Ban tổ chức giải Nô
Ben văn chương 2012 đã liên lạc với trang thông tin hàng đầu Việt Nam
hàng trăm năm qua để làm nhà bảo trợ thông tin của giải thưởng thường
niên uy tín này. Dù rất bận rộn xây tòa soạn từ lượng gạch tồn kho do
Bùi Anh Tuấn và Xu-du để lại, nhưng Tinkhotin cũng quyết định dành sự
quan tâm nhất định bởi cuộc đua năm nay có sự hiện diện của hàng loạt
những danh sĩ có liên quan đến Việt Nam.
Trong một rừng những ứng viên văn học ấy, Tinkhotin đặc biệt lưu ý độc giả về một cái tên Mạc Ngôn, người mà rất nhiều người ra nhà sách đinh ninh là người Việt Nam. Thượng tọa Thích Đọc Sách trầm ngâm nói: “Mới đầu tôi cứ ngỡ Mạc Ngôn là bà con của Mạc Can viết Tấm ván phóng dao, càng đọc tôi càng tin cả 2 có bà con vì văn của họ rất giống nhau”.
Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về gia phả học Việt Nam Bâng Văn Quơ cho biết: “Họ Mạc 100% là có gốc Việt Nam. Đó là dòng họ đã sản sinh ra biết bao nhiên nhân tài làm rạng danh Việt Nam trên toàn thế giới ở khắp các lĩnh vực. Về đường học vấn thì có Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm bỏ vào trứng để nữa đêm giải phương trình bậc 3, về ẩm thực có Mạc Đô Nan đang bành trước ở Mỹ và toàn thế giới. Về quân sự thì có Mạc Na-ma-ra từng góp mặt trong chiến tranh Việt Nam hay Mạc Thị Bưởi, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong bóng đá, anh Mạc Ma-na-man từng đầu quân cho CLB hàng đầu thế giới Rê An Man đờ Rít. Anh là biểu tượng chiến thắng của đội bóng mang biệt danh Kền Kền khi chưa từng biết thua là gì trong những cuộc đối đầu kinh điển với đại kình địch Bà Xã, đội bóng nguy hiểm nhất thế giới”.
Nhà phê bình văn học Huỳnh Hiểu Biết gật gù: “Riêng về văn học thì nhà Mạc không có đối thủ trên thế giới. Ở Trung Quốc chỉ có trường hợp Kim Dung với Quỳnh Dao là bà con. Còn ở Việt Nam thì họ Mạc viết văn qua bao đời nay. Từ Mạc Tuên viết truyện thiếu nhi hay ơi là hay đến Mạc Lê Vy viết tiểu thuyết diễm tình sương mướt. Nhưng Mạc Ngôn là nhất trong gia đình về văn chương. Anh vừa có chất trong sáng của Tuên, chất ướt át của Vy mà lại còn có chất ngụ ngôn nữa. Bởi vậy mới có tên là Mạc Ngôn chứ”.
Trong quá khứ, dòng họ Mạc đã từng đạt Nô ben văn chương một lần với nhà văn Mạc Kết Gác Xa với tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn, sau được phổ nhạc thành “Người yêu cô đơn” được ca sĩ Tuấn Vũ thể hiện rất thành công. Vì thế người ta tin họ Mạc đủ sức một lần nữa trở lại đỉnh vinh quang.
Mạc Văn Hóa, một người họ Mạc cũng làm trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương cho biết: “Chúng tôi rất chờ Mạc Ngôn làm rạng danh họ Mạc của Việt Nam, đặc biệt là sau khi ngành giáo dục ngày càng tỏ ra thờ ơ với khía cạnh ẩm thực trong văn chương”. Mạc Ngôn là người biết kết hợp hài hòa giữa văn học và ẩm thực, với các tác phẩm Cây Tỏi Nổi Giận và Ếch.
Nhân dân Việt Nam đã có truyền thống đưa ẩm thực vào văn chương qua, với canh rau muống, cà dầm tương, nhưng nổi tiếng nhất phải là món canh gà Thọ Xương trong câu ca dao: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Ba anh em sinh đôi nổi tiếng của nhà họ Mạc là Mạc Từ Từ, Mạc Dần Dần, Mạc Liền Liền cùng cho ý kiến: “Nhà tụi tui nghèo 3 đời nay, nhưng bố tôi là ông Mạc Thật Sự cũng đều dạy là phải giữ gìn truyền thống văn hóa. Tức là có nghèo, chết đói cũng nhất quyết không ăn canh gà Thọ Xương. Càng nói chúng tôi lại thèm cơm gà xối mỡ”. Kết lại, ông Mạc Văn Hóa cho biết: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho Mạc Ngôn giành giải Nô Ben văn chương để ông khơi dậy tinh thần học văn và viết văn trong cộng đồng người dân Việt Nam. Đó cũng là cách để bảo vệ loại gà Thọ Xương đang trên đà tuyệt chủng vì bị dân Hà Nội coi như đặc sản”.
Người thứ 2 được coi là ứng viên cho giải Nô Ben năm nay là nhạc sĩ kiêm ca sĩ kiêm văn sĩ Bóp Đi Lan, người rất thân thiết với Việt Nam bởi sinh thời, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng được vinh danh là “Bóp Đi Lan của Việt Nam”. Ca sĩ Hương Lan ở hải ngoại, mặt thẹn thùng xấu hổ khi được hỏi về sự ví von này đã đáp: “Hihi. Em nghĩ chắc tại cả 2 đều ốm nhom, đều chơi guitar thùng, đều hát phản chiến nên so sánh vậy thôi. Chứ anh Lan với anh Sơn khác nhau mà. Cơ bản nhất, anh Lan hát tiếng Anh trong khi anh Sơn hát tiếng Huệ”.
Trở lại chuyện văn học, phỏng vấn chớp nhoáng của Tinkhotin với 100 người Việt Nam thì có đến 90 người không biết Bóp Đi Lan là một nhà văn. Anh Dương Thường Trực nói: “Ơ, nghe cái tên tôi cứ tưởng người ấy làm nghe mát xa dạo chứ”. Anh Huỳnh Hiểu Biết nói: “Văn của Bóp Đi Lan hơi nặng về tính triết lý. Đặc biệt văn của Lan rất thích hợp với những người tên Điệp”.
Cuối cùng là nhà văn nổi tiếng người Nhật Bổn Hạ-rư-ki Mư-ra-ka-mi, rất nổi tiếng với tác phẩm Rừng Na Uy với dòng giới thiệu xanh rờn “Cứ 7 người Nhật Bản thì lại có 1 người đọc rừng Na Uy”.
Theo điều tra của Tinkhotin, tác phẩm Rừng Na Uy được đón nhận rất hời hợt ở Na Uy. Trong khi đó, cứ 7 người Việt Nam lại có đến 6 người từng đọc Rừng Xà Nu, cứ 7 ngã tư lại có 5 cái có anh hùng Núp. Hội Nhà văn Việt Nam đang viết đơn kiến nghị lên Ủy ban Nô Ben yêu cầu xem xét đề cử giải thưởng cho nhà văn Nguyên Ngọc.
Trả lời phỏng vấn TKT, chuyên gia xã hội học Kỳ Thị Tỉnh cho biết dù ông Mi có tài năng đến đâu cũng không thể xin được việc làm ở các tỉnh phía Nam. “Tau nói rồi, Mi có đến chỗ nớ thì cũng nỏ xin được việc mô, bọn hắn nỏ hiểu răng ghét người như Mi lắm” – bà Tỉnh nói đầy chua chát.
Trong khi đó…
http://tinkhotin.com/?p=3884
Trong một rừng những ứng viên văn học ấy, Tinkhotin đặc biệt lưu ý độc giả về một cái tên Mạc Ngôn, người mà rất nhiều người ra nhà sách đinh ninh là người Việt Nam. Thượng tọa Thích Đọc Sách trầm ngâm nói: “Mới đầu tôi cứ ngỡ Mạc Ngôn là bà con của Mạc Can viết Tấm ván phóng dao, càng đọc tôi càng tin cả 2 có bà con vì văn của họ rất giống nhau”.
Nhà khoa học chuyên nghiên cứu về gia phả học Việt Nam Bâng Văn Quơ cho biết: “Họ Mạc 100% là có gốc Việt Nam. Đó là dòng họ đã sản sinh ra biết bao nhiên nhân tài làm rạng danh Việt Nam trên toàn thế giới ở khắp các lĩnh vực. Về đường học vấn thì có Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm bỏ vào trứng để nữa đêm giải phương trình bậc 3, về ẩm thực có Mạc Đô Nan đang bành trước ở Mỹ và toàn thế giới. Về quân sự thì có Mạc Na-ma-ra từng góp mặt trong chiến tranh Việt Nam hay Mạc Thị Bưởi, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong bóng đá, anh Mạc Ma-na-man từng đầu quân cho CLB hàng đầu thế giới Rê An Man đờ Rít. Anh là biểu tượng chiến thắng của đội bóng mang biệt danh Kền Kền khi chưa từng biết thua là gì trong những cuộc đối đầu kinh điển với đại kình địch Bà Xã, đội bóng nguy hiểm nhất thế giới”.
Nhà phê bình văn học Huỳnh Hiểu Biết gật gù: “Riêng về văn học thì nhà Mạc không có đối thủ trên thế giới. Ở Trung Quốc chỉ có trường hợp Kim Dung với Quỳnh Dao là bà con. Còn ở Việt Nam thì họ Mạc viết văn qua bao đời nay. Từ Mạc Tuên viết truyện thiếu nhi hay ơi là hay đến Mạc Lê Vy viết tiểu thuyết diễm tình sương mướt. Nhưng Mạc Ngôn là nhất trong gia đình về văn chương. Anh vừa có chất trong sáng của Tuên, chất ướt át của Vy mà lại còn có chất ngụ ngôn nữa. Bởi vậy mới có tên là Mạc Ngôn chứ”.
Trong quá khứ, dòng họ Mạc đã từng đạt Nô ben văn chương một lần với nhà văn Mạc Kết Gác Xa với tác phẩm Trăm Năm Cô Đơn, sau được phổ nhạc thành “Người yêu cô đơn” được ca sĩ Tuấn Vũ thể hiện rất thành công. Vì thế người ta tin họ Mạc đủ sức một lần nữa trở lại đỉnh vinh quang.
Mạc Văn Hóa, một người họ Mạc cũng làm trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương cho biết: “Chúng tôi rất chờ Mạc Ngôn làm rạng danh họ Mạc của Việt Nam, đặc biệt là sau khi ngành giáo dục ngày càng tỏ ra thờ ơ với khía cạnh ẩm thực trong văn chương”. Mạc Ngôn là người biết kết hợp hài hòa giữa văn học và ẩm thực, với các tác phẩm Cây Tỏi Nổi Giận và Ếch.
Nhân dân Việt Nam đã có truyền thống đưa ẩm thực vào văn chương qua, với canh rau muống, cà dầm tương, nhưng nổi tiếng nhất phải là món canh gà Thọ Xương trong câu ca dao: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Ba anh em sinh đôi nổi tiếng của nhà họ Mạc là Mạc Từ Từ, Mạc Dần Dần, Mạc Liền Liền cùng cho ý kiến: “Nhà tụi tui nghèo 3 đời nay, nhưng bố tôi là ông Mạc Thật Sự cũng đều dạy là phải giữ gìn truyền thống văn hóa. Tức là có nghèo, chết đói cũng nhất quyết không ăn canh gà Thọ Xương. Càng nói chúng tôi lại thèm cơm gà xối mỡ”. Kết lại, ông Mạc Văn Hóa cho biết: “Tôi sẽ bỏ phiếu cho Mạc Ngôn giành giải Nô Ben văn chương để ông khơi dậy tinh thần học văn và viết văn trong cộng đồng người dân Việt Nam. Đó cũng là cách để bảo vệ loại gà Thọ Xương đang trên đà tuyệt chủng vì bị dân Hà Nội coi như đặc sản”.
Người thứ 2 được coi là ứng viên cho giải Nô Ben năm nay là nhạc sĩ kiêm ca sĩ kiêm văn sĩ Bóp Đi Lan, người rất thân thiết với Việt Nam bởi sinh thời, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng được vinh danh là “Bóp Đi Lan của Việt Nam”. Ca sĩ Hương Lan ở hải ngoại, mặt thẹn thùng xấu hổ khi được hỏi về sự ví von này đã đáp: “Hihi. Em nghĩ chắc tại cả 2 đều ốm nhom, đều chơi guitar thùng, đều hát phản chiến nên so sánh vậy thôi. Chứ anh Lan với anh Sơn khác nhau mà. Cơ bản nhất, anh Lan hát tiếng Anh trong khi anh Sơn hát tiếng Huệ”.
Trở lại chuyện văn học, phỏng vấn chớp nhoáng của Tinkhotin với 100 người Việt Nam thì có đến 90 người không biết Bóp Đi Lan là một nhà văn. Anh Dương Thường Trực nói: “Ơ, nghe cái tên tôi cứ tưởng người ấy làm nghe mát xa dạo chứ”. Anh Huỳnh Hiểu Biết nói: “Văn của Bóp Đi Lan hơi nặng về tính triết lý. Đặc biệt văn của Lan rất thích hợp với những người tên Điệp”.
Cuối cùng là nhà văn nổi tiếng người Nhật Bổn Hạ-rư-ki Mư-ra-ka-mi, rất nổi tiếng với tác phẩm Rừng Na Uy với dòng giới thiệu xanh rờn “Cứ 7 người Nhật Bản thì lại có 1 người đọc rừng Na Uy”.
Theo điều tra của Tinkhotin, tác phẩm Rừng Na Uy được đón nhận rất hời hợt ở Na Uy. Trong khi đó, cứ 7 người Việt Nam lại có đến 6 người từng đọc Rừng Xà Nu, cứ 7 ngã tư lại có 5 cái có anh hùng Núp. Hội Nhà văn Việt Nam đang viết đơn kiến nghị lên Ủy ban Nô Ben yêu cầu xem xét đề cử giải thưởng cho nhà văn Nguyên Ngọc.
Trả lời phỏng vấn TKT, chuyên gia xã hội học Kỳ Thị Tỉnh cho biết dù ông Mi có tài năng đến đâu cũng không thể xin được việc làm ở các tỉnh phía Nam. “Tau nói rồi, Mi có đến chỗ nớ thì cũng nỏ xin được việc mô, bọn hắn nỏ hiểu răng ghét người như Mi lắm” – bà Tỉnh nói đầy chua chát.
Trong khi đó…
(cộng tác viên Bình Bồng Bột, trực tiếp từ chùa Trấn Vũ
Blog Tin-Khó-Tinhttp://tinkhotin.com/?p=3884
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét