Một
thanh niên 27 tuổi tự thiêu trong khuôn viên chùa Dokar ở tỉnh Cam Túc,
tiếp theo hai vụ tương tự tại khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải.
Với ba người tự thiêu trong vòng một tuần, 54 người trong vòng ba năm,
nhưng công cuộc đấu tranh tuyệt đối bất bạo động của người dân Tây Tạng
dường như không làm lay chuyển chính quyền Trung Quốc.
Một vụ tự thiêu trên đường phố ở Đạo Phu, Tây Tạng (ảnh chụp từ video 03/11/2011). REUTERS
Theo
các nguồn tin từ Tây Tạng được RFA tiếng Tây Tạng trích dẫn, vào trưa
hôm qua 06/10/2012, một thanh niên Tây Tạng 27 tuổi, đã tự thiêu trong
khuôn viên tu viện Dokar, tỉnh Cam Túc. Hình ảnh thân thể cháy thành
than của Sangay Gyato được đưa lên mạng internet Trung Quốc.
Cơ
thể cháy thành than Sangay Gyatso nằm trên mặt đất sau khi tự thiêu
phản đối sự xâm chiếm của Trung Quốc (Tây Tạng, ngày 06 Tháng 10 năm
2012). Ảnh: Phayul.com
Hình ảnh tín dụng:
Tái bản với permision từ Phayul.com
AFP
tìm cách kiểm chứng thông tin, nhưng không được xác nhận. Cũng như
trong vụ tự thiêu vào ngày hôm qua ở Nagchu thuộc vùng lãnh thổ tự trị
Tây Tạng, không một cơ quan chính quyền nào trả lời câu hỏi của thông
tấn xã Pháp.
Như vậy là trong vòng một tuần, đã
có ba người tự thiêu, nâng số nạn nhân trong cuộc tranh đấu bất bạo động
lên 54 người trong vòng ba năm qua.
Hôm 29/10/2012, một thanh niên tên Yangdang tự thiêu tại Thanh Hải và vụ thứ hai vào ngày hôm qua 06 04/10/2012 ở Tây Tạng. Người tự thiêu tên Gudrub, 42 tuổi, để lại lời kêu gọi «củng cố phong trào bất bạo động, biến thân làm đuốc tranh đấu cho tự do».
Gudrub – người tự thiêu hôm 4/10/2012
Hai
tuần trước, nhân Đại hội cộng đồng Tây Tạng hải ngoại tại Dharamsala,
Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ lưu vong , thủ tướng Lobsang
Sangay kêu gọi cộng đồng quốc tế chống lại áp lực đang gia tăng của
Trung Quốc và thúc giục Bắc Kinh tôn trọng nhân quyền tại Tây Tạng. Cũng
theo nhận định của lãnh đạo Tây Tạng lưu vong, tình trạng tự thiêu liên
tục này chứng tỏ chính sách đàn áp của Trung Quốc càng ngày càng dữ
dội.
T.A.
Nguồn: Viet.rfi.fr
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
THÊM MỘT NGƯỜI TÂY TẠNG TỰ THIÊU Ở CAM TÚC
Một
người đàn ông Tây Tạng đã châm lửa tự thiêu đến chết trong một
ngôi tự viện ở Trung Quốc để phản đối sự cai trị hà khắc
của chính quyền Bắc Kinh đối với khu tự trị này, Đài Á châu
Tự do (RFA) cho biết hôm Chủ nhật ngày 7/10.
Một bức ảnh cũ của Sangay Gyatso. Ảnh: RFA
Ông
Sangay Gyatso, 27 tuổi và có hai con nhỏ, đã qua đời sau khi tự
thiêu bên trong Tự viện Dokar nằm ở phía nam tỉnh miền tây Cam
Túc, Ban Tạng ngữ của RFA dẫn các nguồn tin bên trong Tây Tạng
cho biết.
Gyatso đã nâng số tử vong vì tự
thiêu của người Tạng kể từ khi các cuộc phản đối chống chính
quyền trung ương bùng phát hồi tháng Hai năm 2009 lên 44 người,
cũng theo đài phát thanh này.
Ngoài ra còn 10 người Tạng khác cũng đã tự thiêu nhưng sống sót.
‘Quyết tâm tới cùng’
Trên
trang mạng của Ban Hoa ngữ RFA có đăng những bức ảnh chụp thi
thể cháy đen của Gyatso tuy nhiên cũng theo đài này thì các
nguồn tin của họ không cho biết nhiều thông tin về thân thế
người này.
Hiện giờ hãng tin Pháp AFP cho
biết họ không thể xác nhận về vụ tự thiêu này với chính
quyền địa phương ở Cam Túc. Đây là một trong những tỉnh gần khu
tự trị Tây Tạng vốn có cộng đồng người Tạng đông đảo.
Trong
khi đó hãng tin Mỹ dẫn nguồn từ một tổ chức vận động nhân
quyền có trụ sở ở Anh có tên là Tây Tạng Tự do cho biết Gyatso
đã kêu gọi tự do tôn giáo và ngôn ngữ cho Tây Tạng và Đức Đạt
Lai Lạt Ma được trở về trước khi châm lửa vào mình hôm thứ
Bảy ngày 6/10.
"Sự phản kháng của Sangay Gyatso thể hiện quyết tâm tới cùng của người dân Tây Tạng muốn giành lại tự do bất chấp cái giá phải trả đối với bản thân như thế nào đi chăng nữa."Stephanie Brigden, giám đốc của Tổ chức Tây Tạng Tự do
AP cũng cho biết họ đã liên lạc giới chức địa phương để xác nhận nhưng bất thành.
“Sự
phản kháng của Sangay Gyatso thể hiện quyết tâm tới cùng của
người dân Tây Tạng muốn giành lại tự do bất chấp cái giá phải
trả đối với bản thân như thế nào đi chăng nữa,” Stephanie
Brigden, giám đốc của Tây Tạng Tự do phát biểu trong một thông
cáo gửi cho báo chí hôm thứ Bảy ngày 6/10.
Cũng
theo tổ chức nhân quyền này thì Gyatso tự thiêu ở bên ngoài
rồi sau đó thi thể của ông mới được đưa vào Tự viện Dokar để
các nhà sư tụng kinh cầu siêu cho ông. Sau đó thi thể của ông
cũng được chuyển đến làng Dzeruwa ở gần đó nơi thân nhân của
ông, trong đó có đứa con trai 7 tuổi và đứa con gái 5 tuổi, đang
đợi sẵn.
Tây Tạng Tự do còn cho biết
rằng hiện nay chính quyền đã triển khai đông đảo binh sỹ đến
tự viện cũng như ngôi làng này sau khi xảy ra vụ tự thiêu.
‘Nhà văn tự thiêu’
Trung
Quốc luôn khẳng định rằng Tây Tạng là một phần lãnh thổ không
thể tách rời của họ, nhưng nhiều người dân ở đây nói rằng khu
vực này là một nhà nước độc lập trong hàng thế kỷ và rằng
sự cai trị của Bắc Kinh đã làm tàn lụi nền văn hóa của họ.
"Những người Tạng nào mà không chịu lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không chịu thừa nhận sự cai trị của Trung Quốc thường bị thủ tiêu hoặc mất tích một cách bí ẩn."Gudrub, nhà văn tự thiêu
Trong
khi đó, cũng có tin về một vụ tư thiêu khác để phản đối Bắc
Kinh trên vấn đề Tây Tạng hôm thứ Năm ngày 4/10.
Tổ
chức Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng có trụ sở ở London cho
biết một nhà văn 42 tuổi mà họ chỉ nêu tên là Gudrub đã kêu
gọi tự do cho Tây Tạng và sự trở về của Đạt Lai Lạt Ma trong
khi ngọn lửa bao trùm khắp người ông ở hạt Nagchu của Tây Tạng.
Trong
một bài viết hồi đầu năm được Ban Tạng ngữ của Đài Tiếng
nói Hoa Kỳ dịch lại, Gudrub đã viết rằng: “Những người Tạng
quan ngại về số phận của dân tộc họ thường bị bắt bớ và
đánh đập một cách phi lý”.
“Những người
Tạng nào mà không chịu lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma hay không chịu
thừa nhận sự cai trị của Trung Quốc thường bị thủ tiêu hoặc
mất tích một cách bí ẩn,” ông viết thêm.
Do
đó, theo ông, người dân Tây Tạng ‘đang đẩy mạnh phong trào đấu
tranh bất bạo động và tuyên bố về thực trạng của vùng đất
này bằng cách hy sinh chính nhục thân của mình để kêu gọi tự
do cho Tây Tạng’.
Ông Lobsang Sangay, Thủ
tướng của chính phủ Tây Tạng lưu vong, nói rằng một loạt các
vụ tự thiêu gần đây là bằng chứng của sự đàn áp của Bắc Kinh
ở Tây Tạng.
Nguồn: bbc.co.uk
Được đăng bởibauxitevn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét