Thứ Hai, 30 tháng 11, 2009

Tâm sự của một ông bố...





Con đã khóc hai lần do nước Mỹ,
 Những lần kia bố không biết do ai…

Thời gian thấm thoát trôi nhanh, mới đó mà đã năm năm từ ngày con đặt chân lên nước Mỹ.
 Mười bẩy tuổi nhưng với bố mẹ, con vẫn còn thơ dại. Bởi vậy khi nghe tiếng con trong điện thoại: bố ơi rồi chỉ là từng hồi khóc nức nở.
Bố nghe tim mình thắt lại từng hồi, không biết con bé nó bị gì.
 Mãi cho đến khi con ngừng khóc thì bố mới biết là con bị giật cái bóp.
 Chả là chiều thứ bẩy nhỏ bạn cùng phòng người Mỹ, chở con bé đi siêu thị mua đồ ăn và những thứ cần dùng trong một tuần.
 Khi hai đứa vừa ra gần tới chổ xe đậu, thì ở đâu lù lù hiện ra mấy thằng Mễ, nó giật béng cái bóp con bé đang đeo ở vai.
Thế là khóc nức nở, khóc cho tới khi nói chuyện với bố vẫn còn khóc.

Năm năm sau, đang đi trên đường con lại gọi: bố ơi mẹ sao rồi? Vừa trả lời mẹ con rớt rồi, thế là lại khóc. Con gái sao lại hay khóc thế nhỉ?

Nhưng gẩm lại thì cũng phải, xa mẹ, xa gia đình đã 5 năm.
 Nỗi nhớ nhà cứ mãi lớn dần, cho đến khi học xong thì lại may mắn kiếm được việc làm liền.
 Thế là kế hoạch về thăm nhà lại phải hũy bỏ, lập tức kế hoạch B được thực hiện.
Nhưng một lần nữa trời không chìu con vậy.
 Thằng Mỹ phỏng vấn mẹ, nó cứ chăm chăm bảo, con bà là con một, do đó không có gì bảo đảm bà sẽ quay về.

 Hic hic, nó không coi cái thằng chồng nầy có cờ ram nào.

 Vậy đó, chỉ có thế là nó từ chối cấp visa.
 Hết khóc lại giận dỗi đòi về VN luôn, thế là lại phải khuyên can hết lời.
 Thôi ráng đi làm, chờ có thẻ xanh hãy về.
 Rồi nào là VN bây giờ nước ngập, lô cốt, kẹt đường, tai nạn giao thông dử lắm.
Rồi lại giận dử nhắc lại, về VN thì tới bao giờ con mới mua nổi căn nhà mà trả lại cho bố mẹ.

 Chả là hồi đó để có chi phí cho nó tỵ nạn giáo dục, gia đình tôi đã phải bán căn nhà đang ở, kéo nhau về ở ké nhà ngoại.
 Mà nghỉ cũng đúng, nếu về VN thì làm sao con mua nỗi căn nhà với đồng lương hiện nay và mức chi phí cao ngất trời.
 Mỗi tháng cứ quay như chong chóng khi đám hóa đơn bay về tới tấp.

Rồi con sẽ ra sao khi mọi thứ trật tự theo thói quen của con bị đánh mất, không xếp hàng, không có không gian bình yên và khoảng lặng khi cần.

Hãy ở lại đấy, mua một căn nhà, thi quốc tịch và rước bố mẹ qua để trốn tránh nỗi sợ hải từng giờ.

Để bố không phải mỗi khi có chuyện đi ra ngoài, về tới nhà mới thở phào nhẹ nhỏm ta vẫn còn nguyên vẹn.

Để bố mẹ tránh phải nhìn mấy anh mặc đồng phục, và cả không đồng phục nhẹ nhàng thoải mái thò tay vào ví nhón lấy mấy tờ.

 Để không còn lên máu khi có việc ra quan, không áy náy khi cướp đường, tranh chạy như một thằng điên.

 Bố không muốn làm Việt kiều yêu nước, bố chỉ muốn là người đi ở ẩn phương xa, ôm nỗi nhớ nhà quắt quay trong dạ.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Bác sỹ riêng của Mao - tiếp theo

Cuộc đấu đá chính trị trong thời gian nhà độc tài lâm bệnh, bây giờ lại chuyển sang lãnh vực giấy tờ của Mao và tài liệu cá nhân. Giang Thanh cùng với Mao Viên Tân là những người đầu tiên có mặt trong nhà lãnh tụ. Như trước đây, Trương Ngọc Phượng là người quản lý giấy tờ. Giang Thanh và Viên Tân thuyết phục cô ta đưa giấy tờ của Mao cho họ. Đặc biệt họ chú ý tới các ghi chép buổi hội đàm của Mao trong chuyến đi của ông đến miền Nam Trung quốc từ 14 tháng 8 tới 12 tháng 9 năm 1971, đêm hôm trước cái chết của Lâm Bưu, khi thất bại đã bay cùng gia đình đến Liên-xô. Những cuộc nói chuyện và cả những phát biểu của Mao không tìm thấy, nhưng người ta biết là trong đó Mao không những đề cập phê bình hành động cực đoan của Lâm Bưu và chiến hữu của hắn, mà còn đưa ra những đánh giá những người lãnh đạo khác của đảng cộng sản Trung quốc, gồm cả Giang Thanh và bè đảng bà ta – Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên, sau này gọi là bè lũ 4 tên.
Uông Đông Hưng, phụ trách việc giữ gìn giấy tờ Mao, đảm trách an ninh trong phòng, nơi nhân dân từ gĩa lãnh tụ của mình. Hàng chục nghìn người được sàng lọc kỹ càng về an ninh để rồi được vinh dự vĩnh biệt Chủ tịch. Trong ngày quốc tang các lãnh đạo cao cấp Trung quốc đứng quanh quan tài Mao. Vì thế Uông không có thời gian theo dõi giấy tờ của Mao, và ông không biết ý đồ của Giang Thanh nhặt giấy tờ của chồng bà. Cận vệ riêng của Mao là Trương Diêu Tự báo cho Uông. Uông Đông Hưng vội gặp Trương Ngọc Phượng và nói trách nhiệm của cô là bảo quản giấy tờ của lãnh tụ, không được nghiêng ngả bên này bên kia! Đó là tài sản Ban chấp hành trung ương đảng và phải nằm ở đây, trong nhà của ông, không ai được phép mang đi.. Trương Ngọc Phượng khóc thút thít.
- Đồng chí Giang Thanh – ủy viên Bộ chính trị và là vợ của Mao Chủ tịch, Viên Tân – người liên lạc của ông với Bộ chính trị và cũng là cháu. Tôi không thể cản họ. Phải làm gì bây giờ?
- ừ – Uông nói – tôi sẽ cử người đến và sẽ kiểm tra lại tất cả giấy tờ có mặt, nhưng phía cô phải yêu cầu Giang Thanh trả lại tất cả giấy tờ đã lấy đi.
Tuy nhiên Giang Thanh từ chối trả lại, Hoa Quốc Phong phải can thiệp.
- Xác Mao của Chủ tịch còn chưa nguội mà các ông đã định áp bức tôi – Giang Thanh phẫn nộ.
Về sau Uông Đông Hưng nói cho tôi rằng một số giấy tờ bị lấy mất hoặc bị thay thế. Có khả năng Giang Thanh đã vứt bỏ các giấy tờ phê bình bà ta.
Tôi bắt đầu chọn người cho đề án bảo quản lâu dài xác lãnh tụ. Trong tay tôi có hơn 20 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giải phẫu, bệnh lý và hoá hữu cơ. Họ từ các miền của đất nước.
Chúng tôi chú ý phương pháp cổ truyền bảo quản. Một số bộ phận có thể giữ hàng trăm năm. Tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng thi hài Mao được tiến hành khác đi. Người ta ướp các xác cổ chôn sâu trong lòng đất nơi không có oxy. Xác được bao bọc một lớp sáp và được đặt vào trong một chất lỏng giống thủy ngân. Khi mang ra ngoài không khí thì rữa ngay trước mắt.
Người ta cũng biết rằng bảo quản thi hài Lê nin ở Moskva như thế nào, nhưng quan hệ với Liên-xô là xấu và thậm chí không thể đi đến đó được, và cũng không thể nói chuyện được. Chúng tôi gửi hai người đến Hà nội – nơi đó bảo quản thi hài của lãnh tụ của nhân dân Việt nam Hồ Chí Minh. Nhưng chuyến đi không kết quả. Việt nam từ chối chia xẻ kinh nghiệm và thậm chí họ còn chẳng thèm cho các nhà khoa học Trung quốc xem thi hài Hồ Chí Minh. Theo tin mật, thì mũi Hồ Chí Minh đã bị rữa, râu cũng hỏng.
Lại hai người được gửi sang viện bảo tàng người sáp của bà Tusso bên Anh. Nhưng người Trung quốc cũng không kém kinh nghiệm trong việc làm hình nộm như vậy. Thi hài Mao làm bằng sáp do viện nghệ thuật trang trí ứng dụng Bắc Kinh làm ra cũng rất giống với lãnh tụ lúc sống. Ngay cả người ở bảo tàng Anh cũng không làm giống đến như thế.
Chúng tôi xem nhiều tạp chí khoa học và đi đến kết luận rằng có thể bảo quản được thi hài Mao. Nhưng để làm điều đó cần phải hoàn thiện phương pháp chúng tôi đưa ra. Vì không muốn cưa sọ, chúng tôi quyết định giữ óc Mao. Nội tạng gồm tim phổi, dạ dày thận gan, sinh dục phải lấy ra. Chúng tôi quyết định bảo quản chúng trong các bình riêng biệt chứa đày formaldehyde. Đề phòng trường hợp ai đó lật lại nguyên nhân cái chết của Mao. Bụng sẽ nhồi bông tẩm formaldehyde. ở cổ sẽ đặt một cái ống đặc biệt theo chu kỳ đưa dung dịch vào. Trong quan tài thuỷ tinh sẽ bơm khí hê-li. Tất cả công việc sẽ bắt đầu sau khi kết thúc lễ tang và tiến hành trong điều kiện cực kỳ bí mật. Chương trình của chúng tôi nhận tên gọi đề án bí mật 19 tháng 5.
Ngày 19 tháng 5 liên quan tới cuộc xung đột biên giới giữa Trung quốc và Liên-xô ở đảo Trương Bảo (đảo Đại Mãn) nằm phía bắc tỉnh Hắc Long Giang. Hoạt động vũ trang bắt đầu từ ngày 2 tháng ba 1969, chính khi đó Mao cho rằng đe doạ an ninh Trung quốc không xuất phát từ Mỹ mà là từ Liên-xô, điều đó dẫn đến khai thông trong quan hệ Mỹ và Trung quốc.
Chính phủ kêu gọi nhân dân Trung quốc xây hầm trú ẩn, tích trữ lương thực, và không bao giờ tàn sát dân tộc khác. Từ đó suy ra rằng Trung quốc – đất nước yêu hoà bình, luôn sẵn sàng giáng trả kẻ thù. Dân chúng tất cả các thành phố được động viên đắp hầm tránh bom chống xâm lược Xô Viết. Bắc Kinh đến giờ vẫn giữ được nhiều hào dưới lòng đất, đủ để toàn bộ dân Bắc Kinh chui xuống đất sau ba phút.
Trong thời gian dân Bắc Kinh làm hầm tránh bom, bộ phận kỹ thuật của Quân đội Trung quốc xây dựng dưới lòng đất một công trình lớn mang tên tổ hợp bí mật 19 tháng 5, bởi vì chính ngày 19-6-1969 đã thông qua quyết định xây công trình ngầm khổng lồ này dùng cho lãnh đạo cao cấp quân đội trong thời kỳ chiến tranh. Đã xây được một đường ô-tô ngầm 4 làn đường để chạy. Nó nối Trung Nam Hải, Thiên An Môn, toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung hoa, dinh cựu bộ trưởng quốc phòng Lâm Bưu ở Mao Tần Vũ và bệnh viện trung ương giải phóng quân Trung quốc ở trung tâm Bắc Kinh với vùng tây thành phố, phần đông các sĩ quan chỉ huy sống ở đó. Ngoài sở chỉ huy dưới đất còn xây các toà nhà phục vụ khác, tiến hành đàm thoại, điện báo, nhà cửa, bệnh viện thiết bị hiện đại dùng khi chiến tranh. Bệnh viện đặc biệt này, đặt trực tiếp dưới trung ương mà tôi lãnh đạo nó, trở thành trung tâm nghiên cứu để thực hiện đề án bí mật của chúng tôi.
Tuần lễ tang kết thúc, và 17 tháng 9 1976 sau nửa đêm khi toàn bộ Bắc Kinh ngủ ngon, chúng tôi chuyển xác Mao từ phòng vào xe microbus và theo đường phố tối đen Bắc Kinh vào Mao Tần Vũ, bỏ trống sau khi Lâm Bưu chết. Trong microbus, tôi ngồi cạnh quan tài, Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng ngồi xe của mình. Một hàng rào lính cưỡi mô tô được vũ trang đến tận răng. Ngoài chúng tôi, bộ trưởng và thứ trưởng bộ y tế và nhóm chuyên viên thực hiện đề án cũng đến đó.
ở lối vào tổ hợp, chúng tôi gặp toán bảo vệ. Họ được nói trước và để cho chúng tôi vào tiếp.
Qua đường hầm chúng tôi đến một bệnh viện đặc biệt nằm dưới lòng đất. Sau mười phút đoàn xe dừng lại. Chúng tôi chuyển xác Mao vào một trong những bệnh viện mổ, nơi nhóm tôi sẽ làm việc.
Vài hôm sau, hình giả Mao bằng sáp được mang đến. Họ đặt ở buồng bên cạnh, nơi tôi thấy nó lần đầu tiên. Các nhà nặn tượng thật là giỏi, Mao như còn sống.
Về hai xác Mao – một trong formaldehye và một Mao khác nặn bằng sáp ít người biết. Hai xác đó nằm trong bệnh viện gần một năm, và mỗi tuần một lần tôi tới đó để kiểm tra. Thậm chí lính canh bệnh viện cũng không biết họ giữ của quý gì bên trong.
Năm 1977, người ta tiến hành sửa chữa lăng trên quảng trường Thiên An Môn. Cả hai Mao và các bình chứa nội tạng đã được đặt vào lăng và ở trong một bể lớn nằm dưới phòng lớn. Phần nền giữa gian nơi đặt quan tài thuỷ tinh thực tế là một chiếc thang máy, để khi cần có thể hạ xuống bể. Giáo sư Ngô Thanh, khoa bệnh lý Viện hàn lâm y học, người tham gia vào việc ướp xác Mao, phụ trách việc xem xét cả hai xác Mao theo dõi trật tự trong lăng để hàng ngày hàng chục nghìn thường dân Trung quốc và khách du lịch vào thăm. Họ đến chiêm ngưỡng con người đáng kính đã lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc suốt 40 năm.
Lễ truy điệu Mao tổ chức ngày 18 tháng 9. Chính hôm đó tôi chở thi hài ông vào hầm chứa đặc biệt. Nóng bức ngột ngạt, nhưng tôi nhưng tôi có mặt ở Thiên An Môn lúc hai giờ chiều – một giờ trước khi lễ khai mạc.
Thiên An Môn nghĩa là Cổng trời thanh bình. Thời trước cổng này là lối ra phía nam Cấm Thành, chỗ ở các hoàng đế đời Minh và Thanh trong suốt 450 năm. Trên quảng trường như trước đây đầy chân dung Mao, chụp đầu những năm 1950. Cả hai phía chân dung kết đầy các khẩu hiệu cách mạng kêu gọi đoàn kết vô sản quốc tế và chúc Cộng hoà nhân dân Trung hoa 10 năm giàu có và hùng mạnh.
Trong 30 năm lại đây, tính từ ngày tôi quay về Trung quốc tôi thường có mặt trên quảng trường Thiên An Môn. Tôi ở đây ngày 1 tháng 10 năm 1949, ngày thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa. Sau đó một thời gian, đã cùng với Mao – trong ngày lễ duyệt binh hai lần trong năm: 1 tháng 10 và 1 tháng 5. Trong những năm bão tố Cách mạng văn hoá (1966-1976) tôi có mặt cùng Mao trong ngày lễ, nơi mà hàng triệu hồng vệ binh từ các trường trung học và đại học cả nước kéo về chúc mừng Mao. Ngày nay trên quảng trường lớn, nối tới phía nam Thiên An Môn giáp toà nhà của tổ chức cao nhất của chính quyền quốc gia – Hội nghị đại biểu nhân dân toàn Trung quốc. Từ phía đông tới quảng trường ngăn cách bởi toà nhà bảo tàng lịch sử cách mạng.
Gần đến giờ mặc niệm. Trên quảng trường tụ tập khoảng nửa triệu người được chọn trong các tập thể kiểu mẫu. Đủ các loại người và đủ các lứa tuổi. Ba giờ đúng, toàn đát nước Trung quốc lặng ngắt. Trong ba phút, các nhà máy xí nghiệp dừng việc, còi nhà máy cùng còi tầu thuỷ vang lên như một bản hợp xướng. Sau đó là mặc niệm quan tài.Trong nước tại thời điểm này tiến hành mít tinh truy điệu. Cuối cùng Vương Hồng Văn khai mạc buổi lễ. Liếc lên đám đông tôi bỗng thấy toát mồ hôi lạnh. Mệt mỏi kéo dài vài tháng bỗng nhiên giảm hẳn trong tôi. Hoa Quốc Phong bắt đầu đọc diễn văn, tôi vất vả mới đứng được.
Sau khi phát cơn bệnh tim đầu tiên của Mao, tôi ở quanh ông suốt ngày đêm. Tôi không ngủ hơn ba giờ mỗi đêm. Tôi giảm từ 77 xuống 55 cân. Tôi sống lờ đờ và biết rằng tôi chỉ được ngủ khi tất cả kết thúc. Có thể, thậm chí tôi không thể quay về nhà mình.
Sáu giờ rưỡi tối tôi trở về buồng mình ở Trung Nam Hải, thả người vào ghế bành và ngủ túc thời.
Một phút sau, chuông điện thoại đánh thức tôi. Uông Đông Hưng gọi. Uông thông báo rằng sau 4 ngày nữa sẽ có cuộc họp Bộ chính trị. Mọi người sẽ chờ kết luận tỷ mỷ về bệnh, cách điều trị và nguyên nhân chết của Mao. Tôi cần phải đọc báo cáo, tất cả các nhân viên y tế điều trị lãnh tụ nhất thiết phải có mặt tại phòng họp. Đây là cuộc họp rất quan trọng – Uông nhấn mạnh – Anh cần phải chuẩn bị. Hôm sau tên tôi xuất hiện ở các tờ báo trung ương. Tôi được giới thiệu như là lãnh đạo nhóm bác sĩ chữa chạy cho lãnh tụ.
Nghĩa là tôi nằm dưới sự nghi ngờ. Niềm vui của tôi đã quá sớm. Bài thông báo dành cho dân chúng. Bây giờ Bộ chính trị họp để tìn nguyên nhân cái chết của lãnh tụ. Nếu báo cáo của tôi được chấp nhận, thì trong kết luận chính thức người ta viết rằng Mao chết tự nhiên, và việc nghi vấn bác sĩ sẽ bị gạt đi. Trong trường hợp ngược lại thì quả là nguy hiểm cho tất cả chúng tôi. Thực chất là sống hay chết.
Tôi họp tất cả anh em, và chúng tôi đồng ý rằng tôi soạn báo cáo, nhưng sau đó chúng tôi lại họp lại và chúng tôi sẽ thảo luận tất cả.. Tôi ngay lập tức ngồi làm việc. Suốt đêm và sáng hôm sau tôi viết và viết. Bài viết nhận được tương đối ấn tượng – khoảng 50 trang. Nó bắt đầu từ việc cố gắng cứu Mao sau khi nhịp tim bị say thoái vào tháng giêng 1972. Tiếp theo là mô tả sự suy sụp từ từ sức khoẻ sức khoẻ của Chủ tịch và ba vụ nhồi máu tim. Tôi giải thích chẩn bệnh như thế nào, chạy chữa ra sao và nguyên nhân nào dẫn tới chết. Đồng nghiệp của tôi đã làm những thay đổi và bổ xung cần thiết. Cuối cùng thì ngày 20 tháng 9 bản báo cáo làm xong.
Uông Đông Hưng từ chối xem và yêu cầu tôi đưa cho Hoa Quốc Phong. Đọc qua, Hoa Quốc Phong nhận xét rằng trong đó những thuật ngữ y học, các ủy viên Bộ chính trị sẽ không hiểu được. Ông cũng nhấn mạnh rằng trong báo cáo không nói rõ ràng về nguyên nhân cái chết và yêu cầu có bổ xung cần thiết.
Các bác sĩ chống việc dịch thuật ngữ y học sang ngôn ngữ thường, bởi vì làm điều đó rất khó, và trong nhiều trường hợp là không thể dịch được. Họ cũng phản đối việc nêu ra nguyên nhân nào đấy của cái chết. Mao già quá, và nhiều bệnh. Ngoài ra, họ còn nhấn mạnh tới việc phá huỷ hệ thống hô hấp, bệnh tim do phổi gây ra và phá huỷ chức năng tải máu lên não. Tôi chỉnh lại báo cáo và 21 tháng 9 gửi cho Hoa Quốc Phong đồng thời nói rõ ý kiến của đồng nghiệp chúng tôi. Hoa Quốc Phong nhắc nhở tôi là một số ủy viên Bộ chính trị sẽ hỏi nhiều và tôi cần cố gắng cung cấp cho họ những câu trả lời để tất cả cùng hiểu.
Sáng 22 tháng 9, tôi với các đồng nghiệp có mặt ở phòng họp, thì mọi người đã tề tựu rồi. Các ủy viên Bộ chính trị ngồi trong ghế bành đặt lộn xộn trong phòng. Trước mặt mỗi người có bàn trà nhỏ. Trong phòng có một số người tốc ký thuộc Ban chấp hành trung ương, và một số người trẻ nữa. Tôi ngồi vào ngồi vào ghế sau lưng thủ tướng Hoa Quốc Phong và nguyên soái Diệp Kiếm Anh, người đề nghị làm Mao bằng sáp. Trần Tử Lăng, chỉ huy quân sự quân khu Bắc Kinh phát biểu Tôi không thể đảm nhận trách nhiệm, đề nghị cho tôi thôi chức vụ này – ông nói.
- Bình tĩnh đã, đồng chí Tử Lăng – Hoa nói – Chúng tôi giải quyết việc đồng chí sau. Bây giờ chúng ta nghe báo cáo của nhóm bác sĩ chữa Mao. Họ đã bốn tháng liền trực phục vụ ngày đêm quanh giường lãnh tụ để cứu sống Mao. Xin mời bác sĩ Lý phát biểu.
Đến tận giờ, tôi chẳng hiểu vì sao Trần Tử Lăng xin từ chức.
Diệp Kiếm Anh nhắc tôi nói to hơn. Một số ủy viên Bộ chính trị tương đối già và nặng tai. Trong thời gian phát biểu, họ đã ngắt tôi nhiều lần và đề nghị giải thích thuật ngữ này, thuật ngữ kia.
Khi tôi bắt đầu kể về sự suy giảm nhanh sức khoẻ Mao từ tháng sáu 1976, đột nhiên tướng Hứa Thế Hữu đứng lên và dạng bộ hung hăng tiến lại.
- Vì sao trên thân thể Mao có những vết tím? – ông hỏi, mắt đưa về phía tôi để nhấn mạnh – Nguyên nhân nào xuất hiện nó?
Cần lưu ý rằng người Trung quốc kiêng kỵ cho rằng xuất hiện nốt như thế trên thân thể người quá cố là biểu hiện sự đầu độc.
Tôi giải thích điều này như sau:
- Trong những ngày cuối đời, lãnh tụ khó thở. Cơ thể thiếu ôxy. Vì thế trên thân thể xuất hiện vết tím.
Hình như Hứa Thế Hữu không thỏa mãn câu trả lời của tôi và tiếp tục:
- Cả cuộc đời tôi tham gia nhiều trận chiến đấu và thấy nhiều xác chết, nhưng không xác nào tôi gặp lại có những vết như thế. Ngày 9 tháng 9 tôi thấy nó trên thân thể của Chủ tịch, hỏi các ông, bác sĩ Lý, có bao nhiêu ga-ma trong cơ thể Mao, tuy nhiên các ông không thể trả lời tôi lúc đó. Và bây giờ tôi cảm thấy rằng Chủ tịch bị đầu độc. Chỉ có chất độc mới dẫn đến xuất hiện những vết này. Chúng tôi phải hỏi bác sĩ và y tá và giải thích, ai đầu độc Mao.
Từ ngày đầu thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung hoa đã hình thành hệ thống bảo vệ rất cẩn thận tránh cho Mao bị đầu độc. Tôi kể về hệ thống này cho Hứa Thế Hữu.
- Trước khi đưa cho Mao bất kỳ thuốc gì, chúng tôi phải thử nó ngay trên bản thân – tôi nói – Tất cả đơn thuốc đều ghi trong sổ đặc biệt. Và mỗi thứ đều được hai y tá ký và có bác sĩ trực xác nhận. Thuốc được cung cấp theo đường đặc biệt chỉ dùng cho giới lãnh đạo đảng của Trung quốc. Thuốc luôn luôn chứa trong hộp niêm phong và chỉ cấp phát theo lệnh bác sĩ chữa Mao.
- Âm mưu có thể một người bất kỳ trong số các anh làm chứ – Hứa nói thêm – Chúng tôi cần kiểm tra cẩn thận.
Hứa Thế Hữu tin thành tâm tin rằng cái chết Mao là do một hành động có tính toán. Ông nghi rằng người tổ chức có thể cả Giang Thanh với chiến hữu của mình. Hứa biết rõ rằng quan hệ của tôi với Giang Thanh bị xấu đi từ rất lâu, và dù vậy cho rằng tôi và đồng nghiệp của tôi có thể dính líu vào âm mưu chống lãnh tụ.
Khi Hứa kết thúc, trong phòng lặng ngắt. Ông đứng đối diện tôi, mặt giận dữ. Sau đó ông nhìn vào Trương Xuân Kiều, nhưng ông này lờ đi. Giang Thanh, trong bộ áo tang, ngồi trên đi văng. Hoa Quốc Phong cứng người trong sự lúng túng. Uông Đông Hưng đang làm giả bộ đọc một tài liệu gì đó. Vương Hồng Văn nhìn khắp phòng, lộ vẻ lo lắng.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và tướng Lý Đan Sâm tư lệnh quân khu Chiết Giang, quay lại phía tôi và hỏi nhỏ: Vết tím ấy từ đâu ra thế?. Tôi trả lời:
- Phía phổi trái chủ tịch có ba lỗ bọt khí lớn, cản trở cả hai phổi. Mao rất khó thở và rất thiếu ôxy. Những vết ấy gọi là những vết xác chết và thường xuất hiện gần 4 giờ sau khi cái chết. Khi đồng chí Hứa Thế Hữu thấy xác đã 16 tiếng rồi.
Vợ goá Mao đứng dậy nói:
- Đồng chí Hứa Thế Hữu, các bác sĩ vật lộn vì cái sống của lãnh tụ tròn bốn tháng. Cớ gì đồng chí không cho cho bác sĩ Lý nói hết báo cáo của mình?
Hứa tiến gần Giang Thanh và đấm tay xuống bàn. Tách chén rơi xuống thảm.
- Ai cho phép đồng chí chặn họng các ủy viên Bộ chính trị trong khi họp? – Hứa tức giận – Đừng có mà nhiễu sự.
Hoa Quốc Phong can:
- Đồng chí Hứa, bình tĩnh đã – Sau đó quay về phía tôi và nói:
- Bác sĩ và các đồng nghiệp tốt nhất là dời khỏi đây. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề sau.
Tôi đợi bị gọi bất kỳ lúc nào. Ăn sáng xong, tôi kể lại lời của Hứa Thế Hữu cho cho đồng nghiệp của mình. Họ đã sửng sốt và phẫn nộ đến mức không đi ăn trưa. Tôi đợi chờ lời buộc tội tham gia giết Mao. Đáng ngạc nhiên là nó thốt ra từ miệng Hứa Thế Hữu, và Giang Thanh lại bảo vệ chúng tôi, dù rằng tôi nhớ rõ sự công kích bác sĩ của bà ta trong những ngày cuối cùng của Mao. Tôi đoán thế. Nếu chiến hữu của Giang Thanh – Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều – giúp bà theo dõi bác sĩ, thì họ cũng có phần lỗi do sai lầm có thể xảy ra của bác sĩ. Và nếu Bộ chính trị quyết định rằng có âm mưu và đầu độc Mao, thì hai người này khó tránh khỏi bị tội. Chính thế Giang Thanh bảo vệ bác sĩ.
Ngày tháng qua không thấy Bộ chính trị đưa lại tin tức gì cả. Tôi biết rõ rằng cuộc đấu đá chính trị ở Trung Nam Hải chỉ mới bắt đầu. Hai tháng trước, tháng sáu, Uông Đông Hưng nói cho tôi rằng đã nghĩ tới việc bắt Giang Thanh, không chờ Mao chết. Uông Đông Hưng trong quan hệ nhiều mặt với Giang Thanh và luôn giữ lịch sự với bà ấy, tôi cảm thấy rằng sớm muộn thì họ cũng bắt Giang Thanh. Dù rằng Giang Thanh cư xử dường như quyền lực trong tay bà, bà ta nên bớt thở những lời nguy hiểm. Và khi cuộc đấu đá chưa ngã ngũ, tình thế của các bác sĩ còn rất mong manh. Lời buộc tội và phản buộc tội trong cái chết của Mao sẽ phục vụ cho con chủ bài trong mánh khóe bẩn thỉu.
ở Trung Nam Hải tôi biết số phận thay đổi như thế nào. Tôi tròn 22 năm theo dõi theo dõi sức khoẻ, bệnh tật và cuối cùng cả cái chết của Mao, và sự nguy hiểm sẽ theo đuổi tôi tất cả những ngày còn lại.

Câu chuyện của lòng người



Trong cuộc họp tổ dân phố hôm qua (đại hội đại đoàn kết gì đó), không biết vì lý do gì mà người ta đã không cho bạn tôi phát biểu, để vận động bà con đóng góp cho gia đình người bị nạn. Chắc họ sợ đại hội thất bại vì còn thiếu sót, để cho người bị nạn mà không giúp chăng?
Còn nhớ cách nay mấy năm, cũng có một người chết mà lại được tuyên dương như anh hùng. Cũng tại tổ dân phố này, phường nầy. Nào là phường, quận và cả thành phố xuống tuyên dương truy điệu, báo chí rùm beng mấy ngày liền. Chỉ có người dân tại chổ biết chuyện thì lắc đầu ngao ngán.
Nguyên anh chàng phường đội phó, tối đó uống rượu say đang ngủ ở nhà thì lãnh đạo phường điện báo là có người nhậu say đang quậy, đang xĩn xuống tới hiện trường thì thằng cha quậy quăng trái lựu đạn, anh ta nhào ra ôm trái vì tưởng chưa rút chốt, thế là bùm đi luôn, thật lảng xẹt.
Hai con người, hai thân phận khác nhau, thì cách đối xử cũng khác nhau. Một người chết đi, để lại gánh nặng cho địa phương. Còn người kia cái chết lại được tận dụng như một cách PR cho tinh thần cách mạng.
Vâng, câu chuyện này thật là một bi hài kịch xã hội chủ nghĩa.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009

Bác sỹ riêng của Mao (tiếp theo)

Tôi hoàn toàn nhận ra rằng người ta có thể buộc tội tôi giết lãnh tụ. Nhà tôi năm đời là thày thuốc. Người ta kể cho tôi rằng trong thời nhà Thanh, trong những năm cai trị của thái hậu Từ Hy, cụ tôi là người rất được kính trọng. Thậm chí người ta đã mời cụ từ quê ra cung vua để làm ngự y. Một cụ tổ khác cũng chữa cho Đồng Trị và sau đó cũng trở thành thày thuốc trong cung.
Người ta kể rằng hoàng đế Đồng Trị thích vi hành. Vua cải trang và đi vào nhà dân trong các ngõ hẻm phía nam Cấm Thành. Gia đình tôi kể là cụ tôi phát hiện ra hoàng đế Đồng Trị bệnh lậu. Thái hậu Từ Hy đã giận dữ vì chẩn bệnh như vậy. Bà tóm tóc vật xuống sàn nhà và lăn lộn, bắt ông tôi phải chữa cho Đồng Trị khỏi bệnh. Chẳng bao lâu Đồng Trị chết, và cụ tôi bị đuổi khỏi hàng ngũ thày thuốc của bệnh viện hoàng cung. Lời buộc tội sai trái vẫn còn gắn với ông đến lúc chết, nhưng người ta bỏ chiếc mũ thày thuốc ngự y vào quan tài ông. Nghề của gia đình tôi vẫn tiếp tục tồn tại và truyền tới thế hệ sau, tuy nhiên do trường hợp của cụ tôi, không ai trong số giòng họ có thể hành nghề trong hoàng cung. Dù thế, chính quyền cao cấp không hiếm khi mượn chúng tôi phục vụ.
Tôi không nôn nóng mong ước trở thành bác sĩ riêng Mao, tuy nhiên hoài bão của tôi chiến thắng lòng tự hào. Đôi lần tôi thử từ bỏ Mao, nhưng nó luôn luôn gọi tôi quay lại. Chỗ tôi làm việc chỉ có gia đình tôi bạn thân được biết thôi. Công tác an ninh của lãnh tụ luôn luôn nguy hiểm vì có những âm mưu gạt bỏ tôi khỏi lãnh tụ. Tất cả những ai biết công việc tôi đầu cảnh cáo rằng tôi có thể chết bất ngờ. Một trong số các chị họ tôi đã nhắc tôi từ năm 1963 rằng: Sức khoẻ của Mao Chủ tịch nằm dưới sự theo dõi của đảng và nhân dân. Nếu ai đó trong số ủy viên Ban chấp hành trung ương tỏ ra không hài lòng về công việc của chú thì họ không tha chú đâu.
Một vài người bạn ngừng thăm tôi. Thậm chí sau khi gia đình tôi rời khỏi Trung Nam Hải khách cũng hiếm khi đến thăm. Một người bạn của tôi ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, là người bạn thân của Đàm Phú Dân, thời gian ấy là chính ủy khu vực Côn Minh. Đàm bị người bảo vệ của chính ông ta xử tử trong Cách mạng văn hoá. Sau đó ai từng có mặt ở nhà Đàm, đều được mời đi thẩm vấn và rồi bị tống vào ngục. Về trường hợp này, cháu tôi cũng đã kể với tôi: May mắn, cháu tôi nhận xét, tôi chưa khi nào ở ngôi nhà này cả. ít lâu sau cô ta ngừng đến thăm tôi.
Tôi khi nào có thể quên lời buộc tội các bác sĩ chữa cho Stalin, về tội mưu sát lãnh tụ Xô viết. Và vì vậy có thể đoán được hành động tương tự trong quan hệ của tôi và y tá điều trị cho Mao. Từ khi Mao gần chết tôi cũng đã âm thầm chuẩn bị ngày bị bắt.
Đầu tháng 9, sau cơn đau tim lần thứ ba của Mao, tôi nhanh chóng chạy về nhà. Tôi vắng nhà đã vài tháng. Tôi chuẩn bị gói quần áo lót và pantô và đồ mặc lặt vặt. Sau đó tôi đi quanh phòng với ý nghĩ từ gĩa nó, bởi vì không còn hy vọng quay trở lại. Vợ tôi đang ở chỗ làm, con tôi ở trường. Sau này vợ tôi kể cho tôi rằng cô ta biết sự xuất hiện của tôi do một bà nói lại. Bà ta kể lại cho vợ tôi là tôi rất vội và có vẻ bồn chồn. Họ cho rằng có một cái gì đáng sợ.
Vì vậy sự thận trọng và doạ của tay bảo vệ đối với tôi hoàn toàn chưa có tác động. Tôi đã chuẩn bị tất cả từ đã lâu. Mao hay nói con lợn chọc tiết không sợ nước sôi. Tôi quẩn quanh trong đầu rằng câu nói thông thái đó ngụ ý cả đến tôi
Trời vẫn tối, tôi gọi về nhà bộ trưởng y tế Lưu Thân Bình và đề nghị gặp khẩn cấp. Tôi không nêu nguyên nhân, chỉ lưu ý rằng cuộc gặp gỡ không có mặt người khác. Lưu Thân Bình là vợ goá của cựu bộ trưởng công an Tạ Phú Trị. Cả hai đều thân cận Giang Thanh. Tôi ngờ rằng Giang Thanh tác động để bổ nhiệm Lưu Thân Bình vào chức vụ bộ trưởng. Tôi biết Giang Thanh mù tịt về y học.
Lưu Thân Bình vẫn ở trong khu Bộ công an, nơi từ lâu có các biệt thự cho người nước ngoài. Ngôi biệt thự mà Lưu Thân Bình đang ở được xây theo phong cách châu Âu cổ, trước kia là toà nhà đại sứ quán nước ngoài. Bà chờ tôi ở phòng khách dường như đang ngái ngủ.
- Mao Chủ tịch đã từ trần lúc một giờ đêm – tôi nói.
Bà bắt đầu thổn thức, nhưng tôi bình tĩnh tiếp tục:
- Chúng ta có nhiều việc, vì vậy đừng mất thời gian. Lãnh đạo mong rằng chúng ta bảo quản thi hài lãnh tụ trong vòng hai tuần lễ. Phải khẩn trương. Họ đang chờ chúng ta.
Bà lau nước mắt:
- Chúng ta cần phải làm gì?
- Chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của các nhà khoa học viện hàn lâm y học. Phải tìm ở các khoa giải phẫu và bệnh lý các chuyên gia mà chúng ta cần.
- Được rồi, trước tiên phải gọi Hoàng Thụ Trạch và Dương Trung tới đã.
Hoàng Thụ Trạch là thứ trưởng bộ y tế, và Lưu Thân Bình thường xuyên trao đổi với ông vì ông có bằng bác sĩ. Dương Trung là bí thư đảng ủy Viện hàn lâm y học.
- Chúng ta không nên phí thời hoài thời giờ trong lúc chờ đợi. Trước tiên chúng ta gọi các chuyên viên đến và sau đó tất cả sẽ gặp nhau ở phòng Dương Trung ở Viện Hàn lâm.
Lưu đồng ý và gọi các chuyên viên, còn tôi đi vào Viện Hàn lâm.
Khi tôi đến thì thấy đang Dương Trung và Hoàng Thụ Trạch ở đó. Cũng có cả các chuyên viên – Trương Bình Thân, giáo sư khoa giải phẫu học và Ngô Thanh, vợ ông, trạc 40 tuổi – giáo sư khoa đại thể. Lưu Thân Bình vẫn chưa thông báo cho họ về lý do cuộc gọi ban đêm, và Trương Bình Thân bối rối nhìn qua cửa sổ.
Sau này tôi hiểu rằng các cuộc gọi như thế xảy ra từ sớm hơn. Trong những năm Cách mạng văn hoá Trương Bình Thân thường bị kéo ra khỏi giường ấm để làm giấy chứng tử về cái chết của người bị tử hình hoặc tự tử. Bởi vì hồng vệ binh thường dính dáng trong những cái chết đó, người ta không muốn đưa vụ việc công khai, nhưng giấy chứng tử cái chết có thể được dùng làm văn bản kết tội cho nên phải cần tới chuyên viên.
Trương Bình Thân bớt chế nhạo đám tiểu tướng Hồng vệ binh. Ông sợ nhất là bị gán cái nhãn phản cách mạng thì mờ đời. Đúng ra đó là bản án tử hình. Mới đây người ta đã gọi ông vào ban đêm để khám thi thể ông cựu bộ trưởng bộ công an Lý Chấn tự sát bằng thuốc ngủ. Do kết luận mà ông ký nên ông đã hai tháng liền phải qua lại đến trụ sở bộ công an và vì thế khi tôi thông báo lãnh tụ từ trần thì bộ mặt Trương trở nên hết lo lắng.
Các chuyên viên nói rằng việc bảo quản thi hài Mao trong vòng hai tuần không phải là phức tạp. Để làm điều đó chỉ cần tiêm hai lít formaldehyde. Hoàng Thụ Trạch và Dương Trung chấp nhận phương pháp này. Trương Bình Thân và Ngô Thanh chuẩn bị bơm tiêm và thuốc và đi cùng tôi vào Trung Nam Hải. Phố xá vẫn còn vắng. Lúc đó là 4 giờ sáng và những tia nắng vẫn chưa xuất hiện. Nhân dân Trung quốc vẫn còn chưa biết lãnh tụ vĩ đại không còn trên đời từ mấy tiếng rồi.
Bộ Chính trị vẫn còn họp. Sĩ quan trưởng bảo vệ nhìn thấy tôi nói là Uông Đông Hưng và nguyên soái Diệp Kiếm Anh mấy lần hỏi tìm tôi. Ông nói thêm là Bộ Chính trị đã thảo xong bản thông báo cho đảng, quân đội và tất cả nhân dân Trung quốc và sẽ được truyền qua đài phát thanh vào lúc 4 giờ sáng.
Tôi nóng lòng chờ thông báo chính thức, bởi vì tôi hiểu rằng sẽ rõ mọi chuyện và liệu người ta có bị buộc tội tôi và các y tá do tôi phụ trách về cái chết của Mao hay không.
- Trong thông báo nói về bệnh và cái chết của Mao thế nào? – tôi lo lắng hỏi.
Ông ta đưa tôi một bản copy.
- Đồng chí tự đọc lấy.
Tôi tóm lấy tờ giấy và dòng đầu tiên lập tức đập vào mắt tôi. Trong đó viết:
… các bác sĩ đã làm mọi thứ có thể, nhưng do tình trạng sức khoẻ của ông không còn hy vọng. Ông qua đời lúc 0 giờ 10 phút ngày 9 tháng 9 năn 1976 tại Bắc Kinh .
Đọc tiếp không có ý nghĩa nữa.. Tôi đã nằm ngoài vòng nghi ngờ rồi. Sau đó vài ngày, 13 tháng 9, tên tôi xuất hiện trên tờ Nhân dân nhật báo ở đó chức danh tôi là lãnh đạo nhóm bác sĩ chữa Mao. Thế là nguy hiểm đã qua.
Ngay khi tôi xuất hiện ở phòng họp mười bảy ủy viên Bộ chính trị, thì Uông Đông Hưng gặp tôi và nói rằng cần thảo luận gấp riêng với tôi. Chúng tôi đi vào phòng nhỏ, Uông Đông Hưng hỏi tôi tôi đã đọc thông báo chưa.
Tôi trả lời rằng vừa đọc được mấy đọan đầu tiên. Uông cười nhạt:
- Bộ chính trị vừa mới chấp thuận quyết định bảo quản thi hài lãnh tụ lâu dài. Đồng chí hãy nghĩ đi làm điều này thế nào cho tốt nhất.
Tôi như bị quay cuồng.
- Nhưng các ông vừa mới nói chỉ chỉ hai tuần thôi. Vì sao các quyết định bảo quản thi hài lâu dài? Năm 1956 chính Mao bằng văn bản đã bày tỏ mong muốn được hỏa táng. Tôi nhớ rõ thế.
- Đây là ý nguyện của Bộ chính trị. Chúng tôi đã thông qua quyết định này mấy tiếng trước đây – Uông Đông Hưng nói thêm là ông và thủ tướng Hoa Quốc Phong đã ủng hộ quyết định này.
- Nhưng cũng cần phải hiểu rằng – tôi nói – thậm chí sắt và thép còn bị thời gian huỷ hoại, nói gì đến xác người chết. Làm thế nào để ngăn cản thối rữa bây giờ được.
Lúc ấy tôi nhớ chuyến đi của mình với Mao năm 1957 tới Moskva và thăm lăng Lê nin và Stalin. Thi hài của họ liên tưởng tới xác ướp Ai cập héo quắt. Người ta kể cho tôi là mũi và tai của Lê Nin đã hoàn toàn bị hỏng và được thay bằng sáp. Bộ râu nổi tiếng Stalin cũng hoàn toàn bị hỏng dù là kỹ thuật ướp xác của Liên-xô hoàn thiện hơn Trung quốc. Tôi không không thể đề nghị xem chúng tôi giữ xác Mao như thế nào.
- Ông cần phải hiểu tình cảm của chúng ta – Uông trả lời và nhắm mắt lại.
- Tôi hiểu tất cả, nhưng các nhà khoa học Trung quốc chưa tiếp cận với cái này – Tôi trả lời.
- Chỉ cần ông tìm cho được những người có khả năng làm việc này. Lãnh đạo đảm bảo tất cả các điều kiện cần thiết – Uông kiên trì.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, bị liệt, người cao tuổi nhất trong số đảng viên cộng sản và người sáng lập giải phóng quân Trung quốc gặp tôi. Tôi rất quý ông nguyên soái. Ông quan tâm đến quan điểm của tôi về quyết định vừa được thông qua và tôi phải nói đi nói lại cho ông biết tất cả các khó khăn. Lặng đi một lát ông nói:
- Chúng ta không còn sự lựa chọn nữa, chúng ta cần thực hiện quyết định của Bộ chính trị. Tôi cho rằng bác sĩ Lý nên tiếp tục tham khảo những người tin cậy, và có thể đề nghị viện mỹ thuật trang trí ứng dụng. Có thể người ta ở đó làm được hình Mao bằng sáp. Nếu nó giống y thật, thì khi cần thiết thì trong tương lai chúng ta sẽ dùng nó để thay thế thi hài lãnh tụ.
Tôi giật thót tim. Đến cả Diệp Kiếm Anh, phó Chủ tịch ủy ban khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng cũng đòi làm những điều không thể làm được.
Uông Đông Hưng cũng đồng ý với Diệp Kiếm Anh, và yêu cầu tôi không kể cho ai.
Đến tận giờ, tôi không biết có bao nhiêu ủy viên Bộ chính trị biết về phương án phiên bản Mao bằng sáp. Có thể điều này bí mật đến mức thậm chí Giang Thanh cũng không biết.
Tôi trở vào phòng chưa thi hài. Trong phòng chất đầy thiết bị y học, và chúng tôi chuyển thi hài sang buồng thoáng hơn nối liền với phòng Bộ chính trị vừa họp. Nhiệt độ không khí khoảng 26 độ, là tương đối cao. Tôi đề nghị hạ nhiệt độ xuống 10 độ, tuy nhiên nhân viên phục vụ từ chối làm điều này. Họ tuân lệnh Giang Thanh giữ nghiêm nhiệt độ cao như thế. Họ giải thích rằng trong toà nhà có mặt tất cả các nhà lãnh đạo trong nước. Họ khuyên tôi đề nghị trực tiếp với lãnh đạo. Điện ở Trung Nam Hải lấy từ hai trạm điện và đủ cung cấp để đảm bảo nhiệt độ bình thường trong phòng không phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài. Thậm chí trong toà nhà 202 xây riêng cho Mao, lại không có khả năng điều hoà nhiệt độ cho từng phòng riêng biệt. Tôi vào phòng họp đề đạt quyết định Bộ chính trị giảm nhiệt độ trong toà nhà. Sau đó các cuộc họp Bộ chính trị chuyển sang thời gian khác.
Khi tôi trở lại thì Trương Bình Thân và Ngô Thanh đã tiêm xong formaldehyde. Tôi kể cho họ về quyết định mới của lãnh đạo và cả hai thống nhất rằng giữ thi hài lãnh tụ nhiều năm trong thời điểm hiện nay thực tế là không thể.
Tôi đề nghị họ chấp hành quyết định lãnh đạo Chúng ta cần phải tìm cách để làm điều này. Tôi đề nghị ai đó trong chúng ta vào thư viện viện hàn lâm y học và cố tìm xem một tài liệu về vấn đề này
Sau một tiếng, Ngô Thanh từ thư viện gọi cho tôi nói là đã đọc qua phương pháp bảo quản xác lâu dài. Theo phương pháp đó thì tiêm vào thân thể người chết khoảng 12-16 lít formaldehyde tùy theo trọng lượng xác. Đồng thời làm việc đó trước 4 đến 8 giờ sau khi chết. Quy trình dừng lại khi mà dung dịch đã lấp đầy ngón tay và ngón chân người quá cố.
Bà ta cũng tìm thấy mô tả lý thuyết phương pháp này trong một tài liệu nước ngoài, nhưng lại không tin vào kết quả thực nghiệm và đề nghị tham khảo ý kiến với các ủy viên Bộ chính trị. Tôi gặp Uông Đông Hưng, nhưng ông ta giận dữ giận dữ nói:
- Các đồng chí là chuyên gia và tự quyết định lấy. Đừng có vì việc này phải họp Bộ chính trị. Thậm chí nếu chúng tôi họp lại thì việc này cũng nằm ngoài tầm hiểu biết quyết của chúng tôi. Tôi khuyên đồng chí nên đi và làm việc.
Trong phòng xuất hiện thêm hai gương mặt mới – Trương, từ bệnh viện Hàn lâm y học và Mạc ở bộ phận bệnh lý học bệnh viện Bắc Kinh. Trương giúp tiêm formaldehyde vào thi hài, còn Mạc lo việc trang điểm người quá cố. Tôi thông báo rằng công việc bắt đầu. Đến 10 giờ sáng thì xác Mao đã được tiêm dung dịch nhiều hơn là dự kiến. Chúng tôi quyết định làm điều này để lấy hy vọng.
Kết quả làm mọi người choáng váng. Mặt Mao phồng lên như quả bóng, cổ dày lên đẩy lên đến đầu. Da thì bóng lên và từ chân lông phun ra những hạt formaldehyde bé li ty. Thân người phồng lên khác thường. Mấy tay bảo vệ và người giúp việc hết sức sợ hãi không nói nên lời.
- Sao lại ghê thế này – Trương Ngọc Phượng thét lên – Các ông làm thân thể Chủ tịch thành cái gì thế?
Mặc sự cố, Ngô Thanh không bối rối. Nhưng Trương Bình Thân thì thấy hãi thật. Ông ta mặt tái nhợt lộ vẻ lo sợ.
- Đừng lo – tôi an ủi ông – Chúng ta phải nghĩ một cái gì đó xem.
Chúng tôi đã đưa vào xác nhiều formaldehye nhưng lấy chúng ra như thế nào đây.
- Chỗ nào không chữa được thì phủ quần áo lên, nhưng mặt và cổ thì phải sửa – tôi trả lời.
Trương đưa ra ý kiến xoa bóp để dung dịch chạy xuống dưới thân. Tất cả mọi người xúm lại lấy gạc và bông băng quấn quanh để đẩy dung dịch xuống thân. Trương sợ hãi đến nỗi làm rách mẩu da cổ Mao. Ông sợ thực sự, nhưng Mạc động viên, nói là dùng son phấn sẽ che được. Sau một phút thì bàn tay lành nghề của Mạc đã che phủ thiếu sót của Trương, và cổ Mao không khác trước đây.
Chúng tôi làm đến ba giờ sáng, cuối cùng thì bộ mặt Mao coi cũng giống như trước đây. Cổ đã bé bớt. Đám bảo vệ và người giúp việc nhận xét rằng bây giờ thì Mao trông được hơn. Vất vả lắm họ mới thay được quần áo và phải rạch chúng từ phía lưng.
Đúng lúc này Hứa Thế Hữu tư lệnh quân sự Quảng Châu bước vào phòng là. Ông ta vừa tới Bắc Kinh và ngay lập tức quyết định viếng lãnh tụ lần cuối.
Hứa Thế Hữu là một trong những tướng tài của Trung quốc. Ông vào đảng từ hồi trẻ và tham gia cuộc Trường Chinh. Hứa Thế Hữu sinh ra trong một gia đình rất nghèo và từ thuở thơ ấu đã phải bỏ nhà và trở thành một phật tử tại chùa Thiếu lâm thuộc tỉnh Hồ Nam. Ngôi chùa này nổi tiếng thế giới nhờ món võ thuật phương đông mang tên ngôi trường của nó. Bố mẹ Hứa Thế Hữu là nông dân và Hứa Thế Hữu chỉ được dạy đọc trong quân đội. Ông là người thô lỗ và chân chất, nhưng theo Uông Đông Hưng kể, thì Hứa có sức khoẻ phi thường có thể một mình chọi 20 kẻ thù, Hứa không thích Giang Thanh và trung thành với Mao như một con chó.
Nhìn Mao, Hứa Thế Hữu theo truyền thống cổ Trung quốc cúi vái ba lần sau đó quay sang tôi hỏi:
- Bao nhiêu ga-ma ở Mao trước khi chết?
Tôi không thể hiểu ông ta nói gì, nhưng Hứa Thế Hữu tiếp tục:
- Con người ta mỗi người có 24 gama. ở Chủ tịch có bao nhiêu? Tôi không biết trả lời thế nào.
- Đồng chí bác sĩ giỏi mà không biết ga-ma là cái gì? Hứa Thế Hữu xỉ nhục tôi
Cho đến nay tôi vẫn không hiểu có phải đấy là trò đùa không. Các bạn của tôi, biết nhiều về thuyết phật giáo giải thích cho tôi là theo thuyết của Phật trong mỗi cơ thể người sống có 24 gama, nhưng nó là cái gì thì không ai trong số họ có thể nói ra được.
Hứa Thế Hữu hai lần đi quanh thi hài Mao nói:
- Giống như ma quỷ. Sao trên mình mẩy lại có vết chấm đen?
Sau đó lại vái ba lần và đi ra.
Mạc kết thúc trang điểm, chúng tôi hài lòng với công việc, phủ lên thi hài đảng kỳ có búa liềm nền đỏ tươi. Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 9, gần một đêm sau khi Mao chết, chúng tôi bỏ xác Mao vào quan tài thuỷ tinh. Một vài ủy viên Bộ chính trị chụp ảnh quanh quan tài. Sau đó thi hài Mao được chở đi bằng xe cứu thương. Tôi ngồi cạnh quan tài, xe chúng tôi ra khỏi cổng Trung Nam Hải về phía nam Bắc Kinh trong đêm vắng người. Để linh cữu Mao vào gian hội nghị hiệp thương toàn Trung quốc, ở đó trong thời gian một tuần sẽ làm lễ truy điệu.

Bác Sĩ riêng của Mao (tiếp theo)



Tôi không hối tiếc vì cái gì đã xảy ra. Hơn hai mươi năm tôi hàng ngày ở bên cạnh Mao, tháp tùng ông trong các chuyến đi và kiên trì giúp ông trong những hội nghị dài. Đối với Mao tôi không những là bác sĩ riêng mà còn là người tin cẩn. Ông tâm tình với tôi chuyện riêng tư và các bí mật chính trị. Và tôi có thể là người gần gũi với ông hơn cả Uông Đông Hưng – người bảo vệ tin cậy của ông.
Trong những năm đầu, tôi ngưỡng mộ Mao. Ông đã cứu Trung hoa khỏi ách đô hộ Nhật bản và ông được coi như sứ giả của Trời. Nhưng trong những năm Cách mạng văn hoá ước mơ của tôi về nước Trung hoa mới, về tự do, không bị đàn áp và công bằng đã bị tan thành mây khói. Tôi không tin vào lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, mặc dù tôi là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc. Nhìn vào điện tâm đồ đang chạy một đường thẳng nhịp tim người cầm lái vĩ đại, tôi cảm thấy kết thúc một kỷ nguyên và hiểu rằng ngôi sao của Mao đã tắt hẳn. Một ý nghĩ xâm nhập đầu tôi, và tôi thấy kinh sợ. Cái gì chờ tôi? Sự sợ hãi này đã theo tôi từ sớm hơn.
Nhìn vào xác lãnh tụ không còn linh hồn và bộ mặt những người đang đứng cạnh xác chết, tôi hiểu rằng họ cũng an tâm với số phận của mình. Cuộc sống ở Trung Nam Hải luôn luôn giấu sự nguy hiểm, và bây giờ tôi bỗng thấy nó tiến gần đến. Cái nhìn của tôi xoáy vào Giang Thanh.
- Đồng chí làm cái gì thế? – Bà ta hỏi tôi – Đồng chí phải trả lời tôi đấy!
Tôi chờ đợi lời buộc tội này. Giang Thanh nổi tiếng là mưu mô và bội bạc. Quan hệ của chúng tôi bắt vẩn đục đã hai mươi trước, năm 1972 bà ta thậm chí còn thậm chí buộc tội tôi là gián điệp.
Hoa Quốc Phong tiến đến bà nhận xét rằng tất cả mọi việc diễn ra trước mắt ông ta, và bác sĩ đã làm tất cả mọi cái có thể.
Vương Hồng Văn xác nhận lời thủ tướng:
- Tất cả chúng tôi không dời khỏi Mao.
Vương Hồng Văn là người trẻ nhất trong số ủy viên Bộ Chính trị, và đôi khi người ta gọi đùa là tên lửa do việc thăng tiến nhanh. Từ một nhân viên quèn ở bộ phận an ninh ở một nhà máy ở Thượng Hải, ông leo đến đỉnh cao quyền lực chính trị. Không ai có thể hiểu vị thế của Mao với con người trẻ này và tha cho anh ta về sự thăng tiến nhanh thế này. Vương Hồng Văn, gày gò, trông cũng đáng yêu vì dáng học thức, nếu bỏ qua cái nhìn của ông ta. Vất vả lắm ông mới học xong trung học, dáng gù, vẻ chậm chạp của ông liệu có ích gì cho lãnh tụ. Vào tháng 5, sau khi sức khoẻ Mao xấu đi đột ngột, Vương Hồng Văn đã nói với tôi và đã đề nghị cho Mao dùng ngọc trai được chế biến thay cho thuốc, nhưng tôi bác bỏ đề nghị này vì lãnh tụ không muốn uống thuốc lạ.
Khi Mao chết, Vương Hồng Văn trong phiên trực của mình hiếm khi có mặt vì còn bận săn thỏ gần một sân bay quân sự bí mật Tạ An. Phần đông thời gian rỗi ông dành để xem phim mang từ Hồng công về. Tôi ngờ rằng Vương Hồng Văn trước đây không phải là người đứng đắn, nhưng quyền lực làm ông hư hỏng thêm.
- Bác sĩ đã báo cáo cho chúng tôi tất cả rồi – Vương Hồng Văn chống chế Giang Thanh.
- Vì sao người ta không báo cho tôi sớm hơn? Giang Thanh trách móc.
Đó là một mánh khóe. Giang Thanh thường xuyên được thông báo về sức khoẻ của chồng và bà thường buộc tội bác sĩ thổi phồng bệnh tật và nói là không tin vào lời các phần tử tư sản. Ngày 27 tháng tám chúng tôi chính thức thông báo cho bà ấy về tình trạng sức khoẻ nguy kịch của Mao, nhưng bà phớt lờ lời báo trước của chúng tôi và vẫn đi kiểm tra công tác ở Đại Trại, nơi mà bà ta lãnh đạo một công xã nông nghiệp kiểu mẫu. Hoa Quốc Phong đã thông báo gấp cho Giang Thanh ngày 5 tháng 9, nhưng bà ta thậm chí chẳng thèm chú ý tới sức khoẻ ông chồng, và chỉ kêu là mệt mỏi.
Ngày 7 tháng 9 sức khoẻ của lãnh tụ đã trở nên quá xấu, và Giang Thanh buộc phải gặp các bác sĩ. Bà bắt tay từng người và nói Đây là vinh dự lớn lao và hạnh phúc cho các đồng chí đấy. Giang Thanh gần như tin chắc rằng bà ta sẽ thay thế chỗ Mao và nghĩ chúng tôi chỉ còn mơ ước về điều đó.
Một số bác sĩ lần đầu tiên thấy bà ngạc nhiên về tính lạnh lùng và tàn bạo của bà. Uông Đông Hưng có lần nói với tôi rằng không có gì đáng ngạc nhiên cả: Mao – vật cản duy nhất trên đường nắm quyền của bà. Bà đã chờ đợi cái chết của Mao và cuộc đấu tranh giành quyền lực càng căng thẳng theo từng phút sống của Mao Chủ tịch.
Giang Thanh cầm đầu nhóm các nhà cách mạng cực đoan trong đảng, gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Viên Tân (cháu Mao) và Trương Xuân Kiều, một lý thuyết gia gốc Thượng Hải có quan điểm tả và nhà tư tưởng chủ chốt Cách mạng văn hoá. Ông thích lặp lại câu nói Cỏ dại của chủ nghĩa xã hội còn quý hơn cao lương chủ nghĩa tư bản .
Lúc Giang Thanh giận dữ, Trương Xuân Kiều bồn chồn đi đi lại lại, chắp tay sau lưng. Viên Tân lục lọi khắp phòng với ánh mắt tăm tối dường như muốn tìm một cái gì đấy.
Mao Viên Tân là con trai của Mao Trạch Minh, em út của Chủ tịch. Trong chiến tranh thế giới thứ II Mao Trạch Minh bị tỉnh trưởng Xuyên Giang, tây bắc Trung hoa kết án tử hình. Chính tỉnh trưởng Thân Tử Hải từng là người cùng chí hướng với Mao Trạch Minh, nhưng sau khi phát xít tấn công Liên-xô đã chạy sang hàng ngũ Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng. Sau đó vợ của Mao Trạch Minh cũng bị bắt và bản thân Viên Tân được sinh ra trong tù. Ra tù, mẹ Viên Tân đi lấy chồng khác, và Mao phải nuôi đứa cháu của mình. Sau năm 1949 Mao đưa cháu vào Trung Nam Hải, nhưng hiếm khi nhòm ngó đến cháu.
Tôi được chứng kiến tận mắt Viên Tân lớn lên như thế nào. Trong những năm còn bé, quan hệ của anh ta với Giang Thanh rất phức tạp. Tuy nhiên năm 1966, khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, anh ta dao động và tham gia nhóm Giang Thanh. Người ta bổ nhiệm anh ta chức chính ủy quân sự ở Triết Giang, đông bắc Trung hoa. Sau đó, năm 1975, khi Mao bị ốm nặng và không thể tham gia cuộc họp Bộ Chính trị, Viên Tân trở thành người liên lạc giữa lãnh tụ và những người lãnh đạo đảng và có chút ít quyền hành. Giang Thanh vẫn tin tưởng vào người cháu.
Đám bác sĩ và hộ lý lo hãi nhìn vào bộ mặt giận dữ của Giang Thanh. Uông Đông Hưng nói một cái gì đó với Trương Diêu Tự, người phụ trách nhóm cận vệ của Mao. Hận thù giữa Uông Đông Hưng và Giang Thanh đã từ lâu. Uông Đông Hưng hoàn toàn không sợ, phớt lờ sự công kích của bà và chiếm lấy một số chức vụ. Là trưởng ban tổ chức Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc, Uông lúc ấy lãnh đạo cơ quan mật vụ và là bí thư đảng của bộ phận bảo vệ riêng Mao, đảm bảo an ninh cho các lãnh tụ đảng cộng sản Trung quốc và dinh thự ở Trung Nam Hải. Trước Cách mạng văn hoá Uông Đông Hưng đã từng là thứ trưởng bộ công an.
Trương Diêu Tự, cũng như Uông Đông Hưng, cũng là cựu trào trong đảng và từng tham gia cuộc Trường Chinh. Cả hai đều người Giang Tây. Họ cũng từng bị kết án.
Bỗng nhiên Giang Thanh đổi giận làm lành. Có lẽ bà ngộ nhận con đường tới quyền lực chỉ còn gang tấc, bà sẽ nhanh chóng trở thành người thống trị.
- Thôi được – bà nói – các đồng chí đã làm tất cả những điều có thể và các đồng chí chẳng sung sướng gì. Xin cám ơn tất cả mọi người.
Quay người sang cô phục vụ, bà đề nghị chuẩn bị cho bà bộ áo tang bằng vải lụa đen. Giang Thanh đã chuẩn bị nhỏ nước mắt cho người chồng vĩ đại của mình.
Hoa Quốc Phong đề nghị Uông Đông Hưng gấp rút triệu tập phiên họp. Phần đông những người có mặt sắp ra về, thì bỗng nhiên Trương Ngọc Phượng vừa khóc vừa nói:
- Chủ tịch bỏ chúng ta rồi! Ai sẽ làm với tôi đây?
Giang Thanh tiến đến ôm cô, khuyên nhủ đừng khóc.
- Bây giờ cô sẽ làm việc với tôi – bà nói.
Nước mắt của Trương Ngọc Phượng tức thời biến mất. Cô ta không giữ nổi nụ cười và trả lời:
- Tôi rất cám ơn đồng chí, đồng chí Giang Thanh ạ.
Tôi hiểu rõ Giang Thanh lịch sự yêu cầu Trương Ngọc Phượng đừng cho ai vào buồng Mao, và thu nhặt tất cả các giấy tờ nằm trong phòng và đưa lại cho bà ấy. Sau đấy Giang Thanh mới đi vào phòng lớn chờ cuộc họp Bộ chính trị. Trương Ngọc Phượng vui vẻ nhận lời và hứa thực hiện nhiệm vụ.
Lúc sau Trương Diêu Tự, đội trưởng đội cận vệ riêng tìm tôi. Ông ta vừa mới bước từ phòng ngủ của lãnh tụ và đang băn khoăn một cái điều gì đó. Trương hỏi có ai trong số người thày thuốc nhìn thấy đồng hồ của Mao không.
- Đồng hồ nào chứ – Tôi hỏi.
- Cái đồng hồ mà Quách Mạc Nhược tặng Mao trong thời kỳ hội đàm ở Trùng Khánh năm 1945.
Mao không có thói quen đeo đồng hồ, nhưng món quà tặng của Quách Mạc Nhược có giá trị lịch sử lớn.
Quách Mạc Nhược là nhà văn lớn nổi tiếng của Trung hoa, nhà khoa học xuất sắc nhiều mặt, là bạn và là người ủng hộ Mao. Một thời gian dài ông là Chủ tịch viện hàn lâm khoa học cộng hoà nhân dân Trung hoa và chết vào năm 1978. Trong cuộc hội đàm lịch sử ở Trùng Khánh qua trung gian Mỹ đã thỏa thuận đạt được hoà giải giữa đảng cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng và hình thành một chính quyền liên minh ở Trung quốc. Do đó ở Trung quốc đã ngăn chặn được một cuộc nôị chiến của tất cả các lực lượng từng kháng Nhật.
- Tất cả chúng tôi đều bận bịu cứu lãnh tụ – Tôi trả lời – Không ai chú ý tới đồng hồ. Vì sao ông không hỏi Trương Ngọc Phượng?
- Tôi thấy Mao Viên Tân cứ loanh quanh chỗ đó. Có thể ông ta lấy chiếc đồng hồ?
- Không ai trong số nhân viên y tế có thể lấy chúng – tôi trả lời.
Trương Diêu Tự lại đi tới giường Mao. Lát sau từ trong phòng lớn nơi bắt đầu cuộc họp Bộ chính trị, Uông Đông Hưng đi ra và mời tôi nói chuyện trong một buồng nhỏ bên cạnh. Qua đấy, tôi biết Bộ chính trị vừa mới quyết định thi hài của lãnh tụ phải được bảo quản khỏi thối trong hai tuần để nhân dân có thể tiễn biệt ông. Bắc Kinh vào tháng chín trời còn rất nóng, và giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc mong muốn công việc bảo quản thi hài phải làm ngay.
Khi Mao còn sống, không ai trong chúng tôi cả gan nghĩ tới vấn đề chôn cất, nhưng bây giờ, thì đó đương nhiên, ai cũng có số mệnh cả.
Tôi đi ra thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo và chuẩn bị thi hài trong lễ viếng, thì một nhân viên bảo vệ chặn tôi lại và nhắc:
- Bác sĩ Lý, đừng làm rối công việc chuẩn bị. Bộ chính trị đang họp, và tôi cảm thấy rằng chẳng có cái gì tốt đẹp hứa hẹn với ông đâu. Chỉ cần ông phạm sơ xuất nhỏ thì ông cũng phải trả giá đấy.
Trong khoảnh khắc đầu tiên sau cái chết của Mao tôi cảm thấy ớn lạnh trong lồng ngực, nhưng nó nhanh chóng bị nén lại và tôi ghi nhận những lời doạ của viên sĩ quan với sự bình thản tự tin.
Tôi hoàn toàn nhận ra rằng người ta có thể buộc tội tôi giết lãnh tụ. Nhà tôi năm đời là thày thuốc. Người ta kể cho tôi rằng trong thời nhà Thanh, trong những năm cai trị của thái hậu Từ Hy, cụ tôi là người rất được kính trọng. Thậm chí người ta đã mời cụ từ quê ra cung vua để làm ngự y. Một cụ tổ khác cũng chữa cho Đồng Trị và sau đó cũng trở thành thày thuốc trong cung.
Người ta kể rằng hoàng đế Đồng Trị thích vi hành. Vua cải trang và đi vào nhà dân trong các ngõ hẻm phía nam Cấm Thành. Gia đình tôi kể là cụ tôi phát hiện ra hoàng đế Đồng Trị bệnh lậu. Thái hậu Từ Hy đã giận dữ vì chẩn bệnh như vậy. Bà tóm tóc vật xuống sàn nhà và lăn lộn, bắt ông tôi phải chữa cho Đồng Trị khỏi bệnh. Chẳng bao lâu Đồng Trị chết, và cụ tôi bị đuổi khỏi hàng ngũ thày thuốc của bệnh viện hoàng cung. Lời buộc tội sai trái vẫn còn gắn với ông đến lúc chết, nhưng người ta bỏ chiếc mũ thày thuốc ngự y vào quan tài ông. Nghề của gia đình tôi vẫn tiếp tục tồn tại và truyền tới thế hệ sau, tuy nhiên do trường hợp của cụ tôi, không ai trong số giòng họ có thể hành nghề trong hoàng cung. Dù thế, chính quyền cao cấp không hiếm khi mượn chúng tôi phục vụ.
Tôi không nôn nóng mong ước trở thành bác sĩ riêng Mao, tuy nhiên hoài bão của tôi chiến thắng lòng tự hào. Đôi lần tôi thử từ bỏ Mao, nhưng nó luôn luôn gọi tôi quay lại. Chỗ tôi làm việc chỉ có gia đình tôi bạn thân được biết thôi. Công tác an ninh của lãnh tụ luôn luôn nguy hiểm vì có những âm mưu gạt bỏ tôi khỏi lãnh tụ. Tất cả những ai biết công việc tôi đầu cảnh cáo rằng tôi có thể chết bất ngờ. Một trong số các chị họ tôi đã nhắc tôi từ năm 1963 rằng: Sức khoẻ của Mao Chủ tịch nằm dưới sự theo dõi của đảng và nhân dân. Nếu ai đó trong số ủy viên Ban chấp hành trung ương tỏ ra không hài lòng về công việc của chú thì họ không tha chú đâu.
Một vài người bạn ngừng thăm tôi. Thậm chí sau khi gia đình tôi rời khỏi Trung Nam Hải khách cũng hiếm khi đến thăm. Một người bạn của tôi ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, là người bạn thân của Đàm Phú Dân, thời gian ấy là chính ủy khu vực Côn Minh. Đàm bị người bảo vệ của chính ông ta xử tử trong Cách mạng văn hoá. Sau đó ai từng có mặt ở nhà Đàm, đều được mời đi thẩm vấn và rồi bị tống vào ngục. Về trường hợp này, cháu tôi cũng đã kể với tôi: May mắn, cháu tôi nhận xét, tôi chưa khi nào ở ngôi nhà này cả. ít lâu sau cô ta ngừng đến thăm tôi.
Tôi khi nào có thể quên lời buộc tội các bác sĩ chữa cho Stalin, về tội mưu sát lãnh tụ Xô viết. Và vì vậy có thể đoán được hành động tương tự trong quan hệ của tôi và y tá điều trị cho Mao. Từ khi Mao gần chết tôi cũng đã âm thầm chuẩn bị ngày bị bắt.
Đầu tháng 9, sau cơn đau tim lần thứ ba của Mao, tôi nhanh chóng chạy về nhà. Tôi vắng nhà đã vài tháng. Tôi chuẩn bị gói quần áo lót và pantô và đồ mặc lặt vặt. Sau đó tôi đi quanh phòng với ý nghĩ từ gĩa nó, bởi vì không còn hy vọng quay trở lại. Vợ tôi đang ở chỗ làm, con tôi ở trường. Sau này vợ tôi kể cho tôi rằng cô ta biết sự xuất hiện của tôi do một bà nói lại. Bà ta kể lại cho vợ tôi là tôi rất vội và có vẻ bồn chồn. Họ cho rằng có một cái gì đáng sợ.
Vì vậy sự thận trọng và doạ của tay bảo vệ đối với tôi hoàn toàn chưa có tác động. Tôi đã chuẩn bị tất cả từ đã lâu. Mao hay nói con lợn chọc tiết không sợ nước sôi. Tôi quẩn quanh trong đầu rằng câu nói thông thái đó ngụ ý cả đến tôi
Trời vẫn tối, tôi gọi về nhà bộ trưởng y tế Lưu Thân Bình và đề nghị gặp khẩn cấp. Tôi không nêu nguyên nhân, chỉ lưu ý rằng cuộc gặp gỡ không có mặt người khác. Lưu Thân Bình là vợ goá của cựu bộ trưởng công an Tạ Phú Trị. Cả hai đều thân cận Giang Thanh. Tôi ngờ rằng Giang Thanh tác động để bổ nhiệm Lưu Thân Bình vào chức vụ bộ trưởng. Tôi biết Giang Thanh mù tịt về y học.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009

Câu chuyện về người lính già



Hôm nay đầu tuần thư giãn nha, ướt át một tí, kéo caulongbachai lại kêu... bùn thấy mồ! Mời đọc truyện ngắn vậy

Ông ngồi trước mặt tôi. Bóng ông lờ nhờ hắt lên vách nhà bởi cái bếp sưởi chỉ có mấy gộc củi to bự chụm đầu vào nhau, hồng rực than, nhưng lửa không bốc lên thành ngọn. Đêm lạnh quây bốn bên sàn. Gió bấc hun hút quất  vào vách, nhưng đến quanh bếp thì tắt lịm, ngẩn ngơ tìm hướng khác.

Ông ngồi và lững thững với một nỗi buồn nhàn nhạt vương vất đâu đó trong tâm can. Trí nhớ của ông cũng giống cái bóng chập chờn trên vách, chỉ đậm lên khi có ngọn lửa bốc cao trên bếp. Sau đó lại chập chờn mờ ảo như câu chuyện trôi qua đã nửa thế kỉ.

 Hồi ấy ông là một chàng trai trẻ trong lực lượng công an vũ trang trấn tai một đồn cửa khẩu trên đất Lao kai. Hôm ấy sau chuyến tuần tra, anh lính trẻ yêu đời chưa về ngay đồn ngay thì bắt gặp cô gái xách cái túi vải đang quẩn quanh như muốn tìm cái gì. Anh lại gần thì cô gái bảo “ Tàu chậm trên nửa tiếng nên em muốn tranh thủ đi xem cột mốc biên giới nó như thế nào”. Cô  nói với anh rằng ở xuôi lên thăm họ hàng. Biên giới với cô cái gì cũng lạ, cô muốn được tận mắt nhìn thấy cột mốc để còn về kể với mọi người. Chuyện nhỏ, anh lính trẻ hồ hởi đưa cô lên ngay cột mốc gần đó.

  Chiều đông. Họ đi sát vào nhau.Tuổi trẻ, nên chỉ sau vài câu chuyện hai người trở nên gần gụi như đã quen từ lâu. Khi quay về vượt qua suối để trở ra con đường mòn trở lại ga tầu thì cô gái bước hụt, trượt ngã nhoài. Anh lính trẻ với phản xạ cực nhanh, lao theo đỡ cô. Cô ngã đè lên anh ngay bên bờ cỏ. Trong phút chốc, hơi ấm tỏa sang nhau, nhập vào làm một. Cả hai chẳng nói gì, chỉ còn mỗi cảm giác rối rít không cắt nghĩa nổi. Anh bỗng trở nên điên dại kéo tuột quần cô. Cô đờ đẫn lặng yên như chết. Thế là không còn gì để nói tiếp nữa...
  ...Chỉ còn cảm giác bản năng trong họ trỗi dậy, họ như một, đã là một. Nóng ran, bổi hổi đầy ứ những xúc cảm nhịp nhàng trong cơn mê đắm...
  Giữa lúc hưng phấn tột độ thì từ phía ga, tàu kéo một hồi còi dài, báo hiệu cho khách lên tàu chuẩn bị xuất hành. Cô gái giật mình chợt tỉnh cơn mê. Bất ngờ cô đẩy vội anh sang một bên, cuống cuồng kéo quần lên vơ vội tư trang nhoài đứng dậy lao về phía nhà ga. Trời đã nhá nhem tối.

   Anh lính cũng chợt bừng tỉnh, xốc quần phóng theo; vừa lao theo cô vừa đóng xanh tuya...Và cuối cùng anh cũng kịp đỡ cô lên tàu thì vừa lúc tàu chuyển bánh...
  Thế mà đã trên năm mươi năm.
...
Hấp háy đôi mắt già , ông kể tiếp
  Bác chẳng hối hận gì chuyện ấy. Tuổi trẻ mà, có lúc làm những việc ngu không chịu được. Bác không kịp hỏi tên, và cô ấy cũng chẳng biết tên bác. Nhưng có một nỗi đau đến bây giờ vẫn không gỡ ra khỏi cái đầu. Số là sau khi tàu chuyển bánh khuất sau lớp núi, bác lững thững trở về đồn thì chợt  phát hiện ra mình mất băng đạn k54 giắt bên người. Đành phải quay ra chỗ vừa giao chiến mò tìm- chợt thấy bên khóe mép ông thoáng một nét cười- Đạn chẳng thấy lại nhặt được cái túi nhỏ, trong đó bọc gói tiền khá lớn. Bác chợt tỉnh ra. Có lẽ trong lúc cuống quít chắc cô ấy cầm nhầm túi đạn  của mình lại cứ tưởng túi tiền cũng nên...
  Sau đấy rất nhiều năm, mỗi chuyến tàu ngược bác đều kiếm cớ có việc lảng vảng ra ga mong  gặp lại cô ấy, hoặc mong  cô ấy tự tìm đến đồn mà không gặp lại bao giờ. Bác đóng tại đồn ấy nhiều năm, vào Đảng, rồi là sĩ quan cho đến lúc phục viên...
  Tôi lẳng lặng ngồi nghe ông thổ lộ, câu chuyện như suối nguồn róc rách thầm thĩ giữa rừng sâu. Ông bảo bao nhiêu năm rồi đã cố tìm lại cô ấy để trả lại túi tiền rơi. Chỉ sợ cô ấy nghĩ mình là thằng đểu. Đã ngủ với cô ấy rồi lại còn ăn cắp túi tiền. Cứ nghĩ thế là lại không sao  ngủ được.
  Đêm đã vào sâu, người lính già ngồi không nói thêm lời nào nữa. Ông im pho như bức tượng đồng. Bóng ông nhòa vào bóng đêm cùng nỗi băn khoăn nửa thế kỉ nay chưa một phút rời bỏ tâm trí...

http://dongngandoduc.multiply.com/journal/item/201/201

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Bác sỹ riêng của Mao - tiếp theo



Tôi không hối tiếc vì cái gì đã xảy ra. Hơn hai mươi năm tôi hàng ngày ở bên cạnh Mao, tháp tùng ông trong các chuyến đi và kiên trì giúp ông trong những hội nghị dài. Đối với Mao tôi không những là bác sĩ riêng mà còn là người tin cẩn. Ông tâm tình với tôi chuyện riêng tư và các bí mật chính trị. Và tôi có thể là người gần gũi với ông hơn cả Uông Đông Hưng – người bảo vệ tin cậy của ông.
Trong những năm đầu, tôi ngưỡng mộ Mao. Ông đã cứu Trung hoa khỏi ách đô hộ Nhật bản và ông được coi như sứ giả của Trời. Nhưng trong những năm Cách mạng văn hoá ước mơ của tôi về nước Trung hoa mới, về tự do, không bị đàn áp và công bằng đã bị tan thành mây khói. Tôi không tin vào lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, mặc dù tôi là đảng viên đảng cộng sản Trung quốc. Nhìn vào điện tâm đồ đang chạy một đường thẳng nhịp tim người cầm lái vĩ đại, tôi cảm thấy kết thúc một kỷ nguyên và hiểu rằng ngôi sao của Mao đã tắt hẳn. Một ý nghĩ xâm nhập đầu tôi, và tôi thấy kinh sợ. Cái gì chờ tôi? Sự sợ hãi này đã theo tôi từ sớm hơn.
Nhìn vào xác lãnh tụ không còn linh hồn và bộ mặt những người đang đứng cạnh xác chết, tôi hiểu rằng họ cũng an tâm với số phận của mình. Cuộc sống ở Trung Nam Hải luôn luôn giấu sự nguy hiểm, và bây giờ tôi bỗng thấy nó tiến gần đến. Cái nhìn của tôi xoáy vào Giang Thanh.
- Đồng chí làm cái gì thế? – Bà ta hỏi tôi – Đồng chí phải trả lời tôi đấy!
Tôi chờ đợi lời buộc tội này. Giang Thanh nổi tiếng là mưu mô và bội bạc. Quan hệ của chúng tôi bắt vẩn đục đã hai mươi trước, năm 1972 bà ta thậm chí còn thậm chí buộc tội tôi là gián điệp.
Hoa Quốc Phong tiến đến bà nhận xét rằng tất cả mọi việc diễn ra trước mắt ông ta, và bác sĩ đã làm tất cả mọi cái có thể.
Vương Hồng Văn xác nhận lời thủ tướng:
- Tất cả chúng tôi không dời khỏi Mao.
Vương Hồng Văn là người trẻ nhất trong số ủy viên Bộ Chính trị, và đôi khi người ta gọi đùa là tên lửa do việc thăng tiến nhanh. Từ một nhân viên quèn ở bộ phận an ninh ở một nhà máy ở Thượng Hải, ông leo đến đỉnh cao quyền lực chính trị. Không ai có thể hiểu vị thế của Mao với con người trẻ này và tha cho anh ta về sự thăng tiến nhanh thế này. Vương Hồng Văn, gày gò, trông cũng đáng yêu vì dáng học thức, nếu bỏ qua cái nhìn của ông ta. Vất vả lắm ông mới học xong trung học, dáng gù, vẻ chậm chạp của ông liệu có ích gì cho lãnh tụ. Vào tháng 5, sau khi sức khoẻ Mao xấu đi đột ngột, Vương Hồng Văn đã nói với tôi và đã đề nghị cho Mao dùng ngọc trai được chế biến thay cho thuốc, nhưng tôi bác bỏ đề nghị này vì lãnh tụ không muốn uống thuốc lạ.
Khi Mao chết, Vương Hồng Văn trong phiên trực của mình hiếm khi có mặt vì còn bận săn thỏ gần một sân bay quân sự bí mật Tạ An. Phần đông thời gian rỗi ông dành để xem phim mang từ Hồng công về. Tôi ngờ rằng Vương Hồng Văn trước đây không phải là người đứng đắn, nhưng quyền lực làm ông hư hỏng thêm.
- Bác sĩ đã báo cáo cho chúng tôi tất cả rồi – Vương Hồng Văn chống chế Giang Thanh.
- Vì sao người ta không báo cho tôi sớm hơn? Giang Thanh trách móc.
Đó là một mánh khóe. Giang Thanh thường xuyên được thông báo về sức khoẻ của chồng và bà thường buộc tội bác sĩ thổi phồng bệnh tật và nói là không tin vào lời các phần tử tư sản. Ngày 27 tháng tám chúng tôi chính thức thông báo cho bà ấy về tình trạng sức khoẻ nguy kịch của Mao, nhưng bà phớt lờ lời báo trước của chúng tôi và vẫn đi kiểm tra công tác ở Đại Trại, nơi mà bà ta lãnh đạo một công xã nông nghiệp kiểu mẫu. Hoa Quốc Phong đã thông báo gấp cho Giang Thanh ngày 5 tháng 9, nhưng bà ta thậm chí chẳng thèm chú ý tới sức khoẻ ông chồng, và chỉ kêu là mệt mỏi.
Ngày 7 tháng 9 sức khoẻ của lãnh tụ đã trở nên quá xấu, và Giang Thanh buộc phải gặp các bác sĩ. Bà bắt tay từng người và nói Đây là vinh dự lớn lao và hạnh phúc cho các đồng chí đấy. Giang Thanh gần như tin chắc rằng bà ta sẽ thay thế chỗ Mao và nghĩ chúng tôi chỉ còn mơ ước về điều đó.
Một số bác sĩ lần đầu tiên thấy bà ngạc nhiên về tính lạnh lùng và tàn bạo của bà. Uông Đông Hưng có lần nói với tôi rằng không có gì đáng ngạc nhiên cả: Mao – vật cản duy nhất trên đường nắm quyền của bà. Bà đã chờ đợi cái chết của Mao và cuộc đấu tranh giành quyền lực càng căng thẳng theo từng phút sống của Mao Chủ tịch.
Giang Thanh cầm đầu nhóm các nhà cách mạng cực đoan trong đảng, gồm Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Viên Tân (cháu Mao) và Trương Xuân Kiều, một lý thuyết gia gốc Thượng Hải có quan điểm tả và nhà tư tưởng chủ chốt Cách mạng văn hoá. Ông thích lặp lại câu nói Cỏ dại của chủ nghĩa xã hội còn quý hơn cao lương chủ nghĩa tư bản .
Lúc Giang Thanh giận dữ, Trương Xuân Kiều bồn chồn đi đi lại lại, chắp tay sau lưng. Viên Tân lục lọi khắp phòng với ánh mắt tăm tối dường như muốn tìm một cái gì đấy.
Mao Viên Tân là con trai của Mao Trạch Minh, em út của Chủ tịch. Trong chiến tranh thế giới thứ II Mao Trạch Minh bị tỉnh trưởng Xuyên Giang, tây bắc Trung hoa kết án tử hình. Chính tỉnh trưởng Thân Tử Hải từng là người cùng chí hướng với Mao Trạch Minh, nhưng sau khi phát xít tấn công Liên-xô đã chạy sang hàng ngũ Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng. Sau đó vợ của Mao Trạch Minh cũng bị bắt và bản thân Viên Tân được sinh ra trong tù. Ra tù, mẹ Viên Tân đi lấy chồng khác, và Mao phải nuôi đứa cháu của mình. Sau năm 1949 Mao đưa cháu vào Trung Nam Hải, nhưng hiếm khi nhòm ngó đến cháu.
Tôi được chứng kiến tận mắt Viên Tân lớn lên như thế nào. Trong những năm còn bé, quan hệ của anh ta với Giang Thanh rất phức tạp. Tuy nhiên năm 1966, khi bắt đầu Cách mạng văn hoá, anh ta dao động và tham gia nhóm Giang Thanh. Người ta bổ nhiệm anh ta chức chính ủy quân sự ở Triết Giang, đông bắc Trung hoa. Sau đó, năm 1975, khi Mao bị ốm nặng và không thể tham gia cuộc họp Bộ Chính trị, Viên Tân trở thành người liên lạc giữa lãnh tụ và những người lãnh đạo đảng và có chút ít quyền hành. Giang Thanh vẫn tin tưởng vào người cháu.
Đám bác sĩ và hộ lý lo hãi nhìn vào bộ mặt giận dữ của Giang Thanh. Uông Đông Hưng nói một cái gì đó với Trương Diêu Tự, người phụ trách nhóm cận vệ của Mao. Hận thù giữa Uông Đông Hưng và Giang Thanh đã từ lâu. Uông Đông Hưng hoàn toàn không sợ, phớt lờ sự công kích của bà và chiếm lấy một số chức vụ. Là trưởng ban tổ chức Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc, Uông lúc ấy lãnh đạo cơ quan mật vụ và là bí thư đảng của bộ phận bảo vệ riêng Mao, đảm bảo an ninh cho các lãnh tụ đảng cộng sản Trung quốc và dinh thự ở Trung Nam Hải. Trước Cách mạng văn hoá Uông Đông Hưng đã từng là thứ trưởng bộ công an.
Trương Diêu Tự, cũng như Uông Đông Hưng, cũng là cựu trào trong đảng và từng tham gia cuộc Trường Chinh. Cả hai đều người Giang Tây. Họ cũng từng bị kết án.
Bỗng nhiên Giang Thanh đổi giận làm lành. Có lẽ bà ngộ nhận con đường tới quyền lực chỉ còn gang tấc, bà sẽ nhanh chóng trở thành người thống trị.
- Thôi được – bà nói – các đồng chí đã làm tất cả những điều có thể và các đồng chí chẳng sung sướng gì. Xin cám ơn tất cả mọi người.
Quay người sang cô phục vụ, bà đề nghị chuẩn bị cho bà bộ áo tang bằng vải lụa đen. Giang Thanh đã chuẩn bị nhỏ nước mắt cho người chồng vĩ đại của mình.
Hoa Quốc Phong đề nghị Uông Đông Hưng gấp rút triệu tập phiên họp. Phần đông những người có mặt sắp ra về, thì bỗng nhiên Trương Ngọc Phượng vừa khóc vừa nói:
- Chủ tịch bỏ chúng ta rồi! Ai sẽ làm với tôi đây?
Giang Thanh tiến đến ôm cô, khuyên nhủ đừng khóc.
- Bây giờ cô sẽ làm việc với tôi – bà nói.
Nước mắt của Trương Ngọc Phượng tức thời biến mất. Cô ta không giữ nổi nụ cười và trả lời:
- Tôi rất cám ơn đồng chí, đồng chí Giang Thanh ạ.
Tôi hiểu rõ Giang Thanh lịch sự yêu cầu Trương Ngọc Phượng đừng cho ai vào buồng Mao, và thu nhặt tất cả các giấy tờ nằm trong phòng và đưa lại cho bà ấy. Sau đấy Giang Thanh mới đi vào phòng lớn chờ cuộc họp Bộ chính trị. Trương Ngọc Phượng vui vẻ nhận lời và hứa thực hiện nhiệm vụ.
Lúc sau Trương Diêu Tự, đội trưởng đội cận vệ riêng tìm tôi. Ông ta vừa mới bước từ phòng ngủ của lãnh tụ và đang băn khoăn một cái điều gì đó. Trương hỏi có ai trong số người thày thuốc nhìn thấy đồng hồ của Mao không.
- Đồng hồ nào chứ – Tôi hỏi.
- Cái đồng hồ mà Quách Mạc Nhược tặng Mao trong thời kỳ hội đàm ở Trùng Khánh năm 1945.
Mao không có thói quen đeo đồng hồ, nhưng món quà tặng của Quách Mạc Nhược có giá trị lịch sử lớn.
Quách Mạc Nhược là nhà văn lớn nổi tiếng của Trung hoa, nhà khoa học xuất sắc nhiều mặt, là bạn và là người ủng hộ Mao. Một thời gian dài ông là Chủ tịch viện hàn lâm khoa học cộng hoà nhân dân Trung hoa và chết vào năm 1978. Trong cuộc hội đàm lịch sử ở Trùng Khánh qua trung gian Mỹ đã thỏa thuận đạt được hoà giải giữa đảng cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng và hình thành một chính quyền liên minh ở Trung quốc. Do đó ở Trung quốc đã ngăn chặn được một cuộc nôị chiến của tất cả các lực lượng từng kháng Nhật.
- Tất cả chúng tôi đều bận bịu cứu lãnh tụ – Tôi trả lời – Không ai chú ý tới đồng hồ. Vì sao ông không hỏi Trương Ngọc Phượng?
- Tôi thấy Mao Viên Tân cứ loanh quanh chỗ đó. Có thể ông ta lấy chiếc đồng hồ?
- Không ai trong số nhân viên y tế có thể lấy chúng – tôi trả lời.
Trương Diêu Tự lại đi tới giường Mao. Lát sau từ trong phòng lớn nơi bắt đầu cuộc họp Bộ chính trị, Uông Đông Hưng đi ra và mời tôi nói chuyện trong một buồng nhỏ bên cạnh. Qua đấy, tôi biết Bộ chính trị vừa mới quyết định thi hài của lãnh tụ phải được bảo quản khỏi thối trong hai tuần để nhân dân có thể tiễn biệt ông. Bắc Kinh vào tháng chín trời còn rất nóng, và giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc mong muốn công việc bảo quản thi hài phải làm ngay.
Khi Mao còn sống, không ai trong chúng tôi cả gan nghĩ tới vấn đề chôn cất, nhưng bây giờ, thì đó đương nhiên, ai cũng có số mệnh cả.
Tôi đi ra thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo và chuẩn bị thi hài trong lễ viếng, thì một nhân viên bảo vệ chặn tôi lại và nhắc:
- Bác sĩ Lý, đừng làm rối công việc chuẩn bị. Bộ chính trị đang họp, và tôi cảm thấy rằng chẳng có cái gì tốt đẹp hứa hẹn với ông đâu. Chỉ cần ông phạm sơ xuất nhỏ thì ông cũng phải trả giá đấy.
Trong khoảnh khắc đầu tiên sau cái chết của Mao tôi cảm thấy ớn lạnh trong lồng ngực, nhưng nó nhanh chóng bị nén lại và tôi ghi nhận những lời doạ của viên sĩ quan với sự bình thản tự tin.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Người nhập cư, hội chứng đám đông và chúng ta



 Giờ đây 2 chử nhập cư đem lại rất nhiều cảm xúc, bọn nhập cư, dân nhập cư.v.v…đó là những gì mà người ta nói tới với ý nghĩa miệt thị.  Khoan nói tới việc đạo đức, công bằng hay gì gì đó thì ta cũng phải công nhận, những người nhập cư đã đem đến cho Hà Nội và Sài Gòn những trãi nghiệm khó chịu.

 Cách đây hàng trăm năm thì chuyện di dân đã xãy ra, và từ bấy đến giờ VN đã trải qua nhiều lần di dân lớn 1945 do nạn đói ở miền Bắc, năm 1954 do cộng sản lên nắm quyền ở miền Bắc, và năm 1975 do đất nước thống nhất.
 Trong cả 3 đợt di dân lớn nầy thì chúng ta dễ dàng nhận thấy là chỉ sau 75 đến nay là di dân vì lý do kinh tế nhiều hơn là chính trị, và không chỉ người miền Bắc mà là khắp các vùng miền. Trong các khu đô thị hiện nay ta có thể nghe nhiều giọng nói khác nhau.
Nhưng có một sự khác biệt lớn là sau 75 tới nay vì là di dân kinh tế nên trình độ văn hóa rất thấp. Và chính điều ấy làm nên sự xuống cấp của nền văn hóa nước ta. Không phải nói như vậy là đổ hết những tội lỗi lên đầu những người nhập cư. Vì họ cứ mãi mê theo đuổi mục tiêu đi tìm sự sống còn, mãi mê với những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó cảm xúc dần mất, chai sạn, chỉ còn lại những nỗi lo đau đáu từng ngày.
  Nhìn từ bên ngoài chúng ta thấy có vẻ như xã hội đang phát triễn từng ngày, nhưng đằng sau cái mặt tiền hào nhoáng ấy bạn thấy gì? Những khu ổ chuột, những con người khốn khó đi tìm sự sống không chỉ cho chính họ, mà còn cho những người thân của họ ở quê nhà. Họ còn có thể làm gì? Và như thế chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống là điều tất yếu.
 Hàng ngày họ đi cướp, cướp việc của người khác bằng cách nhận thù lao rẽ hơn, cướp đường để đi nhanh hơn, cướp cả những sự tỉnh lặng cần thiết cho người khác ở trường học, ở bệnh viện. Và tất thẫy đã trở thành một hội chứng của đám đông.
 Có nhiều nhà Kinh tế, Chính trị gia đã nói là một xã hội phát triễn luôn đi kèm với những tệ nạn xã hội. Nhưng tôi thì không tin là như vậy, mà cho rằng chính vì một “xã hội kém phát triễn đã tạo nên những bất cập xã hội”
 Tôi cũng là một trong những người nhập cư của 50 năm về trước, nhưng thời của tôi, và thời của những dân di cư 1954 không hề xãy ra những bất cập như vậy. Vào thời đó kinh tế không hề là những điều cấp bách trong cuộc sống thường nhật. Vậy tại sao đất nước thống nhất đã hơn 34 năm, không còn bị ai cai trị, không còn ai lấy cắp tài nguyên quốc gia, sao lại trở nên khốn khổ như vậy.
 Có ai đó biết câu trả lời xin giải thích dùm tôi, để tôi sẽ đi gặp những người nhập cư nầy mà nói cho họ biết, để họ không còn cấp bách rồ ga trong khi đằng trước là đèn đỏ. Để họ không còn giành giựt chổ làm bằng cách làm cho đời sống của mình càng khó khăn hơn. Để họ không còn giành giật cướp đường mà gây kẹt xe. Để họ không còn nóng nẩy hở một cái là rút dao ra đâm người khác…v.v…và v.v…