Tokyo triệu gặp
Đại sứ Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản phải cắt ngắn chuyến công du
nước ngoài, công dân Nhật sinh sống hoặc đi thăm Trung Quốc được khuyến
cáo thận trọng... Đó là những gì mà Nhật Bản đã phải làm sau vụ sáu tàu
của Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo Senkaku tranh chấp sáng
sớm 14.9.
|
Bắc Kinh thì
tuyên bố hai nhóm tàu của Trung Quốc tới "thực thi luật pháp" xung quanh
quần đảo mà Nhật mới quốc hữu hóa vài ngày trước.
Sự hiện hiện
của các tàu kể trên - mà Nhật Bản coi là "chưa từng có" - xảy ra đúng
vào lúc có tin nói các công dân Nhật Bản bị tấn công tại Trung Quốc,
đánh dấu một giai đoạn tồi tệ mới trong cuộc tranh cãi giữa hai nền kinh
tế lớn nhất tại châu Á.
Những người
Nhật Bản sinh sống hoặc đi du lịch Trung Quốc được cảnh báo thận trọng
tối đa sau khi lãnh sự quán tại Thượng Hải - nơi có rất nhiều doanh
nghiệp Nhật Bản làm ăn và cũng là điểm đến ưa chuộng của du khách Nhật -
được báo cáo về các vụ tấn công và nhục mạ.
Tokyo đã triệu
Đại sứ Trung Quốc lên gặp để phản đối điều mà họ gọi là sự xâm nhập lãnh
hải xung quanh quần đảo mà Nhật kiểm soát, gọi là Senkaku, nhưng Bắc
Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Song Trung Quốc
cũng rất kiên quyết, và bộ ngoại giao nước này ngay lập tức ra tuyên bố
nói rằng các tàu đang tuần tra để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ.
"Hai nhóm tàu
giám sát Trung Quốc đã tới vùng biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư và các
đảo phụ cận vào ngày 14.9 để bắt đầu tuần tra và thựcthi luật pháp,"
tuyên bố của bộ này khẳng định. "Những hoạt động thực thi luật pháp và
tuần tra là nhằm chứng tỏ chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này
và bảo vệ các lợi ích hàng hải."
Lực lượng phòng
vệ bờ biển của Nhật Bản cho biết các tàu này đã rời hết khỏi khu vực
trên vào khoảng 13 giờ 20 (04:20 GMT), tức là khoảng bảy tiếng sau khi
chiếc tàu đầu tiên xâm phạm.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba đã phải cắt ngắn chuyến thăm Úc vì căng thẳng gia tăng.
"Tôi muốn nhấn
mạnh rằng chúng tôi sẽ không bao giờ để cho tình hình leo thang," ông
nói với các nhà báo. "Chúng tôi rất hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đáp
lại tình hình một cách phù hợp và bình tĩnh."
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura thì cho hay bộ ngoại giao đã triệu đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua để phản đối.
"Chúng tôi cho rằng (việc cử) sáu tàu này chắc chắn là vụ việc chưa từng xảy ra," ông nói tại một cuộc họp báo.
Theo ông Fujimura, đại sứ Yonghua đã nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các hòn đảo ở biển Hoa Đông.
Nhật Bản cũng
đã hối thúc Trung Quốc "làm tất cả những gì có thể để đảm bảo an toàn
cho các công dân người Nhật ở Trung Quốc," ông cho biết.
Tàu hải giám của Trung Quốc rời vùng biển có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Reuters
|
Phát biểu của
ông Fujimura được đưa ra trong khi lãnh sự quán Nhật Bản tại Thượng Hải
báo cáo về một loạt các vụ tấn công. Thông báo trên website của lãnh sự
quán viết: "Một nhóm đang đi ăn tối muộn đã bị người Trung Quốc lăng mạ
và tấn công." Lãnh sự quán cũng cho hay có những trường hợp mà người
Nhật bị ném đồ ăn thức uống vào người.
Một quan chức
ngoại giao Nhật Bản ở Thượng Hải kể với AFP rằng trong hai vụ, những kẻ
tấn công đã hỏi "mày có phải người Nhật không" trước khi ra tay.
Bộ Ngoại giao Nhật đã cảnh báo các công dân thận trọng với các cuộc biểu tình chống Nhật và không nên gây chú ý.
Quan hệ giữa
hai nước, vốn đã có nhiều chông gai do những vấn đề lịch sử, trở nên xấu
đi kể từ khi các nhà hoạt động ủng hộ Bắc Kinh bị bắt và trục xuất sau
khi đổ bộ lên một trong những hòn đảo thuộc quần đảo tranh chấp hồi
tháng 8.
Vài ngày sau, những người Nhật Bản theo đường lối dân tộc chủ nghĩa cũng lên cắm cờ tại đây.
Các cuộc biểu
tình đã nổ ra ở nhiều nơi tại Trung Quốc và kéo dài vì Nhật Bản tuyên bố
quốc hữu hóa ba đảo trong quần đảo này vào ngày 11.9 vừa qua. Nhật đã
sở hữu một đảo khác và đang thuê đảo thứ năm.
Vụ mua đảo vốn
ban đầu được coi là hành động nhằm làm dịu tình hình trước những phát
biểu khá mạnh của Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara rằng Nhật Bản chưa
hành động đủ để bảo vệ lãnh thổ.
Nhưng phản ứng
của Bắc Kinh lại quyết liệt hơn dự đoán của nhiều nhà phân tích. Tờ Nhân
dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong số ra ngày 14.9 đã gọi
hành động của Tokyo là sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và
xúc phạm công dân nước này.
"Nhật Bản đã
sẵn sàng trả giá cho những hành động xấu xa của mình chưa?" bài bình
luận trên tờ tiếng Trung viết. "Những hành động đó sẽ bị coi là sự xâm
lược lãnh thổ từ xa xưa của Trung Quốc và vì thế Trung Quốc sẽ kiên
quyết giáng trả".
VIETNAM+
Sáu tàu hải giám Trung Quốc rời khỏi Senkaku
Theo trang tin
của Đài truyền hình NHK, toàn bộ sáu tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập
vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) vào sáng
14.9 đã rời khỏi khu vực này.
Những tàu này thuộc về Cơ quan quản lý đại dương quốc gia Trung Quốc.
Cảnh sát biển Nhật Bản phát hiện ra sáu tàu này tại vùng biển gần Senkaku từ 6g20 đến 7g sáng (giờ địa phương).
Sau khi nhận
được cảnh báo từ cảnh sát biển Nhật Bản, ba tàu đã rời khỏi vùng biển
trên sau 90 phút. Ba tàu còn lại được xác nhận cũng rời khỏi đây sau
13g30.
Trước khi rút
đi, các tàu Trung Quốc đã khẳng định với cảnh sát biển Nhật Bản rằng
quần đảo Senkaku thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc, và sáu tàu trên đang
thực hiện một nhiệm vụ hợp pháp, chính các tàu của Nhật Bản mới phải rời
đi.
TUOITRE.VN
|
Nguồn SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét