Thứ Tư, 2 tháng 9, 2009

 Hắn đang ngồi ở Tràm Chim thì nhận được tin nhắn của Năm mù u: Đến nhà tôi ngay lấy vé máy bay đi Hà Nội dự lễ hội Hoa Anh Đào, rồi nhân tiện tạt qua Đền Rồng lấy tư liệu viết một câu chuyện văn hóa, hãy nhớ viết theo thể loại xã luận. Chà gay go đây, hồi nào tới giờ hắn có biết xã luận với xã hội là cái gì ? chắc là cứ có sao viết vậy là hay nhất, với lại chuyến đi quá hấp dẩn, đâu phải ai cũng có điều kiện để đi thăm đất Thăng Long ngàn năm văn vật, lại còn vé máy bay khứ hồi, thêm năm chục chai tiêu vặt trong mười ngày, điều kiện quá “cool” đã làm hắn mờ mắt, thế là nữa đêm hắn lên đường….
Năm cây hoa Anh đào và 700 cảnh sát bảo vệ, thật là những con số ấn tượng biết nói. Cái tư duy văn hóa của người dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung chẳng lẻ đã xuống cấp đến thế ? Chúng ta hãy điểm lại những sự kiện :
Cách đây mấy năm ông Mai Liêm Trực đã phát biểu “mặt bằng văn hóa của nền bóng đá nước ta còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội” Vậy nó thấp đến đâu ? và chuyện thời sự nhất là Quả bóng Vàng nữa đêm đi nhậu về bảo đàn em đánh đồng đội, rồi Tấn Tài của Khánh Hòa cũng tương tự và rất nhiều vụ việc như vậy.
Ở đây tôi lại thấy một góc nhìn khác với ông Trực, không phải văn hóa bóng đá còn thấp so với mặt bằng chung, mà chính vì Văn Hóa của Xã hội tự thân nó đã xuống cấp rất nhiều và vì thế văn hóa của bóng đá không thể nằm ngoài mặt bằng chung của xã hội. Hôm nay tôi cũng nghe nhà văn Nguyên Ngọc than thở như thế. Ôi văn hóa của Hà Nội khi anh bình luận về lể hội Hoa Anh Đào.
Cái đầu tiên mà tôi cảm nhận được là “ Ý thức của người dân rất kém” vậy thì do đâu ?
1/ Phải chăng họ đã không được giáo dục tốt ?
Câu trả lời là đúng và không đúng. Xin không đi sâu vào vấn đề này.
2/ Phải chăng hệ thống tư duy của người dân bị trục trặc ?
Ở đây tôi nghiêng về ý thứ 2 và chúng ta thử tìm hiểu xem lý do nào khiến cho hệ thống tư duy của họ bị trục trặc ? từ trước tới giờ đối với những hình ảnh bạo lực ngoài xã hội thì chúng ta thường đỗ thừa cho phim ảnh, game, internet. Vậy thì chúng ta làm sao lý giải sự kiện ông già bẩy mươi mấy tuổi chém chết một cô giáo vì một miếng đất ở Hóc Môn, hay mới đây vụ Lý văn Hòa 42 tuổi ở Khánh Hòa chém chết vợ, rồi chém đứa con ruột 20 tuổi trọng thương.
Họ đều là những người đã trưởng thành, thặm chí còn lớn tuổi, như vậy họ không thể bị phim ảnh tác động như lũ trẻ. Và không chỉ có một vài trường hợp riêng lẻ, mà càng ngày càng nhiều và dày đặc những vụ việc, một điểm quan trọng hơn nữa là ngày càng có nhiều người có trình độ văn hóa cao cũng sử dụng bạo lực một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Lý do ?
Rất dễ nhận biết : Ý thức thượng tôn pháp luật của họ rất kém, hoặc có thể nói cách khác: họ không còn tin tưởng vào pháp luật. Và họ tự giải quyết lấy bằng cách của mình, gần nhà tôi có một cậu thanh niên khoãng 20 tuổi mới bị 8 người làm chung đánh nhừ tử và bị chém một nhát vào lưng do mâu thuẩn. Và khi người này đi bệnh viện cấp cứu thì bạn bè của anh ta đi kiếm nhóm người kia để trả thù, hậu quả thêm 2 người phía bên kia vào bệnh viện.
Cái tâm lý muốn nhìn thấy nhân quả trước mắt đó ở đâu ra? tôi hỏi một người là bạn của nhóm thì được cho biết nếu kêu công an thì cũng không đi đến đâu, không bao giờ họ làm đến nơi đến chốn những chuyện nhỏ như thế. Có thể những chuyện ở trên không phải là lý do chính nhưng cũng phải công nhận đó là một trong những lý do.
Đó là nói về người dân, vậy còn những nhà quản lý của nhân dân thì sao ? tôi không dám nói họ đang bắn đại bác vào quá khứ, nhưng hình như mức độ cũng khá là nghiêm trọng, họ đang “cưỡng hiếp”(hoặc có thể nói là trấn lột) văn hóa, những di tích lịch sử đang bị xâm hại, và họ đã đổ cho cấp Phường là đơn vị hành chánh thấp nhất, vụ mới nhất là đền Rồng (đền thờ Lý Chiêu Hoàng) còn trước đây thì ôi thôi rất nhiều, và không chỉ ở Hà Nội mà còn rất nhiều địa phương khác cũng có tình trạng này. Và họ có giấy phép hẳn hoi, cái này cũng có thể là xin một đàng làm một nẽo, hoặc là chỉ xin phép miệng. Tất cã đều dựa trên quan điểm lợi ích cục bộ địa phương hoặc một nhóm nhỏ có quyền lực. Tôi đã phỏng vấn ông Trần Lâm Biền nhà nghiên cứu văn hóa dân gian về tất cã những điều này thì ông đã trả lời như sau :
Giả thử tôi có một ông bố bị ốm, tôi đưa bố đi bác sĩ, ông bác sĩ "giết" bố tôi đi và đưa cho tôi một ông già khác, khỏe mạnh hơn, đẹp lão hơn và bảo tôi gọi bằng bố và tôi có trách nhiệm phụng dưỡng ông già ấy. Làm sao có thể chấp nhận gọi một ông già khác làm bố, cho dù ông ấy khỏe mạnh hơn, đẹp lão hơn.
Vấn đề di tích cũng thế. Di sản văn hóa là cái gì? Di sản văn hóa là con đẻ của dân tộc, là sản phẩm gắn với lịch sử và xã hội một cách rõ rệt nhất.
Nếu dựa vào văn bản, sách sử để tìm về quá khứ, thì chúng ta mới chỉ nắm được tinh thần của lịch sử, của xã hội thông qua con mắt của một người chép văn bản nào đó. Còn di sản là cái thực tế tồn tại.
Mỗi di sản văn hóa đều “cõng” trên mình nó những ý nghĩa lớn hơn cái mà chúng ta nhìn thấy.
Đó là tất cã những gì mà hắn thu nhập được sau 4 ngày chu du trên đất Bắc. Thế mà thằng Năm mù u lại chê là cứng đờ, khô như ngói và không có tính chiến đấu ! Tức quá hắn đưa mình và bảo: anh đăng đi em Free, Wow báo mới khai trương mà có món tuy hơi khô nhưng cũng được đấy chứ, lại free nữa ! ô kê chơi luôn coi như quà tặng của đàn em. Thanks nhé.
Bài báo này được viết bởi “Waconme” trong đó có trích dẫn từ nhiều nguồn không thể kiểm định do đó bổn báo không chịu trách nhiệm vì bất kì lý do gì.
He he he miềng đâu có trã nhuận bút đâu mà lo bởi vì nó hổng phải của miềng viết ra mờ ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét