Natalia Pereverzeva |
Trả lời câu hỏi điều gì ở nước Nga khiến cô tự
hào, Natalia nói: “Nước Nga của tôi đầy
ánh sáng, ấm áp và yên bình. Thật dễ ngủ vào mùa đông dù bên ngoài là những cơn
bão tuyết lạnh giá. Nước Nga của tôi, là nơi có những con bò thú vị với đôi mắt
to, chiếc sừng ngộ nghĩnh và luôn miệng kêu to ò ò…Và sữa của chúng thật là
tuyệt vời”. Không dừng ở tả cảnh đất nước, cô tiếp tục: “Nhưng nước Nga của tôi cũng là sự nghèo nàn
của tôi, một đất nước với nhiều tổn thương, nhiều người không trung thực, không
đáng tin. Nước Nga của tôi thật sự giàu có, sự giàu có của vài người được chọn
lựa. Nước Nga của tôi là một kẻ ăn xin, không thể giúp những người già và trẻ
mồ côi. Vì thế đã xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám, bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo
đang cố gắng chạy trốn, bởi họ không có gì để tồn tại”…
Phát biểu này ngay lập tức lan nhanh trên mạng
với hàng loạt ý kiến chỉ trích cô quay lưng với quê nhà. Nhưng rất nhiều người khen
ngợi cô đã rất trung thực, thẳng thắn.
Bài phát biểu của Natalia kết thúc rằng: “Nhưng dù thế nào tôi vẫn tự hào về đất nước
tôi. Tôi rất hạnh phúc được là công dân Nga...Tôi tự hào quê hương đã cho tôi
lòng thương xót, chủ nghĩa anh hùng, lòng can đảm, sự siêng năng, cho tôi những
di sản thế giới, giúp tôi hiểu rằng con người có thể sống vì người khác. Tôi
tin rằng mỗi người sống ở Nga nên xác định trách nhiệm của mình với tổ quốc.
Mỗi người phải tham gia và chủ động thể hiện lập trường của mình...Chỉ có chúng
ta mới có thể cải thiện tình hình. Chúng ta phải học cách thể hiện bản thân và
cho mọi người thấy những điều tốt đẹp nhất của người Nga. Chúng ta nên cố gắng
không chỉ để mưu sinh mà còn để phát triển bản thân, đọc sách, nghe nhạc và
quan tâm đến thành tựu khoa học, chính trị; để giao tiếp với những người tốt,
phát triển sáng tạo và mang đến điều tốt đẹp, tạo nên một thế giới mới...Khi
chúng ta nghiêm túc bắt đầu vun trồng và chăm sóc thì đất nước của chúng ta sẽ
nở hoa và tỏa sáng rực rỡ”.
Natalia chỉ vào vòng 8 thí sinh của cuộc thi
loại từ 16 thí sinh đẹp nhất, nhưng những gì cô thể hiện qua bài phát biểu thì
thành công hơn thế. Người nghe có thể cảm nhận rõ, ngoài sự trung thực, là cảm
xúc trí tuệ rung lên trong lồng ngực cô gái trẻ. Chính cảm xúc này mới khiến
con người thành công trên đường đời chứ không phải IQ quyết định.
-Cùng lúc đó ở Việt Nam, ngày 26/11 có Hội
thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4. Báo Dân trí đăng lại tin của TTXVN tường
thuật về Hội nghị này nhấn mạnh lời phát biểu của ông thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng: “Đây là dịp để các nhà khoa học
nói chung và Chính phủ Việt Nam nói riêng chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh
nghiệm phát triển, các tri thức mới về một đất nước Việt Nam không ngừng phát
triển dựa trên thế và lực mới; góp phần làm cho thế giới biết đến Việt
Nam không chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc với nhiều công trình văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản
văn hóa nổi tiếng, có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa
học, mà còn là một Việt Nam hội nhập và phát triển thành công”.
Bao nhiêu người tin rằng, Việt Nam đang hội
nhập và phát triển thành công? Đành tặc lưỡi, sự giả dối, bấp chấp dư luận đã
được cấp môn bài nên lưu hành công khai trên toàn quốc là lẽ đương nhiên…
2. Cô gái 12 tuổi khiến thế giới phải im lặng
trong 6 phút: “Xin chào. Tôi là Severn Suzuki (*), đại diện cho ECO, Tổ chức
trẻ em vì môi trường. Chúng tôi là nhóm người từ 12 đến 13 tuổi đang cố gắng
tạo nên một vài thay đổi Venessa Suttie, Morgan Geisler, Michenlle Quigg và
tôi. Chúng tôi đã tự nguyện quyên tiền, đi bộ 8000 cây số đến đây để nói với
người lớn các vị rằng, các vị phải thay đổi. Chúng tôi đến đây không có mục
đích nào khác ngoài việc đấu tranh cho tương lai của chính mình. Đánh mất tương
lai không giống như đánh mất chiếc ghế trong bầu cử hay trượt một vài điểm trên
sàn chứng khoán. Tôi ở đây lên tiếng cho thế hệ mai sau, lên tiếng cho những
trẻ em chết đói trên khắp thế giới cất tiếng khóc mà không ai nghe thấy, lên
tiếng cho vô vàn động vật đang chết dần trên trái đất này vì chẳng còn nơi sinh
sống. Giờ tôi sợ phải bước đi dưới ánh mặt trời vì những lỗ thủng trên tầng
ozon. Tôi sợ phải hít thở vì không biết không khí chứa những hóa chất nào. Tôi
vẫn thường đi câu cá cùng ba tôi ở Vancouver
quê hương tôi. Vài năm trước khi tôi biết lũ cá đang đầy bệnh tật. Ngày ngày
chúng ta vẫn nghe những tin về các loài động thực vật đang dần tuyệt chủng và
biến mất mãi mãi. Tôi luôn mơ về những đàn thú hoang dã đông đúc, về những cánh
rừng rậm, rừng nhiệt đới đầy các loài chim và bướm. Nhưng giờ tôi lại tự hỏi,
liệu con cái chúng tôi có còn cơ hội được thấy chúng nữa không? Hồi bằng tuổi
tôi các vị có phải lo lắng về những điều này không? Mọi chuyện đang diễn ra
rành rành trước mắt nhưng các vị lại hành động như thể chúng ta vẫn còn đủ thời
gian và biện pháp hữu hiệu. Tôi chỉ là một đứa trẻ và không nghĩ ra được giải
pháp. Nhưng tôi mong các vị nhận ra chính các vị cũng thế. Các vị không biết
cách vá lại các lỗ hổng trên tầng ozon. Không biết cách mang cá hồi về các dòng
suối cạn khô. Không biết cách làm sống lại các động vật đã tuyệt chủng. Các vị
cũng không thể biến những cánh rừng giờ đã hóa sa mạc xanh tươi trở lại. Một
khi không biết cách phục hồi, xin các vị đừng tàn phá nữa. Các vị ở đây có thể
đại diện cho chính phủ, doanh nhân, nhà tổ chức, phóng viên hay chính trị gia.
Nhưng thật ra các vị là bố mẹ, anh chị, cô chú, và tất cả các vị đều là con
người. Tôi chỉ là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, chinsg ta đều là một phần của
đại gia đình của 5 tỷ người. Thực tế là của hơn 30 triệu giống loài. Biên giới
hay chính phủ cũng không thể thay đổi được. Tôi là trẻ con nhưng tôi đã hiểu
rằng, chúng ta đều có phần trách nhiệm và nên cùng hợp tác hành động hướng về
một mục tiêu chung. Giận dữ không làm tôi mù quáng. Dù sợ hãi tôi cũng không
ngần ngại nói với cả thế giới những gì mình nghĩ. Ở đất nước tôi, chúng tôi
thải ra quá nhiều rác. Chúng tôi mua rồi lại vứt đi. Cứ mua rồi lại vứt đi. Các
nước giàu khác cũng không bao giờ chia sẻ cho người nghèo ngay cả khi thừa
thãi. Chúng ta vẫn không muốn chia sẻ, chúng ta sợ phải cho đi một chút của
cải. Chúng tôi sống cuộc sống sung túc ở Canada, chẳng thiếu nước, thức ăn
hay nhà ở. Chúng tôi có đồng hồ, xe đạp, máy tính, tivi, ít nhất cho đến hai
ngày trước đây. Hai ngày trước đây ngay tại Brazil này, chúng tôi đã sốc khi
sống với những đứa trẻ đường phố. Một bạn đã nói với tôi thế này: “Tớ ước mình
thật giàu có. Được vậy tớ sẽ cho tất cả trẻ em đường phố quần áo, thức ăn,
thuốc thang, nhà ở và cả tình thương nữa”. Khi một đứa trẻ đường phố không có
cái gì trong tay lại sẵn sàng chia sẻ với người khác, thì tại sao chúng ta,
những người có tất cả lại tham lam đến thế? Tôi không thể không nghĩ tới việc
những đứa trẻ này chỉ bằng tuổi tôi thôi. Chỉ sinh ra ở những nơi khác nhau mà
cuộc sống của trẻ em lại khác biệt nhiều đến thế? Tôi đã có thể là một trong
những đứa trẻ ở Favellas, Rio. Tôi đã có thể
là một đứa trẻ ở Somalia.
Một nạn nhân của chiến tranh Trung Đông. Hay một người ăn xin ở Ấn Độ. Tôi chỉ
là trẻ con nhưng tôi đã hiểu rằng, nếu số tiền dùng để cung phụng chiến tranh
kia được dùng vào việc tìm kiếm cho các giải pháp về các vấn đề môi trường,
chấm dứt đói nghèo đi tới các hiệp ước thì trái đất này tuyệt vời biết nhường
nào. Ở trường học ngay từ lớp mẫu giáo, người lớn vẫn dạy chúng tôi cách cư xử
đúng mực, các vị dạy chúng tôi không được đánh nhau, phải cố gắng tìm ra các
giải pháp, tôn trọng mọi người, sửa chữa lỗi lầm mình đã gây ra, không làm hai
các sinh vật khác, phải biết chia sẻ chứ đừng tham lam. Tại sao các vị lại làm
những việc mà các vị dạy chúng tôi không nên làm? Xin đừng quên lý do các vị
tham gia hội nghị này, các vị làm việc này vì ai? Lớp trẻ chúng tôi là con cháu
các vị. Chính các vị là người quyết định con cháu mình sẽ lớn lên trong một thế
giới như thế nào? Dĩ nhiên bố mẹ sẽ an ủi con cái rằng, mọi chuyện sẽ ổn thôi,
đây không phải là ngày tận thế đâu, và bố mẹ sẽ làm tất cả những gì tốt nhất có
thể. Nhưng tôi không nghĩ giờ đây các vị còn có thể nói như vậy? Liệu chúng tôi
còn nằm trong danh sách ưu tiên của các vị? Ba tôi luôn nói: hành động tạo nên
con người chứ không phải lời nói. Vâng, những gì các vị làm khiến tôi khóc hằng
đêm. Các vị luôn nói rằng các vị yêu chúng tôi, nhưng tôi xin thách thức các
vị, hãy làm đúng những gì đã nói. Xin cám ơn”.
Đoàn Trương Anh Thư và mẹ |
-Sau Suzuki 20 năm, tại thời điểm này có một
em bé tên là Đoàn Trương Anh Thư, con bà Trương Thị Quí, từ lúc ra đời đã theo
mẹ ra Hà Nội khiếu kiện đến giờ đã 8 năm. Tròn 8 năm em cùng mẹ sống trên đường
phố…
(FB: NLT)
20 năm để Suzuki từ cô
bé 12 tuổi trở thành bà mẹ, nhà hoạt động môi trường nổi tiếng thế giới. Cũng
20 năm ấy, Việt Nam
đã làm được gì? Đất nước tôi là ai giữa thế giới này?
----
(*) - Cullis-Suzuki được sinh
ra và lớn lên ở Vancouver.
Mẹ cô là nhà văn Tara Elizabeth Cullis. Cha, nhà di truyền học và nhà hoạt động môi trường David Suzuki. Khi mới 9 tuổi, cô thành lập Tổ
chức trẻ em vì môi trường của (ECO). Năm 1992, 12 tuổi, Cullis-Suzuki cùng với các thành viên ECO gây quĩ để tham dự Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro. Severn đã kết hôn và sống với chồng và
hai con ở Haida Gwaii, British Columbia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét