Bạn
đã rất nhiều lần nghe bản “ Nghìn Trùng
Xa Cách” của ông Phạm Duy. Và chắc chắn bạn cũng từng thưởng thức “ Nữa Hồn Thương Đau” của nhạc sĩ Phạm
Đình Chương. Nhưng có thể một số ít bạn chưa biết, đó là cả hai
bản nhạc bất hủ này cùng viết về một người.
Cô ta, bây giờ phải gọi là bà ta thì đúng hơn,
vốn là một ca sĩ danh tiếng vào thời đó, vướng mắc vào cuộc tình tay ba với hai
nhạc sĩ tài hoa, đã bỏ nước ra đi để lại sau lưng hai trái tim thổn thức
thành hai bản nhạc bất hủ nói trên.
Chuyện
tình đó tôi không muốn đi vào chi tiết. Tuy nhiên có một điều tôi có thể khẳng
định rằng, tuy cùng nuối tiếc cho một cuộc tình, nhưng mức độ tình tứ của mỗi
nhạc sĩ rõ ràng là khác nhau.
Nhạc
sĩ Pham Duy viết
Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi
Còn gì đâu nữa mà giữ cho người...
Còn gì đâu nữa mà giữ cho người...
Khi
tình đã đi thì không còn gì lưu luyến. Ông chỉ việc:
Trả hết về người
Chuyện cũ đẹp ngời
Chuyện đôi ta buồn ít hơn vui
Lời nói, lời cười
Chuyện ngắn chuyện dài
Trả hết cho người, cho người đi
…
Trả hết cho ai cả những chua cay
Ngày chia tay, lặng lẽ mưa rơi
Một tiếng thương ôi, gửi đến cho người
Trả nốt đôi môi gượng cười
Và
sau khi đã trả hết kỷ niệm, ông nói một lời cuối
Đường dài hạnh phúc, cầu chúc cho người.
Vậy
thôi…
Nhưng
nhạc sĩ Phạm Đình Chương thì không. Nữa hồn Thương Đau là môt tiếng nấc
nghẹn ngào
Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời
…
Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâu ? Em ở đâu ?
Cho tôi về đường cũ nên thơ
Cho tôi gặp người xưa ước mơ
Hay chỉ là giấc mơ thôi
Nghe tình đang chết trong tôi
Cho lòng tiếc nuối xót thương suốt đời
…
Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào
Anh ở đâu ? Em ở đâu ?
Tôi
không tham vọng đào sâu hơn nữa từng câu của hai bài ca đã đi vào dòng sử nhạc
Việt Nam.
Nó quá lớn đối với phạm vi bài này. Nếu được, đề nghị bạn trong một
phút rảnh rổi nào đó mở nghe cả hai bản nhạc cùng một lúc. Có lẽ bạn sẽ
đồng cảm với tôi đó.
…
Mấy
hôm nay Cali đang
mưa bão. San Jose
nơi tôi ở mưa lớn từng cơn rỉ rả cả ngày và lộp độp đập vào khung cửa kiếng ngay trước
bàn viết làm tôi bỗng nhớ tới hai bài thơ “
Nhớ Sài Gòn Mưa Giông” của người bạn học Ngô Đình Duy và bài “Trú Mưa” của người bạn khác Vũ minh Tuấn.
Hai ông bạn của tôi trong một ngày mưa năm xửa năm xưa cùng ghé mái hiên nhà
người trú tạm.
Trước
tiên ông bạn Ngô Đình Duy của tôi đã cảm tác bài
Nhớ Sài Gòn Mưa Giông
Chiều Sàigòn mưa giông thật lớn
Đạp xe về ta ghé núp mưa
Vô hiên nhà ở bên đường
Đợi cơn mưa dứt, tạnh rồi sẽ đi
Đang núp mưa có cô bạn nhỏ
Cũng dắt xe vô tránh mưa giông
Bất ngờ gặp mặt chẳng chào
Ta đây nhút nhát, còn nàng lệ e
Trời mưa lớn dòng xe vẫn chạy
Nước dưới đường đang chảy thành sông
Trời chiều gió thổi mưa giông
Mưa lâu tạt nước lạnh run cả người
Đợi mưa tôi mới hỏi nàng
“Hình như cô học cùng trường với tôi”
Lặng yên nàng chẳng trả lời
Nhìn mưa nặng hạt, nhìn trời chiều buông
Hơi quê làm giọng tôi run
“Chiều nay mưa lớn sao không áo choàng?”
Áo nàng ướt hết lạnh run
Xót xa tôi cởi tấm choàng rồi trao
“Xin cô mặc áo choàng vào
Để che gió lạnh tạt vào tấm thân”
“Cám ơn anh đã tốt lòng
Cho em mượn tấm áo choàng che mưa”
Hồi lâu trời tạnh mây tan
Phố chiều đèn đã hai hàng thắp lên
“Nếu cô không ngại tôi đưa
Về nhà hộ tống sau mưa giông chiều”
Hôm sau chẳng thấy nàng đâu
Vài hôm sau nữa vần mờ biệt tăm
Thôi rồi nàng đã vượt biên
Để tôi ở lại nhớ trời mưa giông…
( Ngô
Đình Duy)
Đọc
xong bài thơ, cảm nghĩ đầu tiên của tôi là “ Thôi chết. Mất cái áo rồi !!” Ấy,
xin bạn đừng cười. Nhưng không sao. Đọc kỷ nữa sẽ thấy cái áo vẫn còn đó,
không mất đâu. Này nhé
…“ Nếu cô không ngại tôi đưa
Về nhà hộ tống sau cơn mưa chiều…”
Vậy
là tác giả đã hộ tống được người đẹp về nhà, và dĩ nhiên là phải lấy lại cái áo
chứ. Không lẽ bắt tác giả phải viết rõ ra
Sau khi đã tới nhà nàng
Tôi bèn đòi lại ( cái) áo choàng của
tôi !
Tôi
thích đọc thơ của Ngô Đình Duy không phải vì lời thơ bóng bẩy, văn hoa, mà là
cái tình chân thật gói ghém trong bài thơ. Lời thơ bình dị nhưng vẫn tình tứ,
lãng mạn ngập trời.
Chuyện
tình trú mưa dưới mái hiên của ông bạn Ngô Đình Duy tới đó là xong, đơn giản và
ngắn gọn như vậy thôi. Nàng đã vượt biên để ông bạn tôi ở lại với mái
hiên người, lâng lâng tưởng tiếc thành bài thơ Nhớ Sài Gòn Mưa Giông thật dễ
thương ở trên…
Nếu
tôi có thể ví Nhớ Sài Gòn Mưa Giông
như là “ Nghìn Trùng Xa Cách”, thì cũng dưới một mái hiên trú mưa đâu đó, một người
bạn khác Vũ Minh Tuấn đã cho ra đời một Trú
Mưa rất là “nữa hồn thương đau”
Trú Mưa
Trời mưa bong bóng vỡ
Em tan lớp học về
Ngượng ngùng sợ ướt vở
Khép đôi tà áo che
Còn tôi đầu năm học
Dầm nữa trận mưa rào
Hiên nhà người trú tạm
Hai đứa cùng….nôn nao
Ngày lại rồi ngày qua
Cửa đời tôi gió tạt
Vai áo người mưa sa
Phấn hương chừng đã nhạt
Nay về giữa đám đông
Chẳng gặp người hoài vọng
Chiều nhuốm màu thu không
Nhớ, một trời lồng lộng
Tím cổng trường rêu phủ
Còn đó giàn hoa mơ
Mưa trắng tường vôi cũ
Em ở đâu bây giờ!
Bạn
thơ Vũ minh Tuấn khắc khoải hơn nhiều, bởi vì
Hiên
nhà người trú tạm
Hai
đứa củng…nôn nao.
Hai
đứa cùng nôn nao, tức là đã quen biết, đã có tình ý, là tình trong như đã mặt
ngoài còn e. Cũng vì vậy mà ông bạn của tôi sau khi mưa tạnh ra về, đã ôm hoài
ký ức của một buổi trú mưa, đến nỗi
Ngày
lại rồi ngày qua
Cửa
đời tôi gió tạt
Vai
áo người mưa sa
Phấn
hương chừng đã nhạt…
Bạn
thử nghĩ, ngày lại rồi ngày qua … bao nhiêu ngày, bao nhiêu năm tháng đủ để cho
một phụ nữ phải phấn hương chừng đã nhạt? Nhưng dù có bao nhiêu ngày, bao nhiêu
tháng đi nữa, phấn hương dù có nhạt, nhan sắc dù có phai, nhưng tình của tác
giả vẫn không bao giờ phai nhạt, cho nên:
Nay
về giữa đám đông
Chẳng
gặp người hoài vọng
Chiều
nhuốm màu thu không
Nhớ,
một trời lồng lộng
Trở
lại chốn xưa, rêu đã phủ tím cổng trường, nhớ đến một trời lồng lộng mà tác giả
chỉ tự hỏi
…
Em
ở đâu bây giờ!
Ai
biết, xin chỉ dùm !
Tôi
vốn muốn ngưng ở đây, nhưng phải cái tật mỗi lần viết xong bài nào vẫn hay…khoe
với vợ, nhất là trong đây, cả hai ông bạn Ngô Đình Duy và Vũ Minh Tuấn đâu
xa lạ gì với bà xã ?
Nàng
đọc xong rồi bỗng cắc cớ hỏi:
-Anh
Tuấn và anh Duy mỗi người nhờ trú mưa dưới mái hiên mà có bài thơ hay. Còn
ThaiNC lúc đó đang trú mưa ở đâu mà sao chẳng có bài thơ nào hết?
Hơơơ
!!! Thì không có ! Xơơờìììi ! Nàng làm
như ông xã khi nào cũng có sẵn thơ trong túi, muốn là móc ra có liền không bằng!
-
ThaiNC không có trú mưa. ThaiNC đang …đạp xe giữa mưa.
-
Ủa, sao dzậy?
-Thì
nàng thơ của hai ông ấy vô trú mưa họ mới vô theo. Còn nàng thơ của anh đang
đạp xe như điên về nhà làm anh phải đạp xe theo chết bỏ. Thơ với thẩn gì nỗi,
em.
ThaiNC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét