Người dịch : XYZ
21-11-2012
Đại hội 18 kết thúc, Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn, liệu có thể giải quyết nổi vấn đề “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” được không?
Cái gọi “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc” là lời của Tạ Tuyển Tuấn khi nhận điện thoại phỏng vấn vào 4.2012, khi ấy là để “giải mã vụ Bạc Hy Lai”: (Cuộc đối thoại giữa người [nước] Tần với hồn [nước] Sở, năm 2012)
1.
Người Tần: Nên giải mã vụ Bạc Hy Lai ra sao?
Hồn Sở: Hiển nhiên là vụ Bạc Hy Lai đánh dấu “sự thống trị của Đảng cộng sản Trung Quốc đã đi vào thời kỳ cuối”.
Theo “Thuyết 70 năm” của tôi đưa ra vào năm 1996, các chính quyền nói chung thường cứ khoảng 70 năm lại xảy ra một lần lột xác, thậm chí ngay cả nước Mỹ cũng đã xảy ra sự tan rã khi lập nước được 78 năm, cuộc Nội chiến Hoa Kỳ đã cải tổ lại. Đại cách mạng Pháp năm 1789 cho đến khi tái thiết nước cộng hòa cũng mất mất 78 năm. Cách mạng Dân chủ Nga thất bại (Liên Xô thành lập) cho đến khi tái thiết dân chủ (Liên Xô tan rã) cũng là 70 năm, Trung Hoa Dân quốc thành lập (năm 1912) cho đến khi dân chủ hóa (năm 1987) cũng là hơn 70 năm.
2.
Người Tần: Có người bảo nếu như
không có chuyện Bạc Hy Lai tới Trung ương “xướng hồng đả hắc” giữa hai
kỳ đại hội, thì sự thể sẽ không đến nỗi nghiêm trọng đến thế, ngươi đồng
ý chứ?Hồn Sở: “Xướng hồng đả hắc” mưu đồ phục dựng phong trào cộng sản trong xã hội, mà chủ nghĩa cộng sản thì lại là hiện tượng đặc hữu khi một nhà nước phát sinh khủng hoảng, thậm chí phát sinh phá sản xã hội. Mảnh đất dung dưỡng “xướng hồng đả hắc”, được thực hiện trong sự mâu thuẫn của xã hội Trung Quốc là có sự phân cực nghiêm trọng, nên không thể có cách gì để thúc đẩy việc xây dựng chính quyền lập hiến. Việc Bạc Hy Lai tới Trung ương “xướng hồng đả hắc” giữa hai kỳ đại hội, xét về chủ quan có thể là để chạy tội cho mình, còn xét về khách quan là sự thách thức với đường lối hiện hành của Trung ương, kích phát sự khủng hoảng toàn diện của xã hội Trung Quốc.
3.
Người Tần: Vụ Bạc Hy Lai nổ ra
vào lúc này, đúng thời điểm Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc sắp sửa
chuyển giao chính quyền, liệu có mối liên hệ gì chăng? Hồn Sở: Có chứ. Đảng cộng sản Trung Quốc trước năm 1989 đã hoàn thành chính biến bằng việc thay thế lớp lãnh đạo hàng đầu của thê đội kế cận, như Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu là vật hy sinh của Mao Trạch Đông, Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương là vật hy sinh của Đặng Tiểu Bình. Song sau vụ đại thảm sát 4.6, tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sụt giảm, người ta đã không dám bàn luận gì về tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa nữa; để giữ ổn định cho đại cục, đã không còn dám triệt hạ lớp lãnh đạo hàng đầu nữa, thế là quay sang triệt hạ các ủy viên Bộ Chính trị và quan chức cấp cao địa phương. Năm 1990, triệt hạ anh em Dương Thượng Côn và người đứng đầu Bắc Kinh Trần Hy Đồng, năm 2006 triệt hạ người đứng đầu Thượng Hải Trần Lương Vũ, đều thuộc dạng trên, còn lần này là đến lượt người đứng đầu Trùng Khánh, Bạc Hy Lai.
4.
Người Tần: Sự nghiệp chính trị đã
đưa đẩy Bạc Hy Lai đếnbước này, điều này có liên quan đến tính cách của
ông ta, báo chí nước ngoài cũng từng ví Bạc Hy lai là “ Macbeth phương
Đông”, ngươi nhìn nhận con người Bạc Hy Lai ra sao?Hồn Sở: Sự kiện Bạc Hy Lai là “thế hệ Đại Cách mạng Văn hóa” lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị cao nhất của Trung Quốc. Điều này đã quyết định sự khác nhau rất xa giữa thời Tập Cận Bình với thời Hồ Cẩm Đào. Bởi Tập Cận Bình cũng giống như Bạc Hy Lai là đều xuất thân từ Hồng Vệ binh. Những người thuộc thế hệ Đại Cách mạng Văn hóa khác với những người thuộc thế hệ Hồ Cẩm Đào đã được định hình từ trước Đại Cách mạng Văn hóa và khá mực thước nề nếp trong việc tuân thủ thói nô lệ rất phổ biến trước Đại Cách mạng Văn hóa; và cũng khác với những người thuộc thế hệ Giang Trạch Dân đã từng chứng kiến một xã hội tự do trước ngày giải phóng, tư tưởng vẫn chưa đến nỗi cứng nhắc hoàn toàn. Đặc điểm xử thế của thế hệ Đại Cách mạng Văn hóa là chí lớn tài mọn, lựa chiều, nhưng năng lực thích ứng xã hội lại hết sức mạnh. Cực khổ và dã tâm là chủ đề chính trong cuộc sống của họ, cho nên có ví họ với ”Macbeth” trong vở bi kịch của Shakespeare là có ý vị riêng của nó.
5.
Người Tần: Có phải sự kiện Bạc Hy Lai đã trở thành cuộc chiến trên mạng mà các thế lực thông qua báo chí nước ngoài để tung tin thất thiệt?Hồn Sở: Sự tấn công và phòng thủ giữa phe này với phe kia đã quyết định việc tiếp theo đây sẽ còn những “quả bóng” nào bị hất ra nữa. Về những phương diện này thì hiện tại chỉ mới là khúc dạo đầu, các màn tiếp sau sẽ càng ngày càng hay. Tóm lại, hỗn chiến nhiều phe, tin đồn chủ đạo sẽ là cảnh dự diễn về biến động chính trị trong nay mai ở Trung Quốc. Còn do Trung Quốc thực thi phong tỏa báo chí, cho nên chiến trường chính của trận quyết chiến sẽ được dời ra hải ngoại, điều này rất giống với những năm cuối triều Thanh là chiến trường chính của trận quyết chiến nằm trong tô giới. Bởi vì ở tô giới có tự do ngôn luận được quyền bất khả xâm phạm cho nhân viên ngoại giao [i] bảo vệ, nên được làm báo.
6.
Người Tần: Sự kiện Bạc Hy Lai có ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển nay mai của nền chính trị Trung Quốc?Hồn Sở: Sự kiện Bạc Hy Lai cho thấy Trung Quốc đang ở giữa ngã tư đường.
Một lựa chọn là “lui về Chủ nghĩa Cộng sản”, tiếp tục xướng hồng đả hắc. Hiển nhiên, đường này đã bị chặn: Không chỉ không đi qua được từ trước Đại Cách mạng Văn hóa, với kết cục là đã nổ ra Đại Cách mạng Văn hóa, mà còn ngay cả trong Đại Cách mạng Văn hóa đã dốc hết mọi nỗ lực tiến hành khủng bố đỏ cũng vẫn không thành công. Ở lần cuối cùng này, Bạc Hy Lai cũng vẫn không đi qua được, lại còn bị đeo thêm tội danh phạm tội hình sự, còn bi thảm hơn nhiều so với gia tộc Mao Trạch Đông.
Một lựa chọn khác là kiên trì đường lối hiện hành, duy trì mở cửa cải cách, 3 đại diện, quan điểm phát triển khoa học… Hiển nhiên, đường này cũng đã bị chặn: Nếu không thì đã không có chuyện bôi râu đánh phấn nhảy lên vũ đài của Bạc Hy Lai và toàn dân nhất loạt vỗ tay. Đó là vì cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình đã trải qua hơn 30 năm, đã để lại cực nhiều tệ hại, khiến cho người dân sục sôi oán giận mà đã thúc đẩy “sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc đi vào thời kỳ cuối”.
7.
Người Tần: Rồi Trung Quốc sẽ đi về đâu?Hồn Sở: Biện pháp duy nhất hiện giờ chính là vứt bỏ đường lối hủ bại “chỉ cải cách kinh tế không cải cách chính trị”, dùng phương thức phổ thông đầu phiếu, thông qua các biện pháp dân chủ và pháp trị để giải quyết những vấn đề xã hội mà phái xướng hồng đả hắc có ý đồ giải quyết.
Nhưng, điều này nói thì dễ mà làm thì khó.
Đó là bởi vì, Trung Quốc hiện giờ đã xuất hiện 3 Trung ương, khiến cho bất kỳ quyết sách nào cũng không thể quán triệt chấp hành được:
(1) Hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 3 đại diện là Giang Trạch Dân, về nhưng chưa hưu;
(2) Hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 4 đại diện là Hồ Cẩm Đào, sắp về hưu;
(3) Hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 5 đại diện là Tập Cận Bình, sắp lên nắm quyền.
Thực ra, sở dĩ sự kiện Bạc Hy Lai lại phát triển tới bộ dạng khó lòng dẹp bỏ được như ngày hôm nay, chính là bởi sự níu kéo nhau giữa “3 Trung ương” này đã tạo nên cảnh tượng hỗn loạn quyền lực phân tán lung tung.
……
Hiện giờ đã quá nửa năm rồi, Đại hội 18 đã kết thúc, Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn, vậy liệu có thể giải quyết được về căn bản vấn đề “Trung Quốc xuất hiện 3 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc” hay không?
Rất nhiều ý kiến khác nhau, hãy thử chờ xem.
Song xem xét một cách sơ bộ, bất kể là trong cái “hồ lô” của Hồ Cẩm Đào có bán thứ thuốc gì, sự rút lui hoàn toàn của cá nhân Hồ Cẩm Đào liệu có thực sự giải tán được cái “Trung ương” mà ông ta lãnh đạo từ trước hay không, thì chỉ riêng ý chí của cá nhân Hồ Cẩm Đào không thôi sẽ không thể chuyển dịch được. Bởi vì Hồ tuy đã rút lui hoàn toàn, nhưng thế lực ngầm của ông ta vẫn còn. Vả lại, Hồ Cẩm Đào rút lui hoàn toàn liệu có giải tán được cái “Trung ương” mà Giang Trạch Dân lãnh đạo hay không lại càng là cả một vấn đề.
Có một vấn đề bị mọi người bỏ qua rất đáng lưu ý:
Trung Quốc đại lục hiện nay, ngoài Trung ương thế hệ 3 đại diện là Giang Trạch Dân, Trung ương thế hệ 4 đại diện là Hồ Cẩm Đào, Trung ương thế hệ 5 đại diện là Tập Cận Bình ra, còn có 2 Trung ương khác nữa: Trung ương thế hệ 1 đại diện là Mao Trạch Đông, Trung ương thế hệ 2 đại diện là Đặng Tiểu Bình.
Xin được nói trước về Trung ương thế hệ 1 đại diện là Mao Trạch Đông, tuy nhân viên ở đó phần lớn đều đã chết, nhưng ảnh Mao Trạch Đông vẫn còn treo trên Thiên An Môn, không chỉ âm hồn bất tử, mà nhân khí vẫn còn trong lớp trẻ, thậm chí còn từ đó mà tâng lên một đồng chí lãnh tụ mới Bạc Hy Lai, lại có thể xướng hồng đả hắc, ăn nhậu đĩ điếm cờ bạc giống như Mao Trạch Đông. Mặc dù hiện giờ Bạc Hy Lai thân đang trong tù, nhưng vẫn còn lưu lại “núi xanh còn, lo gì không có củi đốt”. Ngay cả khi đã bị bức hại rồi, người kế cận cũng vẫn còn ở Trung ương.
Xin được nói sang Trung ương thế hệ 2 đại diện là Đặng Tiểu Bình, nhân viên ở đó tuy không nhiều, nhưng cả Kiều Thạch, Vạn Lý, Lý Thụy… đều vẫn còn. Lại có thêm các đại danh Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương… cùng thế lực tàn dư của nó, mà chiếm lĩnh cao địa đạo đức thì quyết không đâu có thể sánh được với Trung ương thứ 3 của thế hệ kế tiếp Giang Trạch Dân.
Một khi thời cơ đến, các hạt nhân lãnh đạo Trung ương thế hệ thứ 1, thứ 2 của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, cho dù không thể “tro tàn lại cháy”, thì cũng vẫn phát huy được “tác dụng kìm giữ”.
Trung Quốc đã xuất hiện 5 Trung ương, vì thế mà ở Trung Quốc đại lục tràn ngập những ngòi nổ của 5 hệ thống.
Căn cứ theo tư tưởng tuần hoàn ngũ sắc trong thuyết Âm dương Ngũ hành của Trung Quốc, có thể phân tích về màu sắc của 5 Trung ương như sau:
Trung ương thế hệ 1 đại diện là Mao Trạch Đông, màu đỏ; Nam phương xích hỏa đích bạo lực sát khí đằng đằng.
Trung ương thế hệ 2 đại diện là Đặng Tiểu Bình, màu trắng; Tây phương bạch kim đích hoàn hương đoàn phản công đảo toán.
Trung ương thế hệ 3 đại diện là Giang Trạch Dân, màu đen; Bắc phương hắc thủy đích bái kim đoàn hắc kim chỉnh trị.
Trung ương thế hệ 4 đại diện là Hồ Cẩm Đào, màu xanh; Đông phương thanh mộc đích tam dân đoàn diện khổng thiết thanh.
Phương vị và màu sắc trong thuyết Âm dương Ngũ hành: Nam phương hỏa, màu đỏ; Tây phương thủy, màu đen; Đông phương mộc, màu xanh; Trung ương (chính giữa) thổ, màu vàng.
Trung ương thế hệ 5 đại diện là Tập Cận Bình, hiện giờ vẫn chưa biết được là “sắc” gì “đoàn” gì, nhưng theo bảng sắp xếp ngũ sắc, thì hiện tại chỉ còn lại 1 màu: màu vàng.
Về màu vàng này có thể có 2 cách giải thích: Một là giải thích “màu vàng” theo truyền thống: Thi hành nhân chính, trường trị cửu an; hai là giải thích “màu vàng” theo hiện đại: Hoàng đổ độc [ii]. Hà khứ hà tòng, quân tử tư chi.
Nếu như có thể “thi hành nhân chính, trường trị cửu an” được, thì Trung ương này sẽ thủ tiêu được 4 Trung ương còn lại, sẽ được coi là Trung ương chân chính. Còn nếu không, thì “Ngũ hồ loạn Hoa” thời cổ đại chắc hẳn sẽ tái hiện lại trong cương vực ngày nay bằng bọn nô tài Hồ nhân, Mác-Lê. Mà cơ chế khởi động của Trung ương ấy chính là “tiến trình dân chủ hóa trong Đảng” đang ngày càng lớn mạnh.
[i] Nguyên văn: “Trị ngoại pháp quyền”.
[ii]
Nguyên văn chữ Hán: 黄赌毒. “Hoàng” là dâm dục; “đổ” là cờ bạc; “độc” là
buôn bán và nghiện hút các thứ độc hại. Ở Trung Quốc, “hoàng đổ độc” là
những hoạt động bị pháp luật nghiêm cấm, là những đối tượng bị chính
phủ đánh chủ yếu.
Nguồn: Boxun
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Nguồn: Boxun
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét