Biểu tình chống Trung Quốc: Nhất tiễn hạ song điêu
12/09/2012 11:36:00 SA SÔNG HÀN
Vấn đề biển Đông sẽ ngày càng thêm nóng, các bất ổn về kinh tế
chính trị sẽ làm gia tăng các cuộc biểu tình tự phát hoặc có tổ chức.
Xem thêm: BBC Việt Nam: Tường thuật trực tiếp biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam; Anh ba sàm: Tin biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn;Trương Duy Nhất: 40 năm sau họ lại xuống đường;
Về biển Đông, sau sự vụ tàu thăm dò địa chất Bình Minh 02 bị thuyền
cá Trung Quốc cắt cáp ngay trong thềm lục địa của Việt Nam, trên
Internet đã xuất hiện và loang truyền mạnh mẽ lời hô hào toàn dân biểu
tình chống Trung Quốc.
Mô tip biểu tình thường là đả đảo Trung Cộng (Trung Quốc) cắt cáp,
xâm lần biển Đông, đả đảo đường lưỡi bò, Hoàng Sa - Trường Sa là của
Việt Nam. Tiếp đó (nếu bị kích động) sẽ là đả đảo phường bán nước, "vong
nô".
50 phút cho việc chuyển thông điệp
Chính quyền vừa muốn có biểu tình chống Trung Quốc để từ đó áp lực
lại với Trung Nam Hải vừa muốn Biểu tình ở trong tầm khống chế và vĩnh
viễn không có biểu tình chính trị. Chính quyền các khó có thể chấp nhận
việc người dân quen dần với việc đi biểu tình.
Qua tường thuật của một số trang mạng thì nhà đương cục đang cố
gắng giảm thiểu sự xung đột giữa họ với những người biểu tình. Các hành
động ngăn chặn từ xa, sử dụng xe bus để "đón" - "bắt" người biểu tình
vẫn được áp dụng nhưng đã không thấy sự xuất hiện của các hành động bạo
lực như trước đây.
Thậm chí trong bài "Việt Nam ngăn chặn biểu tình chống Trung Quốc" (Vietnam breaks up anti - China protest) đăng trên star-telegram còn
cho biết: "Công an ban đầu cho phép khoảng 200 người biểu tình diễu
hành từ nhà hát lớn (tòa nhà mang tính biểu tượng của Hà Nội) qua các
tuyến phố của thủ đô, nhưng 30 phút sau thị họ ra lệnh buộc phải giải
tán" .
Trong khoảng 50 phút cảnh sát đã giải tỏa xong biểu tình tại Hà
Nội. 50 phút này (hay 30 phút để đoàn biểu tình tuần hành) cũng đủ để
Việt Nam chuyển thông điệp đến Trung Nam Hải (qua ĐSQ Trung Quốc tại Hà
Nội). Thông điệp đó có thể mang tên: Trung Quốc đừng ép người quá đáng!
Về phần người biểu tình, nhiều nhân sỹ trí thức xuống đường biểu tình
chống Trung Quố. Họ được coi là những giá trị, biểu tượng tinh thần của
các cuộc biểu tình kể trên. Với sự xuất hiện của họ, biểu tình sẽ có
thêm giá trị biểu dương trong nước và quốc tế.
Đây thực sự là nguồn động viên to lớn đối với các biểu tình viên. Đặc
biệt trong cuộc xuống đường lần này có bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫn - Nguyên
Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn - Gia Định, đại biểu Quốc hội khóa
VI. Ông là một nhân vật lẫy lừng từng được coi là lãnh tụ, vị chủ soái
của các phong trào xuống đường tranh đấu của sinh viên trước năm 1975 -
Theo Trương Duy Nhất.
Nhất tiễn hạ song điêu
Nhất tiễn hạ song điêu
Tuy nhiên người ta sẽ không thể không chú ý đến khía cạnh một số
người khởi xướng biểu tình còn nhằm đến cái đích gây khó dễ cho chính
quyền Việt Nam hiện tại.
Trong sự rộng mở và khả năng kết nối của Internet, việc ngăn chặn
những lời kêu gọi xuống đường phản đối Trung Quốc là không dễ dàng gì.
Trấn áp biểu tình thì báo chí nước ngoài lên tiếng, để lỏng thì dễ biến
thành biểu tình chính trị. Bản thân nhiều người biểu tình mong muốn qua
các hành động của họ để hợp thức hóa lời cáo buộc chính quyền là "hèn
mạt", "quỵ lụy" trước ngoại xâm nhưng lại hung ác khi đàn áp người yêu
nước.
Điều này mới thực sự khiến cho ĐCS Việt Nam quan ngại và thực thi các biện pháp trấn áp của họ. Tất nhiên họ cũng sẽ không ngừng bào chữa rằng: Biểu tình gây mất trật tự thành phố, hay làm ảnh hưởng tới các công dân khác vân vân và vân vân.
Biểu tình chống Trung Quốc - nhất tiễn hạ song điêu. Vừa minh chứng lòng yêu nước vừa phá hủy niềm tin, chứng minh Đảng CS VN không còn gắn vận mệnh của họ với quốc gia với lợi ích dân tộc, thậm chí là bán nước. Chỉ riêng lời kêu gọi biểu tình loang truyền trên mạng mấy ngày qua cũng đủ để thấy dụng ý này!
Khi sử dụng lòng yêu nước cho các toan tính chính trị thì đó thực sự là một vũ khí lợi hại... Và Đảng CS thì không bao giờ muốn mất đi cái danh xưng tự phong "người dẫn dắt đường lối".
Ngay sau khi bị trấn áp, bị bắt vì đi biểu tình, người ta sẽ up
thông tin lên mạng và coi đó như những chiến công hiển hách của mình.
Đồng thời gia tăng những cáo buộc sâu sắc đối với nhà cầm quyền.
Tuy nhiên quyền biểu tình, quyền nghĩ khác vẫn là một trong những
quyền thiêng liêng của công dân, Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam có thể
trì hoãn chứ không thể cản trở công dân thực thi các quyền này.
Thời điểm năm 2013, 2014, sẽ tiếp tục có những căng thẳng cả về các
yếu tố chính trị, kinh tế lẫn chủ quyền biển đảo!! Có lẽ người Việt Nam
nói chung và ĐCS nói riêng sẽ quen dần với không khí của các biểu tình
như vậy.
(Hình ảnh sưu tầm trên trang BBC và Ba Sàm và Trương Duy Nhất)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét