Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Hệ lụy của sở hữu chéo

(28/08/2012)
Những kẽ hở trong luật pháp, hay nói cách khác là sự buông lỏng trong quản lý, thiếu giám sát chặt chẽ đã khiến ngành ngân hàng nảy sinh nhiều hệ lụy. Mà vụ việc của "bầu” Kiên là một ví dụ. Dư luận hoài nghi, vụ việc của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là một trong rất nhiều đại gia thao túng ngân hàng chưa lộ diện.
Sở hữu chéo và những rủi ro
Trước những nghi vấn của dư luận về thực trạng nói trên, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đang có những động thái nhằm giám sát việc sở hữu chéo ngân hàng với những quy định chặt chẽ hơn. Một chuyên gia ngành tài chính ngân hàng nhận định: Động thái này của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm này dù hơi muộn nhưng cần phải làm ngay để bảo đảm tính an toàn cho thị trường tiền tệ nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, không khó để những người muốn sở hữu tỷ lệ lớn hơn quy định, họ có thể không cần đứng tên mà vẫn chi phối ngân hàng thông qua một đối tượng thứ ba. Bởi vậy, lâu nay, trên thị trường ngân hàng, vẫn diễn ra tình trạng đầu tư "lòng vòng” giữa các ngân hàng với nhau.
Việc này theo các chuyên gia ngành ngân hàng, không phải là sai vì không phạm luật. Song nó lại gây ra một tình trạng là sẽ tạo một nguồn vốn chủ sở hữu ảo, đe dọa đến sự an toàn của toàn hệ thống. Theo con số báo cáo mà các ngân hàng đưa ra, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại hiện ở mức "có thể an tâm” khi mà có ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn trên 30%. Nếu so với tỷ lệ an toàn vốn trung bình ở các nước có nền kinh tế mạnh chỉ đạt 8 - 9%, thì tỷ lệ này của ngân hàng ở Việt Nam là khá cao. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là con số thực. Nếu thực sự các ngân hàng an toàn vốn 20-30% như báo cáo trên giấy, thì hoàn toàn có thể tự giải quyết được nợ xấu, không cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Song thực tế, thời gian qua lại chứng minh ngược lại: Nợ xấu cao chồng chất và các ngân hàng méo mặt vì nó. Điều này đặt ra nghi vấn: Những con số an toàn của các ngân hàng phải chăng chỉ là con số ảo?
Một rủi ro nữa sẽ trở thành hệ lụy của sở hữu chéo, đó là tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăng mạnh. Chẳng hạn khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Ngoài ra, khi các ngân hàng sở hữu cổ phần của nhau, sẽ tạo thành một mạng lưới mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh ngân hàng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách. Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.
Hạn chế đầu tư của các ngân hàng thương mại
Và như vậy, rõ ràng, sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một hình thức dễ dàng dẫn đến những đổ vỡ cho toàn hệ thống ngân hàng. Vậy nhưng, thời gian qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã quá lỏng lẻo trong việc giám sát tình trạng này. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu, trong khi ở các nước trên thế giới đều có quy định để hạn chế xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn của ngân hàng và các doanh nghiệp sân sau thì ở Việt Nam lĩnh vực này chúng ta lại quá "non”, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý sở hữu chéo nên dễ dàng bị các đại gia "qua mặt”, họ dễ dàng dùng tiền của dân (lấy từ ngân hàng) để đầu tư. Mặt khác, có thể có những ngân hàng mà vốn chủ yếu được tạo nên do được rót vào bằng tiền gửi tiết kiệm của dân từ ngân hàng trong nhóm. Khi có sự cố xảy ra, những đổ vỡ hàng loạt (kết cục của sở hữu chéo) là điều khó tránh khỏi.
Ngoài ra, theo TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tình trạng nhập nhèm giữa chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay cũng là một trong những yếu tố gây nguy hại cho toàn hệ thống. Việc các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua. Và như vậy, theo các chuyên gia tài chính, ngân hàng, nếu tiếp tục buông lỏng trong quản lý cũng như thiếu chặt chẽ trong giám sát, ngành ngân hàng sẽ dễ dàng trở thành "miếng bánh ngon” để các nhóm quyền lực thao túng. Mà hậu quả của nó (khi những nhóm quyền lực bị xung đột về lợi ích) thì không thể lường trước được sự đổ vỡ của nó sẽ lớn đến mức nào.
Duy Phương
http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/daidoanket.vn/He-luy-cua-so-huu-cheo/9202894.epi
Ðấu đá ở thượng tầng trong đảng CSVN tăng cường độ
Sunday, August 26, 2012 HÀ NỘI (NV) - Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Không phải chỉ người Việt Nam ở trong nước nhìn thấy những dấu hiệu bất bình thường ít khi lộ diện ở thượng tầng quyền lực đảng CSVN, giới chuyên gia ngoại quốc theo dõi chuyện Việt Nam cũng nhìn thấy ngay sự việc. Ông Nguyễn Ðức Kiên, tức bầu Kiên, người có nhiều cổ phần tại một số ngân hàng ở Việt Nam, được coi là nhân vật thân cận với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, bị bắt ngày 21 tháng 8 với cáo buộc kinh doanh tài chính “bất hợp pháp.” (Hình: STR/AFP/Getty Images) Ngày Thứ Ba, 21 tháng 8, ông Nguyễn Ðức Kiên, tức bầu Kiên, cựu phó chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Ngân Hàng Á Châu (ACB), người có nhiều cổ phần tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam, bị bắt giam với cáo buộc kinh doanh tài chính “bất hợp pháp.” Ba ngày sau, ông Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB, bị bắt theo với cáo buộc “cố ý làm trái các quy định về quản lý tài chính...” Những tin đồn đãi râm ran từ nhiều tháng qua về một số người trong hậu trường thâu tóm một số ngân hàng, trong đó nổi lên những tên như bầu Kiên, Trầm Bê, Nguyễn Thanh Phượng, Nguyễn Văn Hưởng, lũng đoạn thị trường tài chính tại Việt Nam. Ðằng sau những tên tuổi vừa kể là “ông bầu” Nguyễn Tấn Dũng, tức đương kim thủ tướng. Việc bắt giữ bầu Kiên và Tổng Giám Ðốc Lý Xuân Hải gây rúng động cả nước. Thị trường chứng khoán hoảng loạn. Người có tiền ký thác tại ngân hàng ACB và một số ngân hàng khác dính tới tên bầu Kiên hoảng loạn. Chỉ trong ba ngày, thị trường chứng khoán tại Việt Nam mất giá trị khoảng $5.62 tỉ. Cổ phiếu của ngân hàng ACB mất đến 20% trị giá. Thiên hạ nối đuôi nhau rút tiền ra khỏi ACB và nói chung cả hệ thống ngân hàng. Tin tức cho hay, chỉ trong bốn ngày, từ 21 đến 24 tháng 8, Ngân Hàng Nhà Nước đã phải bơm tới 23,310 tỉ đồng (tương đương khoảng $1.12 tỉ) nhằm cung ứng cho hệ thống ngân hàng thương mại khỏi sụp đổ. Các tội trạng của bầu Kiên và ông Lý Xuân Hải mới chỉ được đề cập tổng quát, cần chờ thêm ít ngày nữa, người ta hy vọng hệ thống báo đài nhà nước mới bật mí các “phi vụ” của hai người này, để thiên hạ biết rõ hơn. Nhưng bầu Kiên, người xưa nay được mô tả là một nhân vật thân cận với ông thủ tướng và con gái của ông, là Nguyễn Thanh Phượng, thì không thể dễ dàng bị đạp cho ngã ngựa. Phải có một áp lực nào đó đủ mạnh mới làm nổi. Theo nhận định của hãng thông tấn AFP, ông Nguyễn Tấn Dũng là người thủ tướng thâu tóm được nhiều quyền lực nhất, mạnh nhất trong số các thủ tướng trong chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam. Ông Dũng là một trong những người cổ võ cho kế hoạch thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam “tiến lên xã hội chủ nghĩa đầu ngô mình sở” theo kiểu lập những tập đoàn kinh tế nhà nước thật mạnh, bắt chước các tập đoàn kinh tế của Nam Hàn. Tuy nhiên, khi có chỗ dựa ngon lành và nguồn tiền bất tận, đám tay chân của ông Dũng lợi dụng cơ hội để tham nhũng, ăn cắp của công, biến các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh thành những “sân sau” toàn là “lời giả, lỗ thật.” Vinashin, Vinalines, tập đoàn điện lực EVN, tập đoàn Than-Khoáng Sản TKV và những đại gia khác, khi bới ra đều chỉ là những núi rác khổng lồ che phủ bên ngoài bằng cái vỏ hào nhoáng. Nhờ khéo léo dụ dỗ, và khi thấy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hàng năm hơn 7%, giới đầu tư ngoại quốc hăm hở dồn đến Việt Nam. Trong đó, ngân hàng Standard Chartered Bank của Anh mua 15% cổ phần của ACB. Nhưng năm ngoái, có lúc lạm phát lên hơn 23%, xuất cảng giảm sút nghiêm trọng, nền kinh tế Việt Nam sáu tháng đầu năm nay chỉ đạt 4.4%. Ðầu tư ngoại quốc vào Việt Nam giảm mất 30% so với cùng thời kỳ nửa đầu năm ngoái. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam người ta chỉ biết là rất cao, rất nguy hiểm, nhưng không ai biết đích thực bao nhiêu vì sự thật luôn luôn được che đậy. Người gián tiếp đả kích người cầm đầu guồng máy kinh tế tài chính (ông Dũng) là Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang. Nhiều hơn một lần, ông chủ tịch nước đả kích ông thủ tướng về các sai trái trong guồng máy điều hành đất nước. Trong bài diễn văn đọc ngày 23 tháng 8, ông Trương Tấn Sang nói về “những đổ vỡ, kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước,” về cái thứ luật lệ đã đẻ ra những vụ chống đối ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), Vụ Bản (Nam Ðịnh). Một đất nước được điều hành bởi những “nhóm lợi ích” chỉ chú ý tới đặc quyền đặc lợi của mình cho nên “như cái chăn ấm vô tình kéo sang bên này thì bên kia lạnh.” AFP thuật lời nhận định của ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, cho rằng một giai đoạn mới về đấu đá tranh giành quyền lực đang diễn ra ở thượng tầng đảng CSVN. Theo ông “chiến trường” chính là cải cách kinh tế và sự trung thực bao gồm luôn cả hệ thống quốc doanh và ngân hàng cũng như phải trừ diệt các ổ tham nhũng nằm ở khắp nơi. Ông Thayer cho rằng hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng (tổng bí thư đảng CSVN) đang lập lại những kêu gọi đánh tham nhũng vốn là một trong những đe dọa chính có khả năng “chôn” đảng độc tài này. Nhưng có vẻ như không đủ thế. Những cuộc biểu tình ở Văn Giang, Vụ Bản, tiếng súng hoa cải chống đối ở Tiên Lãng tuy làm chế độ giật mình nhưng không được hưởng ứng nhanh chóng và đồng loạt nên không có tác dụng lật được chế độ. Khi vụ Vinashin bùng nổ hồi năm 2010, một số đại biểu đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm ông thủ tướng ở Quốc Hội thì những người này vài tháng sau bị cưa ghế. Ông Dũng chỉ ra trước Quốc Hội nói vài lời “nhận trách nhiệm” là xong. Nay bầu Kiên, tay chân của ông Dũng, có bị đánh ngã cũng vẫn không đủ làm té ông thủ tướng. Bầu Kiên sẽ không phải là người cuối cùng bị lôi vào tù trong cuộc đấu đá quyền lực ở Hà Nội, theo ý kiến ông Thayer. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticles
Chùm tin liên quan(TTXVH)
- Xác nhận thủ tướng chỉ đạo vụ Bầu Kiên – ( BBC ). – Việt Nam: Người dân trong vòng xoáy một vụ xì-căng-đan ngân hàng – ( RFI ). – Hạ Đình Nguyên: Từ chỗ đứng người dân nhìn về thời sự đất nước (NLG/ HDTG).- Chủ tịch HĐQT Eximbank: Trung Quốc muốn gây rối lĩnh vực ngân hàng Việt Nam(RFI) . Ha ha! … Lạ thiệt! Ai chống lưng cho ông Lê Hùng Dũng để ông dám “vu cáo bạn 16 chữ vàng” ngon lành vậy ta? Riêng câu đó cũng đủ đi tù rục xương vì phá hoại chính sách đối ngoại của đảng rồi. Hay là biết sớm muộn gì cũng vô đó, nên ông cứ nói đại năm ăn, năm thua cho rồi? Cho nên, không phải vô lý khi các “thế lực thù địch” đặt câu hỏi này : Tranh giành quyền lực đằng sau vụ bắt giữ ông trùm Việt Nam? Power struggle behind Vietnam tycoon's arrest? (BBC).
- Bùi Tín: Cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực (VOA's blog).- Bác tin đồn vụ 'Bầu Kiên' – ( BBC ). – Chủ tịch & Phó chủ tịch Techcombank lên tiếng sau tin đồn bắt giữ (Trương Duy Nhất). Vụ “bầu” Kiên: Lúng túng toàn hệ thống – ( RFA ). Vấn đề này có thể đánh giá là chủ quan, cho nên là không lường hết được những hiện trạng kinh doanh ngầm ở trong nền kinh tế có hại tới nền kinh tế Nhà nước ”.
- Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cảnh báo về hiện tượng bán khống (VNEco). ““Chúng tôi cho rằng, phiên ngày 27/8 có chịu sự tác động của những tin đồn không chính xác, đặc biệt là tin liên quan đến ông Nguyễn Đăng Quang , Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan.”
- Khi các đại gia lần lượt bị bắt – ( RFA ). Đại gia sau chấn song sắt (Mạnh Quân). Bản gốc của bài đã điểm hôm qua: Đại gia sau chấn song sắt (TVN).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét