Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

Đừng sợ khi nói sự thật

Đêm qua trong lúc vô tình, tôi đã phát hiện trong nhà của mình có “Chuột”, một con chuột khá lớn, bảnh bao, mang khuôn mặt người và đôi mắt mang hình viên đạn. Tôi đã định vị được nó bằng công cụ trong safe mode, đây là điều mà tôi đã nghi ngờ khá lâu, từ lúc tôi mới dọn qua và có thể sẽ còn nhiều con khác ở đâu đó trong khu dân cư của chúng ta. Tuy nhiên các bạn đừng e ngại, vì chẳng có lý do gì để sợ chúng, tuy chúng có thông minh, có tri thức và được trang bị tới tận răng (đến mức có thể chiếm quyền điều khiển Site của bạn khi cần thiết) thì chúng cũng giống như những con gián, sống chui rúc ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, bị người đời khinh bỉ !
Sáng dậy đọc báo Thanh niên thấy có bài viết về: Huyền thoại của báo chí thế giới Peter Arnett, trong đó có đoạn phỏng vấn:
Khi được hỏi chính phủ Mỹ trả tiền cho ông, vậy mà những năm 1960, ông lại viết những câu chuyện ủng hộ Việt Nam. Ông đã nghĩ gì vậy ?
Ông đã trả lời rằng: những câu chuyện mà tôi viết không phải là vì tôi ủng hộ người VN, mà tôi chỉ ủng hộ sự thật đang diễn ra. Tôi đơn giản chỉ là người phát ngôn cho sự thật đó.
Và ông đã nói: “Đừng sợ khi nói sự thật”. Vâng tôi tin ông là một con người như vậy, nhưng ông là một người Mỹ gốc New Zealand, ông có thể biết rất nhiều về chiến tranh VN, do trong thời gian đó ông đã tham gia cuộc chiến, với tư cách là một phóng viên chiến trường. Nhưng tôi đồ rằng ông vẫn chưa hiểu hết về con người VN, về văn hóa và cả lối tư duy của người Việt.
Một nhà báo nỗi tiếng của VN chuyên viết xã luận chính trị, anh Huy Đức(bloger Osin) đã từng có những bài viết nãy lửa về các quan chức cao cấp như: Chuyên cơ, Đi tìm Thứ trưởng, Mua quan bán ghế, Chị Hai Thủ tướng v.v…đã có lần tâm sự trên trang blog riêng của mình: “khi tôi lên ngồi trước màn hình máy tính, là tôi thấy mình đang đối diện với PA 25” (An ninh tư tưởng, văn hóa).
Một nhà báo có thẻ, có số má mà còn vậy thì nói gì đến tôi, một tay ký, giả hiệu, tay ngang, hổng có số mà cũng hổng có gốc. Làm ra cũng chỉ dám biếu chứ hổng dám bán. Chính vì thế mà các bạn chỉ đọc ở trang của tôi, có một nữa sự thật.
Người ta nói: “Một nữa sự thật thì không phải là sự thật”, nhưng với tôi thì đó chính là sự thật, bớt đi phân nữa, rồi cộng thêm gia vị hành tiêu tỏi ớt, xào lên trộn đều là có một bài, cũng có bài phải cho thêm chất phụ gia đặc biệt để pha loãng nó ra mới được, vì nó quá đậm đặc. Cũng như khi viết bài phóng sự điều cha về vụ “Nhân dân kiện Công ty cổ phần Thư Giản Nhân Dân” về các tội danh:
1/ Lấy học phí quá đắt khiến con em của nhân dân không thể nhập học,
2/ Nhân bản vô tính “con người văn hóa” khi chưa được phép của cơ quan chức năng,
3/ Hình như điều thứ ba này là điều cốt lõi của vấn đề: “Chưa có phương án chính thức hợp lý cho việc phân chia cổ tức”
Một vụ kiện mà thế giới đã phải bỏ ga gất nhìu thời gian truy xét, sau đây mời quý dị xem bài tường trình của phóng viên Tê tường thuật từ Mexico city:
Hồ sơ vụ án Công ty cổ phần Dzăng hóa Than Giử Nhân Dân sắp được đem ga xét xử. Theo một số nguồn tin có thẩm quyền chỉ đạo xét xử; có thể Cty sẽ thắng kiện do theo luật doanh nghiệp, họ có tàn quyền trong việc kinh doanh và lập chình ở cấp độ vĩ mô: “Con Người Văn Hóa”. Chỉ có dzậy họ mới có thể sản xuất hàng loạt con người văn hóa, để đáp ứng nhu cầu thực tế của cuộc sống. Và nhất là họ có thể nhân cơ hội sửa lỗi hệ thống đã nhìu năm vá chằng vá đụp, xuống cấp chầm chọng.
Hơn thế nữa, họ còn nhận được sự ủng hộ từ các Đại gia chuyên doanh địa ốc, chứng khoán, vàng bạc đá quý, ngoại tệ. Nhưng trong số những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất, có hai khuôn mặt nỗi tiếng là GS.TS Tèo, Hiệu chưởng chường học đại Ép Phê Tê, và GS.TS Phét Giám đốc nghiên kíu dzề Kinh thế trong chính sách và chính sách siên suốt kinh thế, của Đại học Hốc Gia Hà Lội.
Cả hai ông điều đưa ga luận chứng về sự tự do của một nền kinh thế thị chường: “Giáo dục là đầu tư, chứ không ai cho không ai tri thức cả”. Cổ phần hóa, lập chình hóa, sẽ tạo động lực mạnh mẻ trong việc làm ga tiền từ hoạch định chính sách giáo dục. Và chong cơ chế thị chường thì tri thức cũng là một thứ hàng hóa !
Khi có người chất vấn GS.TS rằng: Ông có biết ngay cả trong hệ thống tư thục của cái “ông” tư bản khổng lồ khi trút hầu bao để đầu tư cho giáo dục cũng không xem lợi nhuận là mục tiêu tối thượng ?
Để trã lời câu hỏi này TS Phét đã cho rằng đây là một thứ quan điểm hết sức nguy hiểm về mặt đạo đức chính chị lẫn kinh thế. Và nhấn mạnh : Xin quý vị đừng bắt chước Tư bản chủ nghĩa chong cái cách mà họ hoạch định chính sách giáo dục, mà chúng ta còn có một nền Dzăng hóa đặc thù tổng hợp nhìu mặt, chúng ta không chỉ đơn thuần làm cái công việc đào tạo ra con người, mà còn phải làm ga sản phẩm con người hoàn thiện, và nói chung chung là phải “N trong 1”.Chúng ta không thể chỉ chữa cháy, vá víu mà còn phải chiệt để trong việc cải cách, từ chính cái sự trì trệ trong giáo dục. Do đó cần phải thổi vào nền giáo dục nước nhà, một thứ triết lý giáo dục, có khả năng giải phóng mọi tiềm lực của con người.
Và điều đó còn cần phải làm nhanh ngay lập tức với số đông, sinh sản vô tính với cấp số nhân. Chỉ khi đó chúng ta mới có một nền Văn Hóa vĩ đại vượt qua cã 4.054 năm dzăng hiến.
Như vậy là công lý sẽ ở về phía Cty cổ phần, “Công lý không phải là những lý thuyết luật pháp trừu tượng hay mấy gạch ghi chú trong sách. Công lý là làm thế nào để luật pháp phản ánh hiện thực đời sống nhân dân”( trích lời Obama). Mà Cty cổ phần là của nhìu người, chứ hổng phải của một người, mà nhìu người là của nhân dân gồi chớ hông phải của cá nhân nào. Nói tóm lại nhìn vào Thư giản nhân dân là thấy ngay hiện thực đời sống!
Ghi chú: trong bài viết có thể bạn cho rằng phóng viên bổn báo sao viết trật lất chính tả? xin thưa với các bạn rằng: Lầm to đấy, có nhìu nguyên nhân do ở Mexico lâu quá nên Tê đã viết tiếng Việt với giọng Mễ, một phần khác là do phản ứng phụ của chất phụ gia pha loãng.
Kết quả vụ án thì các bạn đã biết gồi đấy, 18 năm sau Tà tiên án: QUỀ (huề đó chớ hổng phải wê đâu nhe).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét