Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Giang-Hồ cạnh tranh -Triều đình Tung Chảo oánh nhau to!

Giang-Hồ cạnh tranh
BBC
Cập nhật: 12:01 GMT - thứ ba, 4 tháng 9, 2012 
 
Cả hai ông Giang và Hồ tại lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tân Hợi năm 2011
Cả Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân đều muốn duy trì ảnh hưởng sau khi về hưu
Ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư và Chủ tịch Trung Quốc, có thể sẽ bị người tiền nhiệm là Giang Trạch Dân làm cho lu mờ khi thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc ra mắt tại Đại hội Đảng cuối năm nay, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ở Hong Kong nhận định.
Trang mạng của tờ nhật báo này hôm thứ Ba ngày 4/9 đã có bài viết phân tích thành phần của Thường vụ Bộ chính trị, cơ quan đầu não của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong nhiệm kỳ tới trong bối cảnh cả hai ông Hồ và Giang đều đang tích cực vận động cho đồng minh của mình.


‘Mọi việc đã an bài’

Trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 18 sẽ diễn ra trong vài tuần nữa, giới cầm quyền nước này đã dành nhiều thời gian cho các trò chơi chính trị như vận động hậu trường, kết đồng minh, mặc cả và cả bôi nhọ, tờ báo này cho biết.
Cho đến lúc này thì mọi việc đã bắt đầu an bài, Bưu điện Hoa Nam dẫn các nguồn tin ẩn danh trong nội bộ Đảng cho hay.

Chỉ còn một vài công việc cuối cùng nữa thôi và hiện giờ Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sẵn sàng giới thiệu một đội ngũ những nhà lãnh đạo mới – những người sẽ gánh vác trách nhiệm lèo lái nền kinh tế đệ nhị của thế giới theo hướng bền vững hơn.

Theo các nguồn tin của nhật báo này, cơ cấu Thường vụ Bộ chính trị sẽ bị giảm từ chín xuống còn bảy người để giúp cho bộ não của Đảng hoạt động hiệu quả hơn mà không bị nhấn chìm trong lợi ích phe nhóm.

Thành phần Thường vụ Bộ chính trị mới gần như đã chắc chắn.

Ngay sau cú rớt đài của cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, vốn được xem là một nhân vật có uy thế trong nhóm Thái tử Đảng bao gồm các con ông cháu cha, nhiều nhà phân tích cho rằng đây là thắng lợi cho phe của ông Hồ.

Tuy nhiên cán cân quyền lực hiện giờ có vẻ nghiêng về phía cựu Chủ tịch Giang. Bản chất bất định của chính trị Trung Quốc đã chứng tỏ rằng không có gì là chắc như đinh đóng cột cả.


Bảy thành viên quyền lực

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và phó Thủ tướng Lý Khắc Cường, vốn đã sẵn chân trong Thường vụ Bộ chính trị, sẽ lần lượt lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Bí thư Thành ủy Thượng Hải Vu Chính Sinh vốn cũng thuộc phái Thái tử Đảng và được biết như người có quan hệ mạnh trong Đảng và rất khéo giải quyết các mối quan hệ phức tạp, được sắp xếp để lên thay Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc.


Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Lý Khắc Cường là người thân tín của Hồ Cẩm Đào
Phó thủ tướng Trương Đức Giang, một đồng minh tin cẩn của Giang Trạch Dân và người được đưa về Trùng Khánh sau sự kiện Bạc Hy Lai, sẽ lên nắm Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) thay cho ông Giả Khánh Lâm, một người bạn gần gũi khác của ông Giang.
Trương Đức Giang từng là bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông. Nhiều người ở Hong Kong còn nhớ về ông là một nhân vật rất bảo thủ. Trên sân khấu chính trị Trung Quốc, ông được mệnh danh là ‘Ngài Tin cậy’.

Ông Lý Nguyên Triều, trưởng Ban Tổ chức trung ương đầy quyền lực, sẽ được đưa lên làm phó chủ tịch nước.

Vị trí thứ sáu trong Thường vụ Bộ chính trị sẽ thuộc về phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn, người mà các kinh nghiệm kinh tế và tài chính của ông hết sức cần thiết cho Đảng.

Vị trí cuối cùng sẽ là cuộc chạy đua giữa ba ứng viên là Bí thư Quảng Đông Uông Dương, Bí thư Thiên Tân Trương Cao Lệ và Trưởng ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn.

Trái với các dự đoán của truyền thông phương Tây, ông Trương Cao Lệ là người có khả năng giành chiến thắng nhất.

Ông Uông, mới 57 tuổi, phải đợi đến nhiệm kỳ sau. Là người tương đối trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, độ tuổi đã ảnh hưởng đến cơ hội của ông.

Một nguồn tin cho biết rằng nếu ông Uông vào Thường vụ Bộ chính trị trong khóa này thì ông gần như chắc chắn sẽ giữ ghế cho đến tận năm 2027.

Hồi Thanh, một nhà phân tích chính trị Hong Kong, đồng ý với cách lý giải này.


Bí thư Quảng Đông Uông Dương
Uông Dương được cho là quá trẻ để vào Thường vụ Bộ Chính trị?
“Mặc dù ông Uông là một chính khách có sức hút và được nhiều người yêu mến, ông ấy cũng là một nhân vật gây tranh cãi ở một số khía cạnh,” ông Hồi nói.
“Độ tuổi và sự tranh cãi giữa ông với Bạc Hy Lai về triết lý phát triển của Trung Quốc đã làm giảm cơ hội của ông ta,” ông nói thêm, “Trong khi đó, Trương Cao Lệ là người được lòng tất cả các bên.”


Đồng minh của Hồ Cẩm Đào

Sự sắp xếp như thế này có nghĩa là Chủ tịch Hồ chỉ còn có thể dựa vào Lý Khắc Cường để làm đồng minh đáng tin cậy trong cơ cấu quyền lực mới. Các nhân vật còn lại đều có quan hệ mật thiết với cựu Chủ tịch Giang trong khi Lý Nguyên Triều thì dễ dàng đu đưa qua lại.
Khác với hồi Giang Trạch Dân chuyển giao quyền lực, ông Hồ Cẩm Đào phải rút lui hoàn toàn khỏi tất cả chức vụ. Ông được cho là sẽ phải nhường lại quyền kiểm soát Quân ủy Trung ương cho ông Tập thay vì nắm chức chủ tịch cơ quan đầy quyền lực này thêm hai năm nữa như ông Giang trước đây.

Ông Hồ, vốn luôn cổ súy cho sự thống nhất trong Đảng, muốn tạo một tiền lệ tốt. Mặt khác, vu tai tiếng xung quanh người trợ lý tin cẩn của ông là Lệnh Kế Hoạch, chánh văn phòng Trung ương Đảng, đã làm ông hết sức mệt mỏi.

Ông Lệnh vừa bị giáng chức sau khi con trai ông này bị đồn đoán là đã tử nạn trên một chiếc Ferrari siêu sang trong một vụ tai nạn giao thông ở Bắc Kinh hồi tháng Ba.

Trong khi đó, hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo cũng dẫn các nguồn tin nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc xác nhận rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ nhường lại tất cả các vị trí của mình trong Đảng, Nhà nước và Quân đội muộn nhất là vào đầu năm tới.

Theo đó, có nhiều khả năng ông Hồ sẽ nhường lại ghế chủ tịch Quân ủy Trung ương cho ông Tập Cận Bình sau một hội nghị trung ương Đảng vào tháng tới.

Tuy nhiên ông Hồ cũng mặc cả điều kiện cho sự ra đi sớm của mình, theo Kyodo.

Ông Hồ đã yêu cầu để phó Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ nắm ghế phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Các nguồn tin của Kyodo đã cho biết ông Hồ đang cân nhắc các khả năng rất kỹ càng để đạt thỏa thuận hậu trường với các đối thủ của ông thuộc phe của ông Giang.


Phó thủ tướng Vương Kỳ Sơn tại đối thoại chiến lược Mỹ-Trung
Kinh nghiệm kinh tế tài chính của phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn được cho là cần thiết cho Thường vụ Bộ Chính trị
Trước đó, nhiều người đồn đoán rằng ông Hồ sẽ làm theo gương ông Giang là tại vị ở Quân ủy Trung ương thêm hai năm nữa sau khi đã rút khỏi các vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Một nguồn tin nói với Kyodo rằng ông Hồ vẫn còn đang cân nhắc và vẫn chưa có quyết định cuối cùng.

“Quyết định cuối cùng là ở ông ấy,” nguồn tin này cho biết.

Nếu ông Hồ quyết định nhường tất cả các chức vị thì ông Tập sẽ lên làm tổng bí thư Đảng và chủ tịch Quân ủy trung ương sau Đại hội Đảng lần thứ 18 sắp tới.

Tiếp đó, ông Hồ cũng Hồ sẽ nhường nốt chức chủ tịch nước cho ông Tập tại kỳ họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc vào tháng Ba năm sau.

Các nhà phân tích cho rằng nếu phó Thủ tướng Lý được vào Quân ủy trung ương thì chính phủ sẽ có tiếng nói có trọng lượng trong việc thúc đẩy cải cách quân đội.



 

Trung Quốc: Chủ bút một tờ báo đảng công kích giới lãnh đạo vô dụng

  Thiên An Môn đang được tu sửa để chuẩn bị đón Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm.

Thiên An Môn đang được tu sửa để chuẩn bị đón Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm.
REUTERS/Jason Lee

RFI - Tú Anh
Trong một bài nhận định « 10 vấn đề nghiêm trọng » của Trung Quốc, tổng biên tập báo Study Times, cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản chỉ trích ban lãnh đạo Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo bất tài, nói mà không làm, đưa đến hậu quả dân chúng bất mãn phản kháng gây bất ổn định.

Tại Trung Quốc, trong bối cảnh nhạy cảm chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo vào mùa thu này, một bài xã luận công kích ban lãnh đạo mãn nhiệm với lời lẽ buộc tội nặng nề nhất đã được công bố trên một tờ báo của đảng Cộng sản.
Tác giả bài nhận định là ông Đặng Duật Văn, tổng biên tập báo Study Times. Ông cho rằng chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bão « tạo ra nhiều vấn đề hơn là giả quyết vấn đề » trong suốt hai nhiệm kỳ, 10 năm cầm quyền.


Theo nhận định này thì « mặc dù ông Hồ và ông Ôn đều nhấn mạnh đến dân chủ,tự do và nhà nước pháp quyền, nhưng tiến độ thực hiện rất giới hạn và việc phát huy dân chủ còn yếu ».

Tác giả nêu lên « 10 vấn đề nghiêm trọng » mà Trung Quốc phải đối phó. Tất cả ván đề này đều bắt nguồn từ thiếu cải cách chính trị, làm đình trệ cải tổ kinh tế, kéo dài tình trạng bất bình đẳng, môi trường ô nhiễm hàm chứa yếu tố gây bất mãn trong dân chúng.

Sự kiện nổi bật là tổng biên tập Đặng Duật Văn đã chẩn bệnh và đề xướng liệu pháp không khác gì lời kêu gọi của Hiến chương 08 do nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, Nobel Hòa bình 2010, và hơn 350 trí thức văn nghệ sĩ Trung Quốc ký tên.

Theo tác giả thì giải pháp duy nhất và then chốt để chấm dứt tình trạng thiếu dân chủ làm nhân dân khao khát là "phải giới hạn quyền lực của chính phủ ».

Ông Đặng Duật Văn cho rằng sở dĩ nhân dân nổi loạn, biểu tình phản đối là vì Đảng cầm quyền toàn trị và chính phủ không có khả năng đổi mới theo thời đại internet. Hai ông « Hồ và Ôn không biết lắng nghe lời kêu gọi tôn trọng quyền công dân mà các hiệp hội hay các nhà hoạt động thường xuyên bài tỏ trên mạng internet ».


_________________
Đăng bỡi: Tranhung09

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét