là “gà mờ” khi đặt vấn đề kinh-tế chính trị vào cái guồng máy bóng đá đang được các báo chí ăn theo “hua-ra” ầm ỹ để kéo cả nước vào cuộc tự đánh bóng của mấy ông “tướng tư bản đỏ” bằng bóng đá có thuê Tây tham gia! Chỉ nhìn tên các đội bóng của các ông ấy cũng thấy ngay là ở Việt Nam “có tiền” (bất kể tiền sạch/bẩn) là phải được tôn trọng bậc nhất!!! Nếu ở các nước các đội Chelsea, Lyon, Barcelona..không có cái tên các ông chủ thì ở Việt Nam, ưu tiên phải gọi hàng ngày là...Hà-Nội Ti-en-nờ-ti, là Đơ-Vit-Xai Ninh Bình...Kiên Long băng-Kiên Giang...còn cả cái giải thì mang tên dài đọc lên muốn gẫy lưỡi: “Ếch- Xim- Băng- Vi- Lích” không đơn giản, vô tư như.. La Liga, Premier League hoặc...Bundesliga, J.League! Tháng này lấy tiền đâu trả cho cầu thủ ? Tỷ, tỷ này tỷ, tỷ nọ treo cho cầu thủ sau mỗi trận đá thắng luôn được thông báo ầm ỹ trên các trang báo lề phải không phải chỉ để kích thích tinh thần cầu thủ cố gắng “đá chết bỏ” để sớm có xe xịn, bồ xinh bằng Công Vinh, Hồng Sơn... Cái cốt lõi là để pi-a-rơ (P.R) cho mấy ông bầu....Tớ làm ăn khấm khá nên mới có thể mở hầu bao rộng rãi đây nè! Và mỗi trận thắng thấy cầu thủ tung hê trên tay mấy ông bầu mà....tức cười vì...ông nào ông nấy trông tướng mạo chẳng có một li ông cụ nào thể thao, thể dục gì cả! Ông thì bụng to, bằng cái mả thằng phản động, ông thì gầy nhom, lùn tịt, măt mày ngơ ngác như bị đánh thức giữa giấc ngủ ngon, ông thì trông “hiền khô” như vừa bỏ cuốc, bỏ cầy, bỏ cưa, bỏ đục lên làm lãnh đạo! Chưa biết chừng nếu hỏi: “thế nào là việt vị?” có khối ông chắc gì đã biết! Vậy mà Tiền đã lái cả một nền bóng đá Việt đi theo một con đường chẳng giống bất cứ nơi đâu trên thế gian này! Từ một nền bóng đá dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng (phục vụ quần chúng, động viên phong trào) chuyển sang một nền bóng đá kinh tế thị trường có định hướng XHCN đúng là một thời cơ bằng vàng ròng cho những tên nhân danh tài trợ bóng đá,được sự bao che của những kẻ có chức có quyền, tiến hành đủ loại áp-phe chính trị-kinh tế... chẳng một đồng vốn mà kiếm cả...núi tiền lời, nhẹ nhàng hơn cho tay vào túi lấy khăn tay, mà vụ tóm cổ bầu Kiên, bầu bóng đá nổi tiếng nhất VN mới chỉ là màn dạo đầu! Hai đội bóng “của hắn” sẽ sống bằng gì? Các cầu thủ, huấn luyện viên sống bằng tiền bẩn của hắn đang cực kỳ hoang mang và đang nháo nhác tìm cách tự cứu! Kiện ai bây giờ? Mất nhà, mất xe, mất cả nghề lẫn...vợ như chơi ..... Với cái khả năng phán đoán 7-8% đúng của tớ, lại xin có vài ý kiến với mọi người: 1-Hãy vận động nhau thóat khỏi cái vụ cả nước bị bịp về bóng đá chuyên nghiệp dỏm này bằng cách: không xem, không nghe, không đọc tất cả những gì về bóng đá Việt Nam, bóng đá Thị Trường định hướng XHCN! Nhất là khi mùa bóng mới trên thế giới đã tiếp tục. Trên truyền hình cáp và trên các computer không lúc nào không tìm ra các trận bóng đá “thật” tuyệt vời! 2-Góp phần vạch trần: ĐỒNG TIỀN DO KHÔNG LÀM MÀ CÓ đã làm Bóng Đá và con người của bóng đá hư hỏng, thoái hóa ra sao ? 3-Tuyệt đối không để con em mình rơi vào cái bẫy “Đào Tạo Trẻ” của Bóng Đá VN cũng như mọi ngành thể dục, thể thao khác, cho đến khi nào cái thể chế này Ngô phải ra Ngô, Khoai phải ra Khoai hẵng hay!
BLOG ĐÀO TUẤN
Những con số, dù nhỏ, đang cho thấy một biểu hiện: Người chống tham nhũng tham nhũng của kẻ tham nhũng. Tình trạng mà đại biểu QH Lê Như Tiến gọi là “Kính thưa hậu hĩnh, kính gửi đậm đà” Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền trước nghị trường đã đặt câu hỏi về vấn đề “lợi ích nhóm”: Có bao che, có lợi ích nhóm khi mà năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng? Đại biểu Lê Như Tiến thì nêu con số cụ thể: 464 vụ chuyển cơ quan điều tra, tức là chưa đến 1% số vụ, trong tình trạng hàng ngàn ha đất, hàng chục tỷ đồng sai phạm bị phát hiện. Phải chăng có xu hướng hành chính hóa các vụ án hình sự? Có việc “lựa chọn hệ số an toàn cao” trong quá trình thanh tra? Có chuyện “Nắn dòng, bẻ ghi, chuyển hướng?”. Đại biểu QH Ngô Văn Minh thì bình luận, một cách hoàn toàn nghiêm túc, rằng: báo cáo của Thanh tra về phòng chống tham nhũng “chỉ có một dòng chấp nhận được”. Đó là “công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu và mục tiêu, tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc, bất bình trong xã hội”. Tổng Thanh tra Chính phủ sau đó đã giải thích rất nhiều, kể ra rất nhiều “biện pháp”: Nào là: Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu. Nào là: Tăng cơ chế phòng ngừa, răn đe. Rồi thì: Xử lý kiên quyết các hành vi tham nhũng. Xóa bỏ cơ chế xin-cho… Ông cũng thừa nhận trách nhiệm: Việc phát hiện tham nhũng và đề xuất xử lý tham nhũng, đây là trách nhiệm của chúng tôi. Ông cũng thừa nhận tình trạng “Nhũng nhiễu, lọt lộ thông tin (trong đội ngũ phòng chống tham nhũng) là có”. Và để minh họa cho quyết tâm, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đưa ra con số: Từ 2007-2012 đã có 16 cán bộ bị xử lý, riêng 2012 xử lý 6 trường hợp, trong đó 2 trường hợp xử lý hình sự, 1 buộc thôi việc. Những con số, dù nhỏ, đang cho thấy một biểu hiện: Người chống tham nhũng tham nhũng của kẻ tham nhũng. Tình trạng mà đại biểu QH Lê Như Tiến gọi là “Kính thưa hậu hĩnh, kính gửi đậm đà”- một trong những nguyên nhân khiến cho tham nhũng ngày càng phức tạp trong khi số vụ phát hiện ngày một ít đi. Nên hiểu thế nào về sự “teo tóp” của kết quả, trong sự khoa trương của quyết tâm chính trị? Đại biểu Đỗ Văn Đương đề cập đến những “mắc mớ về quyền lực và tiền bạc” như là một trong những nguyên nhân việc xử lý tham nhũng đang ngày một ít đi. “Muốn thoát ra được thì nên chăng xem lại vị trí độc lập của cơ quan phòng, chống tham nhũng”- ông nói. Một vị thế độc lập sẽ khiến người chống tham nhũng thoát được vấn đề nhóm lợi ích chi phối, trong nhiều trường hợp thậm chí- theo hệ thống hành chính trên/dưới. Còn ông Nguyễn Đình Quyền thẳng thắn: Đây là vấn đề trách nhiệm, chủ yếu là nguyên nhân chủ quan chứ không phải khách quan. Chủ quan, có nghĩa là từ chính chúng ta. Thế nên, cũng phải thông cảm cho Tổng thanh tra khi ông không đưa ra bất kỳ con số hay giải thích nào xung quanh “bộ phận không nhỏ”, không có bất cứ chỉ số đo lường mức độ tham nhũng, bất kỳ mốc thời gian nào tham nhũng sẽ bị đẩy lùi.
BLOG THÙY LINH
Mình tự hỏi, do đâu người Việt chịu đựng rất giỏi áp lực bởi những tin tức liên tục được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian dài đến vậy? Thường ở các nước phát triển, chỉ cần hé ra một phần nhỏ như tin tức đăng tải ở Việt Nam chắc đã xảy ra ít nhất là các cuộc tuần hành của “quần chúng tự phát”, những cuộc chất vấn ở quốc hội, những cuộc điều tra…Vì những tin tức không hề bé nhỏ, hầu như liên quan đến cuộc sống thiết thực, thậm chí tính mạng của người dân. Mỗi ngày sự leo thang của tin tức ngày càng cao và giá trị những tin tức ngày càng sát thực. Ngoài biển Đông, tình hình leo thang, sự ngạo mạn của Trung Quốc đến mức khiến người bi quan tin rằng, Việt Nam đã mất biển Đông vào tay Trung Quốc. Trên đường phố, chợ búa, thậm chí trong từng mâm cơm gia đình tràn ngập thuốc độc giết người và tự sát tập thể qua các món ăn, trái cây tẩm thuốc độc từ Trung Quốc và do chính lòng tham của người Việt tạo ra. Kinh tế thì những từ như “lũng đoạn”, “bố già”, “thâu tóm”, “lợi ích nhóm”…chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế, mà hệ lụy của nó sự bất ổn, tham nhũng, kiệt quệ, lạm phát…Người nghèo đã bị đẩy đến tận cùng của cái nghèo. Người giàu còn khiến kẻ giàu xứ khác phải kinh ngạc, lắc đầu về sự ăn chơi, tiêu pha. Một xã hội mà các cuộc giết người, hiếp dâm, chém giết…gần như là tin tức hàng ngày trên các báo khiến những bà mẹ nghiêm khắc, lo lắng không muốn con cái mình đọc được. Nền văn hóa “đậm đà bản sắc” ngoài những cuộc thi đủ thứ, trừ những cuộc thi sáng tạo, bổ ích, còn lại chủ yếu chuyện nói qua nói lại từ các scadal, cuộc sống của sao nọ, vip kia. Nhìn lại nền chính trị từ trước tới nay khác nhau ở chỗ nào? “Vua càng (được đề cao) quí bao nhiêu thì dân càng hèn bấy nhiêu…, gây nên cái chính trị đồi bại…Cái không khí áp chế chỗ nào cũng nằng nặc khó chịu, xuống đến bậc dân thì không còn dân đạo, dân quyền gì nữa. Hai mươi mấy triệu người tôn một người lên, rồi bảo rằng phải trung với người ấy. Người ấy bảo sống được sống, người ấy bảo chết phải chết, người ấy bảo phải thì phải, người ấy bảo quấy thì quấy, ta không hiểu cái chữ “trung” là thế nào vậy…Vì vậy ngôn luận không được tự do mà ý kiến bế tắc, toàn dân trong nước chẳng khác gì bầy trâu, chỉ biết ăn no vác nặng, rồi tùy ở anh cầm cày bảo đi đâu thì đi thôi” – Lời đúc kết của nhà sử học Trần Huy Liệu đúng hơn bao giờ hết với nền chính trị Việt Nam hôm nay. Hóa ra chưa có bất cứ sự thay đổi nào khi đạo đức Khổng Tử xâm nhập sâu đến vậy trong đời sống xã hội và thành đạo đức chính trị của con người. Cái đáng sợ nhất của đạo đức nho giáo chính là đập tan sự đa nguyên ngay trong tư duy con người và tạo nên những giá trị giả dối. Cái này đến giờ vẫn được thừa kế nguyên xi trong tư duy của các nhà tự nhận là cộng sản. Trên báo Tuổi trẻ hôm nay có bài viết về con đường kiếm tiền của bầu Kiên sao mà dễ dàng đến vậy…(http://tuoitre.vn/Kinh-te/508044/Thu-doan-kinh-doanh-trai-phep-cua-bau-Kien.html). Tại sao anh ta có thể nhảy một “vũ điệu” hoàn hảo có tên “tay không bắt giặc” trước mắt toàn thể xã hội trong nhiều năm? Một kẻ cướp, ăn cắp nhưng luôn có khẩu khí của một chính khách bộc trực, năng nổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm khiến nhiều người bị thôi miên? Một chính phủ, một nền chính trị “ưu việt” dường như ngủ lịm khi anh ta và nhiều kẻ khác đang nhảy múa? Những ai tham gia “vũ điệu” này đã tạo nên một “sân khấu” mà khán giả bị coi là những người khiếm thị? Hay chính nền chính trị, một chính phủ đã bị “khiếm thị”? Hỏi nền chính trị và xã hội Việt Nam hiện nay cần cái gì nhất? Sự ổn định? Liệu có ổn định được không với những gì đang xảy ra? Liệu có ổn định được lòng dân hay không nếu họ tiếp tục bị cướp bóc, đàn áp hàng ngày? Sau tất cả những tin tức như PMU18, Vinashin, Vinaline, Ngân hàng, Thị trường tài chính… người dân vẫn mù tịt về con đường trước mặt? Không thể vui nổi. Là nỗi đau còn lại sau những câu chuyện không tưởng tượng nổi đang dần lộ diện khi cái bọc thép kín lâu nay bị gỉ nên bục ra. Ông Thủ tướng điều hành chính phủ và đứng đầu trưởng ban chống tham nhũng vẫn bình yên tổ chức cuộc họp để tuyên dương những người vừa bắt bầu Kiên, ra lệnh bắt Dương Chí Dũng…mà không hề có lời xin lỗi và nhận trách nhiệm? Hay chính phủ dành quyền từ chức cho nhân dân? Dường như xã hội chúng ta đang trượt đi quá xa những gì có thể sửa chữa…Vậy ai có thể bắt đầu lại cuộc hành trình dân tộc? Sức lực, trí tuệ, tư duy, văn hóa…có đủ bảo đảm cho sự thay đổi đó không? Nhưng không thay đổi thì chẳng còn con đường nào khác. Bỗng buồn khi nhớ tới câu ngày bé mình thường đọc chơi: “Đại phong là gió to. Gió to thì đổ đình. Đổ đình thì đổ chùa. Đổ chùa thì tượng lo. Tượng lo là lọ tương”. Khi còn bé cách chơi chữ nghĩa chỉ để đùa cười. Giờ lớn tuổi chợt nghĩ vẩn vơ: không lẽ để biết mùi cuộc đời giản dị như lọ tương thơm thảo có khi cần đến một cơn gió ĐẠI dám phá bỏ những gì tạm coi là thiêng liêng chăng? Thương lắm Việt Nam…
BLOG NGUYỄN THÔNG
Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012
Tôi viết những dòng này khi đang rất tỉnh táo nhưng cũng đầy bức xúc. Kể từ khi xảy ra vụ cưỡng chế đầm Vươn - cống Rộc (ngày 5.1) đến nay đã 7 tháng 18 ngày; từ khi Đoàn Văn Vươn bị bắt tạm giam vào đề lao Trần Phú, sau đó là Đoàn Văn Quý cùng 2 người khác vào theo thì kém một ngày. Một ngày tù nghìn thu ở ngoài, anh em Vươn - Quý đã trải mấy trăm nghìn năm ngục thất mà không được mở miệng khao khát tự do. Họ bị giam giữ vì lẽ gì. Pháp luật nhà nước thì khép họ vào tội giết người, tàng trữ và sử dụng vũ khí trái phép, chống người thi hành công vụ... Toàn những tội có thể khép án tử. Đông đảo người dân, ít nhất là nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng thì bảo tội duy nhất của họ là thực hiện quy luật có áp bức có đấu tranh, phản kháng lại những kẻ phá nhà cướp đất, tước đoạt quyền sống của mình. Giữa chính quyền và dân, cán cân công lý chưa biết nghiêng về bên nào, nhưng anh em Đoàn Văn Vươn trước hết đã phải gánh chịu. Sự thiệt thòi lớn nhất là họ bị mất quyền tự do tối thiểu của con người. Đã 7 tháng 17 ngày "tù nhân ngửa mặt ngắm trời tự do" (Hồ Chí Minh). Mọi việc xảy ra giữa ban ngày, có sự chứng kiến của hàng nghìn người dân lương thiện. Họ không phải những đối tượng ngoan cố, phản động, thù hằn chính quyền; không phải những kẻ rắp tâm phá hoại thành quả cách mạng; không phải bọn lưu manh côn đồ; không phải bọn lưu manh chính trị có tổ chức; nói chung không phải kẻ thù không đội trời chung của chế độ, họ chỉ là những người nông dân chân đất vùng bãi chua phèn huyện nghèo Tiên Lãng đã bao năm cam chịu, nhẫn nhục làm ăn, cực chẳng đã mà phải vùng lên. Không có gì ẩn khuất trong sai phạm của họ đến mức phải gia hạn điều tra, kéo dài một cách khó hiểu như vậy. Nếu có chút gì cần làm cho tỏ thì chính là sai phạm (nếu không muốn nói là tội ác) của những cán bộ thoái hóa, biến chất phá nhà, hủy diệt, cướp bóc tài sản của gia đình ông Quý, ông Vươn. Nhưng tôi tin rằng người ta không muốn điều tra theo hướng đó. Những gì còn sót lại của gia đình ông Vươn sau cuộc tàn phá có tên gọi cưỡng chế Tại sao người ta, những người có trách nhiệm từ thấp đến cao, không nghĩ đến sự thực: những người như ông Vươn, ông Quý có đáng phải giam giữ lâu để điều tra đến như vậy không. Chỗ mà anh em ông Vươn đang được "thụ hưởng" trong tù, đúng ra phải là sở hữu của những kẻ như Dương Chí Dũng. Nhưng thật trớ trêu. Tại sao người ta không nghĩ đến mấy gia đình nông dân nghèo đang tan đàn xẻ nghé, sản xuất mưu sinh ngưng trệ khó khăn, người trụ cột chính của gia đình phải mòn mỏi trong tù, người đàn bà chân yếu tay mềm lăn ra gánh vác, chèo chống cho con thuyền khỏi rã nát. Thời thực dân phong kiến cũng không đến nỗi như thế. Mà họ có khao khát gì ghê gớm đâu, họ chỉ cần "thương yêu" (như họ từng khắc trên lối bê tông vào nhà). Hai chữ khắc trên lối vào nhà Vươn Tại sao người ta không muốn nhanh chóng lấy lại lòng tin đang cạn dần trong nhân dân bằng cách sớm hoàn tất điều tra, sớm đưa ra xét xử anh em Vươn, Quý một cách công bằng, thuận công lý. Tội của anh em ông Vươn ông Quý sẽ có công lý (tôi không dám nói là pháp luật vì pháp luật đang trong tay chính quyền) phán quyết. Phần đúng sai sẽ thuộc về bên nào, tôi chưa biết. Nhưng tôi xin nhắc lại lời của một bậc đàn anh mà tôi rất kính phục, thiếu tướng Phạm Chuyên, bác ấy bảo rằng: Thua nhân dân chẳng có gì phải xấu hổ cả! Tôi đã có 3 ngày lặn lội ở cống Rộc sau vụ việc, chứng kiến cảnh tang thương; đã gặp hàng chục người dân lương thiện làng Chùa, xã Vinh Quang và viết về họ (xem ở đây và đây). Nay sau 7 tháng 17 ngày u ám của những con người đang chưa biết ngày nào được giáp mặt thần công lý đó, thấy gần như dư luận đang lãng quên bi kịch của họ, tôi chỉ biết thốt lên rằng: Hãy trả tự do cho Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý! 23.8.2012 Nguyễn Thông (Những người nào định bắt bẻ tôi, hãy đặt mình, gia đình mình vào trường hợp của Đoàn Văn Vươn đi đã)
FACEBOOK NGƯỜI BUÔN GIÓ
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67. Vệ Kính Vương năm thứ hai, ngày Ất Mão, tiết Lập Thu ở phía bắc ngoại ô kinh thành phát hiện được một vụ giết người. Người chết là nữ, bị chặt đầu treo trên xà nhà, xác vất dưới bếp. Nước Vệ ngày càng nhiều chuyện giết nhau ghê gớm như cơm bữa. Dân tình thảm sát lẫn nhau hàng ngày. Người ta giết nhau trực tiếp bằng dao chưa đủ. Còn vì mưu lợi mà trộn thuốc độc hại vào thực phẩm để trục lợi khi mua bán, người chết dần vì bệnh ngày càng đông. Ở nhà thương lúc nào cũng chật kín người bệnh. Đã thế trời lại không khoan dung cho cái xứ ấy, làm mưa, khiến lũ liên miên, năm nào cũng có vô số người chết vì thiên tai. Chỉ cơn mưa to là chết mấy chục mạng, đừng nói chi là bão lũ. Gần Châu Diễn có cỗ xe chở người hành hương, qua địa phận đó bỗng lao xuống vực sâu. Trước đó sập hầm ở đây chết rất nhiều người. Châu Diễn là nơi phát tích của nhà Sản, quê hương của tiên đế. Chả hiểu sao mấy năm gần đây ở phía ấy loạn lạc, cướp phá, tai nạn, lũ lụt xảy ra liên miên. Đại thần nghị chính kiêm tổng quản nghị trường là Sanh gốc ở nơi ấy, Sanh cằm vuông, môi mỏng, mắt rắn, trán bóng thuộc loại thâm trầm, kín kẽ, nhiều mưu kế. Sợ long mạch quê nhà động mới vờ làm cái đền thờ thân quyến tiên đế. Thực ra là trấn yểm cho mệnh của mình. Đền khởi công dịch bệnh, thiên tai vẫn không dứt, thậm chí còn hoành hành khắp cả nước. Người ở chợ có kẻ nói rằng có lẽ long mạch hở từ lâu, giờ chả còn nguyên khí, có hàn hay trấn lại cũng chả ăn thua. Khí trời chỉ cho từng ấy là tận, còn đâu mà giữ nữa. Vệ Kính Vương là người không tin vào chuyện hoang đường, ngài vốn là học sĩ của thuyết duy vật, trình độ uyên bác, lập luận biện chứng dựa trên khoa học, thực tế. Kính Vương cho rằng chẳng phải vì khí số nhà Sản tận, mà chẳng qua do quan lại triều đình tham nhũng, quan liêu gây ra. Xưa nay đức năng thắng số là chuyện thường. Vệ Kinh Vương mới ban lệnh kiểm điểm tư cách, trình độ quan lại trong triều. Ngày Quý Sửu tháng Ngâu ,nhân đêm tối,triều đình bủa vây biệt thự của Bạch Thủ đại gia ở phường Quảng Yên phía Bắc kinh thành, bắt về ngục tối chờ xem xử vì tội lũng đoạn nền kinh tế. Bạch Thủ đại gia giàu nứt đố, đổ vách, thuộc hàng phú gia địch quốc, chỗ nào cũng có cổ phẩn, hùn vốn. Tin Bạch Thủ đại gia bị bắt khiến thị trường xao động, ngành tín dụng sụt giảm thê thảm. Triều định lập tức xuất kho bạc ra ứng cứu ngành tín dụng. Bạc vừa trong kho xuất ra, chưa đến nơi thì các bộ ngành thuộc quyền của tể tướng Bạo đã ngấp nghé nâng giá những mặt hàng thiết yếu, dù trước đó vừa tăng giá xong. Trong nước chính sự, đời sống, kinh tế rối loạn. Giá cả leo thang, bệnh dịch, mua điêu bán dối, phường đạo tặc giết người cướp của, hiếp dâm liên miên, càng ngày càng dã man hơn. Bởi thế việc quân Tề tung hoành ngoài xâm lược biển nước Vệ, chả ai mà nhớ đến. Người chiến sĩ ăn chơi sa đoạ, không gìn giữ sức mình, trữ lưỡng, luyện võ. Khi giặc đến sân nhà, mới khám bệnh, bốc thuốc có phải là muộn rồi không.? Chi bằng dốc sức bắt hết những kẻ tham nhũng, là thượng thư, đại thần lấy hết tài sản của chúng tham nhũng chất chứa đầy nhà mà mua sắm vũ khí. Liều trận với quân thù, nếu có dứt số trời thì còn được tiếng thơm mãi sau này, được hậu thế xá tội cho những sai lầm trước đó. Còn chấn chỉnh để kéo dài thêm vận khí của mình. Để giang sơn, lãnh thổ rơi vào tay giặc đó cũng chỉ là mưu lợi cho mình. Đất trời nào dung mà không làm mưa gió? http://www.diendantheky.net/2012/08/ghe-tham-cac-blog-27082012.html