Tham- sân- si và hội chứng ‘Hai Bà…’
Bài của Kim Dung/Kỳ Duyên
Có một khái niệm nhanh chóng được “dân…gian” tổng kết. Đó là hội chứng “Hai Bà Trưng”, mà người đời vui đùa gọi là hội chứng Sợ! Ở đây, là sợ va chạm, sợ đụng chạm, và cao nhất là sợ đối diện với sự thật.
Có một cái tên, rồi đây, có thể sẽ đi vào lịch sử của ngành năng
lượng. Nhưng hẳn là với những ghi chép không mấy sáng sủa, thậm chí biết
đâu là bi thảm? Đó là thủy điện Sông Tranh 2- công trình có tổng vốn
đầu tư tới gần 5.200 tỷ đồng, với hồ chứa nước dung tích 730 triệu m3,
và được thiết kết trên độ cao 100 mét so với hạ lưu.
“Bảo tàng”…tham- sân- si?
Nếu mấy tháng trước đây, ST 2 phải chịu vô vàn “dư chấn” xã hội- những phản biện, chỉ trích của báo chí, lo ngại của người dân trước hiện tượng nứt đập, nước tuôn chảy…
Thì giờ, đến lượt hàng nghìn người dân huyện Bắc Trà Mi (Quảng Nam), nơi ST2 tọa lạc, kinh hoàng và hoang mang, liên tục chịu đựng những “dư chấn” của nó- hơn 40 trận động đất lớn nhỏ?
Tâm chấn (động đất- KD) đã được các nhà khoa học xác định là tại khu vực hồ chứa đập thủy điện ST 2. Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện ST 2 tích nước gây nên động đất kích thích.
Riêng đêm 3/9, có tới 4 trận động đất. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nguy cơ xảy ra các trận động đất lớn hơn, ở đây là hiện hữu. Không biết sự giận dữ của xã hội đáng sợ hơn hay sự giận dữ của thiên nhiên đáng sợ hơn? Khi mà số phận và tính mạng hàng ngàn hộ dân ở huyện Bắc Trà Mi đang hàng ngày, hàng giờ treo lơ lửng dưới những trận động đất?
Ngược với báo cáo của Bộ Công thương, đề nghị Chính phủ cho tích nước vận hành thủy điện ST 2, và cũng ngược với kết luận của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho rằng ,các đợt rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến công trình, nhiều chuyên gia lĩnh vực thủy lợi- thủy điện lên tiếng cảnh báo đáng sợ. Trong khi, đến thời điểm này, ST 2 mới tích nước khoảng 200-300 triệu m3.
GSTS Nguyễn Thế Hùng (ĐHBK Đà Nẵng) cho rằng những đề nghị đó, chẳng khác gì “đánh cược” với tính mạng và tài sản của hàng nghìn người dân.
Phần thắng sẽ thuộc về Bộ Công thương, về EVN đầy tiềm lực, hay phần …thua thuộc về những người dân tay không? Chưa rõ. Nhưng chính vào thời khắc này, nhiều câu hỏi cần đặt ra, sòng phẳng.
Xưa nay, “số phận” các đập thủy điện, về kỹ thuật, thật oái oăm, luôn xây dựng ngay trên những đới đứt gẫy, mà ST 2 không phải ngoại lệ. Nhiều chuyên gia thủy điện cho rằng, vẫn có thể thiết kế đập an toàn trong vùng động đất, nhưng với điều kiện xem xét, đánh giá, tính toán thật đầy đủ các yếu tố liên quan, đặc biệt trong thi công, kết cấu công trình phải thật bảo đảm. Đó là điều kiện đủ.
Tiếc thay, nói đến chất lượng công trình, ở ta, đó lại luôn là điều kiện…thiếu nhất. Bởi con người không đủ cái tâm.
Cũng ông Nguyễn Thế Hùng cho biết “khi đi cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khảo sát thân đập, cho thấy công trình đã rệu rạo lắm rồi”. Nên nhớ công trình này đầu tư hơn 5000 tỷ đồng, một số tiền khủng!
Còn ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng là 1 chuyên gia thủy lợi từng “chỉ thẳng mặt chủ đầu tư, nói hiện tượng rò rỉ nước ở công trình là do không có lõi đồng ở giữa các khối bê tông hoặc có mà là hàng kém chất lượng. Họ cứng họng không cãi được.
Mà không chỉ ST 2, hầu như 100% thủy điện ở Quảng Nam thiếu 3 điều cốt lõi: Cống xả đáy, diện tích hồ phòng lũ và hệ thống quan trắc. Vì sao? Vì họ sợ tốn tiền, họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận!”
Ôi chao, lại chuyện đồng tiền!
Khoảng 40 tỷ đồng, để “vá víu” lại cái “rách toác” thân đập ST2, đã phải là con số cuối cùng chưa? Đã đủ để “vá víu” sự “rách toác” lương tâm không ít kẻ chưa? Chắc là chưa.
Theo các chuyên gia, đây mới chỉ là phương án khắc phục tạm thời, chưa thể xử lý triệt để (!)
Nếu ST 2 tiếp tục gây những sự cố lớn hơn nữa, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước tính mạng hàng nghìn người dân Bắc Trà Mi đây?
Được biết, tại cuộc họp báo cáo sơ bộ của đoàn công tác Bộ KH- MT, Bộ Xây dựng…, về ST2, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư TU Quảng Nam đã phải đề nghị: Nếu đập ST2 không an toàn, cần phải “hy sinh” công trình này.
Đó quả là cân nhắc bất đắc dĩ và quá đau xót!
Ông Nguyễn Đức Hải cũng yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong vụ việc này.
Đồng tiền- luôn là thủ phạm duy nhất của các dự án “đổ bể” đến đau đớn và hổ thẹn: Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines…Và còn những dự án nào nữa, nay mai? Mới đây nhất, báo Tuổi Trẻ đưa tin, cầu cảng Tổng kho dầu khí Đà Nẵng, công trình được đầu tư 400 tỉ đồng, bị sập đổ.
Giữa lúc ST 2 còn “hứa hẹn” răn đe con người những trận động đất ở “thì tương lai”, thì 1 dư chấn khác, mạnh không kém ST2 nổ ra. Dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia, với tổng số tiền đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng!
Một bảo tàng lịch sử tầm cỡ quốc gia với kiến trúc trông rất “phồn thực”- dự kiến sẽ được xây, trong khi Bảo tàng Hà Nội vừa xây xong cách đây ít lâu, với 2300 tỷ đồng, trông hệt kim tự tháp ngược, vừa xấu về hình hài, vừa ốm yếu về chất lượng, nằm trơ khấc, bẽ bàng trong sự quạnh quẽ vì quá ít khách tham quan.
Chợt nghĩ tới tư duy văn hóa của người Việt chúng ta.
Trong khi liên tục cho ra đời những dự án khủng, kiểu dự án hơn 11000 nghìn tỷ đồng thì không tiếc, mà lại “tiếc” có hơn 11 tỷ đồng- cho bảo tồn 1 di sản văn hóa quốc gia- chùa Trăm Gian.
Để đến nỗi ngôi chùa bị phá hỏng. Chỉ khi đó, quản lý văn hóa mới cuống lên, vào cuộc.
Hồn cốt Chùa Trăm Gian, hồn cốt của Thành nhà Mạc, của Chùa Trầm mới đây, và của bao di tích văn hóa- lịch sử đã không còn. Hay chính hồn cốt “văn hóa Việt” đã …vất vưởng từ lâu lắm rồi?
Oái oăm thay, dự án này ra đời vào lúc ngẫu nhiên, ngành giáo dục trước đó, vừa tiến hành 1 cuộc khảo sát về đội ngũ nhà giáo. Kết quả điều tra xã hội học- cũng tạo nên 1 “dư chấn” đau đớn cho những ai vốn quan tâm tới nền học vấn nước nhà.
Tới 50% số nhà giáo của 7 tỉnh, t/p được khảo sát trả lời, họ hối hận vì đã chọn nghề, và không muốn tiếp tục dạy học nữa. Bởi cơm áo không đùa với…nhà giáo. Bởi công việc nhiều áp lực, bệnh dối trá đã thành hệ thống, kéo đến hệ lụy dạy học không còn là nghề được xã hội tôn trọng. Có gì đó tựa sự tổn thương!
Nhiều năm trước đây, khi lăn lộn ở cơ sở, rất nhiều lần người viết bài trò chuyện với các nhà giáo vùng khó khăn. Một điều thực cảm động, họ chọn lựa nghề dạy học, vì yêu nghề, yêu trẻ. Đó là 1 thực tế.
Nhưng ở chính hành trình hội nhập với thế giới hiện đại này, con số 50% nhà giáo hối hận và quay lưng lại với nghề của mình cũng là 1 thực tế khác.
“Yêu” và … “ly thân” là 2 trạng thái hạnh phúc và khổ đau của con người. Nhưng từ “yêu” đến “ly thân” với nghề của 50% số nhà giáo kia, hẳn không phải lỗi tại họ.
Chúng ta thường nhắc đến khẩu hiệu: “Giáo dục là động lực phát triển”. Nhưng mới ở 7 tỉnh, t/p, đã có tới 50% số nhà giáo không còn động lực với nghề. Vậy thì đất nước sẽ phát triển ra sao? Chẳng lẽ, khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu?
Chẳng lẽ, ngành giáo dục đã trở thành 1 thứ … “bảo tàng”, vì sự cổ lỗ, lạc hậu, tụt hậu, và chỉ mang ý nghĩa xem xét như là những hiện vật, những chứng cứ của 1 giai đoạn lịch sử trong quá khứ? Vậy tương lai của dân tộc này, sẽ đi lên từ đâu?
Hay những dự án như Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines… và biết đâu nữa, cả dự án Bảo tàng lịch sử Quốc gia, đáng được xây thành “bảo tàng”… tham- sân- si?
Và những cơn động đất kinh hãi của ST 2, sự nứt toác đập ST2, liệu có thể là những “vật chứng” sinh động cần được trưng bày tiếp trong loại bảo tàng này không?
Hội chứng “Hai Bà…”
Sau những ồn ã phản biện và tranh cãi gay gắt về cuốn SGK tiếng Việt lớp 3 “Hai Bà Trưng đánh giặc nào”, rút cục có 1 khái niệm nhanh chóng được “dân…gian” tổng kết. Đó là hội chứng “Hai Bà Trưng”, mà người đời vui đùa gọi là hội chứng Sợ! Ở đây, là sợ va chạm, sợ đụng chạm, và cao nhất là sợ đối diện với sự thật.
Nhưng hội chứng “Hai Bà” này, hóa ra khá …thời thượng và phổ biến. Và nếu pháp luật không được thượng tôn, nếu thiết chế quản lý lỏng lẻo, nếu con người luôn cầu an và thỏa hiệp, thì rút cục trong xã hội, sẽ diễn ra nghịch lý: Người ngay sợ kẻ gian. Cái tốt sợ cái xấu. Cái hay sợ cái dở. Cái chính sợ cái tà.
Khi ấy, sự hoài nghi sẽ lên ngôi!
Mới đây, người hâm mộ thể thao ồn ào xung quanh vụ HLV Hữu Thắng (Đội Sông Lam- Nghệ An), bức xúc trước đề nghị, cần có cuộc xét nghiệm ma túy trên diện rộng với các cầu thủ của mình. Vì theo vị này, điều đó là xúc phạm, làm tổn thương đến các cầu thủ của CLB.
Nhưng sự bức xúc của HLV Hữu Thắng, liệu có ghê gớm hơn sự bức xúc của người hâm mộ môn thể thao Vua này không? Khi họ trực tiếp nhìn hình ảnh cực kỳ phản cảm, và bệ rạc của cầu thủ Huy Hoàng lái chiếc xe CRV gây tai nạn ở Thanh Hóa trong tình trạng mất kiểm soát, “người lắc lư, tay múa may”, nghi vấn là biểu hiện của việc đang phê thuốc lắc?
Và thực trạng hư hỏng của nhiều cầu thủ bóng đá đội SL liệu có giấu được mãi trong bóng tối?
Cho dù cuối cùng, Huy Hoàng, “biểu tượng” của bóng đá xứ Nghệ, thoát khỏi yêu cầu chính đáng của dư luận. Nhưng “biểu tượng” đó, thực ra, đã… đổ bể trong lòng người hâm mộ mất rồi.
Hữu Thắng có thể bảo toàn được danh dự cho toàn đội không, nếu như vị HVN này, theo cách nói của “dân…gian”- cũng đang mắc hội chứng “Hai Bà”- hội chứng sợ. Sợ đối diện với sự thật!
Thực chất, ai đang làm tổn thương ai? Người hâm mộ hay Huy Hoàng và các cầu thủ của HLV Hữu Thắng?
Và những ngày này, dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến đợt sinh hoạt chính trị lớn- phê và tự phê bình trong Đảng.
Trong ứng xử của đời sống cộng đồng, có câu tổng kết của dân gian rất hay: Một điều nhịn, 9 điều lành! Nhưng trong cuộc đời, có khi 1 điều nhịn, dễ thành 9 điều …dở.
Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ cho rằng, nếu không có ai nhận trách nhiệm vụ Vinashin, Vinalines thì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình coi như không thành công. Và: Cần kết luận rõ ai thuộc 1 bộ phận không nhỏ suy thoái…
Chỉ một chữ ai, trong “nhóm lợi ích”, trong “1 bộ phận suy thoái”, nhưng là cả một cuộc sinh hoạt chính trị căng thẳng, nghiêm khắc. Sự day dứt của vị cán bộ tổ chức lão thành, có kinh nghiệm thực tiễn đầy mình, trước chữ ai còn bỏ ngỏ đó, là 1 thực tế xót đau.
Vì vậy, sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu cơ chế quản lý, nếu thiết chế kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay, trước thách thức của hội nhập và phát triển, nhạy bén nhìn ra những khiếm khuyết để hoàn thiện, phù hợp quy luật thực tiễn và thời đại.
Ở đó, pháp luật, pháp luật, và chỉ pháp luật mà thôi phải được coi là thượng tôn.
Ở đó, pháp luật thực sự được tôn trọng, được tôn vinh đóng vai trò điều chỉnh, kiểm soát mọi động cơ, hành vi của mỗi công dân, từ thường dân đến quan chức cao cấp. Chỉ khi đó, căn bệnh duy ý chí, chỉ nói mà không làm, nói vậy không phải vậy, mới có cơ bị thải loại trong đời sống. Mọi cuộc sinh hoạt chính trị mới đạt hiệu quả.
Tham- sân- si là bản năng giống loài của con người, là tính người. Nó không phải là thuộc tính riêng biệt. Mà nó ngự trị trong tất cả chúng ta, trong tôi, trong anh, trong chị…, nó hành trình cùng con người, từ xã hội tiểu nông đến xã hội văn minh.
Nhưng nó, tham- sân- si sẽ được kiểm soát, ngăn ngừa, nếu sự công khai, minh bạch và công tâm của pháp luật luôn ngự trị trong xã hội.
Chả thế, từ thời cổ đại La Mã, đến thời hiện đại ngày nay, hàng nghìn năm đã đi qua, biết bao vật đổi sao dời, nhưng biểu tượng Thần Công lý luôn là chiếc cân thăng bằng! Chiếc cân phân định cái Thiện- cái Ác, biểu tượng của lẽ phải, sự công bằng, nghiêm minh và không thiên vị, vẫn tồn tại và bất biến.
“Bảo tàng”…tham- sân- si?
Nếu mấy tháng trước đây, ST 2 phải chịu vô vàn “dư chấn” xã hội- những phản biện, chỉ trích của báo chí, lo ngại của người dân trước hiện tượng nứt đập, nước tuôn chảy…
Thì giờ, đến lượt hàng nghìn người dân huyện Bắc Trà Mi (Quảng Nam), nơi ST2 tọa lạc, kinh hoàng và hoang mang, liên tục chịu đựng những “dư chấn” của nó- hơn 40 trận động đất lớn nhỏ?
Tâm chấn (động đất- KD) đã được các nhà khoa học xác định là tại khu vực hồ chứa đập thủy điện ST 2. Nguyên nhân động đất, theo các nhà khoa học, được xác định là do hồ chứa thủy điện ST 2 tích nước gây nên động đất kích thích.
Riêng đêm 3/9, có tới 4 trận động đất. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nguy cơ xảy ra các trận động đất lớn hơn, ở đây là hiện hữu. Không biết sự giận dữ của xã hội đáng sợ hơn hay sự giận dữ của thiên nhiên đáng sợ hơn? Khi mà số phận và tính mạng hàng ngàn hộ dân ở huyện Bắc Trà Mi đang hàng ngày, hàng giờ treo lơ lửng dưới những trận động đất?
Ngược với báo cáo của Bộ Công thương, đề nghị Chính phủ cho tích nước vận hành thủy điện ST 2, và cũng ngược với kết luận của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) cho rằng ,các đợt rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến công trình, nhiều chuyên gia lĩnh vực thủy lợi- thủy điện lên tiếng cảnh báo đáng sợ. Trong khi, đến thời điểm này, ST 2 mới tích nước khoảng 200-300 triệu m3.
GSTS Nguyễn Thế Hùng (ĐHBK Đà Nẵng) cho rằng những đề nghị đó, chẳng khác gì “đánh cược” với tính mạng và tài sản của hàng nghìn người dân.
Phần thắng sẽ thuộc về Bộ Công thương, về EVN đầy tiềm lực, hay phần …thua thuộc về những người dân tay không? Chưa rõ. Nhưng chính vào thời khắc này, nhiều câu hỏi cần đặt ra, sòng phẳng.
Xưa nay, “số phận” các đập thủy điện, về kỹ thuật, thật oái oăm, luôn xây dựng ngay trên những đới đứt gẫy, mà ST 2 không phải ngoại lệ. Nhiều chuyên gia thủy điện cho rằng, vẫn có thể thiết kế đập an toàn trong vùng động đất, nhưng với điều kiện xem xét, đánh giá, tính toán thật đầy đủ các yếu tố liên quan, đặc biệt trong thi công, kết cấu công trình phải thật bảo đảm. Đó là điều kiện đủ.
Tiếc thay, nói đến chất lượng công trình, ở ta, đó lại luôn là điều kiện…thiếu nhất. Bởi con người không đủ cái tâm.
Cũng ông Nguyễn Thế Hùng cho biết “khi đi cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam khảo sát thân đập, cho thấy công trình đã rệu rạo lắm rồi”. Nên nhớ công trình này đầu tư hơn 5000 tỷ đồng, một số tiền khủng!
Còn ông Lê Trí Tập, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cũng là 1 chuyên gia thủy lợi từng “chỉ thẳng mặt chủ đầu tư, nói hiện tượng rò rỉ nước ở công trình là do không có lõi đồng ở giữa các khối bê tông hoặc có mà là hàng kém chất lượng. Họ cứng họng không cãi được.
Mà không chỉ ST 2, hầu như 100% thủy điện ở Quảng Nam thiếu 3 điều cốt lõi: Cống xả đáy, diện tích hồ phòng lũ và hệ thống quan trắc. Vì sao? Vì họ sợ tốn tiền, họ chỉ nghĩ đến lợi nhuận!”
Ôi chao, lại chuyện đồng tiền!
Khoảng 40 tỷ đồng, để “vá víu” lại cái “rách toác” thân đập ST2, đã phải là con số cuối cùng chưa? Đã đủ để “vá víu” sự “rách toác” lương tâm không ít kẻ chưa? Chắc là chưa.
Theo các chuyên gia, đây mới chỉ là phương án khắc phục tạm thời, chưa thể xử lý triệt để (!)
Nếu ST 2 tiếp tục gây những sự cố lớn hơn nữa, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước tính mạng hàng nghìn người dân Bắc Trà Mi đây?
Được biết, tại cuộc họp báo cáo sơ bộ của đoàn công tác Bộ KH- MT, Bộ Xây dựng…, về ST2, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư TU Quảng Nam đã phải đề nghị: Nếu đập ST2 không an toàn, cần phải “hy sinh” công trình này.
Đó quả là cân nhắc bất đắc dĩ và quá đau xót!
Ông Nguyễn Đức Hải cũng yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong vụ việc này.
Đồng tiền- luôn là thủ phạm duy nhất của các dự án “đổ bể” đến đau đớn và hổ thẹn: Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines…Và còn những dự án nào nữa, nay mai? Mới đây nhất, báo Tuổi Trẻ đưa tin, cầu cảng Tổng kho dầu khí Đà Nẵng, công trình được đầu tư 400 tỉ đồng, bị sập đổ.
Giữa lúc ST 2 còn “hứa hẹn” răn đe con người những trận động đất ở “thì tương lai”, thì 1 dư chấn khác, mạnh không kém ST2 nổ ra. Dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử Quốc gia, với tổng số tiền đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng!
Một bảo tàng lịch sử tầm cỡ quốc gia với kiến trúc trông rất “phồn thực”- dự kiến sẽ được xây, trong khi Bảo tàng Hà Nội vừa xây xong cách đây ít lâu, với 2300 tỷ đồng, trông hệt kim tự tháp ngược, vừa xấu về hình hài, vừa ốm yếu về chất lượng, nằm trơ khấc, bẽ bàng trong sự quạnh quẽ vì quá ít khách tham quan.
Chợt nghĩ tới tư duy văn hóa của người Việt chúng ta.
Trong khi liên tục cho ra đời những dự án khủng, kiểu dự án hơn 11000 nghìn tỷ đồng thì không tiếc, mà lại “tiếc” có hơn 11 tỷ đồng- cho bảo tồn 1 di sản văn hóa quốc gia- chùa Trăm Gian.
Để đến nỗi ngôi chùa bị phá hỏng. Chỉ khi đó, quản lý văn hóa mới cuống lên, vào cuộc.
Hồn cốt Chùa Trăm Gian, hồn cốt của Thành nhà Mạc, của Chùa Trầm mới đây, và của bao di tích văn hóa- lịch sử đã không còn. Hay chính hồn cốt “văn hóa Việt” đã …vất vưởng từ lâu lắm rồi?
Oái oăm thay, dự án này ra đời vào lúc ngẫu nhiên, ngành giáo dục trước đó, vừa tiến hành 1 cuộc khảo sát về đội ngũ nhà giáo. Kết quả điều tra xã hội học- cũng tạo nên 1 “dư chấn” đau đớn cho những ai vốn quan tâm tới nền học vấn nước nhà.
Tới 50% số nhà giáo của 7 tỉnh, t/p được khảo sát trả lời, họ hối hận vì đã chọn nghề, và không muốn tiếp tục dạy học nữa. Bởi cơm áo không đùa với…nhà giáo. Bởi công việc nhiều áp lực, bệnh dối trá đã thành hệ thống, kéo đến hệ lụy dạy học không còn là nghề được xã hội tôn trọng. Có gì đó tựa sự tổn thương!
Nhiều năm trước đây, khi lăn lộn ở cơ sở, rất nhiều lần người viết bài trò chuyện với các nhà giáo vùng khó khăn. Một điều thực cảm động, họ chọn lựa nghề dạy học, vì yêu nghề, yêu trẻ. Đó là 1 thực tế.
Nhưng ở chính hành trình hội nhập với thế giới hiện đại này, con số 50% nhà giáo hối hận và quay lưng lại với nghề của mình cũng là 1 thực tế khác.
“Yêu” và … “ly thân” là 2 trạng thái hạnh phúc và khổ đau của con người. Nhưng từ “yêu” đến “ly thân” với nghề của 50% số nhà giáo kia, hẳn không phải lỗi tại họ.
Chúng ta thường nhắc đến khẩu hiệu: “Giáo dục là động lực phát triển”. Nhưng mới ở 7 tỉnh, t/p, đã có tới 50% số nhà giáo không còn động lực với nghề. Vậy thì đất nước sẽ phát triển ra sao? Chẳng lẽ, khẩu hiệu vẫn chỉ là khẩu hiệu?
Chẳng lẽ, ngành giáo dục đã trở thành 1 thứ … “bảo tàng”, vì sự cổ lỗ, lạc hậu, tụt hậu, và chỉ mang ý nghĩa xem xét như là những hiện vật, những chứng cứ của 1 giai đoạn lịch sử trong quá khứ? Vậy tương lai của dân tộc này, sẽ đi lên từ đâu?
Hay những dự án như Đại lộ Đông Tây, PMU 18, Vinashin, Vinalines… và biết đâu nữa, cả dự án Bảo tàng lịch sử Quốc gia, đáng được xây thành “bảo tàng”… tham- sân- si?
Và những cơn động đất kinh hãi của ST 2, sự nứt toác đập ST2, liệu có thể là những “vật chứng” sinh động cần được trưng bày tiếp trong loại bảo tàng này không?
Hội chứng “Hai Bà…”
Sau những ồn ã phản biện và tranh cãi gay gắt về cuốn SGK tiếng Việt lớp 3 “Hai Bà Trưng đánh giặc nào”, rút cục có 1 khái niệm nhanh chóng được “dân…gian” tổng kết. Đó là hội chứng “Hai Bà Trưng”, mà người đời vui đùa gọi là hội chứng Sợ! Ở đây, là sợ va chạm, sợ đụng chạm, và cao nhất là sợ đối diện với sự thật.
Nhưng hội chứng “Hai Bà” này, hóa ra khá …thời thượng và phổ biến. Và nếu pháp luật không được thượng tôn, nếu thiết chế quản lý lỏng lẻo, nếu con người luôn cầu an và thỏa hiệp, thì rút cục trong xã hội, sẽ diễn ra nghịch lý: Người ngay sợ kẻ gian. Cái tốt sợ cái xấu. Cái hay sợ cái dở. Cái chính sợ cái tà.
Khi ấy, sự hoài nghi sẽ lên ngôi!
Mới đây, người hâm mộ thể thao ồn ào xung quanh vụ HLV Hữu Thắng (Đội Sông Lam- Nghệ An), bức xúc trước đề nghị, cần có cuộc xét nghiệm ma túy trên diện rộng với các cầu thủ của mình. Vì theo vị này, điều đó là xúc phạm, làm tổn thương đến các cầu thủ của CLB.
Nhưng sự bức xúc của HLV Hữu Thắng, liệu có ghê gớm hơn sự bức xúc của người hâm mộ môn thể thao Vua này không? Khi họ trực tiếp nhìn hình ảnh cực kỳ phản cảm, và bệ rạc của cầu thủ Huy Hoàng lái chiếc xe CRV gây tai nạn ở Thanh Hóa trong tình trạng mất kiểm soát, “người lắc lư, tay múa may”, nghi vấn là biểu hiện của việc đang phê thuốc lắc?
Và thực trạng hư hỏng của nhiều cầu thủ bóng đá đội SL liệu có giấu được mãi trong bóng tối?
Cho dù cuối cùng, Huy Hoàng, “biểu tượng” của bóng đá xứ Nghệ, thoát khỏi yêu cầu chính đáng của dư luận. Nhưng “biểu tượng” đó, thực ra, đã… đổ bể trong lòng người hâm mộ mất rồi.
Hữu Thắng có thể bảo toàn được danh dự cho toàn đội không, nếu như vị HVN này, theo cách nói của “dân…gian”- cũng đang mắc hội chứng “Hai Bà”- hội chứng sợ. Sợ đối diện với sự thật!
Thực chất, ai đang làm tổn thương ai? Người hâm mộ hay Huy Hoàng và các cầu thủ của HLV Hữu Thắng?
Và những ngày này, dư luận xã hội cũng rất quan tâm đến đợt sinh hoạt chính trị lớn- phê và tự phê bình trong Đảng.
Trong ứng xử của đời sống cộng đồng, có câu tổng kết của dân gian rất hay: Một điều nhịn, 9 điều lành! Nhưng trong cuộc đời, có khi 1 điều nhịn, dễ thành 9 điều …dở.
Mới đây, trả lời phỏng vấn của báo Nhân Dân, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức TƯ cho rằng, nếu không có ai nhận trách nhiệm vụ Vinashin, Vinalines thì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình coi như không thành công. Và: Cần kết luận rõ ai thuộc 1 bộ phận không nhỏ suy thoái…
Chỉ một chữ ai, trong “nhóm lợi ích”, trong “1 bộ phận suy thoái”, nhưng là cả một cuộc sinh hoạt chính trị căng thẳng, nghiêm khắc. Sự day dứt của vị cán bộ tổ chức lão thành, có kinh nghiệm thực tiễn đầy mình, trước chữ ai còn bỏ ngỏ đó, là 1 thực tế xót đau.
Vì vậy, sẽ tốt hơn rất nhiều, nếu cơ chế quản lý, nếu thiết chế kinh tế- chính trị- xã hội hiện nay, trước thách thức của hội nhập và phát triển, nhạy bén nhìn ra những khiếm khuyết để hoàn thiện, phù hợp quy luật thực tiễn và thời đại.
Ở đó, pháp luật, pháp luật, và chỉ pháp luật mà thôi phải được coi là thượng tôn.
Ở đó, pháp luật thực sự được tôn trọng, được tôn vinh đóng vai trò điều chỉnh, kiểm soát mọi động cơ, hành vi của mỗi công dân, từ thường dân đến quan chức cao cấp. Chỉ khi đó, căn bệnh duy ý chí, chỉ nói mà không làm, nói vậy không phải vậy, mới có cơ bị thải loại trong đời sống. Mọi cuộc sinh hoạt chính trị mới đạt hiệu quả.
Tham- sân- si là bản năng giống loài của con người, là tính người. Nó không phải là thuộc tính riêng biệt. Mà nó ngự trị trong tất cả chúng ta, trong tôi, trong anh, trong chị…, nó hành trình cùng con người, từ xã hội tiểu nông đến xã hội văn minh.
Nhưng nó, tham- sân- si sẽ được kiểm soát, ngăn ngừa, nếu sự công khai, minh bạch và công tâm của pháp luật luôn ngự trị trong xã hội.
Chả thế, từ thời cổ đại La Mã, đến thời hiện đại ngày nay, hàng nghìn năm đã đi qua, biết bao vật đổi sao dời, nhưng biểu tượng Thần Công lý luôn là chiếc cân thăng bằng! Chiếc cân phân định cái Thiện- cái Ác, biểu tượng của lẽ phải, sự công bằng, nghiêm minh và không thiên vị, vẫn tồn tại và bất biến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét