Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Nếu họ cải cách trước ta thì họ sẽ trở nên rất mạnh. Trong khi thế giới cũng không còn cần quan tâm đến ta nhiều nữa. Biển Đông lúc đó sẽ khó mà giữ được... VC

Tác giả: Jane Lin   
Thứ bảy, 15 Tháng 9 2012 
Mặc dù Tập Cận Bình, người được dự đoán sẽ trở thành lãnh đạo chế độ Trung Cộng kế 
tiếp, đã vắng mặt trước công chúng trong hai tuần, có nhiều dấu hiệu cho thấy rằng khi ông 
ta nắm được quyền lực vào mùa thu này, ông ta sẽ thúc đẩy cho cải cách chính trị và kinh tế 
của đất nước - có thể với khá nhiều khí lực.
Các chuyên gia chuyên phân tích bình luận phát ngôn từ Tập hoặc thay mặt ông Tập cho biết rằng Tập vừa rồi đã táo bạo một cách đáng ngạc nhiên khi truyền đạt các chỉ thị và ý tưởng về chính sách hướng đến cải tổ, thậm chí cả trước khi nhậm chức chính thức.
Đặng Duyệt Văn (Deng Yuwen), phó biên tập của Học Tập Thời Báo (Study Times), chi nhánh thuộc Trường Đảng (Party School) thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã đăng một bài viết 3 phần có tiêu đề "Di sản Chính trị của Hồ và Ôn" trên một tạp chí tương đối phổ biến tên Tài Kinh Võng (Caijing) vào ngày 2 tháng Chín.
Tập Cận Bình là hiệu trưởng của Trường Đảng, vốn điều hành Học Tập thời báo.
Mặc dù bài viết đầu tiên liệt kê ra các thành tựu của Hồ và Ôn, bài thứ hai và ba chứa những chỉ trích gay gắt và liệt kê ra 10 vấn đề lớn trong xã hội Trung Quốc. Bài viết này sau đó đã được gỡ bỏ khỏi website của Tài Kinh Võng.



Theo ông Đặng, mặc dù Hồ và Ôn đã làm được nhiều sự đóng góp, "chính phủ của một thập niên dài này đã tạo nên nhiều vấn đề hơn là thành tựu." Các vấn đề bao gồm việc thất bại

 trong các điều chỉnh về cấu trúc kinh tế, và không tạo được tiến trình cho cải cách chính trị và dân chủ hóa.
Bài viết cũng thể hiện sự trông đợi của Đặng vào Tập Cận Bình. "Giải pháp cho tất cả các vấn đề này rốt cục nằm ở cải cách chính trị và tầm sâu của cải cách chính trị. Do đó, các lãnh đạo nên dũng cảm để tiến hành bước đầu tiên để thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ hóa.", Đặng nói.
Một bài viết đăng trên Boxun, một website tiếng Hoa của những người bất đồng chính kiến hải ngoại, bình luận rằng Học tập thời báo trước đây đã đăng tải nhiều bài viết về cải cách, và khá nhiều bài bày tỏ quan điểm của Tập Cận Bình.
Đặng cũng là bình luận viên và người phụ trách chuyên mục của hãng thông tấn tin tức Phượng Hoàng (Phoenix News Media). Các nghiên cứu của ông tập trung vào cải cách và chuyển biến xã hội tại Trung Quốc.
Trong một bài viết đăng trên Phượng Hoàng ngày 25 tháng Ba, 2011, Đặng đã viết rằng Đảng cần nhận thức được tính cấp bách của cải cách chính trị, và không nên có tâm lý cố thủ; mục tiêu của cải cách chính trị là thiết lập tự do và dân chủ, ông phát biểu.
Các Vấn Đề Chưa Từng Thấy

Tập Cận Bình đã gặp gỡ với nhà cải cách lỗi lạc Hồ Đức Bình (Hu Deping) trong suốt sáu tuần qua, theo tin Reuters đăng ngày 7 tháng Chín. Hồ Đức Bình là con trai của cựu lãnh đạo Đảng Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang)
Các phát biểu và trích dẫn trong bài báo của Reuters lặp lại các phát biểu của Đặng Duyệt Văn.
"Các vấn đề mà Trung Quốc tích góp là chưa từng được thấy", một nguồn tin của Reuters nói, chú giải một tóm tắt được cho là viết về các lưu ý của Tập lưu hành trong bộ phận các quan chức Trung Cộng đã nghỉ hưu.
"Chúng ta phải tìm cho được sự tiến bộ và đổi thay trong khi vẫn duy trì sự ổn định," Tập được dẫn lời.
Trong một buổi gặp riêng, Tập cũng thúc giục kiềm chế bằng các chủ trương về thay đổi gốc rễ, theo nguồn tin của Reuters. Nhưng ông cũng nói bóng gió rằng các cải cách chính trị dần dần nhắm đến phạm vi của quyền lực Đảng cộng sản có thể tiến hành sau, các nguồn tin cho biết.
"Chúng ta phải giơ cao áp phích về cải cách, bao gồm cải cách hệ thống chính trị," một nguồn tin nói dẫn lại lời của Tập.
"Tập từng nói rằng người dân đã mệt mỏi với các câu hô hào nhưng không hành động, thế nên ông sẽ tránh tạo các lời hứa phi thực tế"
Không Lối Thoát

Một vài chuyên gia về Trung Quốc đã bình luận rằng họ hồ nghi về các phát biểu của Tập trong quãng thời gian nhạy cảm này.
Tuy nhiên, bài báo của Sun Affair đã xác nhận rằng Tập và Hồ Đức Bình đã thực sự thảo luận về cải cách chính trị, và do vậy, khi mà Đại hội Đảng lần thứ 18 sắp đến, cải cách chính trị sẽ đến sớm hơn cả sự mon đợi của người dân, và cải cách kinh tế sẽ được đẩy tới với vó ngựa nhanh hơn.
Giám đốc điều hành Sun Affair, Trần Bình (Chen Ping), người mà cũng là bạn tốt của Hồ Đức Bình, đã xác nhận với Deutsche Welle rằng Tập và Hồ đã gặp gỡ. Ông nói ông tin rằng Tập sẽ thúc đẩy cho cải cách khi ông ta nhậm chức.
"Không có cải cách, Trung Quốc sẽ không có lối thoát, hoặc cũng sẽ không có Tập Cận Bình" , Trần nói với Deutsche Welle.
Theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), nhiều người gần gũi với Tập Cận Bình là các nhà cải cách. VOA đã phỏng vấn Châu Đà (Zhou Duo), một học giả độc lập tại Bắc Kinh, ông là một nhà nghiên cứu về cải cách chính trị và có sự liên hệ thân thiết với các quan chức có tư tưởng cải cách. Châu bình luận rằng bài báo Reuters phản ánh hoàn toàn phong cách của Tập Cận Bình.
Theo ông Châu, nền tảng và kinh nghiệm đặc biệt của Tập cho phép ông ta tiếp xúc với những con người ưa tranh luận.
"Bao gồm cả một số người bạn của tôi, mà tôi có liên hệ trực tiếp, ông ta đã gặp gỡ họ.", Châu nói. "Ông ta lắng nghe các ý kiến khác nhau từ một lượng rộng các nguồn...Đây là nét chính trị của Tập"
"Tập có sự giữ liên hệ với nhiều con cháu các cựu lãnh đạo Đảng khác, bao gồm Hồ Đức Bình. Họ có các nền tảng tương tự và nói cùng tiếng nói", Châu thêm lời.
Tuy nhiên, phát biểu công khai về cải cách chính trị là tin không tốt cho Tập, theo lời Văn Chiêu (Wen Zhao), một nhà bình luận chính trị của Đài Truyền Hình Tân Đường Nhân (NTDTV).
"Các địch thủ của Tập có thể sử dụng nó như một cái cớ để vẽ nên chân dung ông ta như một động cơ nguy hiểm giống Gorbachev, từ đó viện dẫn thêm nhiều chiêu trò để chống đối ông."
Văn cũng không mấy lạc quan về các viễn cảnh cải cách của Tập. "Thực tế là ở Trung Quốc, các chính trị gia và nhà kinh tế được điều khiển bởi các nhóm lợi ích được ban cho. Bất kỳ kiểu cải cách có giá trị thực sự nào cũng sẽ gặp hiểm nguy lớn.
"Tập Cận Bình là người như ngày nay bởi vì ông ta được chấp thuận bởi nhiều phe phái khác nhau. Ông ta có dám tiến hành cái rủi ro lớn này để thúc đẩy cải tổ? Nó đáng ngờ lắm."
"Đây cũng là vấn đề cuộc đua thời gian. Ông ta sẽ sử dụng cải cách chính trị để làm xoa dịu xung đột xã hội trước khi xung đột xã hội bùng nổ ở Trung Quốc...Liệu tiến trình cải cách sẽ cất bước nhanh hơn bước chân của khủng hoảng xã hội ? Tôi cho rằng điều đó không mấy hiện thực lắm," Văn nói.
-------------------
Ghi chú của Ban Biên tập : Khi mà cựu trưởng công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân (Wang Lijun), đào ngũ đến với Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô ngày 6 tháng Hai để tự cứu mạng mình, y đã khuấy động một cơn bão chính trị mà vẫn chưa hề lắng dịu. Một cuộc chiến đằng sau bức màn làm bật ra quan điểm các quan chức dành cho cuộc bức hại Pháp Luân Công. Phe phái với bàn tay đẫm máu - gồm các quan chức do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) vận động để tiến hành cuộc bức hại - đang tìm kiếm việc trốn tránh trách nhiệm cho các tội ác họ phạm phải và tìm cách tiếp tục duy trì chiến dịch này. Các quan chức khác đang chối bỏ bất kỳ việc tham gia nào vào cuộc bức hại. Các sự kiện cho thấy một sự chọn lựa rõ ràng cho các quan chức và công dân Trung Quốc, và cả người dân Thế giới : ủng hộ hoặc là phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công. Lịch sử sẽ ghi chép lại sự chọn lựa của mỗi người.
 
Nguồn: http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://vietdaikynguyen.com/v2/china/1636-lanh-dao-cong-san-trung-quoc-moi-co-khi-lai-la-mot-nha-cai-cach

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét