Tạp Chí Đảng Tau là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng The Xo Vo. Hoàn toàn mở, cho các bạn đóng góp ý kiến, và trong tất cả mọi lĩnh vực. Sẽ hoàn toàn công khai minh bạch, không có vùng cấm trong đây: Ai cũng có thể phê phán Bộ Cả Tin, nếu như các ủy viên BCT có khuyết điểm, hoặc làm sai, làm bậy! Tổng Biên Tập: Té Giếng
Thứ Ba, 24 tháng 11, 2009
Câu chuyện về người lính già
Hôm nay đầu tuần thư giãn nha, ướt át một tí, kéo caulongbachai lại kêu... bùn thấy mồ! Mời đọc truyện ngắn vậy
Ông ngồi trước mặt tôi. Bóng ông lờ nhờ hắt lên vách nhà bởi cái bếp sưởi chỉ có mấy gộc củi to bự chụm đầu vào nhau, hồng rực than, nhưng lửa không bốc lên thành ngọn. Đêm lạnh quây bốn bên sàn. Gió bấc hun hút quất vào vách, nhưng đến quanh bếp thì tắt lịm, ngẩn ngơ tìm hướng khác.
Ông ngồi và lững thững với một nỗi buồn nhàn nhạt vương vất đâu đó trong tâm can. Trí nhớ của ông cũng giống cái bóng chập chờn trên vách, chỉ đậm lên khi có ngọn lửa bốc cao trên bếp. Sau đó lại chập chờn mờ ảo như câu chuyện trôi qua đã nửa thế kỉ.
Hồi ấy ông là một chàng trai trẻ trong lực lượng công an vũ trang trấn tai một đồn cửa khẩu trên đất Lao kai. Hôm ấy sau chuyến tuần tra, anh lính trẻ yêu đời chưa về ngay đồn ngay thì bắt gặp cô gái xách cái túi vải đang quẩn quanh như muốn tìm cái gì. Anh lại gần thì cô gái bảo “ Tàu chậm trên nửa tiếng nên em muốn tranh thủ đi xem cột mốc biên giới nó như thế nào”. Cô nói với anh rằng ở xuôi lên thăm họ hàng. Biên giới với cô cái gì cũng lạ, cô muốn được tận mắt nhìn thấy cột mốc để còn về kể với mọi người. Chuyện nhỏ, anh lính trẻ hồ hởi đưa cô lên ngay cột mốc gần đó.
Chiều đông. Họ đi sát vào nhau.Tuổi trẻ, nên chỉ sau vài câu chuyện hai người trở nên gần gụi như đã quen từ lâu. Khi quay về vượt qua suối để trở ra con đường mòn trở lại ga tầu thì cô gái bước hụt, trượt ngã nhoài. Anh lính trẻ với phản xạ cực nhanh, lao theo đỡ cô. Cô ngã đè lên anh ngay bên bờ cỏ. Trong phút chốc, hơi ấm tỏa sang nhau, nhập vào làm một. Cả hai chẳng nói gì, chỉ còn mỗi cảm giác rối rít không cắt nghĩa nổi. Anh bỗng trở nên điên dại kéo tuột quần cô. Cô đờ đẫn lặng yên như chết. Thế là không còn gì để nói tiếp nữa...
...Chỉ còn cảm giác bản năng trong họ trỗi dậy, họ như một, đã là một. Nóng ran, bổi hổi đầy ứ những xúc cảm nhịp nhàng trong cơn mê đắm...
Giữa lúc hưng phấn tột độ thì từ phía ga, tàu kéo một hồi còi dài, báo hiệu cho khách lên tàu chuẩn bị xuất hành. Cô gái giật mình chợt tỉnh cơn mê. Bất ngờ cô đẩy vội anh sang một bên, cuống cuồng kéo quần lên vơ vội tư trang nhoài đứng dậy lao về phía nhà ga. Trời đã nhá nhem tối.
Anh lính cũng chợt bừng tỉnh, xốc quần phóng theo; vừa lao theo cô vừa đóng xanh tuya...Và cuối cùng anh cũng kịp đỡ cô lên tàu thì vừa lúc tàu chuyển bánh...
Thế mà đã trên năm mươi năm.
...
Hấp háy đôi mắt già , ông kể tiếp
Bác chẳng hối hận gì chuyện ấy. Tuổi trẻ mà, có lúc làm những việc ngu không chịu được. Bác không kịp hỏi tên, và cô ấy cũng chẳng biết tên bác. Nhưng có một nỗi đau đến bây giờ vẫn không gỡ ra khỏi cái đầu. Số là sau khi tàu chuyển bánh khuất sau lớp núi, bác lững thững trở về đồn thì chợt phát hiện ra mình mất băng đạn k54 giắt bên người. Đành phải quay ra chỗ vừa giao chiến mò tìm- chợt thấy bên khóe mép ông thoáng một nét cười- Đạn chẳng thấy lại nhặt được cái túi nhỏ, trong đó bọc gói tiền khá lớn. Bác chợt tỉnh ra. Có lẽ trong lúc cuống quít chắc cô ấy cầm nhầm túi đạn của mình lại cứ tưởng túi tiền cũng nên...
Sau đấy rất nhiều năm, mỗi chuyến tàu ngược bác đều kiếm cớ có việc lảng vảng ra ga mong gặp lại cô ấy, hoặc mong cô ấy tự tìm đến đồn mà không gặp lại bao giờ. Bác đóng tại đồn ấy nhiều năm, vào Đảng, rồi là sĩ quan cho đến lúc phục viên...
Tôi lẳng lặng ngồi nghe ông thổ lộ, câu chuyện như suối nguồn róc rách thầm thĩ giữa rừng sâu. Ông bảo bao nhiêu năm rồi đã cố tìm lại cô ấy để trả lại túi tiền rơi. Chỉ sợ cô ấy nghĩ mình là thằng đểu. Đã ngủ với cô ấy rồi lại còn ăn cắp túi tiền. Cứ nghĩ thế là lại không sao ngủ được.
Đêm đã vào sâu, người lính già ngồi không nói thêm lời nào nữa. Ông im pho như bức tượng đồng. Bóng ông nhòa vào bóng đêm cùng nỗi băn khoăn nửa thế kỉ nay chưa một phút rời bỏ tâm trí...
http://dongngandoduc.multiply.com/journal/item/201/201
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét