Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Bác Sĩ riêng của Mao (tiếp theo)



Tôi không hối tiếc vì cái gì đã xảy ra. Hơn hai mươi năm tôi hàng ngày ở bên cạnh Mao, tháp tùng ông trong các chuyến đi và kiên trì giúp ông trong những hội nghị dài. Đối với Mao tôi không những là bác sĩ riêng mà còn là người tin cẩn. Ông tâm tình với tôi chuyện riêng tư và các bí mật chính trị. Và tôi có thể là người gần gũi với ông hơn cả Uông Đông Hưng – người bảo vệ tin cậy của ông.
Trong những năm đầu, tôi ngưỡng mộ Mao. Ông đã cứu Trung hoa khỏi ách đô hộ Nhật bản và ông được coi như sứ giả của Trời. Nhưng trong những năm Cách mạng văn hoá ước mơ của tôi về nước Trung hoa mới, về tự do, không bị đàn áp và công bằng đã bị tan thành mây khói. Tôi không tin vào lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, mặc dù tôi là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc. Nhìn vào điện tâm đồ đang chạy một đường thẳng nhịp tim người cầm lái vĩ đại, tôi cảm thấy kết thúc một kỷ nguyên và hiểu rằng ngôi sao của Mao đã tắt hẳn. Một ý nghĩ xâm nhập đầu tôi, và tôi thấy kinh sợ. Cái gì chờ tôi? Sự sợ hãi này đã theo tôi từ sớm hơn.
Nhìn vào xác lãnh tụ không còn linh hồn và bộ mặt những người đang đứng cạnh xác chết, tôi hiểu rằng họ cũng an tâm với số phận của mình. Cuộc sống ở Trung Nam Hải luôn luôn giấu sự nguy hiểm, và bây giờ tôi bỗng thấy nó tiến gần đến. Cái nhìn của tôi xoáy vào Giang Thanh.
- Đồng chí làm cái gì thế? – Bà ta hỏi tôi – Đồng chí phải trả lời tôi đấy!
Tôi chờ đợi lời buộc tội này. Giang Thanh nổi tiếng là mưu mô và bội bạc. Quan hệ của chúng tôi bắt vẩn đục đã hai mươi trước, năm 1972 bà ta thậm chí còn thậm chí buộc tội tôi là gián điệp.
Hoa Quốc Phong tiến đến bà nhận xét rằng tất cả mọi việc diễn ra trước mắt ông ta, và bác sĩ đã làm tất cả mọi cái có thể.
Vương Hồng Văn xác nhận lời thủ tướng:
- Tất cả chúng tôi không dời khỏi Mao.
Vương Hồng Văn là người trẻ nhất trong số ủy viên Bộ Chính trị, và đôi khi người ta gọi đùa là tên lửa do việc thăng tiến nhanh. Từ một nhân viên quèn ở bộ phận an ninh ở một nhà máy ở Thượng Hải, ông leo đến đỉnh cao quyền lực chính trị. Không ai có thể hiểu vị thế của Mao với con người trẻ này và tha cho anh ta về sự thăng tiến nhanh thế này. Vương Hồng Văn, gày gò, trông cũng đáng yêu vì dáng học thức, nếu bỏ qua cái nhìn của ông ta. Vất vả lắm ông mới học xong trung học, dáng gù, vẻ chậm chạp của ông liệu có ích gì cho lãnh tụ. Vào tháng 5, sau khi sức khoẻ Mao xấu đi đột ngột, Vương Hồng Văn đã nói với tôi và đã đề nghị cho Mao dùng ngọc trai được chế biến thay cho thuốc, nhưng tôi bác bỏ đề nghị này vì lãnh tụ không muốn uống thuốc lạ.
Khi Mao chết, Vương Hồng Văn trong phiên trực của mình hiếm khi có mặt vì còn bận săn thỏ gần một sân bay quân sự bí mật Tạ An. Phần đông thời gian rỗi ông dành để xem phim mang từ Hồng công về. Tôi ngờ rằng Vương Hồng Văn trước đây không phải là người đứng đắn, nhưng quyền lực làm ông hư hỏng thêm.
- Bác sĩ đã báo cáo cho chúng tôi tất cả rồi – Vương Hồng Văn chống chế Giang Thanh.
- Vì sao người ta không báo cho tôi sớm hơn? Giang Thanh trách móc.
Đó là một mánh khóe. Giang Thanh thường xuyên được thông báo về sức khoẻ của chồng và bà thường buộc tội bác sĩ thổi phồng bệnh tật và nói là không tin vào lời các phần tử tư sản. Ngày 27 tháng tám chúng tôi chính thức thông báo cho bà ấy về tình trạng sức khoẻ nguy kịch của Mao, nhưng bà phớt lờ lời báo trước của chúng tôi và vẫn đi kiểm tra công tác ở Đại Trại, nơi mà bà ta lãnh đạo một công xã nông nghiệp kiểu mẫu. Hoa Quốc Phong đã thông báo gấp cho Giang Thanh ngày 5 tháng 9, nhưng bà ta thậm chí chẳng thèm chú ý tới sức khoẻ ông chồng, và chỉ kêu là mệt mỏi.
Ngày 7 tháng 9 sức khoẻ của lãnh tụ đã trở nên quá xấu, và Giang Thanh buộc phải gặp các bác sĩ. Bà bắt tay từng người và nói Đây là vinh dự lớn lao và hạnh phúc cho các đồng chí đấy. Giang Thanh gần như tin chắc rằng bà ta sẽ thay thế chỗ Mao và nghĩ chúng tôi chỉ còn mơ ước về điều đó.
Một số bác sĩ lần đầu tiên thấy bà ngạc nhiên về tính lạnh lùng và tàn bạo của bà. Uông Đông Hưng có lần nói với tôi rằng không có gì đáng ngạc nhiên cả: Mao – vật cản duy nhất trên đường nắm quyền của bà. Bà đã chờ đợi cái chết của Mao và cuộc đấu tranh giành quyền lực càng căng thẳng theo từng phút sống của Mao Chủ tịch.
Giang Thanh cầm đầu nhóm các nhà cách mạng cực đoan trong đảng, gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Viên Tân (cháu Mao) và Trương Xuân Kiều, một lý thuyết gia gốc Thượng Hải có quan điểm tả và nhà tư tưởng chủ chốt Cách mạng văn hoá. Ông thích lặp lại câu nói Cỏ dại của chủ nghĩa xã hội còn quý hơn cao lương chủ nghĩa tư bản .
Lúc Giang Thanh giận dữ, Trương Xuân Kiều bồn chồn đi đi lại lại, chắp tay sau lưng. Viên Tân lục lọi khắp phòng với ánh mắt tăm tối dường như muốn tìm một cái gì đấy.
Mao Viên Tân là con trai của Mao Trạch Minh, em út của Chủ tịch. Trong chiến tranh thế giới thứ II Mao Trạch Minh bị tỉnh trưởng Xuyên Giang, tây bắc Trung hoa kết án tử hình. Chính tỉnh trưởng Thân Tử Hải từng là người cùng chí hướng với Mao Trạch Minh, nhưng sau khi phát xít tấn công Liên-xô đã chạy sang hàng ngũ Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng. Sau đó vợ của Mao Trạch Minh cũng bị bắt và bản thân Viên Tân được sinh ra trong tù. Ra tù, mẹ Viên Tân đi lấy chồng khác, và Mao phải nuôi đứa cháu của mình. Sau năm 1949 Mao đưa cháu vào Trung Nam Hải, nhưng hiếm khi nhòm ngó đến cháu.
Tôi được chứng kiến tận mắt Viên Tân lớn lên như thế nào. Trong những năm còn bé, quan hệ của anh ta với Giang Thanh rất phức tạp. Tuy nhiên năm 1966, khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, anh ta dao động và tham gia nhóm Giang Thanh. Người ta bổ nhiệm anh ta chức chính ủy quân sự ở Triết Giang, đông bắc Trung hoa. Sau đó, năm 1975, khi Mao bị ốm nặng và không thể tham gia cuộc họp Bộ Chính trị, Viên Tân trở thành người liên lạc giữa lãnh tụ và những người lãnh đạo đảng và có chút ít quyền hành. Giang Thanh vẫn tin tưởng vào người cháu.
Đám bác sĩ và hộ lý lo hãi nhìn vào bộ mặt giận dữ của Giang Thanh. Uông Đông Hưng nói một cái gì đó với Trương Diêu Tự, người phụ trách nhóm cận vệ của Mao. Hận thù giữa Uông Đông Hưng và Giang Thanh đã từ lâu. Uông Đông Hưng hoàn toàn không sợ, phớt lờ sự công kích của bà và chiếm lấy một số chức vụ. Là trưởng ban tổ chức Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc, Uông lúc ấy lãnh đạo cơ quan mật vụ và là bí thư đảng của bộ phận bảo vệ riêng Mao, đảm bảo an ninh cho các lãnh tụ đảng cộng sản Trung quốc và dinh thự ở Trung Nam Hải. Trước Cách mạng văn hoá Uông Đông Hưng đã từng là thứ trưởng bộ công an.
Trương Diêu Tự, cũng như Uông Đông Hưng, cũng là cựu trào trong đảng và từng tham gia cuộc Trường Chinh. Cả hai đều người Giang Tây. Họ cũng từng bị kết án.
Bỗng nhiên Giang Thanh đổi giận làm lành. Có lẽ bà ngộ nhận con đường tới quyền lực chỉ còn gang tấc, bà sẽ nhanh chóng trở thành người thống trị.
- Thôi được – bà nói – các đồng chí đã làm tất cả những điều có thể và các đồng chí chẳng sung sướng gì. Xin cám ơn tất cả mọi người.
Quay người sang cô phục vụ, bà đề nghị chuẩn bị cho bà bộ áo tang bằng vải lụa đen. Giang Thanh đã chuẩn bị nhỏ nước mắt cho người chồng vĩ đại của mình.
Hoa Quốc Phong đề nghị Uông Đông Hưng gấp rút triệu tập phiên họp. Phần đông những người có mặt sắp ra về, thì bỗng nhiên Trương Ngọc Phượng vừa khóc vừa nói:
- Chủ tịch bỏ chúng ta rồi! Ai sẽ làm với tôi đây?
Giang Thanh tiến đến ôm cô, khuyên nhủ đừng khóc.
- Bây giờ cô sẽ làm việc với tôi – bà nói.
Nước mắt của Trương Ngọc Phượng tức thời biến mất. Cô ta không giữ nổi nụ cười và trả lời:
- Tôi rất cám ơn đồng chí, đồng chí Giang Thanh ạ.
Tôi hiểu rõ Giang Thanh lịch sự yêu cầu Trương Ngọc Phượng đừng cho ai vào buồng Mao, và thu nhặt tất cả các giấy tờ nằm trong phòng và đưa lại cho bà ấy. Sau đấy Giang Thanh mới đi vào phòng lớn chờ cuộc họp Bộ chính trị. Trương Ngọc Phượng vui vẻ nhận lời và hứa thực hiện nhiệm vụ.
Lúc sau Trương Diêu Tự, đội trưởng đội cận vệ riêng tìm tôi. Ông ta vừa mới bước từ phòng ngủ của lãnh tụ và đang băn khoăn một cái điều gì đó. Trương hỏi có ai trong số người thày thuốc nhìn thấy đồng hồ của Mao không.
- Đồng hồ nào chứ – Tôi hỏi.
- Cái đồng hồ mà Quách Mạc Nhược tặng Mao trong thời kỳ hội đàm ở Trùng Khánh năm 1945.
Mao không có thói quen đeo đồng hồ, nhưng món quà tặng của Quách Mạc Nhược có giá trị lịch sử lớn.
Quách Mạc Nhược là nhà văn lớn nổi tiếng của Trung hoa, nhà khoa học xuất sắc nhiều mặt, là bạn và là người ủng hộ Mao. Một thời gian dài ông là Chủ tịch viện hàn lâm khoa học cộng hoà nhân dân Trung hoa và chết vào năm 1978. Trong cuộc hội đàm lịch sử ở Trùng Khánh qua trung gian Mỹ đã thỏa thuận đạt được hoà giải giữa đảng cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng và hình thành một chính quyền liên minh ở Trung quốc. Do đó ở Trung quốc đã ngăn chặn được một cuộc nôị chiến của tất cả các lực lượng từng kháng Nhật.
- Tất cả chúng tôi đều bận bịu cứu lãnh tụ – Tôi trả lời – Không ai chú ý tới đồng hồ. Vì sao ông không hỏi Trương Ngọc Phượng?
- Tôi thấy Mao Viên Tân cứ loanh quanh chỗ đó. Có thể ông ta lấy chiếc đồng hồ?
- Không ai trong số nhân viên y tế có thể lấy chúng – tôi trả lời.
Trương Diêu Tự lại đi tới giường Mao. Lát sau từ trong phòng lớn nơi bắt đầu cuộc họp Bộ chính trị, Uông Đông Hưng đi ra và mời tôi nói chuyện trong một buồng nhỏ bên cạnh. Qua đấy, tôi biết Bộ chính trị vừa mới quyết định thi hài của lãnh tụ phải được bảo quản khỏi thối trong hai tuần để nhân dân có thể tiễn biệt ông. Bắc Kinh vào tháng chín trời còn rất nóng, và giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc mong muốn công việc bảo quản thi hài phải làm ngay.
Khi Mao còn sống, không ai trong chúng tôi cả gan nghĩ tới vấn đề chôn cất, nhưng bây giờ, thì đó đương nhiên, ai cũng có số mệnh cả.
Tôi đi ra thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo và chuẩn bị thi hài trong lễ viếng, thì một nhân viên bảo vệ chặn tôi lại và nhắc:
- Bác sĩ Lý, đừng làm rối công việc chuẩn bị. Bộ chính trị đang họp, và tôi cảm thấy rằng chẳng có cái gì tốt đẹp hứa hẹn với ông đâu. Chỉ cần ông phạm sơ xuất nhỏ thì ông cũng phải trả giá đấy.
Trong khoảnh khắc đầu tiên sau cái chết của Mao tôi cảm thấy ớn lạnh trong lồng ngực, nhưng nó nhanh chóng bị nén lại và tôi ghi nhận những lời doạ của viên sĩ quan với sự bình thản tự tin.
Tôi hoàn toàn nhận ra rằng người ta có thể buộc tội tôi giết lãnh tụ. Nhà tôi năm đời là thày thuốc. Người ta kể cho tôi rằng trong thời nhà Thanh, trong những năm cai trị của thái hậu Từ Hy, cụ tôi là người rất được kính trọng. Thậm chí người ta đã mời cụ từ quê ra cung vua để làm ngự y. Một cụ tổ khác cũng chữa cho Đồng Trị và sau đó cũng trở thành thày thuốc trong cung.
Người ta kể rằng hoàng đế Đồng Trị thích vi hành. Vua cải trang và đi vào nhà dân trong các ngõ hẻm phía nam Cấm Thành. Gia đình tôi kể là cụ tôi phát hiện ra hoàng đế Đồng Trị bệnh lậu. Thái hậu Từ Hy đã giận dữ vì chẩn bệnh như vậy. Bà tóm tóc vật xuống sàn nhà và lăn lộn, bắt ông tôi phải chữa cho Đồng Trị khỏi bệnh. Chẳng bao lâu Đồng Trị chết, và cụ tôi bị đuổi khỏi hàng ngũ thày thuốc của bệnh viện hoàng cung. Lời buộc tội sai trái vẫn còn gắn với ông đến lúc chết, nhưng người ta bỏ chiếc mũ thày thuốc ngự y vào quan tài ông. Nghề của gia đình tôi vẫn tiếp tục tồn tại và truyền tới thế hệ sau, tuy nhiên do trường hợp của cụ tôi, không ai trong số giòng họ có thể hành nghề trong hoàng cung. Dù thế, chính quyền cao cấp không hiếm khi mượn chúng tôi phục vụ.
Tôi không nôn nóng mong ước trở thành bác sĩ riêng Mao, tuy nhiên hoài bão của tôi chiến thắng lòng tự hào. Đôi lần tôi thử từ bỏ Mao, nhưng nó luôn luôn gọi tôi quay lại. Chỗ tôi làm việc chỉ có gia đình tôi bạn thân được biết thôi. Công tác an ninh của lãnh tụ luôn luôn nguy hiểm vì có những âm mưu gạt bỏ tôi khỏi lãnh tụ. Tất cả những ai biết công việc tôi đầu cảnh cáo rằng tôi có thể chết bất ngờ. Một trong số các chị họ tôi đã nhắc tôi từ năm 1963 rằng: Sức khoẻ của Mao Chủ tịch nằm dưới sự theo dõi của đảng và nhân dân. Nếu ai đó trong số ủy viên Ban chấp hành trung ương tỏ ra không hài lòng về công việc của chú thì họ không tha chú đâu.
Một vài người bạn ngừng thăm tôi. Thậm chí sau khi gia đình tôi rời khỏi Trung Nam Hải khách cũng hiếm khi đến thăm. Một người bạn của tôi ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, là người bạn thân của Đàm Phú Dân, thời gian ấy là chính ủy khu vực Côn Minh. Đàm bị người bảo vệ của chính ông ta xử tử trong Cách mạng văn hoá. Sau đó ai từng có mặt ở nhà Đàm, đều được mời đi thẩm vấn và rồi bị tống vào ngục. Về trường hợp này, cháu tôi cũng đã kể với tôi: May mắn, cháu tôi nhận xét, tôi chưa khi nào ở ngôi nhà này cả. ít lâu sau cô ta ngừng đến thăm tôi.
Tôi khi nào có thể quên lời buộc tội các bác sĩ chữa cho Stalin, về tội mưu sát lãnh tụ Xô viết. Và vì vậy có thể đoán được hành động tương tự trong quan hệ của tôi và y tá điều trị cho Mao. Từ khi Mao gần chết tôi cũng đã âm thầm chuẩn bị ngày bị bắt.
Đầu tháng 9, sau cơn đau tim lần thứ ba của Mao, tôi nhanh chóng chạy về nhà. Tôi vắng nhà đã vài tháng. Tôi chuẩn bị gói quần áo lót và pantô và đồ mặc lặt vặt. Sau đó tôi đi quanh phòng với ý nghĩ từ gĩa nó, bởi vì không còn hy vọng quay trở lại. Vợ tôi đang ở chỗ làm, con tôi ở trường. Sau này vợ tôi kể cho tôi rằng cô ta biết sự xuất hiện của tôi do một bà nói lại. Bà ta kể lại cho vợ tôi là tôi rất vội và có vẻ bồn chồn. Họ cho rằng có một cái gì đáng sợ.
Vì vậy sự thận trọng và doạ của tay bảo vệ đối với tôi hoàn toàn chưa có tác động. Tôi đã chuẩn bị tất cả từ đã lâu. Mao hay nói con lợn chọc tiết không sợ nước sôi. Tôi quẩn quanh trong đầu rằng câu nói thông thái đó ngụ ý cả đến tôi
Trời vẫn tối, tôi gọi về nhà bộ trưởng y tế Lưu Thân Bình và đề nghị gặp khẩn cấp. Tôi không nêu nguyên nhân, chỉ lưu ý rằng cuộc gặp gỡ không có mặt người khác. Lưu Thân Bình là vợ goá của cựu bộ trưởng công an Tạ Phú Trị. Cả hai đều thân cận Giang Thanh. Tôi ngờ rằng Giang Thanh tác động để bổ nhiệm Lưu Thân Bình vào chức vụ bộ trưởng. Tôi biết Giang Thanh mù tịt về y học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét