Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Ghé thăm các blogs: 05/11/2012




BLOG MAI XUÂN DŨNG
Thứ tư, ngày 31 tháng mười năm 2012.
Vụ kết án nhạc sỹ Việt Khang cùng đồng nghiệp Trần Vũ An Bình với tổng mức án 10 năm tù, 4 năm quản chế liên quan tới việc các anh tham gia trang Web Tuổi trẻ yêu nước và sáng tác hai ca khúc “Việt nam tôi đâu” , “Anh là ai” để lại cho mọi người yêu nước tình cảm vừa chua xót vừa bất bình.

Trước đây, nhà nước đã kết án nặng nề một số người yêu nước, phản biện như các anh Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…và nhiều người khác nữa với tội danh được gắn cho là vi phạm điều 79, 88 bộ luật hình sự. Nhưng gần đây với việc kết án các blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu cày), Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và đến nay là hai nhạc sỹ Việt Khang, Trần Vũ An Bình cho thấy nhà nước bắt đầu “sờ đến” giới văn nghệ sỹ như một thông điệp răn đe cứng rắn.

Nhưng vấn đề là  “Xin hỏi anh, sao anh bắt tôi, tôi làm điều gì sai? Anh là ai sao không cho tôi xuống đường để tỏ bày?”

Nếu bắt và buộc tội các anh vì tham gia, lập hội Tuổi trẻ yêu nước thì chính những người quyết định bắt các anh phải bị  đưa ra tòa xét xử vì Theo qui định của điều 129 bộ luật Hình sự: “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp thì có thể bị phạt tù tới 1 năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 tới 5 năm”.

Luật pháp của chúng ta không thể  đi giật lùi khi ngay từ năm tháng 5 năm 1957, Hồ Chủ Tịch đã ký luật số 101/SL-L-003 qui định về quyền tự do hội họp. Luật này được cụ thể hóa bằng Nghị định số 45/2010/N Đ-CP, ngày 21 tháng 4 năm 2010 của chính phủ.

Như vậy theo qui định của Hiến pháp và luật số 101/SL-L-003 thì công dân Việt Nam có quyền tự do hội họp. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do hội họp của công dân.

Nếu bắt và kết án các anh về tội sáng tác 2 ca khúc đã nêu thì chính cơ quan công an và Tư pháp đã vi phạm điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Việt nam đã tham gia các công ước quốc tế trong đó có công ước nhân quyền mà sắp tới đây Việt nam đang vận động tham gia Hội đồng Nhân quyền thế giới.

Điều 19 của UNDP cũng bảo đảm rằng " Mọi người đều có quyền tự do biểu thị ý kiến và tự do ngôn luận của mình; quyền này bao gồm tự do giữ quan điểm của minh mà không bị quấy rầy..."

Sau hội nghị TW6, để lấy lại lòng tin của nhân dân đang bị mất quá nhiều, nhà nước không thể nói một đường mà làm một nẻo được. Vậy mà với bản án này, nhà nước đã làm trái với Hiến pháp, luật pháp mà nhà nước xây dựng nên.

Điều trớ trêu là hình như nhà nước bắt hai anh, trong đó Việt Khang sáng tác ca khúc có yếu tố phản đối Trung quốc xâm lược và hô hào: “Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam”.

Những ngôn từ đó thể hiện tâm tình yêu nước và phản ứng (bằng lời nói, chưa có hành vi) chống “kẻ nhu nhược bán nước”. Không những không thể kết tội người viết được mà lẽ ra là phải ủng hộ những câu từ như vậy, trừ khi, chính “kẻ nhu nhược bán nước” bị chạm nọc mà quay ra trả thù thì không nói làm gì.

Ta cũng không thể nói nhà nước nói chung, ngành tư pháp nói riêng không có sai lầm nhưng khi có sai lầm ta nên sửa như trước đây, nhà nước đã từng sai trong vụ Văn nhân-Giai phẩm. Tuy chưa công khai lên tiếng xin lỗi về những sai lầm trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm của mấy chục năm về trước nhưng nhà nước đã sửa sai. Cái sai lớn như cải cách ruộng đất nhà nước còn dám xin lỗi và tiến hành sửa sai đó thôi.

Trong quá khứ thời thập nên sáu, bảy mươi ở hà nội có những người chỉ vì nghe nhạc vàng còn bị bắt bỏ tù, bây giờ khắp cả nước hát nhạc vàng và điều đó là đúng không có gì sai cả. Nhưng hồi đó là cái thời chúng ta còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng chống “nhạc màu vàng” của trung quốc những năm 1958. Chả lẽ đến bây giờ nhà nước vẫn chịu ảnh hưởng tư tưởng sai lầm lạc hậu của Trung quốc đến vậy hay sao?

Ở thế kỷ này thế giới đã thay đổi quá nhiều. Nhà nước cần thấy như Mianma còn biết phải cởi trói cho tự do ngôn luận để đất nước tiến lên, phát triển.

Ở nước ta ngày trước Luật sư Nguyễn Mạnh Tường có nói hai việc rất chân thành góp ý với nhà nước để củng cố khối đoàn kết dân tộc:
1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.

2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.

Đến bây giờ hai ý đó cũng còn nguyên tính thời sự.


BLOG HAN TIMES
Tôi không biết blogger Nguyễn Thiện Nhân là ai, viết bài như thế nào. Quãng một giờ trước đây Ba Sàm có đăng tin blogger này bị mời về cơ quan an ninh và có nguy cơ đối diện với án chống chế độ.
Và Nguyễn Thiện Nhân đã nói những gì? Ngoài một số ngôn từ được coi là khá sock và công kích mạnh chính thể, nền giáo dục thì những gì mà blogger này viết ra không mới chỉ là tập hợp lại tất cả những cái gì rất thật - RẤT HIỆN THỰC. 
Anh ta cũng bày tỏ sự tôn trọng đối với các giá trị từ ngày đầu Đảng này thành lập, những giá trị do ông Cụ để lại.
Bằng một cái đầu tư duy tốt và giầu sự phân tích, Nguyễn Thiện Nhân đã nói thay rất nhiều người. Đúng hơn là tập hợp lại những tiếng nói của nhiều người đang cầu mong một đất nước Việt Nam thực sự dân chủ và thịnh vượng.
Công dân có quyền được nói như vậy không? Công dân có quyền được bày tỏ sự không ưng của mình đối với chính thể, chính trị gia hay không? Tôi cho rằng có, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi một con người khi còn là Công Dân. Xâm phạm quyền đó là xâm phạm quyền công dân bất hủ linh thiêng.
Nếu không phải là hoạt động mưu lật đổ bằng bạo lực thì cái chết nhất mà Nguyễn Thiện Nhân đã nói thẳng ra là đòi Đa nguyên, Đa Đảng. Tức là nói thẳng đến những cụm từ mà Đảng sợ nhất, quan ngại nhất. Đảng cộng Sản VN đã không mạnh như người ta nghĩ khi cố tình nhân danh những gì cao cả, nhân danh pháp luật và cả sức mạnh công quyền để chặn lại những tiếng nói phản biện, công kích mình.
Các vị ở Bê thân mến, giờ không còn là lúc để các vị bắt người. Hãy nhìn xem từ trí thức, học sinh sinh viên, nông dân đâu đâu cũng thấy người ta chống lại các vị. Đó là vì sao? Đó là vì kinh tế quá ư là be bét, người ta đã không còn kiên nhẫn, bao dung với các vị được nữa. Người dân không thể chấp nhận việc họ thì bị nghèo đi trong khi nhiều kẻ thì giàu lên và đồng chí X vẫn cười một cách ngạo nghễ.
Sự kiên nhẫn của dân tộc này đang bị thử thách nghiêm trọng. Lòng tin vào các vị đang bị đặt bên hố tử thần. Hố đó do chính các vị đào ra từ nhiều năm nay.
Các vị ở Bê thân mến! Giờ là lúc không phải để bắt người, cũng không phải là lúc đánh nhau chí chết. Giờ chính là lúc các vị nên nhìn vào cái túi tiền của quốc gia, của người dân, nhìn vào bát cơm mà có cách hành xử cho đúng. Bõ công chúng tôi đóng thuế. Bõ công nhiều địa phương đã bán đất để tăng thu ngân sách.
Đó là lòng tự trọng mà mỗi con người, mỗi công dân cần phải có. Đó là lòng tự trọng mà chính Thủ tướng đã nói đến.
Tôi nói thẳng, năm sau sẽ còn khó nữa, đó sẽ là một năm của vũng lầy kinh tế. Đến lúc đấy các vị còn muốn bắt người thì nhà tù đâu cho hết. Dân đóng thuế bao nhiêu để nuôi cho đủ số tù nhân?
Đừng bắt người nữa, thế đủ rồi!!
BLOG ĐÀO TUẤN
“Tiếp tục xây dựng Đề án miễn phí thi hành án”- Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất. Tuy nhiên, Bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” để được miễn!
Hai năm trước, khi “quả bom nợ” 86.000.000.000.000 đồng của Vinashin nổ tung trong nỗi bức xúc của dư luận, tân Tổng Giám đốc Vinashin, Anh hùng lao động Trương Văn Tuyến khẳng định đầy lạc quan: “Số nợ 86.000 tỷ đồng không thể mất đi mà nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản của Vinashin”. Thậm chí, tại Quốc hội, một thành viên của Chính phủ cũng phát biểu đầy lạc quan với cử tri và đồng bào cả nước: Khoản nợ 86.000 tỷ đồng của Vinashin, khả năng đến năm 2013-2014 sẽ trả xong.
Ấy thế mà tại Quốc hội chiều 2.11.2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nói đến chuyện “ Cần phải thành lập Ban chỉ đạo thi hành án đối với vụ Vinashin” do liên quan đến số tiền 950 tỷ đồng phải thi hành án mà chính ông cũng thừa nhận: Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản, nhất là bất động sản sẽ bị chững lại nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này”.
Khoản tiền 950 tỷ còn không thi hành án nổi, huống chi khoản nợ 86.000 tỷ đồng, dù đã được tái cơ cấu cho Tập đoàn dầu khí, cho Tập đoàn hàng hải!
Dường như, việc phải lập một ban chỉ đạo là một sự bất bình thường cho một công vụ đáng lẽ phải rất thông thường. Và người ta cũng chỉ áp dụng khi khó đến không thể thi hành án nổi, hay đúng hơn là đương sự chẳng còn gì mà thi hành.
Vinashin còn lại gì, ngoài lũ lượt bất động sản đang đóng băng? Ngoài những con tàu “siêu trường, siêu trọng” nhưng đã lên lão giờ đang trôi nổi như những “con tàu ma”? Báo Lao động vừa cho bạn đọc mục sở thị một con tàu ma như thế. Và đây là những thông số: Tàu Green Sea. 30 tuổi. Vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Duy nhất một thủy thủ trực, cùng với một con chó đen. Từ tháng 4.2012 đã neo ở biển Quảng Ninh. Và đã 6 tháng các thủy thủ không được nhận lương.
Liệu Bộ trưởng Cường có thể thi hành án với một con tàu đồng nát? Liệu Tổng Thanh tra Tranh có thể thu hồi với một thứ rác thải? Và liệu nhà nước, thực ra là nhân dân, sẽ được trả nợ với “chiếc cần câu Green Sea” mà Vinashin đang dùng để “tự mình trả nợ”.
“Tiền đang nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản”- Anh hùng lao động Trương Văn Tuyến nói không sai. Nhưng đúng hơn phải là “Tiền đang trôi dạt ngoài biển hay đóng băng trong đất”. Chưa nói đến việc nó còn lại bao nhiêu. Chưa kể đến những khoản lỗ, mất vốn đã “một đi không trở lại”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường, một thành viên Chính phủ, có lẽ không muốn cũng phải thừa nhận một sự thật, chính Vinashin và những khoản nợ khó đòi là một trong những con nợ lớn nhất, một cục máu đông khiến công tác thi hành án “nghẽn mạch”. Và nếu đặt cạnh tỷ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước sau thanh tra “chưa đến 30%”, như thừa nhận của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thì quả thực chính những con nợ mang mác Vina đang là nơi chôn tiền khủng khiếp nhất. Cũng là nơi mà kỷ cương, nếu coi việc thi hành những bản án “nhân danh nước cộng hòa” là thực hiện kỷ cương, phải “bó tay”.
“Tiếp tục xây dựng Đề án miễn phí thi hành án”- Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất. Theo ông, Đề án nàycó thể giảm được 50.000 việc không có điều kiện thi hành tồn đọng từ năm 2009 trở về trước, có những việc đã 20 năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” hay không.
Không biết chừng, đây chính là cây đũa thần để hô biến khoản 950 tỷ phải thi hành án của Vinashin, cũng giống như việc “chan nợ” cho dầu khí, cho hàng hải.
BLOG ĐÀO TUẤN
“Tiếp tục xây dựng Đề án miễn phí thi hành án”- Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất. Tuy nhiên, Bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” để được miễn!
Hai năm trước, khi “quả bom nợ” 86.000.000.000.000 đồng của Vinashin nổ tung trong nỗi bức xúc của dư luận, tân Tổng Giám đốc Vinashin, Anh hùng lao động Trương Văn Tuyến khẳng định đầy lạc quan: “Số nợ 86.000 tỷ đồng không thể mất đi mà nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản của Vinashin”. Thậm chí, tại Quốc hội, một thành viên của Chính phủ cũng phát biểu đầy lạc quan với cử tri và đồng bào cả nước: Khoản nợ 86.000 tỷ đồng của Vinashin, khả năng đến năm 2013-2014 sẽ trả xong.
Ấy thế mà tại Quốc hội chiều 2.11.2012, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã phải nói đến chuyện “ Cần phải thành lập Ban chỉ đạo thi hành án đối với vụ Vinashin” do liên quan đến số tiền 950 tỷ đồng phải thi hành án mà chính ông cũng thừa nhận: Do tình hình kinh tế khó khăn, việc bán đấu giá các tài sản, nhất là bất động sản sẽ bị chững lại nên Bộ trưởng Tư pháp e sẽ khó thu được từ Vinashin số tiền này”.
Khoản tiền 950 tỷ còn không thi hành án nổi, huống chi khoản nợ 86.000 tỷ đồng, dù đã được tái cơ cấu cho Tập đoàn dầu khí, cho Tập đoàn hàng hải!
Dường như, việc phải lập một ban chỉ đạo là một sự bất bình thường cho một công vụ đáng lẽ phải rất thông thường. Và người ta cũng chỉ áp dụng khi khó đến không thể thi hành án nổi, hay đúng hơn là đương sự chẳng còn gì mà thi hành.
Vinashin còn lại gì, ngoài lũ lượt bất động sản đang đóng băng? Ngoài những con tàu “siêu trường, siêu trọng” nhưng đã lên lão giờ đang trôi nổi như những “con tàu ma”? Báo Lao động vừa cho bạn đọc mục sở thị một con tàu ma như thế. Và đây là những thông số: Tàu Green Sea. 30 tuổi. Vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn. Duy nhất một thủy thủ trực, cùng với một con chó đen. Từ tháng 4.2012 đã neo ở biển Quảng Ninh. Và đã 6 tháng các thủy thủ không được nhận lương.
Liệu Bộ trưởng Cường có thể thi hành án với một con tàu đồng nát? Liệu Tổng Thanh tra Tranh có thể thu hồi với một thứ rác thải? Và liệu nhà nước, thực ra là nhân dân, sẽ được trả nợ với “chiếc cần câu Green Sea” mà Vinashin đang dùng để “tự mình trả nợ”.
“Tiền đang nằm trong các dự án đầu tư, đã và đang hình thành tài sản”- Anh hùng lao động Trương Văn Tuyến nói không sai. Nhưng đúng hơn phải là “Tiền đang trôi dạt ngoài biển hay đóng băng trong đất”. Chưa nói đến việc nó còn lại bao nhiêu. Chưa kể đến những khoản lỗ, mất vốn đã “một đi không trở lại”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường, một thành viên Chính phủ, có lẽ không muốn cũng phải thừa nhận một sự thật, chính Vinashin và những khoản nợ khó đòi là một trong những con nợ lớn nhất, một cục máu đông khiến công tác thi hành án “nghẽn mạch”. Và nếu đặt cạnh tỷ lệ thu hồi tài sản và tiền của Nhà nước sau thanh tra “chưa đến 30%”, như thừa nhận của Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, thì quả thực chính những con nợ mang mác Vina đang là nơi chôn tiền khủng khiếp nhất. Cũng là nơi mà kỷ cương, nếu coi việc thi hành những bản án “nhân danh nước cộng hòa” là thực hiện kỷ cương, phải “bó tay”.
“Tiếp tục xây dựng Đề án miễn phí thi hành án”- Bộ trưởng Hà Hùng Cường đề xuất. Theo ông, Đề án nàycó thể giảm được 50.000 việc không có điều kiện thi hành tồn đọng từ năm 2009 trở về trước, có những việc đã 20 năm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng không giải thích về khả năng Vinashin có khả năng trở thành một trong 50.000 việc “không có điều kiện thi hành” hay không.
Không biết chừng, đây chính là cây đũa thần để hô biến khoản 950 tỷ phải thi hành án của Vinashin, cũng giống như việc “chan nợ” cho dầu khí, cho hàng hải.
BLOG NGUYỄN THẾ THỊNH
 
CÁI ÁO LÓT NGỰC
Chuyện cái lót trong áo ngực là chuyện xưa như... cái ngực. Chả thế mà cách đây dễ 20 năm, sếp tôi thấy chị em dấm dúi chia nhau miếng mút đệm to, ổng bảo, thôi để tao nói công đoàn mua một tấm nệm về chia mỗi đứa một mét vuông, tha hồ mà... chèn!
Bây giờ chị em ta cũng ham hố, vừa muốn to lại vừa muốn rẻ nên mua áo ngực Tập Cận Bình, bọn tay tổ làm đồ đểu. Đã thế lại còn muốn đeo cho ôm mới... hoành tráng, hỏi sao không tức ngực, không ngứa mà la?  
Mấy hôm nay, anh em (QLTT) các địa phương trong toàn quốc thi nhau sờ, bóp, vạch... áo ngực của các tiểu thương, bóp xong chỗ này bảo còn nữa đưa ra, bóp tiếp... Bóp rất kỹ coi trong có cái hột nào không, thế mà chị em tiểu thương ai nấy ngậm tăm, không dám nói gì. Kỳ kỳ ha.
Thoạt đầu, tưởng bọn khựa hại 45 triệu phụ nữ VN, nhưng mà không phải, nhiều bạn đọc là đàn ông gọi điện phản ánh, đề nghị báo chí phải có định hướng không thì anh em tổn thọ mà chết cả. Họ nói: Mang nịt ngực Ôn Gia Bảo có người kêu ngứa, có người không. Nhưng nhiều chị em thừa cơ chuyện…ngứa xông lên, bắt chồng gãi ngực suốt cả đêm, quá mệt. Có người mang nịt ngực của Trump chính hiệu cũng luôn mồm kêu… ngứa là sao? Cứ gãi hoài thế này tổn thọ mà chết thì đúng ý đồ bọn khựa quá rồi!
ĐẾN THỜI ĐIỂM NÀY VẪN... AN TOÀN
PTT Hoàng Trung Hải:
- Đến giờ này đập thủy điện sông Tranh 2 vẫn an toàn!
Giám đốc Đài TH Nam Định:
- Trước bão tháp truyền hình vẫn an toàn!
Thảo dân Babel :
- Trước khi chưa bị chiếm, Hoàng Sa vẫn an toàn!
 Một cha bị mất xe máy, hớt hãi chạy về cơ quan, bảo để xe máy bị mất rồi, ông sếp hỏi lại: Vậy trước khi mất, xe có còn không? Cha này khẳng định: Còn, chính em đã đi nó đến dựng chỗ đó mà!
Hà hà
CHUYỆN CỦA CHÚA JESU
Chúa Jesu thấy một đám người đang hò hét, đòi ném đá đến chết một người đàn bà ngoại tình, ông tiến vào và nói: Ai chưa từng có lỗi thì hãy ném viên đá đầu tiên. Mọi người nghe xong lần lượt bỏ về. Chúa nói: Ta cũng thế. Và đi.
*
Một ngày đẹp giời, Chúa ghé về trần gian, nơi mọi người ngồi đang đòi vạch mặt kẻ tham nhũng. Chúa nói: Ai chưa từng tham nhũng thì về trước đi.
Chúa nhìn quanh, mãi không thấy ai về, bèn nói: Chỉ có ta về thôi sao?
RỬA TAI
Dù ở ẩn trong thâm sơn cùng cốc nhưng vua Tề vẫn đích thân năm lần bảy lượt đến mời Hứa Do. Nễ, Hứa Do về kinh được mấy bữa thì bỏ về. Ngang con sông, ông xuống rửa tai. Một người dắt trâu đi uống nước lấy làm lạ bèn hỏi, Do đáp, ta rửa hai cái tai vì trót nghe vua Tề nói.
Người kia nghe thế lẳng lặng dắt trâu đi ngược sông một đoạn mới cho trâu xuống. Do lấy làm lạ, hỏi, sao phải dắt trâu đi? Người kia bèn đáp, ta sợ trâu uống phải nước rửa tai của ông... Do đắc ý lắm.
Nhưng rồi người kia thủng thẳng: Không phải vì lời vua bẩn tai ông và nước rửa tai ông bẩn, mà bẩn vì ông làm thế nào mà ở tận thâm sơn cùng cốc mà vua cũng biết ông giỏi để đến mời. Đã biết vua là người như thế, sao vẫn còn đi?
BLOG ĐÀO TUẤN
Hình như phải cảm ơn cái coóc xê Hồ Cẩm Đào thật. Bởi việc họ biến “sân khách thành sân nhà”, biến chợ đầu mối hàng xóm thành chợ cóc nhà mình, biến thị trường hàng xóm thành cái hố rác thì đó là thành công, chứ đâu phải lỗi thất bại.
Suốt tuần qua báo chí mở chiến dịch “áo ngực lạ”, QLTT khắp các tỉnh Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Nội, TP HCM… “ra quân” kiểm tra, thu giữ áo ngực Tàu có chứa “vật thể lạ”. Các chuyên gia “mổ xẻ” áo ngực, đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng của từ này. Và tất nhiên, các bà, các cô nháo nhào “rạch áo”.
Không khó để nhận ra sự “lên đồng” của dư luận không hoàn toàn là do chiếc áo con có liên quan đến phạm trù “sức khỏe”, mà chủ yếu do đó là hàng Tàu. Ở đây, chẳng có chính trị chính em gì hết. Vấn đề chỉ thuần túy là chất lượng hàng hóa. Đã qua rất lâu cái thời “máy khâu con bướm, xe phượng (hoàng), mũ cối, dép đúc” khi mà hàng Trung Quốc đồng nghĩa với sự vĩnh cửu. Cũng đã hết sự vồ vập ban đầu với bia Vạn Lực, xe “mui trần hai chỗ” hiệu Loncin. Không có tiền xài hàng Việt giá trên trời thì đành dùng hàng Trung Quốc, cỏ rác, nhưng có giá phù hợp với túi tiền. Tất nhiên, nói như một tiểu thương là “tiền nào của nấy”.
Trong vô vàn những chi tiết xung quanh 6 viên “thuốc lạ”, và thứ “nước lạ trắng đục sờ thấy dính” bên trong chiếc áo bé bằng bàn tay, có hai câu chuyện to như con voi, và rất quen. Đó là cái giá bèo của những chiếc áo có khi chỉ 15 ngàn đồng. Và “tính hố rác” của thị trường Việt khi từ vỉa hè thành phố tới chợ cóc nhà quê đâu đâu cũng tràn ngập hàng Trung Quốc với tình trạng “3 không” điển hình: Không nguồn gốc xuất xứ. Không tem nhãn kiểm định. Không có cả một dòng chữ Việt.
Nhớ hồi tháng 9, trong một tọa đàm về hàng Việt, ông Đỗ Xuân Thuỷ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đồng Xuân cho biết cái chợ được xây dựng từ năm 1889 này có lượng luân chuyển hàng hóa đến 20 tấn/ngày và doanh thu hàng năm cỡ 4000 tỷ, đang sống nhờ “chủ yếu là hàng Trung Quốc”. Chủ yếu là bao nhiêu? Khoảng 90% các mặt hàng từ đồ lưu niệm, đồ chơi, điện thoại, cặp da, túi sách. Riêng hàng tạp phẩm, vải vóc, quần áo may sẵn, trong đó có chiếc áo con phụ nữ, con số này là 70%. Với thị phần toàn 70 với 90%, có lẽ, Đồng Xuân, từ nhiều năm nay, đã là cái chợ Trung Quốc chứ không phải chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc nữa.
Mà khoảng cách từ trụ sở Tập đoàn dệt may Việt Nam, doanh nghiệp top tỷ đô xuất khẩu, đến chợ Đồng Xuân nào có xa xôi gì (Chỉ cỡ 3km).
Mà may cái áo con thì nào có khó như chế tạo phi thuyền để phải cần khoa học gia cỡ kỹ sư, tiến sĩ, viện sĩ.
Chiếc áo nịt nói riêng và hàng Trung Quốc nói chung  đang chiếm lĩnh thị trường Việt, từ ngôi chợ lâu đời nhất, lớn nhất ở Thủ đô, cho đến thị trường nông thôn bạt ngàn nhu cầu hàng giá rẻ. Chiếc áo ngực Trung Quốc đang rất rẻ. Đó là một thực tế. Rẻ đến mức có người tưởng mình nghe nhầm khi chiếc áo con có khi chỉ 15 ngàn đồng/chiếc. 15 ngàn, mà vẫn đảm bảo lợi nhuận, vẫn có thể chi trả tiền công chuyên chở. Và thậm chí, khiến những tiểu thương phải nói lời “cảm ơn hàng Trung Quốc”. Đây là câu chuyện mà bà Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao đã kể lại. Họ “cảm ơn hàng Trung Quốc” khi mà 40 năm bán hàng ở ngôi chợ lớn nhất miền Bắc này, chưa từng có 1 DN Việt đến tìm tiểu thương để bán hàng, thậm chí “chúng tôi kiếm họ còn rất khó”.
Hình như cũng phải cảm ơn hàng Trung Quốc thật. Bởi việc họ biến “sân khách thành sân nhà”, biến chợ đầu mối hàng xóm thành chợ cóc nhà mình, biến thị trường hàng xóm thành cái hố rác thì đó là thành công, chứ đâu phải lỗi thất bại. Cũng còn vì câu chuyện cái áo 15 ngàn đồng có chứa “thuốc lạ”, “nước lạ” đang phơi bày một thực tế: Nhu cầu hàng giá rẻ, thực ra là hàng có giá thù hợp với điều kiện thu nhập của người lao động bình dân, đang bị chính các DN Việt xem thường. Và cái gì gọi là trách nhiệm xã hội của DN Việt thực chỉ là lời chót lưỡi đầu môi.
Thôi thì đành hiểu là các DN Việt đang chỉ quan tâm đến việc bơi ra biển lớn nên chẳng buồn quan tâm đến chuyện lẻ tẻ. Nhưng liệu có thể nói tới chuyện bơi ra biển lớn khi đang chết chìm trong ao làng?
BLOG TRƯƠNG DUY NHẤT
Vấn đề không phải là kiếm đâu ra đủ 60.000 tỷ để tăng lương, mà là tìm cách cắt giảm đội ngũ trên 20 triệu người ăn lương cồng kềnh chồng chéo đè oằn lưng người dân đóng thuế.
          Nhìn nhận về đội ngũ cán bộ công chức hiện thời, ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thẳng thừng “hiện có 30% cán bộ công chức làm việc tốt, 30% làm việc cầm chừng và 30% có mặt chỉ để… lãnh lương, nếu không có họ cũng không ảnh hưởng gì tới công việc cơ quan”.
          Như vậy, chỉ cần tống cổ khỏi biên chế 30% loại cán bộ có mặt chỉ để lĩnh lương, hoặc khá hơn thì tống cổ luôn 30% làm việc cầm chừng kia nữa hay đốc thúc họ làm việc tích cực hơn, thì chính phủ đâu phải vò đầu bứt tai trước bài toán tiền lương.
          Tại sao trong thời đại khoa học công nghệ thay chuyển đến từng giờ từng giây, một cái máy có thể thay việc cả sư đoàn, mà biên chế đội ngũ cán bộ công chức vẫn ngày một phình ra?
          Một xã mà có đến 500 cán bộ, một đất nước chưa đến 90 triệu dân nhưng có đến hơn 20 triệu người ăn lương (tức cứ 7 đầu dân phải cõng 2 ông cán bộ). Không giảm được đội ngũ ăn lương đông như quân Nguyên này thì đúng như ông Vương Đình Huệ nói: phải in tiền để trả lương, hoặc nói một cách mai mỉa như cô “hoa hậu đồ lót” Ngọc Trinh: cạp đất mà ăn à?
          Độc đảng và đảng lãnh đạo toàn diện thì nên dồn nhập hết bộ máy đảng với chính quyền vào làm một. Một bộ máy chính quyền vốn đã cồng kềnh nhiêu khê, lại thêm một bộ máy đảng song hành giẫm đạp chồng chéo.
          Và cũng không thể để mãi tình trạng người ngoài đảng cũng phải đóng thuế nuôi người trong đảng. Tôi không phải đảng viên, mắc gì tôi lại phải đóng thuế để nuôi mấy ông đảng viên?
          Lâu rồi, đâu chừng gần 20 năm trước, nhà báo Thái Duy có viết câu này trên báo Đại Đoàn Kết: "không ở đâu như dân ta, phải è lưng đóng thuế nuôi 3 bộ máy: đảng, nhà nước và các đoàn thể".
BLOG ĐÀO TUẤN
 Vì sao ngân sách giảm thu, để đến nỗi không bố trí được khoản chi thường xuyên, tối quan trọng và đã được hoạch định lộ trình sẵn là lương. Cử tri và nhân dân đã không được trả lời khi QH thảo luận về một trong những vấn đề quan trọng của đất nước là ngân sách.
Buổi thảo luận, ở một ý nghĩa nào đó, giống với một cuộc than khổ tập thể, khi các bộ, ngành, địa phương coi đó là một cơ hội trình bày sự khốn khó, để xin tiền ngân sách. Mà Ngân sách 2013 thì nào có dư dả gì. Có 180 ngàn tỷ. Con số mà ĐBQH Trần Quang Chiểu đánh giá là “thấp nhất trong các năm”, thậm đến mức “chưa nhìn tới mục tiêu trung dài hạn”.
Có câu “Có thực mới vực được đạo”. Chính sự thiếu hụt trong đồng tiền ngân khố là câu trả lời chính xác nhất cho chất lượng của sự phát triển, của những lạc quan và bi quan về trình trạng của nền kinh tế.
Hôm qua, Bộ trưởng Vương Đình Huệ, trịnh trọng như một ông giáo làng, đã dùng hình ảnh “tấm chăn” để nói về ngân sách nhà nước: “co đầu này thì đầu kia sẽ thiếu”. Thế còn thành tích vượt thu 98 ngàn tỷ năm 2010? Thế còn 74 ngàn tỷ “vượt kế hoạch thu”? Thế còn trách nhiệm của một tư lệnh tài chính phải biết “khéo co”, phải biết “căn cơ” như chữ dùng cùa chính Bộ trưởng?
Nhưng cái khó của miếng bánh ngân sách ngày hôm nay đang có tác dụng lột tả những khoản chi cực kỳ hoành tráng, không tí “khéo co”, cũng không hề “căn cơ”. Đó là dự án cảng Vân Phong, vốn đầu tư tăng từ 3 ngàn tỷ ban đầu, lên 6 ngàn tỷ lúc khởi công, và nay dự kiến lên đến 10 ngàn tỷ. Thứ đội giá mà Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng gọi là “Lãng phí chiến lược”.
Đó là Hà Giang, với đại công trường đang bỏ hoang. Nói như Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên “Dù Hà Giang từng bị kỷ luật vì nợ đầu tư xây dựng cơ bản 1.100 tỉ đồng, nhưng đến nay số nợ của Hà Giang gấp 10 lần số thu ngân sách địa phương”.
“Căn bệnh hoành tráng” phổ biến mà ĐBQH Nguyễn Thành Tâm nói tới đã khiến một tỉnh miền núi còn nghèo, với toàn bộ nguồn thu đáp ứng 10-12% tổng chi và hàng năm “vác rá” xin tiền ngân sách, đã “trăm hoa đua nở” với chiến dịch đầu tư hàng ngàn tỷ cho xây dựng cơ bản. Tất nhiên, những con số “ngàn tỷ” này là tiền âm, có được  bằng cách đề nghị DN ứng vốn. Có một thời, các ngân hàng thương mại của Hà Giang có tổng nợ xấu cao nhất nước, với khoảng 25% số nợ. Có ngân hàng có tới 80% dư nợ là nợ xấu. Căn bệnh hoành tráng một thời giờ đã biến Hà Giang thành một con nợ khổng lồ và dư trấn của nó nặng nề đến nỗi không biết bao giờ Hà Giang mới có thể gượng dậy, chứ chưa nói đến việc trả nợ.
Nhưng Hà Giang chưa bao giờ là cá biệt. Miếng bánh ngân sách từ TƯ đến địa phương đã được đầu tư quá tràn lan, dàn trải, và thực tế, đang bị chôn vùi trong cỏ dại ở những đại công trường hoang tàn, trong phong trào “người người sân bay, nhà nhà cảng nước sâu”, và không thể không nói đến một con số khổng lồ về nguồn lực khi cả triệu tỷ đồng (không biết là bao nhiêu con số nữa) đang “chôn trong đất”. Đến mức đánh giá của Bộ Tài chính nói về tình trạng này với mấy chữ “diễn ra khá phổ biến và ở mức độ khá nghiêm trọng”.
“Tấm chăn ngân sách” đang bé lại, mỏng đi. Có lẽ không “khéo co” cũng không được. Nhưng ai sẽ phải là người khéo co nếu như trước hết không phải là tư lệnh ngành tài chính.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét