Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

QUI HOẠCH



1. Mấy tháng nay cả nước nhìn về thủy điện sông Tranh II. Đầu tiên là các vết nứt thân đập, xử lý mãi mà vẫn rò rỉ nước. Tranh luận loạn xà ngầu giữa nhà đầu tư, quản lý với báo chí, dân tình, các nhà khoa học…Chưa xong  thì tiếp tục có những cuộc động đất liên hồi kỳ trận. Khi các nhà quản lý, khoa học tiếp tục tranh luận về các cơn rung lắc thì động đất tiếp diễn như cơn lên đồng. Bà con dưới chân đập nghỉ cả làm ăn để lo nhà cửa, đối phó với nguy cơ, người thì bỏ vào rừng dựng lều trại ở tạm để khỏi sợ hãi…EVN thì nói họ đã khảo sát kỹ trước khi xây dựng nên có thể yên tâm. Cứ liệu khoa học mà EVN dẫn ra vừa qua đã bị tiến sỹ Lê Trần Chấn cho rằng, EVN đã sao chép và bóp méo thông tin của ông nghên cứu về động đất, không liên quan gì đến vùng sông Tranh, nhất là thủy điện sông Tranh. Còn mấy hôm nay thì các nhà khoa học trong một điều tra độc lập cho rằng đã sai lầm khi chọn địa điểm xây dựng đập thủy điện này. Chưa ngã ngũ ai sai ai đúng? Nhưng động đất thì không biết cả nhà quản lý lẫn các nhà khoa học. Hôm qua ở Hải Phòng và Hà Nội còn có cơn động đất nhẹ. Không biết hiện tượng động đất liên tục ở Việt Nam vào thời điểm này có liên quan gì đến nhau? 

Cội nguồn dân tộc Việt Nam chuyển dần xuống phía Nam? (Thuyết Âm Mưu?)


Những năm gần đây xuất hiện xu hướng bác bỏ truyền thuyết Hùng Vương, trong đó có cách lập luận cho rằng bộ tộc Việt Thường thị (thuộc vùng Nghệ An-Hà Tĩnh ngày nay) là trung tâm nguồn cội của người Việt. Cơ sở của lập luận này dựa vào chứng cứ ngôn ngữ và chữ viết của Việt thường thị đã được ghi trong sử sách Trung Hoa (!?). Trong số những tác phẩm nghiên cứu loại này có bài  "Đâu là quốc đô đầu tiên của người Việt" của tác giả   Phan Duy Kha với lời kết luận rất đáng tranh luận như sau: 

"Trước thời đại Hùng Vương hàng ngàn năm, ở vùng Khu IV cũ (bao gồm Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị - Thiên ngày nay) mà trung tâm là vùng núi Hồng sông Lam, đã từng tồn tại một bộ tộc Việt Thường của người Việt cổ, có trình độ văn minh cao, đã có chữ viết và làm được “quy lịch”. Trên cơ sở của nền văn minh đó, về sau này trên đất nước ta dần dần xuất hiện ba quốc gia: đó là quốc gia Văn Lang của các vua Hùng ở phía Bắc, quốc gia Lâm ấp (Chăm-pa) ở miền Trung và quốc gia Phù Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ trước đến nay, nhắc đến nền văn minh Việt cổ, chúng ta chỉ chú trọng đến thời kỳ Hùng Vương mà bỏ quên nền văn minh Chăm pa, nền văn minh Phù Nam và trước đó hàng ngàn năm là nền văn minh Việt Thường thị. Phải chăng, chúng ta đã thiên lệch và phiến diện lắm sao?"

"Tư bản đỏ" Trung Quốc hối hả tìm bãi đáp



“Tư bản đỏ Trung Quốc” đang lũ lượt ra đi. Có một thứ hàng xuất khẩu từ Trung Quốc mà dường như hiện nay không ai ngăn cản nổi – đó là các triệu phú (đô la). Nói cách khác, những tư bản đỏ ngày nay không còn tin vào cái gọi là kinh tế thị trường theo đặc tính XHCN Trung Quốc, với quá nhiều đe dọa bất an tiềm ẩn. Họ tìm cách ra đi không phải với hai bàn tay trắng, nhưng với số của cải tích góp được một cách bất thường trên lưng hơn một tỷ người nghèo khắp lục địa này.

WIKILEAKS: AI ĐƯA NGUYỄN TẤN DŨNG LÊN ĐỈNH CAO QUYỀN LỰC ?



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9d/Dung_Micro.jpg/250px-Dung_Micro.jpg
Hà Giang
-
Trong một chuyến viếng thăm tỉnh Kiên Giang vào hai ngày 6 và 7 tháng 4 năm 2006, ông Seth Winnick, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã tìm hiểu qua giới chức địa phương về thân thế một nhân vật từng có thời niên thiếu ở vùng này, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng Việt Nam.
Những dữ kiện thu thập trong chuyến đi được ông Seth Winnick tường trình trong công điện ngày 13 tháng 4 năm 2006, gửi về cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Ðốn, vẽ nên chân dung ông Dũng như một người con yêu của Kiên Giang, và giải thích lý do tại sao sự nghiệp chính trị của ông Dũng chỉ trong một thời gian ngắn đã lên như diều gặp gió.
Theo một công điện của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Ðốn, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có sự nghiệp chính trị rất thuận buồm xuôi gió, vì được sự hậu thuẫn của cả Lê Ðức Anh, cựu chủ tịch nước, thuộc thành phần bảo thủ, và Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)

TƯƠNG LAI ĐỘI TÀU SÂN BAY CỦA TRUNG QUỐC


TTXVN (Angiê 30/9)
Mạng tin “Địa chính trị” mới đây đăng bài phân tích về tương lai đội tàu sân bay của Trung Quốc, nội dung như sau:
Tin tức vừa mới lan truyền trên thế giới, đó là Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa được bàn giao một “tàu sân bay”. Cần điểm lại một chút tin tức. Năm 1998, Ucraina đã bán cho Trung Quốc tàu sân bay Varyag đang đóng dở của Liên Xô. Đây là chiếc thứ hai thuộc lớp Kuznetsov. Lý do mua tàu này được phía đối tác Trung Quốc đưa ra nhằm xây dựng một sòng bài nổi (như sòng bài trên tàu sân bay lớp Kiev cũ hay tàu sân bay lớp Minsk làm bảo tàng). Một số nước không dễ bị lừa từ hành động mua tàu Varyag của Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa tuyến đường qua eo biển nước này (từ biển Dardanelles và Bosporus) không cho vận chuyển tàu Varyag đi qua. Các vùng eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ chịu sự quản lý theo các hiệp ước quốc tế (như Công ước Montreux) cấm các tàu sân bay đi qua. Do đó việc vận chuyển tàu Varyag gặp đôi chút khó khăn khi rời Biển Đen. Tàu Varyag rời Ucraina năm 2001 và đến cảng Đại Liên Trung Quốc năm 2002.

Xài xe “Hệ thống” của Bọn Tư bổn thì Tài xế có ngủ gục cũng không thể lọt hầm! (*)


Xin trích một đoạn trong bài: “Tò mò để làm gì” (**) của  tác giả Tô Văn Trường đăng trên trang Ba Sàm ngày 03/10/2012:
“…Một số thứ có vẻ thuộc về tầm cỡ “hệ thống” thấy vẫn như cũ – kinh tế nhà nước vẫn là chủ đạo, nhiều tập đoàn nhà nước vẫn độc quyền trong các lĩnh vực kinh doanh của mình, đất đai vẫn là sở hữu toàn dân, vẫn là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Đảng vẫn độc quyền lãnh đạo đất nước theo chế độ toàn trị, không có tam quyền phân lập…”

Mình xin giải thích thêm một cách nôm na dựa trên ý của bác Trường như sau:
Cái cỗ xe “hệ thống” này của ta thì nếu có tài xế giỏi như cỡ bác Obama bên Mỹ hay Noda bên Nhật ngồi lên lái mà làm cho nó chạy nhanh hơn thì mình nghĩ nó cũng chỉ chạy nhanh hơn tí ti so với tài xế Dũng của ta lái. Và nếu đổi bác Dũng nhà ta sang lái cỗ xe mà bác Noda đang lái bên Nhật thì cho dù bác Dũng có lái kém hơn bác Noda thì cũng chỉ làm cỗ xe ấy chạy chậm hơn chút xíu, đấy là chưa nói nếu bác có ngủ gật mà đánh tay lái nhầm thì cái hệ thống lái tự động “tam quyền phân lập” nó sẽ tự động điều chỉnh để cỗ xe vẫn chạy an toàn.
Vì vậy, xin chia sẻ với bác Trường – mình cũng không háo hức về việc có thay người lái trên cái “cỗ xe hệ thống” của ta hay không vì với “cỗ xe” ấy thì ai lái rồi cuối cùng cũng thế thôi. Nếu vẫn giữ nguyên cái hệ thống lái của cái “cỗ xe hệ thống” ấy thì còm sĩ tôi chẳng quan tâm đến việc thay đổi tài xế (hay thậm chí cả tổ lái). Nhưng nếu Hội nghị này đưa ra quyết định dũng cảm cải tiến lại cỗ xe, ít nhất thì cũng lắp hệ thống lái mới thì đó sẽ là một cuộc cải cách vừa Sang Trọng vừa Hùng Dũng thực sự,  xứng đáng với những cái tên mà cha mẹ “các bác tổ lái” đã đặt cho các bác, và nó sẽ ghi vào thế kỷ 21 một mốc son trong lịch sử  đầy thăng trầm của nước nhà. 
Hahien’s Blog
__________

Nhập siêu từ Trung Quốc là bình thường!


Thứ Năm, 04/10/2012 22:48

Đó là ý kiến của ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương

* Phóng viên: Theo số liệu 9 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, trong khi Việt Nam xuất siêu được 34 triệu USD thì riêng thị trường Trung Quốc (TQ) lại nhập siêu đến 11,3 tỉ USD ?
- Ông Đào Ngọc Chương: Việc chúng ta nhập siêu nhiều từ TQ cần phải phân tích kỹ cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước. Trong tay tôi có số liệu của Tổng cục Hải quan đến hết tháng 8, chúng ta xuất khẩu vào TQ hơn 8,3 tỉ USD và nhập khẩu hơn 18,2 tỉ USD (nhập siêu gần 10 tỉ USD). Trong đó, 10 mặt hàng chủ yếu nhập khẩu phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu chiếm hơn 15 tỉ USD gồm máy móc, thiết bị; dụng cụ, phụ tùng khác 3,41 tỉ USD; điện thoại các loại và linh kiện 2,09 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2 tỉ USD; bông vải sợi nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu thành phẩm, khí đốt hóa lỏng và các sản phẩm từ dầu mỏ, nguyên liệu chất dẻo, phân bón thức ăn gia súc... Đến 90% nhập khẩu từ TQ là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất trong nước. 
 

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải


Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng.

Cả nước nháo nhào vì Quan Làm Báo! Sự lạc hậu trong tư duy


Vừa mới xem cái phóng sự của VTV - chương trình thời sự đêm trung thu mới thấy cái lèo lá của báo chí, cái khát vọng minh bạch thông tin nó phải lách như thế nào? Nó phải đúng chủ trương như thế nào!

Cả nước nháo nhào vì Quan Làm Báo! Thật anh không hiểu nổi? Tại sao lại phải sợ Quan Làm Báo? Tại sao phải ngăn chặn những trang mạng có thông tin độc hại. Người ta có ai thích uống thuốc độc đâu? Trừ khi muốn tự tử.
 
 
Tại sao lại cứ bắt báo chí phải tiến hành nhiệm vụ định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội theo đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước? Như thế thì đời nào, đời nào mới có minh bạch thông tin cho được? Mà không minh bạch thông tin nghĩa là có khuất tất.

Nghĩa là sợ dư luận!

Tham nhũng vặt nhưng nguy hại lớn




Kami

-


 




Tham nhũng được coi là giặc nội xâm, là một vấn đề nhức nhối trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy. Tác hại của tham nhũng sẽ tác động đến mọi mặt của cuộc sống, ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển của quốc gia, nó còn là một loại thuế ‘bổ sung” không chính thức mà người nghèo. Không những thế, tham nhũng còn tạo ra sự chia rẽ và bất bình đẳng và xung đột xã hội, từ đó dẫn đến việc vi phạm quyền con người. Vì tham nhũng là một hình thức đặc biệt nguy hại gây ra sự phân biệt đối xử. Mục đích của nó là để nhận được lợi ích, đặc ân từ những người nhận hối lộ, là hình thức phân biệt và chống lại những người nghèo.

Làm dân khó hơn làm bộ trưởng


 

Trong khi Bộ GTVT đang “bội thực” vốn với ngót 15 ngàn tỷ “phải” giải ngân thì ở Tiền Giang, những “Hai Lúa” tự bỏ tiền túi để làm thay công việc của Bộ trưởng Đinh La Thăng là sửa quốc lộ.

Ngót 15 ngàn tỷ, có nghĩa là mỗi tháng Bộ GTVT sẽ phải “tiêu” 3.743 tỷ đồng, gấp đôi với mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Nghĩ mà lo thay cho Bộ trưởng Thăng. Thiếu tiền đã là một sự khốn nạn. Nhưng nhiều tiền quá có khi cũng chẳng sung sướng gì bởi bỏ tiền vào đâu thực ra cũng đáng nát óc để nghĩ, kể cả chuyện “phần trăm phần nghìn” như Bộ trưởng đã từng lo, bởi chưng con đường nào giờ cũng nát như tương, cũng “xuống cấp và kêu gọi đầu tư”.


Chuyện xăng dầu


Hôm qua buổi tối đổ xăng ở cây xăng Pasteur, cô gái bên cạnh lúc trả tiền, đưa tiền cho chị bơm xăng bằng hai tay. Hai tay cầm tiền đưa. Phải một nghìn năm rồi mới thấy động tác lễ phép như thế. Bèn nhìn cô gái, thấy không xinh lắm, nhưng rất trẻ, chắc còn đi học. Còn cái xe cô đi thì ngược lại, già lắm.
Hồi xưa lúc mới vào Sài Gòn, có lần ngồi ở cổng cơ quan với anh bảo vệ trẻ. Giám đốc của bên đối tác đến làm việc, anh bảo vệ đứng lên khoanh tay: “Dạ thưa chú đến gặp giám đốc bên con”.
Nghĩ lại cảnh này, thấy chưa đến một nghìn năm không gặp cử chỉ lễ phép.
Mà sao như đã nghìn năm.
Hôm trước nữa đứng đèn đỏ trước cửa Petrolimex Lê Duẩn. Có em đi xe Vespa nói chuyện điện thoại: “Có nô na xim rồi lo gì”.
Đi một đoạn mới nghĩ ra là cô ấy nói về nano sim cho iPhone5.
Vậy là Steve Jobs chết đã gần một năm rồi đấy.

http://5xublog.org/2012/10/04/chuyen-xang-dau/

Bà Yến: Tôi không phải ‘Quan làm báo’

BBC tiếng Việt




Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ cáo buộc bà và em trai, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, có liên quan tới trang tin Quan làm báo.