Ngồi buồn lo bảy, lo ba.
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên.
Buồn quá :
- Vì cái hủ gạo trong nhà gần cạn đáy.
- Vì giấy tờ lo cho chị Hai Hải 75 tuổi, người hàng xóm cả tháng nay chưa xong, làm thủ tục chuyển nơi ở mới cho chị là nơi nuôi dưỡng người già neo đơn và trẻ em khuyết tật, mồ côi.
- Vì tấm hộ chiếu của các công dân Trung Quốc có hình lưỡi bò.
- Vì tàu Bình Minh 2 vô tình bị đứt cáp khi đang thăm dò dầu khí.
Buồn nhất là khi đọc
tản văn “MỘT CHỖ NƯƠNG TỰA” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (NNT) viết về
người mẹ Việt và 2 đứa con nhỏ có chồng ở Hàn quốc nhảy lầu tự vẫn chết.
Cô Võ thị Minh
Phương 27 tuổi, ở ấp Hòa Quới, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp – Hậu Giang,
có chồng người Hàn quốc được 8 năm, tức là lúc lấy chồng cô Phương mới
19 tuổi, sông với chồng có được 2 con là Kim Xì Chin 7 tuổi và Kim Chà
Xanh 3 tuổi, đã ly dị, nhưng anh chồng nầy quá bạo hành, đánh đập vợ
thường xuyên, quá sức chịu đựng nên cô ôm 2 con cùng nhảy lầu tự vẫn,
gây ra cái chết vô cùng thương tâm trong dư luận ở Hàn quốc và Việt Nam.
Bài “Một chỗ nương
tựa” NNT có viết : Bà mẹ của cô Minh Phương có qua Hàn quốc sông với gia
đình cô M.Phương 1 thời gian, chứng kiến cảnh con gái bị chồng đánh đập
… trong bài NNT có đặt giả thiết là tại sao bà mẹ không bảo con gái
mình tìm cách trốn đi hoặc dọa tên chồng vũ phu kia là sẽ thưa gởi, báo
cảnh sát … đó là suy nghĩ của người viết, tôi không dám lạm bàn, nhưng
có sự thật phũ phàng mà ai cũng biết : vì nghèo mới đi lấy lấy chồng
ngoại để mong thay đổi được cuộc đời, nhưng cái nghèo (khốn nạn thay)
kèm theo dốt nát, thì tôi e rằng mẹ của cô M.Phương không phải không
biết nghĩ mà là nghĩ không tới.
Bài viết hay, chắc chắn là làm rơi nước mắt nhiều độc giã, xin trích đoạn chót :
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Không phải đâu, chắc không phải bà mẹ chỉ vô tư vào ra trong cái nhà tường (được xây bằng tiền con gái gởi về) làm hủ mắm cá rô, vỗ béo bầy gà, mua đầu lân, sắm máy lạnh … để chờ đến cuối năm, con cháu bồng bế nhau về ăn một cái Tết linh đình. Những biểu hiện của tình yêu thương đó, có vẽ gì sét quá, so với những trận đòn tươi xoi xói mà bà mẹ biết chắc rằng đang trút lên đầu đứa con gái mình ở nơi nào đó, xa xôi ….
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Không phải đâu, chắc không phải bà mẹ chỉ vô tư vào ra trong cái nhà tường (được xây bằng tiền con gái gởi về) làm hủ mắm cá rô, vỗ béo bầy gà, mua đầu lân, sắm máy lạnh … để chờ đến cuối năm, con cháu bồng bế nhau về ăn một cái Tết linh đình. Những biểu hiện của tình yêu thương đó, có vẽ gì sét quá, so với những trận đòn tươi xoi xói mà bà mẹ biết chắc rằng đang trút lên đầu đứa con gái mình ở nơi nào đó, xa xôi ….
Thảm kịch của cô dâu
Việt nầy có một lộ trình rõ ràng, phơi trắng ra dưới nắng, đâu phải như
phim kể vì đứa con gái giả vờ mình có đời sống hạnh phúc, cho cha mẹ
yên tâm vui hưởng tuổi già … NNT.
Chuyện các cô gái
lấy chồng ngoại : Đài Loan, Hàn Quốc, Mã Lai … đã mấy mươi năm nay, bút,
mực, giấy nào tả hết… vui thì ít, buồn lại quá nhiều, có bậc làm cha,
làm mẹ nào muốn thế, nhưng nghèo quá, cùng đường, bí lối rồi thì biết
làm sao đây. Ở toàn miền Tây nầy (cả nước tôi không dám nói) không có 1
ấp nào mà không có các cô gái Việt lấy chồng ngoại …
Xin hãy đọc bài :”Lấy chồng ngoại – hạnh phúc , nước mắt và máu” Báo LĐ ngày 05/12/2012.
Vẫn biết rằng : Ra đi là sự đánh liều.
Tỉ như đứa dại chơi diều đứt dây.
Tỉ như đứa dại chơi diều đứt dây.
Tiên Điền Nguyễn Du từng thốt lên :
Đành liều nhắm mắt đưa chân.
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
Ma đưa lối , quỷ đưa đường.
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.
Nếu không lấy chồng
ngoại, thì số phận các cô gái nghèo nầy sẽ ra sao ? Xin mời đọc bài
:”Tại sao Cần Thơ “chết tên” trên miệng các “em” . (Báo LĐ số 283 thứ
hai 03/12/2012). Xin trích 1 đoạn : Tâm sự một má mì tên T.
T. kể về mình ở một ấp rất nghèo của Phụng Hiệp – Hậu Giang (cùng quê với Võ thị Minh Phương).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tại khách sạn, T. được đào tạo cấp tốc về kỹ thuật đấm bóp và đưa xuống làm tại phòng mát xa, và từ đấm bóp chay đến oral sex (sex bằng miệng) đến đi khách và qua đêm, thậm chí là gái bao chỉ là những bước chuyển rất ngắn, dù qui trình của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào tính cách, điều kiện khách quan …. “Được vài tháng, thấy việc cũng … sướng mà thu nhập lại trong mơ cũng không dám mơ, nên xin nghĩ phép về quê để rũ rê thêm mấy chị em bà con lên cùng làm “
T. kể về mình ở một ấp rất nghèo của Phụng Hiệp – Hậu Giang (cùng quê với Võ thị Minh Phương).
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tại khách sạn, T. được đào tạo cấp tốc về kỹ thuật đấm bóp và đưa xuống làm tại phòng mát xa, và từ đấm bóp chay đến oral sex (sex bằng miệng) đến đi khách và qua đêm, thậm chí là gái bao chỉ là những bước chuyển rất ngắn, dù qui trình của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào tính cách, điều kiện khách quan …. “Được vài tháng, thấy việc cũng … sướng mà thu nhập lại trong mơ cũng không dám mơ, nên xin nghĩ phép về quê để rũ rê thêm mấy chị em bà con lên cùng làm “
Thời gian nữa, thấy
việc làm ăn ở “thành phố” ngày càng khó khăn, cộng thêm sự mai mối của
một số khách quen, T.cùng một nhóm “đồng nghiệp” ra Nha Trang, rồi sau
đó là Đà Lạt, Huế và các tỉnh phía Bắc … hành nghề, T. nói người trong
nầy đi đến đâu cũng được chào đón, bởi hương vị mới lạ, lại nồng nhiệt
hết mình chứ không khó chịu kiểu làm đĩ mà sợ đau … như dân bản xứ .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Còn đường nào tránh được không ? Quí vị nào biết xin vui lòng chỉ hộ .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Còn đường nào tránh được không ? Quí vị nào biết xin vui lòng chỉ hộ .
Trở lại “Một chốn nương thân” của NNT : đã thấy có một lộ trình rõ ràng phơi trắng ra dưới nắng … tại sao không tránh ?
Cô Nguyễn Ngọc Tư ơi
! cái lộ trình cả đất nước nầy đang đi, chắc cô cũng đã thấy và đã
hiểu. Đất nước nầy đang được dẫn dắt mấy mươi năm qua theo cái lộ trình
bởi một số người vỗ ngực xưng là đỉnh cao trí tuệ đó hay sao ?
Nước Nhật Bản sau đệ
nhị thế chiến, đầu hàng đồng minh vô điều kiện, toàn bộ các thành phố
bị hủy hoại hoang sơ do bom đạn của đồng minh ném, ngân khố rỗng tuyếch
vì đã dốc hết vào canh bạc chiến tranh. Sau gần 25 năm gầy dựng , đến
năm 1970 tất cả các khoản vay mượn nước ngoài để tái thiết đều trả tất,
nền kinh tế phục hồi và bây giờ là cường quốc thứ ba trên thế giới ,
(Nhật Bản không có rừng vàng, biển bạc mà thường xuyên phải đối phó với
động đất và sóng thần) là nước cho Việt Nam vay tiền nhiều nhất .
Còn Việt Nam ta :
Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thần thánh, đánh bại đế quốc Mỹ (số 1
thế giới) và chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Sau 30/4/1975 cả nước Việt Nam
gần như còn nguyên vẹn, Miền Nam còn đầy ắp hàng hóa , thế mà …. 37 năm
trôi qua … mà vẫn còn nhiều cô gái nghèo đi lấy chồng xa , còn đi tìm
“Một chốn nương thân”, mà vẫn còn “Cần Thơ chết tên trên miệng các em “ .
. . . và cả một núi nợ chồng chất … mà ai cũng biết .
Xin mượn một đoạn của bài thơ TRĂNG NGHẸN của nhà thơ Hoài Tường Phong – Cần Thơ :
. . . . . . . . . . . . .
Xóm bên sông, nhiều cô gái rời quê.
Về thăm nhà, xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu.
Khởi sắc một vùng quê, sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê tôi : nhiều cái nhất ngậm ngùi :
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất .
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất
Và cũng dẫn đầu : những cô gái lấy chồng xa .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . .
Xóm bên sông, nhiều cô gái rời quê.
Về thăm nhà, xênh xang lụa là hàng hiệu.
Vài căn nhà xây đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu.
Khởi sắc một vùng quê, sao nghe có chút bùi ngùi.
Đồng bằng quê tôi : nhiều cái nhất ngậm ngùi :
Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất .
Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất
Và cũng dẫn đầu : những cô gái lấy chồng xa .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Buồn quá, mênh mang buồn như cánh đồng bất tận !
06/12/2012 TRỊNH KIM THUẤN
http://trannhuong.com/tin-tuc-14483/buon--oi----chao-mi--.vhtm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét