

Tạp Chí Đảng Tau là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng The Xo Vo. Hoàn toàn mở, cho các bạn đóng góp ý kiến, và trong tất cả mọi lĩnh vực. Sẽ hoàn toàn công khai minh bạch, không có vùng cấm trong đây: Ai cũng có thể phê phán Bộ Cả Tin, nếu như các ủy viên BCT có khuyết điểm, hoặc làm sai, làm bậy! Tổng Biên Tập: Té Giếng
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012
Vài tấm hình lưu niệm về tài phịa của tintuchangngay.org và ttxva.org

Con chó chờ miếng ăn thừa!
Chờ nhìn quê hương sáng chói
Người lính nào cũng khổ (*)
Từ ý kiến rất xúc động và thực tế của độc giả Bùi Văn Nịt:
đã tạo cảm hứng cho tôi tiếp tục chuyển ngữ một phần tác phẩm "Anger" của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Phần dịch dưới đây, ngoài việc chuyển đến độc giả Bùi Văn Nịt như lời sẻ chia của cá nhân tôi, còn là lời cảm thông với những người lính Việt Nam, đặc biệt những Người Lính đã mất một phần thân thể, bất kể từ chiến tuyến nào.
Bài dịch cũng là lời đòi hỏi giới cầm quyền Việt Nam đã đến lúc phải thực hiện hòa giải hòa hợp dân tộc, bởi chưa bao giờ lòng người ly tán nghiêm trọng như bây giờ, trong đó rất nhiều người hả hê trước hiện tượng thất thế và có thể có những hậu quả cho ông Nguyễn Tấn Dũng trước "biến cố" từ vụ án bầu Kiên. Tôi không dám trách tâm trạng đó, bởi đó là tâm trạng có thể cảm thông trước sai phạm, tội ác ngày một nhiều và rõ hơn, của người CS nói chung và phe cánh Nguyễn Tấn Dũng nói riêng. Tuy thế, chính sự việc bầu Kiên, có phải đẩy Việt Nam đứng trước tình trạng chia rẽ mãnh liệt, trong khi đó người dân Việt Nam lại trở thành nạn nhân đầu tiên và gánh hậu quả nặng nề nhất?
Thỏa ước hòa bình
Chúng ta hãy nói với người mà chúng ta yêu thương: "Em (anh) yêu, trong quá khứ, chúng ta đã gây ra cho nhau quá nhiều đau khổ, bởi lẽ không ai trong chúng ta có khả năng xử lý nỗi giận dữ. Giờ đây, chúng ta phải cùng nhau tạo ra một nghệ thuật để xử lý nỗi giận dữ của chúng ta.
Thiện Tâm có thể loại bỏ sức nóng của nỗi giận dữ và cơn sốt của sự đau khổ. Sự mẫn tiệp có thể mang vui sướng và hòa bình ngay lúc này và ngay ở đây. Kế hoạch dành cho hòa bình và hòa giải của chúng ta cần dựa vào điều này.
Bất cứ khi nào năng lượng giận dữ xuất hiện, chúng ta thường muốn giải tỏa nó bằng cách trừng phạt người mà chúng ta cho rằng họ là cội nguồn mang lại đau khổ cho ta. Điều này được gọi là năng lượng theo thói quen trong ta. Khi chúng ta đau khổ, chúng ta luôn trách cứ người gây ra khổ đau cho chúng ta. Trước hết, chúng ta không nhận rõ, nỗi giận dữ là điều bình thường trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần chịu trách nhiệm trước tiên, nhưng chúng ta lại rất thiệt thà để tin chắc khi đôi co hay trừng phạt người đó, chúng ta sẽ bớt đau khổ. Nên nhổ bỏ niềm tin kiểu này, nếu chúng ta không muốn nó mọc rễ trong tâm hồn mình. Bởi bất cứ điều gì chúng ta làm hay nói trong trạng thái giận dữ chỉ gây tổn thương thêm cho mối quan hệ. Vì vậy, chúng ta không nên cố gắng nói hay làm bất cứ việc gì khi mình đang nổi giận.
Khi bạn nói điều gì đó không tốt hoặc hành động như là sự trả đũa, lúc đó cơn giận của bạn tăng lên. Bạn làm người khác đau khổ thì người đó sẽ cố hết sức đáp trả y như vậy để tâm trạng họ cũng nhẹ nhàng như bạn muốn. Thế là mâu thuẫn tiếp tục leo thang càng cao. Vấn đề này đã xảy ra rất nhiều lần trong quá khứ. Cả bạn và người kia vốn quen thuộc với nổi giận dữ leo thang, nỗi đau khổ leo thang và các bạn không rút ra được bất cứ điều gì từ cái cách đó. Cố trừng phạt người khác nhất định làm tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn.
Trừng phạt người khác nghĩa là trừng phạt chính mình. Điều này đúng trong mọi trường hợp. Quân đội Mỹ trừng phạt Iraq, không chỉ làm Iraq đau khổ mà còn làm cho Mỹ cũng đau khổ. Ngược lại, Iraq cố trừng phạt Mỹ, Mỹ đau khổ và Iraq cũng khổ đau không kém. Điều tương tự như thế xảy ra mọi nơi; giữa người Israel và người Palestin, giữa người Hồi giáo và người Hindu, giữa bạn và người khác. Nó luôn luôn như thế. Vì vậy chúng ta nên thức tỉnh; chúng ta nên nhận thức rõ, trừng phạt người khác không phải là sách lược sáng suốt. Cả bạn và người kia đều là người thông minh. Các bạn có thể sử dụng sự sáng suốt của mình. Các bạn nên cùng nhau thỏa thuận một sách lược giải quyết nỗi giận. Cả hai bạn đều biết rằng cố trừng phạt lẫn nhau thì chẳng khôn ngoan. Do đó hãy hứa với nhau rằng mỗi khi bạn giận dữ bạn sẽ không nói, không hành xử để giải tỏa nó.
Khi các bạn vui vẻ hãy ký một hợp đồng, thỏa ước hòa bình của các bạn, một thỏa ước của tình yêu chân thật, đó là bạn biết nắm bắt lợi thế những khoảng thời gian đó. Chỉ nên dựa vào nền tảng tình yêu chân thực để viết và ký kết thỏa ước hòa bình, không giống như thỏa ước hòa bình mà các đảng phái chính trị ký với nhau. Họ dựa trên tư lợi quốc gia để ký thỏa ước. Họ vẫn tràn đầy hồ nghi và giận dữ. Thỏa ước của các bạn hoàn toàn dựa trên tình yêu thuần khiết.
Vỗ về nỗi giận dữ
Đức Phật không bao giờ khuyên chúng ta che giấu nỗi giận dữ. Ngài khuyên chúng ta quay về với chính mình để xoa dịu nó. Khi một cái gì đó trục trặc xảy ra trong thể xác chúng ta, như ruột, dạ dày, gan, chúng ta phải dừng mọi việc và quan tâm sâu sắc đến vấn để đó. Chúng ta xoa bóp, dùng chai nước nóng lăn lên bụng, chúng ta làm mọi cách có thể để chăm sóc những bộ phận cơ thể này.
Giống như các bộ phận cơ thể chúng ta, nỗi giận dữ là một phần của mình. Khi chúng ta giận, chúng ta nên quay về với chính mình và chăm sóc cẩn thận nó. Chúng ta không thể nói: "Cút đi nỗi giận dữ, mày phải cút ngay. Tao không muốn thấy mày." Khi bạn đau bao tử, bạn không nói, "Tôi không thích bạn - bao tử ạ, xéo đi." Không, bạn chắc chắn chăm sóc nó. Cũng như vậy, chúng ta phải vỗ về và chăm sóc nổi giận dữ của mình. Chúng ta nhận ra nó hiện hữu, vỗ về nó và mỉm cười với nó. Năng lượng mà giúp chúng ta làm những điều này được gọi là sự sáng suốt, sự sáng suốt của di thiền (walking meditation), sự sáng suốt của việc hít thở.
Hạnh phúc không phải là chuyện cá nhân
Điều này có nghĩa là bạn không nên giấu nỗi giận dữ của mình. Bạn phải để cho người khác biết rằng bạn đang giận và đang đau khổ. Điều này rất quan trọng. Khi bạn nổi giận với ai đó, xin đừng giả vờ là bạn không giận dữ gì cả. Đừng giả vờ bạn chẳng đau khổ gì cả. Nếu đó là người yêu mến đối với bạn, thì bạn phải thú thật rằng bạn đang giận dữ và đau khổ. Nói với người đó theo cách bình tĩnh.
Trong tình yêu chân thật, không có chỗ cho kiêu hãnh. Bạn không thể giả vờ rằng bạn chẳng đau khổ cũng như chẳng có gì có thể làm bạn giận dữ cả. Đó là cách tránh né dựa trên sự kiêu hãnh. "Giận dữ ư? Tôi à? Tại sao tôi lại phải giận dữ? Tôi bình thường thôi." Thực tế, bạn không bình thường. Bạn mang tâm trạng như đang ở địa ngục. Nỗi giận dữ đang thiêu đốt bạn và bạn phải nói với vợ, con trai, con gái. Xu hướng chúng ta hay nói: "Tôi không cần em (anh, con, bạn v.v...) mới có hạnh phúc. Tôi có thể tự xoay xở lấy." Đó là sự phản bội với lời thề ước bạn đầu - hứa chia sẻ mọi điều.
Hồi ban đầu, các bạn đã nói với nhau: "Tôi không thể sống thiếu em (anh). Hạnh phúc của em (anh) phụ thuộc vào anh (em)." Bạn đã nói rõ ràng như thế. Tuy nhiên, khi bạn giận, bạn nói ngược lại "Tôi không cần anh (em)! Đừng đến gần tôi! Đừng động chạm vào tôi!" Bạn thích đi vào phòng riêng và khóa cửa lại. Bạn cố hết sức để chứng minh rằng, bạn chẳng cần người khác. Đây là điều rất con người, là xu hướng thông thường. Tuy thế đó không là cách sáng suốt. Hạnh phúc không phải là chuyện cá nhân. Nếu một trong hai bạn không hạnh phúc, người còn lại cũng không hạnh phúc.
Lời bình: Nguyễn Đức Kiên có hạnh phúc không? Nguyễn Tấn Dũng có hạnh phúc không? Phía đối nghịch với Nguyễn Tấn Dũng có hạnh phúc không? Người Việt Nam có hạnh phúc không?
Nguyễn Ngọc Già _________________
(*) Tựa đề cho người chuyển ngữ đặt.
Công an mật vụ theo dõi lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình đông cách bất thường
Mỹ đang thiết lập một NATO phiên bản châu Á
SGTT.VN - Mỹ lên kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á. Khi hệ thống này hoàn tất, Mỹ sẽ thiết lập được một vòng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Trung Quốc và có thể giám sát chính xác bất kỳ một tên lửa đạn đạo nào được bắn từ Trung Quốc ra Thái Bình Dương.
Hệ thống radar X-Band1 của Mỹ được lắp đặt tại khu vực Okinawa của Nhật Bản. Ảnh: TL |
Mỹ mới đây tuyên bố đang lên kế hoạch mở rộng quy mô lớn hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á. Theo đó, Mỹ sẽ bố trí một radar mới ở Nhật Bản và có thể một ở Đông Nam Á liên kết với các tàu phòng thủ tên lửa và hệ thống đánh chặn trên đất liền. Hiện Mỹ dự tính điều động radar phòng thủ tên lửa X-Band đến một hòn đảo chưa rõ tên ở miền Nam nước Nhật. Giới chức quốc phòng Mỹ cho biết radar này có thể được lắp đặt chỉ trong vòng vài tháng sau khi Nhật Bản chính thức đồng ý. Trước đó năm 2006, Mỹ đã lắp hệ thống X-Band tương tự ở tỉnh Aomori, miền Bắc Nhật Bản. Cũng theo báo này, Mỹ đang tìm kiếm một địa điểm ở Đông Nam Á cho radar X-Band thứ ba để tạo vòng cung theo dõi tên lửa đạn đạo phóng đi từ Bắc Triều Tiên cũng như từ Trung Quốc.
Đây là một phần trong hệ thống phòng thủ, bao phủ một vùng rộng lớn ở châu Á, với việc đặt thêm trạm radar ở phía Nam Nhật Bản và có thể ở Đông Nam Á, giúp phát hiện và bắn chặn kịp thời tên lửa của đối phương được phóng đi từ đất liền hoặc từ tàu chiến. Kế hoạch này nằm trong chiến lược phòng thủ mới do chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đề ra theo đó tập trung chú ý tới châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế Mỹ. Một khi công tác bố trí hoàn tất, Mỹ sẽ thiết lập được một vòng cung án ngữ toàn bộ phía Đông và Đông Nam Trung Quốc và có thể giám sát chính xác bất kỳ một quả tên lửa đạn đạo nào được bắn từ Trung Quốc ra Thái Bình Dương. Như vậy, Trung Quốc cũng sẽ không còn điểm đột phá nào để có thể đưa ra sự đe dọa đối với Mỹ.
Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết nước này đang có kế hoạch điều chuyển phần lớn các chiến hạm của mình tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2020. Theo ông Panetta, tới năm 2020, khoảng 60% số tàu chiến của Mỹ sẽ được triển khai ở đây.
Nhằm vào ai?
Việc mở rộng hệ thống phòng thủ diễn ra trong bối cảnh Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực lo ngại về nguy cơ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân cũng như thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp về chủ quyền biển đảo, như tại Biển Đông.
Mặc dù chính phủ Mỹ nói rằng việc bố trí tại châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa là nhằm đối phó với nguy cơ tên lửa của Bắc Triều Tiên, song rõ ràng cách nói này chỉ là sự bao biện nhằm che đậy mục đích chính. Nếu so sánh quân lực giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Mỹ sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa để đối phó Bình Nhưỡng chẳng khác gì “lấy đại bác để đánh ruồi muỗi”, cơ bản là không cần thiết. Cũng giống như việc Mỹ bố trí tại châu Âu hệ thống phòng thủ tên lửa, bề ngoài Mỹ nói là nhằm đối phó với nguy cơ tên lửa của Iran, song trên thực tế là để đối phó với Nga, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Á cũng là nhằm vào một đối tượng chính, đó là Trung Quốc.
Shielders, chuyên gia nghiên cứu về phòng thủ tên lửa của Quốc hội Mỹ cũng công khai nói rằng, trọng điểm trong ngôn từ Mỹ đưa ra là nhằm vào Bắc Triều Tiên, song thực tế là xuất phát từ “con voi lớn” mà Mỹ cần phải đề phòng về lâu dài, “con voi lớn” này rõ ràng là chỉ Trung Quốc.
Hệ thống phòng thủ tên lửa không giống như các loại vũ khí thông thường, một khi được bố trí hoàn tất tại các nước khác nhau, nó sẽ liên kết các nước này lại, hình thành một khối đồng minh quân sự hữu cơ. Trước đây, Mỹ bao vây Trung Quốc chủ yếu là thông qua việc kết đồng minh với từng nước xung quanh Trung Quốc, song giữa các đồng minh này không hề có sự liên hệ về quân sự, Trung Quốc do đó có rất nhiều điểm đột phá có thể lợi dụng. Nay Mỹ bố trí tại châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa, mục đích chính là nhằm liên kết Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước Đông Nam Á lại với nhau, từ đó hình thành một mạng lưới quân sự gắn kết, khiến cho Trung Quốc không còn lối nào để đi.
Các biện pháp khác
Ngoài việc bố trí tại châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ còn áp dụng một số biện pháp khác với các nước đồng minh của mình nhằm thúc đẩy nhất thể hóa quân sự. Mới đây, Nhật Bản đã cùng Mỹ đạt được thỏa thuận, theo đó từ năm tới Nhật Bản sẽ cử quan chức của lực lượng phòng vệ nước này tới thường trú tại Bộ Quốc phòng Mỹ, đây sẽ là quan chức quân sự đầu tiên của Nhật Bản được cử đi thường trú tại cơ quan quốc phòng của Mỹ. Điều này có ý nghĩa rằng quân sự Mỹ-Nhật đã được nhất thể hóa, vào những khi cần thiết, Mỹ có thể điều động quân đội của Nhật Bản, đồng thời làm cho nội hàm đồng minh quân sự Mỹ-Nhật được nâng lên tầm cao mới.
Ngoài ra, theo phía quân đội Mỹ tiết lộ, một vị Thiếu tướng của Australia sẽ trở thành Phó Tư lênh Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ. Việc một người Australia đảm nhận một chức vụ cao như vậy trong quân đội Mỹ, nhìn bề ngoài dường như có cái gì đó không bình thường, song nếu suy xét vấn đề một cách sâu xa, có thể thấy rằng đây là việc làm tiêu chí cho sự nâng cấp của đồng minh quân sự Mỹ-Australia.
Theo báo chí Trung Quốc ý đồ bao vây Trung Quốc của Mỹ đã bộc lộ rõ, mục tiêu của nó là muốn thành lập một NATO phiên bản châu Á. Thông qua hàng loạt biện pháp như bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Á, cái gọi là khối NATO phiên bản châu Á này đã hình thành trên thực tế, chẳng qua chỉ là “hữu thực vô danh”. Một khi thai nghén chín muồi, quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn, Mỹ-Nhật, Mỹ-Australia cùng các nước Đông Nam Á sẽ được hợp lại với nhau dưới sự lãnh đạo của Mỹ, hình thành một tổ chức quân sự mới chuyên nhằm đối phó Trung Quốc. Đến lúc đó, việc tổ chức này được gọi là gì không còn là điều quan trọng.
Chính sách châu Á của Mỹ có nhiều thay đổi
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales cho rằng chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có nhiều thay đổi kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền năm 2009, bằng chứng là Mỹ đã thắt chặt quan hệ với nhiều nước Đông Nam Á, đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, tăng cường hiện diện cả về quân sự lẫn kinh tế tại khu vực này...
Theo Giáo sư Carl Thayer, Tổng thống Obama đã dùng cách tiếp cận đa phương để lật lại thế cờ với Trung Quốc ở khu vực này. Trong khi chính sách của cựu Tổng thống George W. Bush đối với châu Á-Thái Bình Dương là coi trọng các mối quan hệ song phương, giảm tầm quan trọng của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các định chế đa phương, thì từ khi bắt đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Obama đã xem xét mọi điểm yếu của chính sách đó để lật ngược chúng.
Gần đây, để đối phó với thái độ hung hăng hơn của Trung Quốc, Tổng thống Obama đã áp dụng cách tiếp cận đa phương. Đó là lý do khiến Mỹ đến dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, bổ nhiệm đại sứ tại ASEAN, đích thân Tổng thống Obama, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến dự các hội nghị thượng đỉnh của ASEAN. Những động thái đó cho thấy Mỹ quyết tâm chứng tỏ các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến lược của Mỹ nằm tại khu vực này, và Washington quyết tâm hậu thuẫn các chính sách của mình bằng hành động. Đây chính là chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á của chính quyền Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, có một câu hỏi được đặt ra là liệu chính sách này có thay đổi nếu cử tri Mỹ dồn phiếu cho liên danh Romney-Ryan của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới hay không? Theo nhận định của Giáo sư Thayer, nếu ứng cử viên Mitt Romney của đảng Cộng hòa đắc cử tổng thống, chính sách của Mỹ đối với châu Á sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực vì ông Romney có vẻ không chú trọng tới châu Á như ông Obama. Giáo sư Thayer cho rằng khi đó, Mỹ sẽ vắng mặt nhiều hơn trong các sự kiện ở châu Á-Thái Bình Dương, và đây sẽ là một bước thụt lùi trong những thành quả mà Mỹ đã đạt được dưới thời Tổng thống Obama.
Giáo sư Thayer cho biết từ khi đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2009, và ngay cả trước khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Obama đã liên lạc với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Hai nhà lãnh đạo đã nhanh chóng gặp gỡ và đạt được một số thỏa thuận. Giáo sư Thayer hy vọng nếu ông Romney trúng cử tổng thống vào tháng 11 tới, cố vấn của ông sẽ khuyên ông chọn cách hành xử tích cực trước để xem xét tình hình, thay vì chọn thái độ thù nghịch với Trung Quốc ngay từ đầu.
theo toquoc.vn
Hệ lụy của sở hữu chéo
(28/08/2012) Những kẽ hở trong luật pháp, hay nói cách khác là sự buông lỏng trong quản lý, thiếu giám sát chặt chẽ đã khiến ngành ngân hàng nảy sinh nhiều hệ lụy. Mà vụ việc của "bầu” Kiên là một ví dụ. Dư luận hoài nghi, vụ việc của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là một trong rất nhiều đại gia thao túng ngân hàng chưa lộ diện. | |||
Sở hữu chéo và những rủi ro Trước những nghi vấn của dư luận về thực trạng nói trên, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đang có những động thái nhằm giám sát việc sở hữu chéo ngân hàng với những quy định chặt chẽ hơn. Một chuyên gia ngành tài chính ngân hàng nhận định: Động thái này của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm này dù hơi muộn nhưng cần phải làm ngay để bảo đảm tính an toàn cho thị trường tiền tệ nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, không khó để những người muốn sở hữu tỷ lệ lớn hơn quy định, họ có thể không cần đứng tên mà vẫn chi phối ngân hàng thông qua một đối tượng thứ ba. Bởi vậy, lâu nay, trên thị trường ngân hàng, vẫn diễn ra tình trạng đầu tư "lòng vòng” giữa các ngân hàng với nhau. Việc này theo các chuyên gia ngành ngân hàng, không phải là sai vì không phạm luật. Song nó lại gây ra một tình trạng là sẽ tạo một nguồn vốn chủ sở hữu ảo, đe dọa đến sự an toàn của toàn hệ thống. Theo con số báo cáo mà các ngân hàng đưa ra, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại hiện ở mức "có thể an tâm” khi mà có ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn trên 30%. Nếu so với tỷ lệ an toàn vốn trung bình ở các nước có nền kinh tế mạnh chỉ đạt 8 - 9%, thì tỷ lệ này của ngân hàng ở Việt Nam là khá cao. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là con số thực. Nếu thực sự các ngân hàng an toàn vốn 20-30% như báo cáo trên giấy, thì hoàn toàn có thể tự giải quyết được nợ xấu, không cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Song thực tế, thời gian qua lại chứng minh ngược lại: Nợ xấu cao chồng chất và các ngân hàng méo mặt vì nó. Điều này đặt ra nghi vấn: Những con số an toàn của các ngân hàng phải chăng chỉ là con số ảo? Một rủi ro nữa sẽ trở thành hệ lụy của sở hữu chéo, đó là tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăng mạnh. Chẳng hạn khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Ngoài ra, khi các ngân hàng sở hữu cổ phần của nhau, sẽ tạo thành một mạng lưới mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh ngân hàng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách. Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế. Hạn chế đầu tư của các ngân hàng thương mại Và như vậy, rõ ràng, sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một hình thức dễ dàng dẫn đến những đổ vỡ cho toàn hệ thống ngân hàng. Vậy nhưng, thời gian qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã quá lỏng lẻo trong việc giám sát tình trạng này. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu, trong khi ở các nước trên thế giới đều có quy định để hạn chế xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn của ngân hàng và các doanh nghiệp sân sau thì ở Việt Nam lĩnh vực này chúng ta lại quá "non”, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý sở hữu chéo nên dễ dàng bị các đại gia "qua mặt”, họ dễ dàng dùng tiền của dân (lấy từ ngân hàng) để đầu tư. Mặt khác, có thể có những ngân hàng mà vốn chủ yếu được tạo nên do được rót vào bằng tiền gửi tiết kiệm của dân từ ngân hàng trong nhóm. Khi có sự cố xảy ra, những đổ vỡ hàng loạt (kết cục của sở hữu chéo) là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, theo TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tình trạng nhập nhèm giữa chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay cũng là một trong những yếu tố gây nguy hại cho toàn hệ thống. Việc các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua. Và như vậy, theo các chuyên gia tài chính, ngân hàng, nếu tiếp tục buông lỏng trong quản lý cũng như thiếu chặt chẽ trong giám sát, ngành ngân hàng sẽ dễ dàng trở thành "miếng bánh ngon” để các nhóm quyền lực thao túng. Mà hậu quả của nó (khi những nhóm quyền lực bị xung đột về lợi ích) thì không thể lường trước được sự đổ vỡ của nó sẽ lớn đến mức nào. Duy Phương http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/daidoanket.vn/He-luy-cua-so-huu-cheo/9202894.epi
- Xác nhận thủ tướng chỉ đạo vụ Bầu Kiên – ( BBC ). – Việt Nam: Người dân trong vòng xoáy một vụ xì-căng-đan ngân hàng – ( RFI ). – Hạ Đình Nguyên: Từ chỗ đứng người dân nhìn về thời sự đất nước (NLG/ HDTG).- Chủ tịch HĐQT Eximbank: Trung Quốc muốn gây rối lĩnh vực ngân hàng Việt Nam – (RFI) . Ha ha! … Lạ thiệt! Ai chống lưng cho ông Lê Hùng Dũng để ông dám “vu cáo bạn 16 chữ vàng” ngon lành vậy ta? Riêng câu đó cũng đủ đi tù rục xương vì phá hoại chính sách đối ngoại của đảng rồi. Hay là biết sớm muộn gì cũng vô đó, nên ông cứ nói đại năm ăn, năm thua cho rồi? Cho nên, không phải vô lý khi các “thế lực thù địch” đặt câu hỏi này : Tranh giành quyền lực đằng sau vụ bắt giữ ông trùm Việt Nam?
Power struggle behind Vietnam tycoon's arrest? (BBC).
- Bùi Tín: Cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực (VOA's blog).- Bác tin đồn vụ 'Bầu Kiên' – ( BBC ). – Chủ tịch & Phó chủ tịch Techcombank lên tiếng sau tin đồn bắt giữ (Trương Duy Nhất). Vụ “bầu” Kiên: Lúng túng toàn hệ thống – ( RFA ). “ Vấn đề này có thể đánh giá là chủ quan, cho nên là không lường hết được những hiện trạng kinh doanh ngầm ở trong nền kinh tế có hại tới nền kinh tế Nhà nước ”.
- Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cảnh báo về hiện tượng bán khống (VNEco). ““Chúng tôi cho rằng, phiên ngày 27/8 có chịu sự tác động của những tin đồn không chính xác, đặc biệt là tin liên quan đến ông Nguyễn Đăng Quang , Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan.” - Khi các đại gia lần lượt bị bắt – ( RFA ). – Đại gia sau chấn song sắt (Mạnh Quân). Bản gốc của bài đã điểm hôm qua: Đại gia sau chấn song sắt (TVN). - Nhà giàu xứ ta – ( Nguyễn Thông ) |
Roger Mitton - Liệu đây là khởi đầu của sự chấm dứt của đảng cầm quyền tại Việt Nam?
Tuần trước giới truyền thông ngập tràn những câu chuyện về tình hình kinh tế u ám của Việt Nam, như báo Wall Street Journal viết, “đi từ xấu đến tồi tệ”.
Hôm thứ Ba, tờ báo Tuổi Trẻ trong nước cho biết ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt giữ vi những vi phạm về tài chính.
Kiên là một trong 20 doanh nhân giàu có và quan hệ rộng nhất Việt Nam - ông có liên hệ gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và là người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Á châu, một trong những nhà băng lớn nhất nước.
Tin tức về việc ông bị bắt giữ khiến thị trường chứng khoán của Việt Nam vốn đang hấp hối lại phải chịu đựng một cú tuột dốc mạnh nhất trong bốn năm qua và khiến cho những người ký gửi chen vào các chi nhánh của ACB để rút tiền tiết kiệm của mình.
Gần 400 triệu Mỹ kim đã được rút trong vòng hai ngày và ngân hàng trung ương đã phải điều động hàng đống tiền để ngăn chặn việc các ngân hàng thương mại bị thiếu hụt vốn.
Một khoảng thời gian ngắn ngủi có vẻ yên ổn lại bị phá vỡ hôm thứ Năm khi những hãng tin như Agence France Presse chạy tít: “Ông trùm thứ hai bị bắt giữ khi ngành ngân hàng bị nạn rút tiền hàng loạt.”
Lý Xuân Hải, tổng giám đốc ACB, đã hội ngộ trong tù với Kiên vì bị nghi ngờ đã vi phạm nguyên tác tài chính và điều này làm trầm trọng thêm nạn rút tiền và cú tuột dốc 4 tỉ Mỹ kim đầy thảm hoạ trong thị trường chứng khoán.
Bức tranh lại càng u tối một cách thảm hại hơn mà bằng chứng là một bài viết trên trang nhất của tờ New York Times với tựa đề: “Lo ngại về một khủng hoảng kinh tế dâng cao ở Việt Nam.”
Những nỗi lo này được củng cố khi cơ quan Thông tấn xã Việt Nam của chính phủ cho biết vào giữa tuần là giá cả đang lại bắt đầu leo thang.
Trước đây không lâu, để ngăn chặn nạn lạm phát đang hoàng hoành đến mức 30%, chính quyền đã mạnh tay cắt giảm tín dụng và giới hạn tăng trưởng.
Việc này đã có hiệu quả và tỉ lệ lạm phát giảm xuống hàng đơn vị trong năm qua, nhưng cái giá phải trả lại quá đắt.
Tỉ lệ thất nghiệp của giới trẻ tăng vụt, những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ, tiếp theo là nạn thiếu điện trầm trọng, những vụ đình công bất hợp pháp lan tràn và thị trường nhà đất trượt dài vào tình trạng hôn mê hiện tại.
Như bài báo trên tờ New York Times cho biết: “Những thành phố lớn ở việt Nam giờ đây lổn ngổn hàng trăm công trường xây dựng bị bỏ hoang.”
Cùng lúc, sau khi những vụ giảm giá tiền và giá chi tiêu tăng, người dân đã cắt giảm việc tiêu xài; ví dụ sản lượng bán ra và hàng hoá tiêu dùng tại những cửa hàng vừa qua đã giảm từ 20 đến 30%.
Càng làm cho tình hình thêm tồi tệ, lượng đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm nay chỉ chiếm một phần tư so với cùng kỳ ba năm trước.
Hệ quả là, với mức tăng trưởng GDP giờ đây bị giảm sút đến gần 4% và còn tiếp tục đi xuống, Việt Nam đang có một nền kinh tế với hiệu quả tồi tệ nhất trong khu vực và đang đối diện với viễn cảnh đầy đau đớn của một tình trạng khủng hoảng lạm phát.
Như hãng tin Associated Press tường thuật, hiện tại đang có “mối nghi ngờ về tính ổn định tài chính của đất nước vốn từng được xem là một con hổ kinh tế đang lên của châu Á.”
Việc bắt giữ tuần trước diễn ra sau việc kết án Phạm Thanh Bình, cựu tổng giám đốc tập đoàn đóng tàu nhà nước Vinashin, những vi phạm tài chính của ông đã khiến cho công ty này đang phải gánh món nợ 4.5 tỉ Mỹ kim.
Trong cùng lúc ấy, Dương Chí Dũng, cựu giám đốc của tập đoàn hàng hải nhà nước Vinalines, vừa qua đã bỏ trốn sau khi gây nợ 2 tỉ Mỹ kim.
Cả Bình và Dũng đều là những cận thần chính trị của những người đứng đầu đảng, đương nhiên, chẳng ai trong họ bị trừng phạt, cũng như chưa ai trong những người đỡ đầu Kiên hoặc Hải bị chú ý đến.
Nhưng những đám mây của cơn bão chính trị đang dồn đến, và sự bất mãn đối với việc điều hành kinh tế sai trái cũng đang tăng cao, thậm chí trong nội bộ Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở Việt Nam.
Thủ tướng Dũng, người có con gái là Nguyễn Thanh Phượng từng hợp tác với Kiên trong những thương vụ ngân hàng, hiện đang bị công khai thách thức bởi đối thủ lâu dài, Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Sang được tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và phó tổng bí thư Nguyễn Sinh Hùng hậu thuẫn, điều này có nghĩa là ngày tàn của vị thủ tướng đang gần kề.
Trong một bài báo chí tử vào tuần trước, Sang đã tấn công cả những doanh nghiệp nhà nước thiếu hiệu quả cũng như nạn tham nhũng, sự thiếu trách nhiệm và sự suy giảm đạo đức trong chính quyền của Dũng. Có thể ông cũng đã nhắm những chỉ trích của mình vào đảng.
Xin nhại lời của Winston Churchill [*], cơn khủng hoảng kinh tế này có thể không phải là dấu hiệu về sự chấm dứt của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng nó có thể là thời điểm cuối của buổi đầu suy vong của đảng.
Nguồn: Tờ Phnompenh Post
______________________
Chú thích của người dịch:
[*] Nguyên văn của Winston Churchill: “Now this is not the end. It is not even the beginning of the end. But it is, perhaps, the end of the beginning.” - Hiện tại không phải là phút cuối. Thậm chí nó không phải là khởi đầu của phút cuối. Nhưng có lẽ nó là phút cuối của sự khởi đầu.