Theo tin nóng mà cộng tác viên của BVN,
ông Nguyễn Thái Sơn vừa chuyển đến cho chúng tôi thì Luật sư Vũ Đức
Khanh mới gửi một Thông báo về việc Hoa Kỳ triệu tập Đại sứ Trung Quốc
để bày tỏ mối quan ngại trước việc Trung Quốc cho in bản đồ có hình bản
đồ lưỡi bò phi pháp trên loại hộ chiếu phổ thông gây căng thẳng cho
nhiều nước ở vùng Đông Nam Á và cả châu Á Thái Bình Dương. Cũng trong
buổi đối thoại này, Hoa Kỳ còn phản đối việc Trung Quốc tự ý cho mình
quyền khám xét tàu thuyền qua lại trên biển Đông kể từ ngày 1-1-2013 trở
đi. Thông báo như sau:
THÔNG BÁO
Theo
một nguồn tin giấu tên từ BNG Hoa Kỳ cho biết chiều nay 29/11 vào lúc
3:30 pm Trợ lý Ngoại trưởng Kurt Campbell sẽ có buổi làm việc riêng với
Đại sứ TQ tại Mỹ ông Zhang Yesui tới BNG. Nói đúng hơn là BNG HK đã
triệu tập Đại sứ TQ đến để (1) nêu quan ngại và tìm lời giải thích của
TQ về vụ "hộ chiếu lưỡi bò" và; (2) HK cũng sẽ đưa lời phản đối việc TQ
cho phép từ 1/1/2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ “lên tàu và khám
xét” thuyền bè nước ngoài qua lại khu vực tranh chấp trên biển mà
Trung Quốc coi là ‘lãnh hải’ của họ ở Biển Đông. Đối với HK,
hành động này biểu hiện sự "leo thang không cần thiết" và HK vô cùng
quan ngại đến sự "tự do lưu thông hàng hải" trong khu vực. HK nhấn mạnh
"tự do lưu thông hàng hải" là "quyền lợi quốc gia" của HK như lời của
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã từng tuyên bố: "The U.S. has a national
interest in the maintenance of peace and stability, respect for
international law, freedom of navigation, unimpeded lawful commerce in
the South China Sea”.
Theo
nguồn tin trên thì hiện giờ đã lưu hành tại BNG HK một bản thảo của một
"Press Release" mà BNG HK sẽ đưa ra sau buổi họp chiều nay với Đại sứ
Zhang với nội dung được cho là "mạnh mẽ" nhất từ phía HK từ trước giờ.
Chúng tôi sẽ cập nhập thông tin vào thời điểm thuận lợi nhất.
Trân trọng.
LS Vũ Đức Khanh
Rõ
ràng Hoa Kỳ đã rất nhạy bén trước âm mưu mới hết sức nguy hiểm và cũng
là một hành vi cực kỳ láo xược của bọn cộng sản Trung Hoa. Hàng trăm trí
thức và nhân dân Việt Nam vừa ký vào bản Tuyên bố phản đối nhà cầm
quyền Trung Quốc dùng chiêu in “bản đồ lưỡi bò” trên hộ chiếu mới cấp
cho người dân nước chúng để hăm dọa các nước có chủ quyền lãnh thổ và
lãnh hải trên những vùng mà lưỡi bò của bè lũ Tập Cận Bình thè tới. Chắc
chắn bước đi mới này của lũ quỷ khốn nạn đó sẽ còn làm nhân dân Việt
Nam và nhân dân các nước Đông Nam Á như Philipinnes, Malaysia... căm
giận ngút trời. Không chỉ thế, đây là một sự thách thức với cả thế giới,
ít ra là với những nước có giao thương đường biển tới Đông Nam Á và
Đông Á. Như ngọn lửa phụt lên từ chiếc nồi sup-de, phản động lực của cả
vùng Biển Đông, cả vùng châu Á Thái Bình Dương sẽ chuyển sang một hình
thái gay gắt như thế nào, chúng ta chưa thể nào lường hết.
Trở
lại với Việt Nam, đến nước này mà người cầm chịch đất nước vẫn giữ
nguyên đường lối hữu hảo lịch sự – thực chất là cúi đầu – trước bọn cầm
quyền Bắc Kinh, ra sức cung cúc thực hiện mấy phương châm nhảm nhí “4
tốt” và “16 chữ vàng” mà bọn chúng xỏ xiên ban cho, thì có lẽ mọi sự
không thể nào như cũ. Trong tâm lý toàn thể dân chúng – tức tâm lý đám
đông, Psychologie des foules, một khái niệm mà Gustave Le Bon
(1841 - 1931) đề xuất, như một hiện tượng xã hội tuyệt không thể xem
thường – chắc chắn có một chuyển biến mau lẹ, và những trò diễn mà lâu
nay mọi người vẫn cố bấm bụng để xem như một “chính kịch” sẽ đến lúc
hoàn toàn biến thành... một tấn đại bi hài kịch với những trận khóc cười
xen nhau đến vỡ bụng.
Bauxite Việt Nam
|
Tàu hải giám Trung Quốc số 84 và số 17 trên Biển Đông. Ảnh chụp ngày 26/05/2011 ngoài khơi tỉnh Phú Yên (miền Trung Việt Nam)
Reuters/Petrovietnam
Mối
lo ngại về nguy cơ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông bị tham vọng chủ
quyền của Trung Quốc giới hạn như vừa được chính nước này xác nhận.
Theo báo chí Trung Quốc, vào hôm nay, 29/11/2012, tỉnh Hải Nam, địa
phương được Bắc Kinh trao quyền quản lý Biển Đông, vừa thông qua các quy
định mới cho phép cảnh sát biên phòng quyền «lên tàu, tịch thu giữ và
trục xuất các tàu ngoại quốc xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh».
Quyết định này bị coi là một động thái mới của Trung Quốc trong mưu toan
độc chiếm Biển Đông.
Theo nhật báo Anh ngữ China Daily,
sau khi được tỉnh Hải Nam thông qua vào hôm thứ Ba, 27/11, hệ thống quy
định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Sắp tới, tỉnh Hải
Nam sẽ công bố toàn bộ các quy định.
Trước mắt,
báo chí Trung Quốc tiết lộ, trong số các hoạt động bị coi là trái phép,
có việc xâm nhập vùng biển của tỉnh mà không có phép, dừng lại hay thả
neo bất hợp pháp, phá hoại các hệ thống bảo vệ bờ biển… và «thực hiện các chiến dịch quảng cáo gây nguy hại cho an ninh quốc gia Trung Quốc».
Bình
thường ra, các quy định trên đây không có gì đáng nói. Tuy nhiên vấn đề
đặt ra là tỉnh Hải Nam chính là địa phương nơi chính quyền Trung Quốc
vừa cho thành lập đơn vị hành chánh «Thành phố Tam Sa», có trách
nhiệm quản lý hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc
quyền sở hữu của họ, bất chấp các tuyên bố chủ quyền của Philippines,
Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Nói
cách khác, phạm vi hoạt động của cảnh sát biên phòng tỉnh Hải Nam bao
trùm một diện tích khoảng 2 triệu cây số vuông biển đảo, bao trùm các
quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Trung Sa.
Khi được hỏi về sự kiện này, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm nay đã khẳng định : «Đó là quyền hợp pháp của một Nhà nước có chủ quyền để thực hiện công việc quản lý hàng hải».
Còn Hoàn cầu Thời báo
thì dẫn lời ông Lý Triệu Kiệt (Li Zhaojie), một Giáo sư tại Đại học
Thanh Hoa (Bắc Kinh), dự đoán rằng các quy định mới được thông qua có
thể dẫn đến việc thực thi chặt chẽ quyền trục xuất tàu ngoại quốc bị cho
là thâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ của Trung Quốc.
Theo vị Giáo sư này, đó là các quyền được một công ước Liên Hiệp Quốc thừa nhận: «Trong
quá khứ, khi tàu nước ngoài vi phạm công ước Liên Hiệp Quốc, điều tốt
nhất mà lực lượng tuần tra có thể làm là đuổi họ ra khỏi vùng biển của
Trung Quốc. Quy định mới sẽ thay đổi tình trạng này, và cung cấp cho lực
lượng tuần tra phương tiện pháp lý để thực sự làm công việc của mình».
Báo China Daily còn tiết lộ là Lực lượng Hải giám Trung Quốc có kế hoạch cử thêm tàu tuần tra xuống Biển Đông.
Theo
giới quan sát, quyết định tự cho quyền chặn bắt các tàu ngoại quốc đi
vào vùng lưỡi bò mà Bắc Kinh đòi chủ quyền là một hành động leo thang
mới của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, sẽ làm tình hình căng thẳng
thêm lên.
Động thái này nối tiếp theo một hành
đông bị coi là khiêu khích khác: Thể hiện các yêu sách chủ quyền trong
hộ chiếu mới, trong đó có việc in tấm bản đồ 9 đường gián đoạn. Hành vi
này ngày càng bị nhiều nước phản đối.
T.N.
Nguồn: Viet.rfi.fr
2. TQ sẽ khám tàu nước ngoài ở Biển Đông?
TQ đã có nhiều tàu hải giám hoạt động tại Biển Đông và Hoa Đông
Cảnh
sát Hải Nam đã được trung ương trao quyền ‘khám xét tàu
thuyền’ đi vào vùng mà Trung Quốc coi là ‘lãnh hải’ của họ ở
Biển Đông.
Các hãng thông tấn nước
ngoài từ Bắc Kinh hôm 29/11/2012 cho hay từ 1 tháng 1/2013, cảnh
sát tỉnh Hải Nam sẽ “lên tàu và khám xét” thuyền bè nước
ngoài.
Họ cũng sẽ cầm giữ tàu thuyền mà phía Trung Quốc cho là “vi phạm lãnh hải” của Trung Quốc.
Cho tới nay, các nguồn nước ngoài đều trích dẫn bản tiếng Anh của báo Trung Quốc, tờ China Daily nói các quy định mới cho phép Hải Nam thực hiện việc khám xét và bắt giữa tàu thuyền nước ngoài từ năm mới.
Tuy vậy, hiện không rõ Trung Quốc muốn nói đến cả các tàu khách và tàu hàng hay các loại tàu thuyền nào nữa.
Dù
thế, hãng tin Reuters khi đưa tin này đã viết đây là động thái
có thể sẽ làm tăng thêm căng thẳng trong vùng biển ‘Nam Trung Hoa
đang tranh chấp’.
Trang của SkyNews ở
Anh thì đăng tấm bản đồ ‘lưỡi bò’ với chú thích hiện Trung
Quốc ‘đang đòi chủ quyền gần hết biển Nam Trung Hoa’.
SkyNews
cũng nói họ nhìn thấy ảnh vệ tinh ghi nhận các hoạt động xây
cất của cả Trung Quốc và Philippines đang tăng mạnh ở một hòn
đảo thuộc Trường Sa.
'Thật là quá thể'
"Nếu đúng thế thì đây sẽ là lo ngại cho Philippines và cộng đồng quốc tế"Raul Hernandez
Bài
của phóng viên Mark Stone từ Bắc Kinh nói tuy các chuyên gia
không lo sợ sẽ có xung đột quân sự ngay lập tức tại khu vực
Biển Đông, hoạt động ‘gần sát nhau’ của hải quân các nước có
thể làm nổ ra vấn đề nghiêm trọng hơn.
Báo
chí quốc tế cũng nói Trung Quốc sẽ “thay thế các tàu hải
giám mới” để hoạt động trong vùng biển Đông và Hoa Đông, nơi
hiện họ có tranh chấp với Nhật Bản về Điếu Ngư/Senkaku.
Reuters
hôm 29/11 trích lời giới chức Philippines nói hành động của
Trung Quốc từ năm 2013 sẽ “vi phạm quyền hàng hải quốc tế”.
Tàu cá của Trung Quốc tại vùng Trường Sa
Trung Tướng hải quân Juancho Sabban nói:
“Thật là quá thể. Trong khi chúng tôi đang tìm mọi biện pháp hòa bình thì họ lại làm thế”.
Còn
ông Raul Hernandez, phát ngôn viên cho Bộ Ngoại giao Philippines
thì nói Bộ của ông còn đang kiểm chứng tin báo chí về quy
định mới của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông nói, nếu đó là sự thật thì “đây sẽ là lo ngại cho Philippines và cộng đồng quốc tế”.
Cho đến chiều 29/11 giờ Hà Nội, chưa thấy giới chức Việt Nam lên tiếng về chuyện này.
Động
thái mới đây nhất của Trung Quốc cho in đường lưỡi bò trong hộ
chiếu điện tử mới cấp cho công dân họ đã gây ra phản đối và
hành động đáp trả của nhiều nước châu Á, gồm cả Việt Nam.
Trong
những năm qua, đã nhiều lần Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam
đánh bắt cá trên Biển Đông thuộc vùng gần Hoàng Sa và có lúc
đòi tiền chuộc rồi mới thả họ về.
Nhưng chuyện công bố để cảnh sát Hải Nam lên tàu và khám xét là diễn biến mới.
Nguồn: bbc.co.uk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét