Những
ngày qua, tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa Hoàn Cầu Thời
báo liên tục chạy bài liên quan tới Việt Nam, nhất là khi có biểu
tình chống Trung Quốc ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Thứ
Tư 11/12, tờ báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc này có bài xã
luận tựa đề "Việt Nam coi nhẹ ý chí bảo vệ chủ quyền của Trung
Quốc".
Bài
báo bắt đầu bằng thông tin Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam cáo buộc
tàu cá Trung Quốc phá hoại cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, và
Philipplines đặt câu hỏi về quy định khám xét tàu bè của tỉnh Hải
Nam.
"Trung
Quốc bác bỏ cả hai cáo buộc này," - Hoàn Cầu viết.
"Chúng
tôi ủng hộ mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc nhằm bảọ vệ chủ
quyền lãnh thổ."
Theo
Hoàn Cầu, Việt Nam so với các nước khác thì "bạo dạn hơn cả
trong việc khai thác dầu ở Nam Hải (Biển Đông)" và luôn luôn tìm
cách mở rộng hoạt động dầu khí bên trong đường chín đoạn.
"Việt
Nam có thể đã quên là đang ăn cắp tài nguyên [của Trung Quốc]", -
tờ báo viết.
Bài
xã luận khẳng định rằng Trung Quốc cương quyết bảo vệ chủ quyền của
mình hơn bao giờ hết.
"Việt
Nam cần phải hành xử đúng mực, điều này chỉ có lợi về lâu
dài."
Hoàn
Cầu Thời báo nói vì đại cục, Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ thái độ
kiềm chế, nhưng điều chắc chắn là "Trung Quốc sẽ không chỉ đứng
nhìn khi bị Việt Nam và Philippines thách thức".
'Có
cố ý cắt vẫn ủng hộ'
Bài
xã luận còn đưa ra tuyên bố khá mạnh bạo so với các phát biểu chính
thống của Bắc Kinh: "Chúng ta không biết liệu tàu Trung Quốc có
cắt cáp của tàu Trung Quốc một cách cố ý hay không. Nhưng nếu có,
thì người dân Trung Quốc vẫn ủng hộ hành động này".
Hoàn
Cầu Thời báo nói Trung Quốc cần sử dụng các hoạt động như cắt cáp,
mà báo này gọi là "cường độ nhẹ" để tăng nguy cơ cho hoạt
động dầu khí của Việt Nam và gây hoang mang về cách phản ứng của
Trung Quốc trong tương lai.
"Cuối
cùng thì Việt Nam sẽ thấy việc khai thác dầu khí chỉ mang lại phiền
hà."
Tờ
báo cũng nói Hà Nội và Manila đừng ảo tưởng rằng Bắc Kinh sẽ nhún nhường
trước cái gọi là áp lực quốc tế.
"Hai
nước này phải hiểu rằng dư luận quần chúng Trung Quốc là quan trọng
hơn cả. Bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc là ý chí chung của cả 1,3
tỷ công dân Trung Quốc."
Bài
viết nhấn mạnh: "Tuy môi trường chính trị tại Biển Đông trở nên
phức tạp hơn vì sự can thiệp của Mỹ, khu vực này là nơi xảo thuật
thường xuyên xảy ra. Trung Quốc sẽ không lúng túng trước vài tiểu xảo
ngoại giao như vậy".
Hoàn
Cầu cảnh báo nếu có quốc gia nào muốn làm to chuyện, "Trung
Quốc sẽ không nao núng".
"Thời
gian đang đứng về phía Trung Quốc."
Nói
về biểu tình
Trước
bài xã luận nói trên một ngày, hôm 10/12, Hoàn Cầu Thời báo cũng có
bài của tác giả Chen Chenchen nói tới các cuộc biểu tình phản đối
Trung Quốc tại Hà Nội và TP HCM Chủ Nhật vừa qua.
Đặc
biệt bài viết đề cập tới thông tin đăng trên BBC News hôm 9/12 nói
về cuộc biểu tình, trong đó phóng viên BBC nhận định rằng người dân
Việt Nam đã quá bức xúc trước các động thái leo thang của Trung Quốc
ở Biển Đông.
Tác
giả Chen Chenchen của Hoàn Cầu, tuy không nói thẳng tên BBC, gọi đây là
cách diễn giải của "báo chí phương Tây", và nói cách giải
thích này là "không thuyết phục".
Cây
viết này nói "theo các học giả địa phương, ngày càng rõ ràng
là kể từ đợt biểu tình chống Trung Quốc mùa hè năm ngoái, đa số
người biểu tình là bất đồng chính kiến muốn gây mất uy tín cho
chính phủ và xáo trộn ổn định trong nước dưới chiêu bài chống Trung
Quốc".
Bài
viết cũng cho rằng trong Chính phủ Việt Nam có những chính trị gia
diều hâu, những người phát ngôn mạnh mẽ chống lại Trung Quốc.
Tác
giả bài này đổ lỗi cho Việt Nam, rằng Hà Nội chủ ý gây căng thẳng
tại Biển Đông và vô tình lâm vào thế kẹt khi làn sóng dân tộc chủ
nghĩa trong nước bùng lên.
"Hà
Nội đang cần tìm kiếm cân bằng giữa đòi hỏi ngoại giao và nhu cầu
phức tạp ở trong nước... Thế nhưng Việt Nam cần khôn khéo hơn để bảo
toàn cân bằng trong trò chơi này."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét