-
Tham nhũng được coi là giặc nội xâm, là một vấn đề nhức nhối trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy. Tác hại của tham nhũng sẽ tác động đến mọi mặt của cuộc sống, ảnh hưởng đến tăng trưởng, phát triển của quốc gia, nó còn là một loại thuế ‘bổ sung” không chính thức mà người nghèo. Không những thế, tham nhũng còn tạo ra sự chia rẽ và bất bình đẳng và xung đột xã hội, từ đó dẫn đến việc vi phạm quyền con người. Vì tham nhũng là một hình thức đặc biệt nguy hại gây ra sự phân biệt đối xử. Mục đích của nó là để nhận được lợi ích, đặc ân từ những người nhận hối lộ, là hình thức phân biệt và chống lại những người nghèo.
Nguồn gốc của tham nhũng là do lòng tham của con người, bất kỳ ai trong chúng ta đều có lòng tham, đã là con người thì người ta khó có thể tránh khỏi điều này được. Nhất là trong một môi trường xã hội có đầy rẫy những tệ nạn xã hội như ở Việt nam hiện nay thì hành vi tham nhũng là phổ biến. Trong cuộc sống hàng ngày, do lòng tham sẽ khiến một số người có các hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. mình hoặc nhũng nhiễu người khác để trục lợi. Các hành vi đó được gọi là tham nhũng.
Nhắc đến chuyện tham nhũng, thì không ít người cho rằng "Ở đâu mà chẳng có tham nhũng!", điều đó là có thể hoàn toàn đúng, vì quốc gia nào mà không có tham nhũng. Nhưng có lẽ chỉ khác nhau về mức độ ít hay nhiều, hay tham nhũng lớn và tham nhũng vặt. Tham nhũng lớn xảy ra chủ yếu liên quan đến dự án thu mua lớn và phổ biến trong các dự án, các hợp đồng đầù tư công từ vốn ngân sách. Còn tham nhũng vặt, còn được gọi là tham nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc với trực tiếp với người dân. Những vụ tham nhũng vặt còn hay xảy ra khi người dân hay các công ty tìm cách né tránh nghĩa vụ của mình bằng cách thông đồng với các viên chức liên quan, như các khoản thuế phải đóng góp theo quy định, hay việc bỏ qua các quy định, thủ tục hay trình tự giải quyết công việc, để nhằm bòn rút tiền từ các công dân, các công ty bằng hành vi nhũng nhiễu.
Trong phạm vi bài viết này chỉ xin đề cập tới vấn đề làm sao để tiêu trừ các hành vi tham nhũng vặt, một hiện tượng hết sức phổ biến mà chúng ta thấy được trong cuộc sống hàng ngày của người dân ở Việt nam. Vì một thực tế tham nhũng vặt có mặt ở tất cả các ngành và đang bào mòn dần uy tín của nền hành chính công. Trong khi hiện nay người ta chống tham nhũng lại chỉ tập trung chủ yếu vào những vụ việc tham nhũng lớn, mà ít khi để ý tới các hành vi tham nhũng vặt. Nhưng trên thực tế chính nạn tham nhũng vặt mới là tác nhân chủ yếu tác động rất lớn tới cuộc sống hằng ngày của người dân.
Thực ra tham nhũng không phải là một vấn đề mới và tham nhũng ở các
nước đang phát triển như Việt Nam cũng là chuyện bình thường, nhưng mấy
ai biết rằng tham nhũng là một nhân tố cản trở sự phát triển của quốc
gia mình trên mọi lĩnh vực. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế hội nhập
như ở Việt nam hiện nay, việc tham nhũng vặt trong các thủ tục cũng đã
gây không ít điều khó chịu cho các nhà đầu tư và cũng là một trong những
lý do khiến họ rút lui hoặc lựa chọn quốc gia khác để đầu tư.
Nếu như có một tổ chức thăm dò dư luận có uy tín nào đó tiến hành
việc khảo sát với nội dung tham nhũng vặt ở Việt nam, thì điều khó khăn
nhất cho công tác thăm dò có thể sẽ là người dân không phân biệt nổi thế
nào là tham nhũng hay tham nhũng vặt là gì? Vì ở Việt nam nhiều khi
tham nhũng đã trở thành bạn đồng hành với mỗi con người trong cuộc sống
hàng ngày, đến mức đã khiến cho mọi người coi đó là chuyện bình thường,
là lẽ tự nhiên và nhiều khi nó là điều không thể thiếu được trong cuộc
sống. Vì trên thực tế, một bộ phận không nhỏ người của các cơ quan công
quyền, từ anh bảo vệ, thường trực đến các nhân viên văn phòng, cô y tá,
ông bác sĩ đến các ông thủ trưởng cũng đều suy nghĩ rằng làm nghề gì ăn
việc nấy. Do đó, bây giờ trước khi làm một việc gì đó có dính tới công
quyền, thì người ta ai cũng như ai đều phải nghĩ tới việc quen ai liên
quan đến việc đó để nhờ vả. Mà đã là nhờ vả thì tất nhiên phải có phong
bì lót tay để "bôi trơn" gọi là tiền trà thuốc cho người giúp đỡ. Việc
chung chi hay quà cảm ơn thường là phong bì, phong bao cho công chức nhà
nước theo cách mà nhiều người gọi là văn hóa phong bì đã thành thông
lệ... Quà cảm ơn vô hình chung dẫn tới hệ quả là cơ chế “xin - cho” có
đất để sống và tham nhũng trở thành một vấn nạn mang tính hệ thống. Nếu
không có thì bất đắc dĩ nhiều người chặc lưỡi và bỏ tiền để sử dụng dịch
vụ của các nhân vật cò trung gian để giải quyết công việc.
Có nghĩa là nhiều khi người mong muốn được mất tiền và vui mừng khi đồng tiền của mình bị mất cho người khác một cách hết sức vô lý để được việc. Hình như họ quên rằng các công chức nhà nước nhận phong bì của họ là những người sống bằng đồng lương do họ đóng thuế cho ngân sách bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Nói như thế không phải do người dân muốn mất tiền, nhưng vì họ sợ cô y tá chăm sóc không chu đáo cho người bệnh, hay ông nhân viên văn phòng ủy ban bận họp, hay dúi tiền cho ông cảnh sát để đỡ mất công ra kho bạc nhà nước nộp phạt v.v... Và đặc biệt ở lĩnh vực đất đai cũng như các thủ tục giấy tờ có liên quan đến sở hữu nhà đất thì gần như 100% người dân phải mất tiền, chi thêm tiền để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng.
Tham nhũng vặt thì phải có người đưa và kẻ nhận hối lộ, và ngược lại không có kẻ đưa thì không có chuyện người nhận hối lộ. Nói như thế để thấy việc tham nhũng vặt như ở Việt nam thì nguồn gốc xuất phát, hay guyên nhân chủ yếu là ở người dân, chứ không thể hoàn toàn từ viên chức nhà nước. Người Việt mang nặng tư tưởng nông dân, chỉ biết lo cho thân mình. Hơn nữa là tư tưởng xin cho, đặc biệt là sự ích kỷ, thiếu công tâm, nghĩa là không ngay thẳng thích thiên vị, vì có lẽ họ phải sống trong một đời thiếu yên ổn về mọi phương diện bắt buộc họ phải nghĩ đến mình trước đã. Tiếp tay cho tham nhũng vặt cũng từ cái đó mà ra. Dù biết rằng trong mọi công việc, từ việc đi khám chữa bệnh, đến xin đi học cho con, xin việc, làm giấy tờ liên quan đến nhà đất... tất cả đều có những khoản “phí lót tay” nhất định. Tùy theo mức độ cũng như tầm quan trọng của công việc, phí “bôi trơn” sẽ có “giá” rất khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính là do một số người vì thiếu kiên nhẫn để xếp hàng thứ tự hay cung cấp đầy đủ các tài liệu theo quy định trong việc giải quyết các thủ tục ở cơ quan công quyền. Thì họ chịu mất tiền để được "ưu tiên" giải quyết trước, giải quyết tắt phi thủ tục. Từ đó chính những người này đã tạo điều kiện và hình thành những nếp xấu và làm hư công chức nhà nước. Để lâu dần những nếp xấu đó trở thành tiền lệ, bất kể vấn đề gì ở cơ quan công quyền đều "Vấn đề đầu tiên là tiền đâu"?
Chúng ta cử thử hình dung xem, nếu như tất cả mọi người đều nghiêm túc thực hiện đúng các thủ tục theo trình tự quy định, bỏ cái tư tưởng chỉ biết lo cho thân mình, cộng thêm với sự kiên nhẫn khi đến các cơ quan công quyền làm các thủ tục, thì việc các công chức nhà nước vẫn phải làm việc như bình thường là điều chắc chắn. Cũng có nghĩa là mỗi chúng ta đều không bị mất tiền bạc một cách vô lý dười mọi hình thức lót tay, hối lộ.
Chống tham nhũng, đặc biệt là trong việc chống tham nhũng vặt của công chức nhà nước là vấn đề không dễ, vấn đề mấu chốt là phải tạo được sự đồng thuận cao của mỗi người dân. Tất cả mọi người đều phải nói không với tham nhũng vặt bằng hành động cụ thể, đó là phải tuân thủ pháp luật và dứt khoát không hối lộ, đút lót khi đến cơ quan công quyền. Chỉ có như vậy sẽ dần loại trừ được tệ nạn tham nhũng vặt của công chức nhà nước ra khỏi đời sống xã hội. Việc này cần đòi hỏi sự bền bỉ và có thời thời gian với sự tham gia của các cơ quan nhà nước và mội người dân. Ví dụ như Singapore là một quốc gia hàng bậc nhất trong Bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) là một ví dụ. Để diệt trừ tham nhũng vặt họ phải mất tới 30 năm (1960-1990) mới hoàn thành về cơ bản.
Trong báo cáo về vấn đề tham nhũng vặt của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã nêu rõ mối nguy hại của tham nhũng vặt đối với các quốc gia rằng "Vì một khi tham nhũng vặt xảy ra liên tục thì con người rất dễ rơi vào trạng thái trầm uất , làm cho người nghèo ngày càng bi cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội và gia tăng cảm giác bất công. Điều đó sẽ tác động rất xấu đến niềm tin của người dân vào những người đại diện công quyền.". Điều đó cho thấy chống tham nhũng vặt phải là trách nhiệm và nhiệm vụ của các cấp chính quyền, nhất là trong việc xử lý nghiêm khắc các đối tượng công chức cố ý vi phạm nhằm trục lợi cho cá nhân, đồng thời cả việc bảo vệ những người có công trong việc phát hiện tham nhũng vặt. Nhưng vai trò của mỗi công dân là quan trọng trên hết, nếu tất cả chúng ta đều kiên quyết nói không với tham nhũng vặt, không tiếp tay cho một bộ phận không nhỏ của lực lượng công chức của chính quyền có các hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. mình hoặc nhũng nhiễu người khác để trục lợi.
Vấn đề chống tham nhũng là hết sức khó khăn, nhưng không có nghĩa là không thể làm được. Để tạo ra một môi trường sống của mình tốt hơn, sạch hơn, không có tham nhũng thì không có ai có thể làm thay cho bạn. Hãy bắt đầu từ chính bản thân của mỗi người, dứt khoát đoạn tuyệt với những khoản “phí lót tay” cho công chức nhà nước dưới mọi hình thức. Bắt đầu từ một vài cá nhân, ở mỗi phường, xã, sau sẽ nhân rộng hơn nữa ở phạm vi huyện, tỉnh, thành phố. Lâu ngày những người còn tiếp tay cho tham nhũng sẽ tự thấy những hành động của mình là đáng xấu hổ, họ sẽ lẻ loi đơn độc và sẽ nhận ra sai lầm của mình.
Chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu thực hiện từ ngày hôm nay nhé, bạn thân mến !
Ngày 23 tháng 9 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Có nghĩa là nhiều khi người mong muốn được mất tiền và vui mừng khi đồng tiền của mình bị mất cho người khác một cách hết sức vô lý để được việc. Hình như họ quên rằng các công chức nhà nước nhận phong bì của họ là những người sống bằng đồng lương do họ đóng thuế cho ngân sách bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình. Nói như thế không phải do người dân muốn mất tiền, nhưng vì họ sợ cô y tá chăm sóc không chu đáo cho người bệnh, hay ông nhân viên văn phòng ủy ban bận họp, hay dúi tiền cho ông cảnh sát để đỡ mất công ra kho bạc nhà nước nộp phạt v.v... Và đặc biệt ở lĩnh vực đất đai cũng như các thủ tục giấy tờ có liên quan đến sở hữu nhà đất thì gần như 100% người dân phải mất tiền, chi thêm tiền để làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy phép xây dựng.
Tham nhũng vặt thì phải có người đưa và kẻ nhận hối lộ, và ngược lại không có kẻ đưa thì không có chuyện người nhận hối lộ. Nói như thế để thấy việc tham nhũng vặt như ở Việt nam thì nguồn gốc xuất phát, hay guyên nhân chủ yếu là ở người dân, chứ không thể hoàn toàn từ viên chức nhà nước. Người Việt mang nặng tư tưởng nông dân, chỉ biết lo cho thân mình. Hơn nữa là tư tưởng xin cho, đặc biệt là sự ích kỷ, thiếu công tâm, nghĩa là không ngay thẳng thích thiên vị, vì có lẽ họ phải sống trong một đời thiếu yên ổn về mọi phương diện bắt buộc họ phải nghĩ đến mình trước đã. Tiếp tay cho tham nhũng vặt cũng từ cái đó mà ra. Dù biết rằng trong mọi công việc, từ việc đi khám chữa bệnh, đến xin đi học cho con, xin việc, làm giấy tờ liên quan đến nhà đất... tất cả đều có những khoản “phí lót tay” nhất định. Tùy theo mức độ cũng như tầm quan trọng của công việc, phí “bôi trơn” sẽ có “giá” rất khác nhau. Nhưng nguyên nhân chính là do một số người vì thiếu kiên nhẫn để xếp hàng thứ tự hay cung cấp đầy đủ các tài liệu theo quy định trong việc giải quyết các thủ tục ở cơ quan công quyền. Thì họ chịu mất tiền để được "ưu tiên" giải quyết trước, giải quyết tắt phi thủ tục. Từ đó chính những người này đã tạo điều kiện và hình thành những nếp xấu và làm hư công chức nhà nước. Để lâu dần những nếp xấu đó trở thành tiền lệ, bất kể vấn đề gì ở cơ quan công quyền đều "Vấn đề đầu tiên là tiền đâu"?
Chúng ta cử thử hình dung xem, nếu như tất cả mọi người đều nghiêm túc thực hiện đúng các thủ tục theo trình tự quy định, bỏ cái tư tưởng chỉ biết lo cho thân mình, cộng thêm với sự kiên nhẫn khi đến các cơ quan công quyền làm các thủ tục, thì việc các công chức nhà nước vẫn phải làm việc như bình thường là điều chắc chắn. Cũng có nghĩa là mỗi chúng ta đều không bị mất tiền bạc một cách vô lý dười mọi hình thức lót tay, hối lộ.
Chống tham nhũng, đặc biệt là trong việc chống tham nhũng vặt của công chức nhà nước là vấn đề không dễ, vấn đề mấu chốt là phải tạo được sự đồng thuận cao của mỗi người dân. Tất cả mọi người đều phải nói không với tham nhũng vặt bằng hành động cụ thể, đó là phải tuân thủ pháp luật và dứt khoát không hối lộ, đút lót khi đến cơ quan công quyền. Chỉ có như vậy sẽ dần loại trừ được tệ nạn tham nhũng vặt của công chức nhà nước ra khỏi đời sống xã hội. Việc này cần đòi hỏi sự bền bỉ và có thời thời gian với sự tham gia của các cơ quan nhà nước và mội người dân. Ví dụ như Singapore là một quốc gia hàng bậc nhất trong Bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) là một ví dụ. Để diệt trừ tham nhũng vặt họ phải mất tới 30 năm (1960-1990) mới hoàn thành về cơ bản.
Trong báo cáo về vấn đề tham nhũng vặt của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã nêu rõ mối nguy hại của tham nhũng vặt đối với các quốc gia rằng "Vì một khi tham nhũng vặt xảy ra liên tục thì con người rất dễ rơi vào trạng thái trầm uất , làm cho người nghèo ngày càng bi cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội và gia tăng cảm giác bất công. Điều đó sẽ tác động rất xấu đến niềm tin của người dân vào những người đại diện công quyền.". Điều đó cho thấy chống tham nhũng vặt phải là trách nhiệm và nhiệm vụ của các cấp chính quyền, nhất là trong việc xử lý nghiêm khắc các đối tượng công chức cố ý vi phạm nhằm trục lợi cho cá nhân, đồng thời cả việc bảo vệ những người có công trong việc phát hiện tham nhũng vặt. Nhưng vai trò của mỗi công dân là quan trọng trên hết, nếu tất cả chúng ta đều kiên quyết nói không với tham nhũng vặt, không tiếp tay cho một bộ phận không nhỏ của lực lượng công chức của chính quyền có các hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật để phục vụ cho lợi ích cá nhân. mình hoặc nhũng nhiễu người khác để trục lợi.
Vấn đề chống tham nhũng là hết sức khó khăn, nhưng không có nghĩa là không thể làm được. Để tạo ra một môi trường sống của mình tốt hơn, sạch hơn, không có tham nhũng thì không có ai có thể làm thay cho bạn. Hãy bắt đầu từ chính bản thân của mỗi người, dứt khoát đoạn tuyệt với những khoản “phí lót tay” cho công chức nhà nước dưới mọi hình thức. Bắt đầu từ một vài cá nhân, ở mỗi phường, xã, sau sẽ nhân rộng hơn nữa ở phạm vi huyện, tỉnh, thành phố. Lâu ngày những người còn tiếp tay cho tham nhũng sẽ tự thấy những hành động của mình là đáng xấu hổ, họ sẽ lẻ loi đơn độc và sẽ nhận ra sai lầm của mình.
Chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu thực hiện từ ngày hôm nay nhé, bạn thân mến !
Ngày 23 tháng 9 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét