Tôi hoàn toàn nhận ra rằng người ta có thể buộc tội tôi giết lãnh tụ. Nhà tôi năm đời là thày thuốc. Người ta kể cho tôi rằng trong thời nhà Thanh, trong những năm cai trị của thái hậu Từ Hy, cụ tôi là người rất được kính trọng. Thậm chí người ta đã mời cụ từ quê ra cung vua để làm ngự y. Một cụ tổ khác cũng chữa cho Đồng Trị và sau đó cũng trở thành thày thuốc trong cung.
Người ta kể rằng hoàng đế Đồng Trị thích vi hành. Vua cải trang và đi vào nhà dân trong các ngõ hẻm phía nam Cấm Thành. Gia đình tôi kể là cụ tôi phát hiện ra hoàng đế Đồng Trị bệnh lậu. Thái hậu Từ Hy đã giận dữ vì chẩn bệnh như vậy. Bà tóm tóc vật xuống sàn nhà và lăn lộn, bắt ông tôi phải chữa cho Đồng Trị khỏi bệnh. Chẳng bao lâu Đồng Trị chết, và cụ tôi bị đuổi khỏi hàng ngũ thày thuốc của bệnh viện hoàng cung. Lời buộc tội sai trái vẫn còn gắn với ông đến lúc chết, nhưng người ta bỏ chiếc mũ thày thuốc ngự y vào quan tài ông. Nghề của gia đình tôi vẫn tiếp tục tồn tại và truyền tới thế hệ sau, tuy nhiên do trường hợp của cụ tôi, không ai trong số giòng họ có thể hành nghề trong hoàng cung. Dù thế, chính quyền cao cấp không hiếm khi mượn chúng tôi phục vụ.
Tôi không nôn nóng mong ước trở thành bác sĩ riêng Mao, tuy nhiên hoài bão của tôi chiến thắng lòng tự hào. Đôi lần tôi thử từ bỏ Mao, nhưng nó luôn luôn gọi tôi quay lại. Chỗ tôi làm việc chỉ có gia đình tôi bạn thân được biết thôi. Công tác an ninh của lãnh tụ luôn luôn nguy hiểm vì có những âm mưu gạt bỏ tôi khỏi lãnh tụ. Tất cả những ai biết công việc tôi đầu cảnh cáo rằng tôi có thể chết bất ngờ. Một trong số các chị họ tôi đã nhắc tôi từ năm 1963 rằng: Sức khoẻ của Mao Chủ tịch nằm dưới sự theo dõi của đảng và nhân dân. Nếu ai đó trong số ủy viên Ban chấp hành trung ương tỏ ra không hài lòng về công việc của chú thì họ không tha chú đâu.
Một vài người bạn ngừng thăm tôi. Thậm chí sau khi gia đình tôi rời khỏi Trung Nam Hải khách cũng hiếm khi đến thăm. Một người bạn của tôi ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, là người bạn thân của Đàm Phú Dân, thời gian ấy là chính ủy khu vực Côn Minh. Đàm bị người bảo vệ của chính ông ta xử tử trong Cách mạng văn hoá. Sau đó ai từng có mặt ở nhà Đàm, đều được mời đi thẩm vấn và rồi bị tống vào ngục. Về trường hợp này, cháu tôi cũng đã kể với tôi: May mắn, cháu tôi nhận xét, tôi chưa khi nào ở ngôi nhà này cả. ít lâu sau cô ta ngừng đến thăm tôi.
Tôi khi nào có thể quên lời buộc tội các bác sĩ chữa cho Stalin, về tội mưu sát lãnh tụ Xô viết. Và vì vậy có thể đoán được hành động tương tự trong quan hệ của tôi và y tá điều trị cho Mao. Từ khi Mao gần chết tôi cũng đã âm thầm chuẩn bị ngày bị bắt.
Đầu tháng 9, sau cơn đau tim lần thứ ba của Mao, tôi nhanh chóng chạy về nhà. Tôi vắng nhà đã vài tháng. Tôi chuẩn bị gói quần áo lót và pantô và đồ mặc lặt vặt. Sau đó tôi đi quanh phòng với ý nghĩ từ gĩa nó, bởi vì không còn hy vọng quay trở lại. Vợ tôi đang ở chỗ làm, con tôi ở trường. Sau này vợ tôi kể cho tôi rằng cô ta biết sự xuất hiện của tôi do một bà nói lại. Bà ta kể lại cho vợ tôi là tôi rất vội và có vẻ bồn chồn. Họ cho rằng có một cái gì đáng sợ.
Vì vậy sự thận trọng và doạ của tay bảo vệ đối với tôi hoàn toàn chưa có tác động. Tôi đã chuẩn bị tất cả từ đã lâu. Mao hay nói con lợn chọc tiết không sợ nước sôi. Tôi quẩn quanh trong đầu rằng câu nói thông thái đó ngụ ý cả đến tôi
Trời vẫn tối, tôi gọi về nhà bộ trưởng y tế Lưu Thân Bình và đề nghị gặp khẩn cấp. Tôi không nêu nguyên nhân, chỉ lưu ý rằng cuộc gặp gỡ không có mặt người khác. Lưu Thân Bình là vợ goá của cựu bộ trưởng công an Tạ Phú Trị. Cả hai đều thân cận Giang Thanh. Tôi ngờ rằng Giang Thanh tác động để bổ nhiệm Lưu Thân Bình vào chức vụ bộ trưởng. Tôi biết Giang Thanh mù tịt về y học.
Lưu Thân Bình vẫn ở trong khu Bộ công an, nơi từ lâu có các biệt thự cho người nước ngoài. Ngôi biệt thự mà Lưu Thân Bình đang ở được xây theo phong cách châu Âu cổ, trước kia là toà nhà đại sứ quán nước ngoài. Bà chờ tôi ở phòng khách dường như đang ngái ngủ.
- Mao Chủ tịch đã từ trần lúc một giờ đêm – tôi nói.
Bà bắt đầu thổn thức, nhưng tôi bình tĩnh tiếp tục:
- Chúng ta có nhiều việc, vì vậy đừng mất thời gian. Lãnh đạo mong rằng chúng ta bảo quản thi hài lãnh tụ trong vòng hai tuần lễ. Phải khẩn trương. Họ đang chờ chúng ta.
Bà lau nước mắt:
- Chúng ta cần phải làm gì?
- Chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của các nhà khoa học viện hàn lâm y học. Phải tìm ở các khoa giải phẫu và bệnh lý các chuyên gia mà chúng ta cần.
- Được rồi, trước tiên phải gọi Hoàng Thụ Trạch và Dương Trung tới đã.
Hoàng Thụ Trạch là thứ trưởng bộ y tế, và Lưu Thân Bình thường xuyên trao đổi với ông vì ông có bằng bác sĩ. Dương Trung là bí thư đảng ủy Viện hàn lâm y học.
- Chúng ta không nên phí thời hoài thời giờ trong lúc chờ đợi. Trước tiên chúng ta gọi các chuyên viên đến và sau đó tất cả sẽ gặp nhau ở phòng Dương Trung ở Viện Hàn lâm.
Lưu đồng ý và gọi các chuyên viên, còn tôi đi vào Viện Hàn lâm.
Khi tôi đến thì thấy đang Dương Trung và Hoàng Thụ Trạch ở đó. Cũng có cả các chuyên viên – Trương Bình Thân, giáo sư khoa giải phẫu học và Ngô Thanh, vợ ông, trạc 40 tuổi – giáo sư khoa đại thể. Lưu Thân Bình vẫn chưa thông báo cho họ về lý do cuộc gọi ban đêm, và Trương Bình Thân bối rối nhìn qua cửa sổ.
Sau này tôi hiểu rằng các cuộc gọi như thế xảy ra từ sớm hơn. Trong những năm Cách mạng văn hoá Trương Bình Thân thường bị kéo ra khỏi giường ấm để làm giấy chứng tử về cái chết của người bị tử hình hoặc tự tử. Bởi vì hồng vệ binh thường dính dáng trong những cái chết đó, người ta không muốn đưa vụ việc công khai, nhưng giấy chứng tử cái chết có thể được dùng làm văn bản kết tội cho nên phải cần tới chuyên viên.
Trương Bình Thân bớt chế nhạo đám tiểu tướng Hồng vệ binh. Ông sợ nhất là bị gán cái nhãn phản cách mạng thì mờ đời. Đúng ra đó là bản án tử hình. Mới đây người ta đã gọi ông vào ban đêm để khám thi thể ông cựu bộ trưởng bộ công an Lý Chấn tự sát bằng thuốc ngủ. Do kết luận mà ông ký nên ông đã hai tháng liền phải qua lại đến trụ sở bộ công an và vì thế khi tôi thông báo lãnh tụ từ trần thì bộ mặt Trương trở nên hết lo lắng.
Các chuyên viên nói rằng việc bảo quản thi hài Mao trong vòng hai tuần không phải là phức tạp. Để làm điều đó chỉ cần tiêm hai lít formaldehyde. Hoàng Thụ Trạch và Dương Trung chấp nhận phương pháp này. Trương Bình Thân và Ngô Thanh chuẩn bị bơm tiêm và thuốc và đi cùng tôi vào Trung Nam Hải. Phố xá vẫn còn vắng. Lúc đó là 4 giờ sáng và những tia nắng vẫn chưa xuất hiện. Nhân dân Trung quốc vẫn còn chưa biết lãnh tụ vĩ đại không còn trên đời từ mấy tiếng rồi.
Bộ Chính trị vẫn còn họp. Sĩ quan trưởng bảo vệ nhìn thấy tôi nói là Uông Đông Hưng và nguyên soái Diệp Kiếm Anh mấy lần hỏi tìm tôi. Ông nói thêm là Bộ Chính trị đã thảo xong bản thông báo cho đảng, quân đội và tất cả nhân dân Trung quốc và sẽ được truyền qua đài phát thanh vào lúc 4 giờ sáng.
Tôi nóng lòng chờ thông báo chính thức, bởi vì tôi hiểu rằng sẽ rõ mọi chuyện và liệu người ta có bị buộc tội tôi và các y tá do tôi phụ trách về cái chết của Mao hay không.
- Trong thông báo nói về bệnh và cái chết của Mao thế nào? – tôi lo lắng hỏi.
Ông ta đưa tôi một bản copy.
- Đồng chí tự đọc lấy.
Tôi tóm lấy tờ giấy và dòng đầu tiên lập tức đập vào mắt tôi. Trong đó viết:
… các bác sĩ đã làm mọi thứ có thể, nhưng do tình trạng sức khoẻ của ông không còn hy vọng. Ông qua đời lúc 0 giờ 10 phút ngày 9 tháng 9 năn 1976 tại Bắc Kinh .
Đọc tiếp không có ý nghĩa nữa.. Tôi đã nằm ngoài vòng nghi ngờ rồi. Sau đó vài ngày, 13 tháng 9, tên tôi xuất hiện trên tờ Nhân dân nhật báo ở đó chức danh tôi là lãnh đạo nhóm bác sĩ chữa Mao. Thế là nguy hiểm đã qua.
Ngay khi tôi xuất hiện ở phòng họp mười bảy ủy viên Bộ chính trị, thì Uông Đông Hưng gặp tôi và nói rằng cần thảo luận gấp riêng với tôi. Chúng tôi đi vào phòng nhỏ, Uông Đông Hưng hỏi tôi tôi đã đọc thông báo chưa.
Tôi trả lời rằng vừa đọc được mấy đọan đầu tiên. Uông cười nhạt:
- Bộ chính trị vừa mới chấp thuận quyết định bảo quản thi hài lãnh tụ lâu dài. Đồng chí hãy nghĩ đi làm điều này thế nào cho tốt nhất.
Tôi như bị quay cuồng.
- Nhưng các ông vừa mới nói chỉ chỉ hai tuần thôi. Vì sao các quyết định bảo quản thi hài lâu dài? Năm 1956 chính Mao bằng văn bản đã bày tỏ mong muốn được hỏa táng. Tôi nhớ rõ thế.
- Đây là ý nguyện của Bộ chính trị. Chúng tôi đã thông qua quyết định này mấy tiếng trước đây – Uông Đông Hưng nói thêm là ông và thủ tướng Hoa Quốc Phong đã ủng hộ quyết định này.
- Nhưng cũng cần phải hiểu rằng – tôi nói – thậm chí sắt và thép còn bị thời gian huỷ hoại, nói gì đến xác người chết. Làm thế nào để ngăn cản thối rữa bây giờ được.
Lúc ấy tôi nhớ chuyến đi của mình với Mao năm 1957 tới Moskva và thăm lăng Lê nin và Stalin. Thi hài của họ liên tưởng tới xác ướp Ai cập héo quắt. Người ta kể cho tôi là mũi và tai của Lê Nin đã hoàn toàn bị hỏng và được thay bằng sáp. Bộ râu nổi tiếng Stalin cũng hoàn toàn bị hỏng dù là kỹ thuật ướp xác của Liên-xô hoàn thiện hơn Trung quốc. Tôi không không thể đề nghị xem chúng tôi giữ xác Mao như thế nào.
- Ông cần phải hiểu tình cảm của chúng ta – Uông trả lời và nhắm mắt lại.
- Tôi hiểu tất cả, nhưng các nhà khoa học Trung quốc chưa tiếp cận với cái này – Tôi trả lời.
- Chỉ cần ông tìm cho được những người có khả năng làm việc này. Lãnh đạo đảm bảo tất cả các điều kiện cần thiết – Uông kiên trì.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, bị liệt, người cao tuổi nhất trong số đảng viên cộng sản và người sáng lập giải phóng quân Trung quốc gặp tôi. Tôi rất quý ông nguyên soái. Ông quan tâm đến quan điểm của tôi về quyết định vừa được thông qua và tôi phải nói đi nói lại cho ông biết tất cả các khó khăn. Lặng đi một lát ông nói:
- Chúng ta không còn sự lựa chọn nữa, chúng ta cần thực hiện quyết định của Bộ chính trị. Tôi cho rằng bác sĩ Lý nên tiếp tục tham khảo những người tin cậy, và có thể đề nghị viện mỹ thuật trang trí ứng dụng. Có thể người ta ở đó làm được hình Mao bằng sáp. Nếu nó giống y thật, thì khi cần thiết thì trong tương lai chúng ta sẽ dùng nó để thay thế thi hài lãnh tụ.
Tôi giật thót tim. Đến cả Diệp Kiếm Anh, phó Chủ tịch ủy ban khoa học kỹ thuật và công nghiệp quốc phòng cũng đòi làm những điều không thể làm được.
Uông Đông Hưng cũng đồng ý với Diệp Kiếm Anh, và yêu cầu tôi không kể cho ai.
Đến tận giờ, tôi không biết có bao nhiêu ủy viên Bộ chính trị biết về phương án phiên bản Mao bằng sáp. Có thể điều này bí mật đến mức thậm chí Giang Thanh cũng không biết.
Tôi trở vào phòng chưa thi hài. Trong phòng chất đầy thiết bị y học, và chúng tôi chuyển thi hài sang buồng thoáng hơn nối liền với phòng Bộ chính trị vừa họp. Nhiệt độ không khí khoảng 26 độ, là tương đối cao. Tôi đề nghị hạ nhiệt độ xuống 10 độ, tuy nhiên nhân viên phục vụ từ chối làm điều này. Họ tuân lệnh Giang Thanh giữ nghiêm nhiệt độ cao như thế. Họ giải thích rằng trong toà nhà có mặt tất cả các nhà lãnh đạo trong nước. Họ khuyên tôi đề nghị trực tiếp với lãnh đạo. Điện ở Trung Nam Hải lấy từ hai trạm điện và đủ cung cấp để đảm bảo nhiệt độ bình thường trong phòng không phụ thuộc vào thời tiết bên ngoài. Thậm chí trong toà nhà 202 xây riêng cho Mao, lại không có khả năng điều hoà nhiệt độ cho từng phòng riêng biệt. Tôi vào phòng họp đề đạt quyết định Bộ chính trị giảm nhiệt độ trong toà nhà. Sau đó các cuộc họp Bộ chính trị chuyển sang thời gian khác.
Khi tôi trở lại thì Trương Bình Thân và Ngô Thanh đã tiêm xong formaldehyde. Tôi kể cho họ về quyết định mới của lãnh đạo và cả hai thống nhất rằng giữ thi hài lãnh tụ nhiều năm trong thời điểm hiện nay thực tế là không thể.
Tôi đề nghị họ chấp hành quyết định lãnh đạo Chúng ta cần phải tìm cách để làm điều này. Tôi đề nghị ai đó trong chúng ta vào thư viện viện hàn lâm y học và cố tìm xem một tài liệu về vấn đề này
Sau một tiếng, Ngô Thanh từ thư viện gọi cho tôi nói là đã đọc qua phương pháp bảo quản xác lâu dài. Theo phương pháp đó thì tiêm vào thân thể người chết khoảng 12-16 lít formaldehyde tùy theo trọng lượng xác. Đồng thời làm việc đó trước 4 đến 8 giờ sau khi chết. Quy trình dừng lại khi mà dung dịch đã lấp đầy ngón tay và ngón chân người quá cố.
Bà ta cũng tìm thấy mô tả lý thuyết phương pháp này trong một tài liệu nước ngoài, nhưng lại không tin vào kết quả thực nghiệm và đề nghị tham khảo ý kiến với các ủy viên Bộ chính trị. Tôi gặp Uông Đông Hưng, nhưng ông ta giận dữ giận dữ nói:
- Các đồng chí là chuyên gia và tự quyết định lấy. Đừng có vì việc này phải họp Bộ chính trị. Thậm chí nếu chúng tôi họp lại thì việc này cũng nằm ngoài tầm hiểu biết quyết của chúng tôi. Tôi khuyên đồng chí nên đi và làm việc.
Trong phòng xuất hiện thêm hai gương mặt mới – Trương, từ bệnh viện Hàn lâm y học và Mạc ở bộ phận bệnh lý học bệnh viện Bắc Kinh. Trương giúp tiêm formaldehyde vào thi hài, còn Mạc lo việc trang điểm người quá cố. Tôi thông báo rằng công việc bắt đầu. Đến 10 giờ sáng thì xác Mao đã được tiêm dung dịch nhiều hơn là dự kiến. Chúng tôi quyết định làm điều này để lấy hy vọng.
Kết quả làm mọi người choáng váng. Mặt Mao phồng lên như quả bóng, cổ dày lên đẩy lên đến đầu. Da thì bóng lên và từ chân lông phun ra những hạt formaldehyde bé li ty. Thân người phồng lên khác thường. Mấy tay bảo vệ và người giúp việc hết sức sợ hãi không nói nên lời.
- Sao lại ghê thế này – Trương Ngọc Phượng thét lên – Các ông làm thân thể Chủ tịch thành cái gì thế?
Mặc sự cố, Ngô Thanh không bối rối. Nhưng Trương Bình Thân thì thấy hãi thật. Ông ta mặt tái nhợt lộ vẻ lo sợ.
- Đừng lo – tôi an ủi ông – Chúng ta phải nghĩ một cái gì đó xem.
Chúng tôi đã đưa vào xác nhiều formaldehye nhưng lấy chúng ra như thế nào đây.
- Chỗ nào không chữa được thì phủ quần áo lên, nhưng mặt và cổ thì phải sửa – tôi trả lời.
Trương đưa ra ý kiến xoa bóp để dung dịch chạy xuống dưới thân. Tất cả mọi người xúm lại lấy gạc và bông băng quấn quanh để đẩy dung dịch xuống thân. Trương sợ hãi đến nỗi làm rách mẩu da cổ Mao. Ông sợ thực sự, nhưng Mạc động viên, nói là dùng son phấn sẽ che được. Sau một phút thì bàn tay lành nghề của Mạc đã che phủ thiếu sót của Trương, và cổ Mao không khác trước đây.
Chúng tôi làm đến ba giờ sáng, cuối cùng thì bộ mặt Mao coi cũng giống như trước đây. Cổ đã bé bớt. Đám bảo vệ và người giúp việc nhận xét rằng bây giờ thì Mao trông được hơn. Vất vả lắm họ mới thay được quần áo và phải rạch chúng từ phía lưng.
Đúng lúc này Hứa Thế Hữu tư lệnh quân sự Quảng Châu bước vào phòng là. Ông ta vừa tới Bắc Kinh và ngay lập tức quyết định viếng lãnh tụ lần cuối.
Hứa Thế Hữu là một trong những tướng tài của Trung quốc. Ông vào đảng từ hồi trẻ và tham gia cuộc Trường Chinh. Hứa Thế Hữu sinh ra trong một gia đình rất nghèo và từ thuở thơ ấu đã phải bỏ nhà và trở thành một phật tử tại chùa Thiếu lâm thuộc tỉnh Hồ Nam. Ngôi chùa này nổi tiếng thế giới nhờ món võ thuật phương đông mang tên ngôi trường của nó. Bố mẹ Hứa Thế Hữu là nông dân và Hứa Thế Hữu chỉ được dạy đọc trong quân đội. Ông là người thô lỗ và chân chất, nhưng theo Uông Đông Hưng kể, thì Hứa có sức khoẻ phi thường có thể một mình chọi 20 kẻ thù, Hứa không thích Giang Thanh và trung thành với Mao như một con chó.
Nhìn Mao, Hứa Thế Hữu theo truyền thống cổ Trung quốc cúi vái ba lần sau đó quay sang tôi hỏi:
- Bao nhiêu ga-ma ở Mao trước khi chết?
Tôi không thể hiểu ông ta nói gì, nhưng Hứa Thế Hữu tiếp tục:
- Con người ta mỗi người có 24 gama. ở Chủ tịch có bao nhiêu? Tôi không biết trả lời thế nào.
- Đồng chí bác sĩ giỏi mà không biết ga-ma là cái gì? Hứa Thế Hữu xỉ nhục tôi
Cho đến nay tôi vẫn không hiểu có phải đấy là trò đùa không. Các bạn của tôi, biết nhiều về thuyết phật giáo giải thích cho tôi là theo thuyết của Phật trong mỗi cơ thể người sống có 24 gama, nhưng nó là cái gì thì không ai trong số họ có thể nói ra được.
Hứa Thế Hữu hai lần đi quanh thi hài Mao nói:
- Giống như ma quỷ. Sao trên mình mẩy lại có vết chấm đen?
Sau đó lại vái ba lần và đi ra.
Mạc kết thúc trang điểm, chúng tôi hài lòng với công việc, phủ lên thi hài đảng kỳ có búa liềm nền đỏ tươi. Đêm 9 rạng ngày 10 tháng 9, gần một đêm sau khi Mao chết, chúng tôi bỏ xác Mao vào quan tài thuỷ tinh. Một vài ủy viên Bộ chính trị chụp ảnh quanh quan tài. Sau đó thi hài Mao được chở đi bằng xe cứu thương. Tôi ngồi cạnh quan tài, xe chúng tôi ra khỏi cổng Trung Nam Hải về phía nam Bắc Kinh trong đêm vắng người. Để linh cữu Mao vào gian hội nghị hiệp thương toàn Trung quốc, ở đó trong thời gian một tuần sẽ làm lễ truy điệu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét