Đó là ý bài viết mới của TS Tô Văn Trường (nguyên văn tít
bài của anh Trường là: Đảng đã họp xong đến phiên của Quốc hội). Bài được báo
điện tử VietnamNet đặt viết và bài đã đăng.
Vì có một số đoạn, ý được tòa báo sửa chữa, biên tập, cắt
gọt (đó là công việc của các tờ báo mà). Cái cần nói ở đây là các việc sửa chữa
này có hay có đúng hay không mà thôi.
Trong trường hợp bài viết của anh Tô Văn Trường, không biết
tác giả có hài lòng với bài viết đã đăng của mình hay không? Chỉ biết rằng ngay
sau khi báo VietnamNet đưa bài lên, anh Tô Văn Trường đã gửi email kèm bài viết
“nguyên tác” của mình cho nhiều bạn bè với dòng nhắn ngắn gọn: “Theo đặt hàng
của TuanVn-VNN, tôi viết bài ‘Đảng đã họp xong đến phiên của Quốc hội’. Sáng
hôm nay VNN-TuanVn đã đăng bài này (Edit lại) với tiêu đề mới "Đặt hàng
Quốc hội". Xin chuyển bản gốc bài viết nói trên để các anh chị và các bạn
tham khảo”. - Tô Văn Trường
Để bà con rộng đường tìm hiểu blog tôi xin đăng lại bài “bản
gốc” của anh Tô Văn Trường; và tiếp dưới là nguyên văn bài đăng trên
VietnamNet.
Vệ Nhi
---------
ĐẢNG ĐÃ HỌP
XONG ĐẾN PHIÊN CỦA QUỐC HỘI
Tô Văn Trường
Hiến pháp nước ta đã quy định
rõ:”Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật”
nhưng thời gian qua vai trò đó không được phát huy đầy đủ và có thể coi là một
trong các nguyên nhân làm cho hệ thống hành pháp, tức là các cơ quan quản lý
hành chính hoạt động kém hiệu quả, mắc
nhiều sai sót nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế-xã hội.
Mặc dù gần đây, Quốc hội trước
sự đòi hỏi thúc bách của cuộc sống và lòng dân đã có một số bước tiến trong đổi
mới tư duy và phương thức hoạt động để thực hiện tốt hơn chức năng của mình. Kết
quả bỏ phiếu không thông qua kế hoạch xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là
một điển hình tuy hiếm hoi nhưng có ý nghĩa lịch sử. Một số đại biểu Quốc hội
đã thể hiện trình độ, bản lĩnh và trách nhiệm cao của mình trước tình hình phát
triển của đất nước, được đông đảo cử tri cả nước yêu mến, tin cậy. Nhân dân mong muốn và đỏi hỏi ngày càng có nhiểu
đại biểu đủ bản lĩnh như vậy, xứng đáng là người đại biểu của nhân dân. Kỳ họp
Quốc hội lần này, diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 6 của của Ban chấp hành
Trung ương Đảng. Cử tri hy vọng cơ quan quyền lực tối cao do dân bầu ra sẽ có nhiều quyết sách quan trọng và để lại dấu
ấn, đặc biệt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay.
Về công tác
lập hiến, lập pháp.
Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ Nghị
quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng
bỏng! Ngay phát biểu của các vị lãnh đạo sau đó cũng cho thấy một cảm giác day
dứt dường như cơ quan của Đảng đã cố gắng nhưng chưa làm hết hoặc chưa làm xong những việc quan trọng nhất. Với sứ mệnh của mình và trước đòi hỏi của
nhân dân, Quốc hội phải đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc và của đất
nước.
Cử tri mong muốn Quốc hội thảo
luận kỹ hơn, sâu hơn về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, nhất là đảm bảo quyền dân
chủ thực sự, quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quyền phúc quyết của
nhân dân đối với Hiến pháp. Gạt bỏ những nội dung chỉ mang tính tuyên truyền,
không có tính pháp lý. Thảo luận kỹ hơn, sâu hơn về các luật để luật có tính khả
thi, các nội dung có tính hệ thống. Nhiều người dân cho rằng quan điểm về kinh tế thị trường định hướng
XHCN với
đặc trưng chủ yếu là sở hữu toàn dân đối với đất đai và phần lớn tư liệu
sản xuất trên thực tế đã nuôi dưỡng những
nhóm lợi ích hưởng nhiều đặc quyền dẫn đến tình trạng bất công và tham nhũng
tràn lan, khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách đất đai đề
ra, trước hết phải bảo đảm quyền lợi cho nông dân, không tạo ra kẽ hở để người
có quyền và người có tiền thông đồng trục lợi trên lưng người dân như lâu nay vẫn
xảy ra.
Về công tác giám sát đối với hoạt động
của Chính phủ và các cơ quan
hành pháp, nhân dân mong mỏi Quốc hội phải cụ thể và triệt để (truy đến cùng
các vụ thất thoát, các câu kết ngầm giữa các nhóm lợi ích; chỉ mặt gọi tên như
Vinashin, Vinalines,...). Quốc hội
cần hoàn thiện cơ chế và bộ công cụ giám
sát, với những quy định hợp lý, có tính khả thi về việc bỏ phiếu tín nhiệm, điều
tra các vụ việc và tăng cường hiệu quả, hiệu lực giám sát. Các đại biểu Quốc hội không cần phải bỏ phiếu
thăm dò mà có quyền và cần phải bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp đối với những người
lãnh đạo được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn mà không còn xứng đáng với cương vị
được giao.
Cử tri mong muốn Quốc hội chủ động
xác định các chủ đề giám sát chung có ý nghĩa thiết thực, cấp bách đối với
đời sống của người dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ Tổ
quốc. Ví dụ: Giám sát về hoạt động của ngân hàng, về cơ cấu lại kinh tế nhà nước,
về chấn chỉnh đầu tư công, thiết thực phòng, chống tham nhũng, hoạt động ngoại
giao, quốc phòng gắn với phát huy sức mạnh của lòng dân và sự ủng hộ quốc tế để
bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát các công trình thuộc lĩnh vực mình phụ trách; Ví dụ như dự án khai thác bauxite, khai thác khoáng sản nói chung, việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện, dự án điện hạt nhân, tu bổ di sản văn hóa…; coi trọng việc giám sát tình trạng vi phạm quyền công dân, đặc biệt là đối với những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Quốc hội cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định các dự án về kinh tế có vốn đầu tư lớn và tác động lớn đến an sinh, xã hội và môi trường.
Quốc hội cần thể chế hóa phản biện xã hội, coi đó là công cụ bắt
buộc, thân thiện và hữu hiệu, không trộn lẫn nó với những khái niệm mù mờ, sợ
lợi dụng, sợ chống phá,...trong khi phần lớn các trường hợp phản biện đều thể
hiện thiện chí của những người quan tâm đến phát triển đất nước.
Trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan
trọng, Quốc hội cần có nhiều hình thức sử dụng và phát huy đội ngũ chuyên gia
mạnh, lành nghề có tư duy độc lập, đồng thời thực hiện cơ chế minh bạch, công
khai để khơi dậy khả năng đóng góp ý
kiến và tham gia giám sát của nhân dân.
Bài toán về
kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn về mọi mặt ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của mọi tầng lớp
nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Nhiều chuyên gia có thiện chí, muốn hiến kế
cho Nhà nước nhưng bó tay.com vì không có nguồn thông tin số liệu tin cậy để
phân tích, đánh giá. Hầu hết,
các Tập đoàn kinh tế độc quyền đều không công bố thông tin với bất kỳ hình thức
nào, dù pháp luật yêu cầu. Công cụ giám sát
của chủ sở hữu Nhà nước hầu hết là dựa vào báo cáo của chính các đối tượng được
giám sát, thường là không đầy đủ, kịp thời; chưa kể tính trung thực của báo cáo
thường là khó kiểm chứng.
Nổi cộm bài toán kinh tế là vấn đề ngân hàng “qua mặt” luật tín
dụng, vấn đề nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Nếu
các chuyên gia có uy tín và chuyên môn không vào cuộc, xem xét lại toàn bộ luật
lệ về tín dụng, chứng khoán, để nhanh chóng sửa đổi thì các vụ bê bối khác sẽ
tiếp tục nổ ra và sẽ còn khốn đốn hơn
nhiều. Một số thông tin từ cơ quan tài chính, ngân hàng, từ IMF, ADB và báo
chí ở Việt Nam cho chúng ta thấy với số
liệu năm 2011: tổng nợ của doanh nghiệp nhà nước tương đương 52,2 tỷ USD, bằng
43% GDP, riêng phần doanh nghiệp nhà nước nợ các ngân hàng là 24,5 tỷ US, trong
đó 47% là nợ xấu. Vấn đề là họ nợ ai? Loại ngân hàng nào? Chắc cũng chủ yếu là
ngân hàng quốc doanh. Không thể bàn giải
pháp nếu không có số liệu cụ thể. Do đó, Quốc hội phải vào cuộc một cách mạnh
mẽ vì “vỡ trận” không còn là nguy cơ nữa mà có nhiều dấu hiệu cho thấy nó đang
xảy ra.
Thảm họa quốc gia về giao thông vận tải
Một trong các vấn đề nhức nhối nhất của xã hội
ta hiện nay là thảm họa quốc gia về giao thông vận tài, với mỗi năm trên 10.000
người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD. Người dân Việt Nam
không chết vì đói, vì rét mà chết vì tai nạn giao thông như một cuộc chiến tranh là một điều phi lý
nhất.
Khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội, đề nghị Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tình trang lãng phí quá lớn đầu tư
công trong lĩnh vực giao thông vận tải với nhiều siêu dự án, tốn kém hàng chục
tỷ USD. Vinashin – Vinaline đua nhau xây dựng cảng biển một cách tràn làn,
không hiệu quả, thua lỗ triền miên. Ngay dự án cảng Lạch Huyện (đầu tư cả tỷ đô
la) còn nhiều bất cập cả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, chưa được Hội đồng
đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà nước xem xét, đánh giá, nhưng Bộ
Giao thông đã cho bán 2 gói thầu để làm chuyện đã rồi. Hàng không thì đua nhau
xây sân bay kể cả sân bay quốc tế, trong khi thua lỗ, phải giật gấu, vá vai.
Đường sắt thì cũ kỹ lạc hậu, đầu tư 2 tỷ USD
kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp 1 mét (không thông qua Quốc hội) để tham vọng
chạy 120 km/giờ, có chuyên gia đã cảnh báo sẽ thất bại nguy cơ mất trắng 2 tỷ
USD. Trong khi ngân khố đất nước đã cạn
kiệt lại say mê các dự án xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha
Trang với kinh phí dự toán 22 tỷ USD. Có 5 loại hình vận tải thì đường sắt,
đường biển, hàng không đã thất bại nặng nề và trở thành các Vina…,thị phần chỉ
còn đạt được 2% về hành khách và 15% về hàng hóa, thua xa cả đường sông !
Nguyên nhân của thảm họa quốc gia về giao thông
vận tải do sự thất bại của Nhà nước trên 3 loại hình này đã dồn thị phần vận
tải lên đường bộ gây hỗn loạn và thảm họa giao thông. Cử tri mong muốn Quốc hội cần có giám sát đặc
biệt để ngăn chặn lãng phí đầu tư công trong giao thông vận tải. Cần đột phá
vào ngành đường sắt, hàng không để giảm thiểu mật độ lưu thông trên đường bộ,
giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra được giải
pháp, lộ trình cụ thể trình Quốc hội để giải bài toán giao thông cho Việt Nam.
Thay
cho lời kết
Đảng đã họp xong, đến phiên của Quốc hội.
Có 2 việc hệ trọng nhất thì Đảng đã kết luận rồi. Thứ nhất là sửa Hiến pháp phải
trong khuôn khổ Cương lĩnh của Đảng và
không có tam quyền phân lập; Thứ hai là Luất đất đai thì Đảng cũng đã quyết ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân do
Đảng và Nhà nước đại diện.
Liệu
cơ quan dân cử sau khi tập hợp ý kiến cử tri có thấy “ý đảng” hợp “lòng dân”
không? Nếu không thì cần nghiên cứu và làm rõ thêm để “tham mưu” lại cho Đảng
lãnh đạo. Người
dân mong muốn và yêu cầu Quốc hội thực sự
là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản ánh ý chí và nguyện vọng
của nhân dân trong việc xây dựng Hiến
pháp và pháp luật.
Dear All
Theo đặt hàng của TuanVn-VNN, tôi viết bài "Đảng đã họp
xong đến phiên Quốc hội". Sáng hôm nay VNN-TuanVn đã đăng bài này (Edit
lại) với tiêu đề mới "Đặt hàng Quốc hội".
Xin chuyển bản gốc bài viết nói trên để các anh chị và các
bạn tham khảo.
Tô Văn Trường
------
------
BÀI ĐĂNG TRÊN BÁO VIETNAMNET
Đặt hàng Quốc hội
-
Diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 6 của của Ban chấp hành Trung ương
Đảng, cử tri kì vọng cơ quan quyền lực cao nhất do dân bầu ra sẽ có
nhiều quyết sách quan trọng và để lại dấu ấn, đặc biệt trong bối cảnh
chính trị, kinh tế, xã hội hiện nay.
Lập hiến và lập pháp
Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ Nghị quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng bỏng, đòi hỏi Quốc hội phải đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc, đất nước.
Thảo luận kĩ, sâu về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, cử tri mong Quốc hội làm rõ, để đảm bảo đảm bảo quyền dân chủ thực sự, quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp. Điều không kém quan trọng là dám mạnh dạn gạt bỏ những quan điểm đã lỗi thời, phần nhiều mang tính tuyên truyền, và tăng thêm những quyền và cơ chế thực hiện quyền của dân mang tính thực chất.
Quốc hội kì này cũng đứng trước nhiều vấn đề về xây dựng luật pháp để đảm bảo luật có tính khả thi, các nội dung có tính hệ thống.
Đơn cử, với Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều người cho rằng, có những nội dung trên thực tế đã nuôi dưỡng những nhóm lợi ích hưởng nhiều đặc quyền, dẫn đến tình trạng bất công và tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách đất đai đề ra, trước hết phải bảo đảm quyền lợi cho nông dân, không tạo ra kẽ hở để người có quyền và người có tiền thông đồng trục lợi trên lưng người dân như lâu nay vẫn xảy ra.
Về công tác giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành pháp , nhân dân mong mỏi Quốc hội phải cụ thể và triệt để (truy đến cùng các vụ thất thoát, các câu kết ngầm giữa các nhóm lợi ích; chỉ mặt gọi tên như Vinashin, Vinalines,...). Quốc hội cần hoàn thiện cơ chế và bộ công cụ giám sát, với những quy định hợp lý, có tính khả thi về việc bỏ phiếu tín nhiệm, điều tra các vụ việc và tăng cường hiệu quả, hiệu lực giám sát. Có lẽ, không nên chỉ dừng ở hình thức thăm dò tín nhiệm, mà các đại biểu Quốc hội có quyền và cần phải bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp đối với những người lãnh đạo được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, một khi những người này không còn xứng đáng với cương vị được giao.
Cử tri mong muốn Quốc hội chủ động xác định các chủ đề giám sát chung có ý nghĩa thiết thực, cấp bách đối với đời sống của người dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Giám sát về hoạt động của ngân hàng, về cơ cấu lại kinh tế nhà nước, về chấn chỉnh đầu tư công, thiết thực phòng, chống tham nhũng, hoạt động ngoại giao, quốc phòng gắn với phát huy sức mạnh của lòng dân và sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát các công trình thuộc lĩnh vực mình phụ trách; Ví dụ như dự án khai thác bauxite, khai thác khoáng sản nói chung, việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện, dự án điện hạt nhân, tu bổ di sản văn hóa…; Việc giám sát thực hiện quyền công dân cũng như tình trạng vi phạm quyền công dân trong các mặt đời sống cũng cần đảm bảo.
Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Quốc hội cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định các dự án về kinh tế có vốn đầu tư lớn và tác động lớn đến an sinh, xã hội và môi trường.
Trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, Quốc hội cần có nhiều hình thức sử dụng và phát huy đội ngũ chuyên gia mạnh, lành nghề có tư duy độc lập, đồng thời thực hiện cơ chế minh bạch, công khai để khơi dậy khả năng đóng góp ý kiến và tham gia giám sát của nhân dân.
Phản biện xã hội cũng cần được Quốc hội sớm thể chế hóa, coi đó là công cụ bắt buộc, thân thiện và hữu hiệu, không trộn lẫn nó với những khái niệm mù mờ, vượt lên tâm lí sợ lợi dụng, sợ chống phá,… Thực tế, phần lớn các trường hợp phản biện đều trên tinh thần xây dựng và hợp tác, thể hiện thiện chí của những người quan tâm đến phát triển đất nước.
Bài toán về kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn về mọi mặt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Nhiều chuyên gia có thiện chí, muốn hiến kế cho Nhà nước nhưng đành chịu bó tay bởi thiếu nguồn thông tin số liệu tin cậy để phân tích, đánh giá.
Các Tập đoàn kinh tế độc quyền không công bố thông tin ngay cả đó là đòi hỏi của luật định. Công cụ giám sát của chủ sở hữu Nhà nước, trong khi đó hầu hết là dựa vào báo cáo của chính các đối tượng được giám sát, thường là không đầy đủ, kịp thời; chưa kể tính trung thực của báo cáo thường là khó kiểm chứng.
Nổi cộm bài toán kinh tế là vấn đề ngân hàng “qua mặt” luật tín dụng, vấn đề nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Nếu các chuyên gia có uy tín và chuyên môn không vào cuộc, xem xét lại toàn bộ luật lệ về tín dụng, chứng khoán, để nhanh chóng sửa đổi thì các vụ bê bối khác có thể tiếp tục nổ ra. Không thể bàn giải pháp nếu không có số liệu cụ thể.
Thảm họa quốc gia về giao thông vận tải
Một trong các vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay là thảm họa quốc gia về giao thông vận tài, với mỗi năm trên 10.000 người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD. Người dân Việt Nam không chết vì đói, vì rét mà chết vì tai nạn giao thông như một cuộc chiến tranh là một điều phi lý nhất.
Khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cử tri mong Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tình trang lãng phí quá lớn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải với nhiều siêu dự án, tốn kém hàng chục tỷ USD. Vinashin – Vinaline đua nhau xây dựng cảng biển một cách tràn làn, không hiệu quả, thua lỗ triền miên. Ngay dự án cảng Lạch Huyện (đầu tư cả tỷ đô la) còn nhiều bất cập cả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, chưa được Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà nước xem xét, đánh giá, nhưng đã cho bán 2 gói thầu để làm chuyện đã rồi. Hàng không thì đua nhau xây sân bay kể cả sân bay quốc tế, trong khi thua lỗ, phải giật gấu, vá vai.
Hệ thống đường sắt, trong khi đó, cũ kĩ, lạc lậu, lại đầu tư hàng tỷ đôla để kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp (vốn không còn dùng nhiều trên thế giới). Nguy cơ lãng phí nhãn tiền! Đấy là chưa kể trong lúc ngân khố cạn kiệt, không ít người vẫn say sưa với kế hoạch đường sắt cao tốc tốn kém.
Cử tri mong muốn Quốc hội cần có giám sát đặc biệt để ngăn chặn lãng phí đầu tư công trong giao thông vận tải. Cần đột phá vào ngành đường sắt, hàng không để giảm thiểu mật độ lưu thông trên đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra được giải pháp, lộ trình cụ thể trình Quốc hội để giải bài toán giao thông cho Việt Nam.
Thay cho lời kết
Đảng đã họp xong, đến phiên của Quốc hội. Có 2 việc hệ trọng nhất Đảng đã kết luận rồi. Thứ nhất là sửa Hiến pháp phải trong khuôn khổ Cương lĩnh của Đảng và không có tam quyền phân lập; Thứ hai là Luất đất đai thì Đảng cũng đã quyết ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân do Đảng và Nhà nước đại diện.
Người dân mong muốn và yêu cầu Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật.
Tô Văn Trường
Lập hiến và lập pháp
Cảm giác chung của nhiều người là các vấn đề được đặt ra từ Nghị quyết 4 và sau Hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng vừa qua vẫn còn nóng bỏng, đòi hỏi Quốc hội phải đi thẳng vào các vấn đề cốt lõi của dân tộc, đất nước.
Thảo luận kĩ, sâu về Hiến pháp sửa đổi năm 1992, cử tri mong Quốc hội làm rõ, để đảm bảo đảm bảo quyền dân chủ thực sự, quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp. Điều không kém quan trọng là dám mạnh dạn gạt bỏ những quan điểm đã lỗi thời, phần nhiều mang tính tuyên truyền, và tăng thêm những quyền và cơ chế thực hiện quyền của dân mang tính thực chất.
Quốc hội kì này cũng đứng trước nhiều vấn đề về xây dựng luật pháp để đảm bảo luật có tính khả thi, các nội dung có tính hệ thống.
Đơn cử, với Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều người cho rằng, có những nội dung trên thực tế đã nuôi dưỡng những nhóm lợi ích hưởng nhiều đặc quyền, dẫn đến tình trạng bất công và tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo ngày càng trầm trọng. Chính sách đất đai đề ra, trước hết phải bảo đảm quyền lợi cho nông dân, không tạo ra kẽ hở để người có quyền và người có tiền thông đồng trục lợi trên lưng người dân như lâu nay vẫn xảy ra.
Ảnh: Lê Nhung |
Về công tác giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành pháp , nhân dân mong mỏi Quốc hội phải cụ thể và triệt để (truy đến cùng các vụ thất thoát, các câu kết ngầm giữa các nhóm lợi ích; chỉ mặt gọi tên như Vinashin, Vinalines,...). Quốc hội cần hoàn thiện cơ chế và bộ công cụ giám sát, với những quy định hợp lý, có tính khả thi về việc bỏ phiếu tín nhiệm, điều tra các vụ việc và tăng cường hiệu quả, hiệu lực giám sát. Có lẽ, không nên chỉ dừng ở hình thức thăm dò tín nhiệm, mà các đại biểu Quốc hội có quyền và cần phải bỏ phiếu tín nhiệm trực tiếp đối với những người lãnh đạo được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, một khi những người này không còn xứng đáng với cương vị được giao.
Cử tri mong muốn Quốc hội chủ động xác định các chủ đề giám sát chung có ý nghĩa thiết thực, cấp bách đối với đời sống của người dân, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Ví dụ: Giám sát về hoạt động của ngân hàng, về cơ cấu lại kinh tế nhà nước, về chấn chỉnh đầu tư công, thiết thực phòng, chống tham nhũng, hoạt động ngoại giao, quốc phòng gắn với phát huy sức mạnh của lòng dân và sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội tăng cường giám sát các công trình thuộc lĩnh vực mình phụ trách; Ví dụ như dự án khai thác bauxite, khai thác khoáng sản nói chung, việc xây dựng và hoạt động của các nhà máy thủy điện, dự án điện hạt nhân, tu bổ di sản văn hóa…; Việc giám sát thực hiện quyền công dân cũng như tình trạng vi phạm quyền công dân trong các mặt đời sống cũng cần đảm bảo.
Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, Quốc hội cân nhắc kỹ mỗi khi quyết định các dự án về kinh tế có vốn đầu tư lớn và tác động lớn đến an sinh, xã hội và môi trường.
Trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng, Quốc hội cần có nhiều hình thức sử dụng và phát huy đội ngũ chuyên gia mạnh, lành nghề có tư duy độc lập, đồng thời thực hiện cơ chế minh bạch, công khai để khơi dậy khả năng đóng góp ý kiến và tham gia giám sát của nhân dân.
Phản biện xã hội cũng cần được Quốc hội sớm thể chế hóa, coi đó là công cụ bắt buộc, thân thiện và hữu hiệu, không trộn lẫn nó với những khái niệm mù mờ, vượt lên tâm lí sợ lợi dụng, sợ chống phá,… Thực tế, phần lớn các trường hợp phản biện đều trên tinh thần xây dựng và hợp tác, thể hiện thiện chí của những người quan tâm đến phát triển đất nước.
Bài toán về kinh tế
Tình hình kinh tế hiện nay đang rất khó khăn về mọi mặt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Nhiều chuyên gia có thiện chí, muốn hiến kế cho Nhà nước nhưng đành chịu bó tay bởi thiếu nguồn thông tin số liệu tin cậy để phân tích, đánh giá.
Các Tập đoàn kinh tế độc quyền không công bố thông tin ngay cả đó là đòi hỏi của luật định. Công cụ giám sát của chủ sở hữu Nhà nước, trong khi đó hầu hết là dựa vào báo cáo của chính các đối tượng được giám sát, thường là không đầy đủ, kịp thời; chưa kể tính trung thực của báo cáo thường là khó kiểm chứng.
Nổi cộm bài toán kinh tế là vấn đề ngân hàng “qua mặt” luật tín dụng, vấn đề nợ xấu ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Nếu các chuyên gia có uy tín và chuyên môn không vào cuộc, xem xét lại toàn bộ luật lệ về tín dụng, chứng khoán, để nhanh chóng sửa đổi thì các vụ bê bối khác có thể tiếp tục nổ ra. Không thể bàn giải pháp nếu không có số liệu cụ thể.
Thảm họa quốc gia về giao thông vận tải
Một trong các vấn đề nhức nhối nhất của xã hội ta hiện nay là thảm họa quốc gia về giao thông vận tài, với mỗi năm trên 10.000 người chết và bị thương, thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD. Người dân Việt Nam không chết vì đói, vì rét mà chết vì tai nạn giao thông như một cuộc chiến tranh là một điều phi lý nhất.
Khi thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cử tri mong Quốc hội đặc biệt quan tâm đến tình trang lãng phí quá lớn đầu tư công trong lĩnh vực giao thông vận tải với nhiều siêu dự án, tốn kém hàng chục tỷ USD. Vinashin – Vinaline đua nhau xây dựng cảng biển một cách tràn làn, không hiệu quả, thua lỗ triền miên. Ngay dự án cảng Lạch Huyện (đầu tư cả tỷ đô la) còn nhiều bất cập cả về kỹ thuật, kinh tế và môi trường, chưa được Hội đồng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Nhà nước xem xét, đánh giá, nhưng đã cho bán 2 gói thầu để làm chuyện đã rồi. Hàng không thì đua nhau xây sân bay kể cả sân bay quốc tế, trong khi thua lỗ, phải giật gấu, vá vai.
Hệ thống đường sắt, trong khi đó, cũ kĩ, lạc lậu, lại đầu tư hàng tỷ đôla để kiên cố hóa đường sắt khổ hẹp (vốn không còn dùng nhiều trên thế giới). Nguy cơ lãng phí nhãn tiền! Đấy là chưa kể trong lúc ngân khố cạn kiệt, không ít người vẫn say sưa với kế hoạch đường sắt cao tốc tốn kém.
Cử tri mong muốn Quốc hội cần có giám sát đặc biệt để ngăn chặn lãng phí đầu tư công trong giao thông vận tải. Cần đột phá vào ngành đường sắt, hàng không để giảm thiểu mật độ lưu thông trên đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ Giao thông vận tải phải đưa ra được giải pháp, lộ trình cụ thể trình Quốc hội để giải bài toán giao thông cho Việt Nam.
Thay cho lời kết
Đảng đã họp xong, đến phiên của Quốc hội. Có 2 việc hệ trọng nhất Đảng đã kết luận rồi. Thứ nhất là sửa Hiến pháp phải trong khuôn khổ Cương lĩnh của Đảng và không có tam quyền phân lập; Thứ hai là Luất đất đai thì Đảng cũng đã quyết ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân do Đảng và Nhà nước đại diện.
Người dân mong muốn và yêu cầu Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật.
Tô Văn Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét