Nói thẳng ra, đối với Nhật Bản, Trung Quốc hành xử không thể nói khác: HÈN!
Có lẽ không chỉ khiếp nhược trước đồng YÊN, Trung Quốc vẫn bị ám ảnh bởi THANH KIẾM SAMURAI mà họ đã phải nếm trái 70 năm trước….
Nếu
việc tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước láng giềng gần đây đã khiến
hình ảnh Trung Quốc trở nên “xấu xí” trong mắt cộng đồng quốc tế thì
việc in bản đồ Trung Quốc trên hộ chiếu vừa qua khiến hình ảnh Trung
Quốc trở nên tồi tệ. Các nước có quyền lợi liên quan như Việt Nam,
Philippines đều lên tiếng phản đối quyết liệt. Ấn Độ ngay lập tức có
hành động đáp trả bằng cách sử dụng trên hộ chiếu những vùng mà Trung
Quốc và họ đang tranh chấp.
Tại Việt Nam
, theo Trung tá Trần Việt Huynh – đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu
Lào Cai cho biết việc Trung Quốc cấp hộ chiếu điện tử in đường lưỡi bò
bao trùm lên cả các phần lãnh thổ của Việt Nam là việc làm sai trái,
không đúng với luật pháp quốc tế. Bên phía Trung Quốc vẫn chưa thu hồi
những hộ chiếu đó lại nhưng vì mối quan hệ của 2 nước và tạo điều kiện
cho việc nhập cảnh, đồn biên phòng không cấp thị thực vào hộ chiếu mà
cấp thị thực rời. Với những hộ chiếu không có đường lưỡi bò, mọi hoạt
động vẫn diễn ra bình thường.
Có thể nói, hành vi in hình lưỡi bò vào
hộ chiếu là hành động ngang ngược sau hàng loạt các hành động trắng trợn
xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là vì sao Trung Quốc lại có chủ trương như vậy? Họ sẽ được gì sau những hành động thâm độc này?
Về câu hổi thứ nhất, có lẽ không khó để
có câu trả lời. Đó là việc lưu hành hộ chiếu có in bản đồ đường lưỡi bò
là bước leo thang mới trong mưu đồ đen tối của Trung Quốc. Họ muốn dùng
mọi thủ đoạn lấn dần từng bước để áp đặt đòi hỏi chủ quyền trên hầu như
toàn bộ Biển Đông, bất chấp luật lệ quốc tế và phản đối của các nước
khác. Nói như TS Nguyễn Quang A thì đây là “Một bước đi rất hiểm độc
trong số hàng ngàn các hành động thâm độc khác”. Họ muốn đặt Việt Nam ta
và các nước có liên quan vào thế của sự việc đã rồi.
Vậy họ sẽ được gì? Tất nhiên là họ mong
muốn được tất cả những phần lãnh thổ của ta và các nước liên quan mà họ
nói là “vùng tranh chấp”.
Thế nhưng tất nhiên là không thể có điều
đó. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam cũng như nhân dân và chính phủ các
nước liên quan không để cho họ làm điều đó. Không chỉ Ấn Độ, Việt Nam,
Philippines mà sắp tới, các nước như Malaysia, Brunei cũng sẽ kiên quyết
phản đối hành động phi pháp này. Đặc biệt, cả Đài Loan cũng phản đối
hành động này của Trung Quốc.
Và hậu quả là “gieo gió tất sẽ gặt bão”.
Họ đang tự tách ra khỏi một cộng đồng
đoàn kết, gắn bó trong một thế giới luôn lấy sự đoàn kết để phát triển.
Nói cách khác, những mưu đồ thâm hiểm của họ sẽ mang lại cho họ sự cô
lập trên trường quốc tế. Nhân loại tiến bộ sẽ nhìn họ với sự cảnh giác
cao độ. Đó là bi kịch đối với một quốc gia dù có to lớn đến đâu.
Rồi đây, các thế hệ tương lai của họ sẽ phải trả giá cho những việc làm sai trái từ thế hệ hôm nay.
Tuy nhiên sẽ là điều may mắn nếu như đây
không phải là chủ trương của Nhà nước Trung Hoa mà chỉ là của cấp bộ như
phỏng đoán của GS . Shi Yinhong. Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc
tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho rằng việc in yêu sách chủ quyền
trên hộ chiếu có thể làm cho vấn đề “vốn đã rắc rối lại càng phức tạp
thêm”. Giáo sư Shi Yinhong cho rằng quyết định cho phát hành này có lẽ
đã được cấp bộ đưa ra chứ không phải là cấp Nhà nước Trung Quốc
Người Việt Nam chúng ta có câu: “Tham thì
thâm”. Thói tham lam và “văn hóa bành trướng” sẽ mang lại hậu quả như
thế nào không phải là điều khó đoán.
Nước Việt Nam có thể nhỏ về địa lý nhưng ý chí quật cường thì không bao giờ nhỏ.
Không có bất cứ ai có thể “bắt nạt” được một dân tộc quật cường.
Có một điều khó giải thích là trong tấm
hộ chiếu phi pháp đó không có phần lãnh thổ tranh chấp với Nhật Bản. Nơi
mà chỉ cách đây ít lâu, họ đã lớn tiếng phản đối việc Chính phủ Nhật
mua lại những hòn đảo này và cả hai bên đã mang cả tàu chiến đến đây.
Vì sao vậy? Chỉ có hai lý do. Thứ nhất là
Trung Quốc đã chính thức công nhân Senkaku là lãnh thổ của Nhật Bản.
Hai là hành vi mà như người Việt Nam ta có câu: “Sơn lở tùy mặt, ma bắt
tùy người”, hay nói một cách khác là văn hóa “bắt nạt”? Đó là “văn hóa”
của kẻ võ biền và trọc phú chứ tuyệt nhiên không phải cách hành xử của
người quân tử.
Trong khi trả lời AFP, một quan chức
ngoại giao Nhật Bản đã nói: “Chúng tôi xác nhận các quần đảo tranh chấp
trên Biển Đông xuất hiện trong bản đồ in trong hộ chiếu mới của Trung
Quốc. Tuy nhiên, không có Senkaku. Vì vậy, chúng tôi không đưa ra bình
luận hoặc phản đối”.
Một câu trả lời đầy ẩn ý và hết sức khéo
léo của một nhà ngoại giao lão luyện. Nó giống như một thông điệp gửi
đến Trung Quốc rằng “Hãy thử đông đến Senkuka xem…”.
Nói thẳng ra, đối với Nhật Bản, Trung Quốc hành xử không thể nói khác:HÈN!
Có lẽ không chỉ khiếp nhược trước đồng YÊN, Trung Quốc vẫn ám ảnh bởi THANH KIẾM SAMURAI mà họ đã phải nếm trái 70 năm trước.
Theo Trần Nhương blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét