Tiến sĩ Lê Sỹ Long
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Houston
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Houston
Cập nhật: 10:09 GMT – thứ tư, 17 tháng 10, 2012
Hội nghị Trung ương 6 không kỷ luật ai trong Bộ Chính trị
Nhưng như người ta nay đã biết, không có hành động cứng rắn nào diễn ra tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Ban Chấp hành có thừa nhận yếu kém, thiếu sót của ban lãnh đạo đảng, nhưng không thay đổi quyết tâm sửa chữa thông qua sự đoàn kết trong đảng. Một chi tiết quan trọng, Bộ Chính trị “đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị”.
Nhưng rốt cuộc Ban Chấp hành Trung ương “quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”. Họ cũng “yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá”.
Chính trị liên minh
Suy nghĩ của tôi sau hội nghị 6 là Ban Chấp hành Trung ương không thể kỷ luật Thủ tướng mà không làm tổn hại chính trị liên minh trong Đảng.
Ba liên minh làm thành văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Thủ tướng đã tỏ ra đủ linh động để cải tổ đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba khối này cũng tuân thủ quy chế kế nhiệm lãnh đạo, giúp Việt Nam là một trong những chế độ độc đoán ổn định nhất thế giới. Biến chính trị liên minh thành chính trị phe nhóm – để các phe bất mãn có thể lật đổ nhau giữa kỳ – là điều từ lâu giới lãnh đạo Đảng tránh né. Một phần vì họ đã biết ảnh hưởng của nó thời chiến tranh, khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa chìm trong chia rẽ.
Theo tôi, cố gắng chống ông Dũng của ông Sang và ông Trọng đã bộc lộ điều quan trọng nhất là phương pháp khả dĩ duy nhất để Đảng lấy lại niềm tin nhân dân là thay đổi nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương, cũng như những người được bổ nhiệm nắm khu vực kinh tế nhà nước.
Sự khác biệt duy nhất giữa ông Sang và ông Dũng là ông Sang tin rằng ông Dũng có khiếm khuyết đạo đức trong “công việc, đời sống, gia đình, vợ con và người thân”. Ông Sang và ông Dũng đều là những nhà cải cách kinh tế miền Nam, và quan điểm của họ về vai trò doanh nghiệp nhà nước rất tương tự.
Thế lực kiềm hãm
Rốt cuộc, những câu hỏi lớn nhất cho Việt Nam ngày nay đã từng được chính cố học giả Nguyễn Khắc Viện chỉ rõ. Ông lo ngại “chủ nghĩa tư bản hoang dã” đã thâm nhập vào bộ máy nhà nước, biến nó thành “mafia, thù địch với mọi hình thức dân chủ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
Vị cố giáo sư tự hỏi liệu người dân Việt Nam có thể “hạn chế bản chất tàn phá” của nó. Trước câu hỏi này, tôi tin rằng câu trả lời là Có thể.
Một mặt, tôi đã thấy các giải pháp trong những bài nói chuyện của những học giả như kinh tế gia Lê Đăng Doanh, những dự án của doanh nhân như ông Nguyễn Quang A, những báo cáo chính sách của những viện như Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách. Những cá nhân và cơ quan này biểu đạt tư tưởng đổi mới và tiến bộ có thể nối tiếp di sản xã hội chủ nghĩa của Việt Nam bằng cách cổ vũ quan niệm mạnh mẽ hơn về phục vụ lợi ích cộng đồng.
Mặt khác, cái đang kiềm hãm đất nước là một hệ thống chính trị tiếp tục giúp thăng tiến những con người không chấp nhận rằng có thể có đoàn kết trong đa dạng. Những người không thấy sự đạo đức giả của một chính phủ vừa đá bóng vừa thổi còi trong phát triển kinh tế xã hội. Chừng nào chiến dịch tự phê của Bộ Chính trị chưa đối diện những điều đó, Đảng Cộng sản sẽ còn vất vả tìm lại niềm tin của nhân dân.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/10/121017_plenum_comment.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét