Uông Đông Hưng, phụ trách việc giữ gìn giấy tờ Mao, đảm trách an ninh trong phòng, nơi nhân dân từ gĩa lãnh tụ của mình. Hàng chục nghìn người được sàng lọc kỹ càng về an ninh để rồi được vinh dự vĩnh biệt Chủ tịch. Trong ngày quốc tang các lãnh đạo cao cấp Trung quốc đứng quanh quan tài Mao. Vì thế Uông không có thời gian theo dõi giấy tờ của Mao, và ông không biết ý đồ của Giang Thanh nhặt giấy tờ của chồng bà. Cận vệ riêng của Mao là Trương Diêu Tự báo cho Uông. Uông Đông Hưng vội gặp Trương Ngọc Phượng và nói trách nhiệm của cô là bảo quản giấy tờ của lãnh tụ, không được nghiêng ngả bên này bên kia! Đó là tài sản Ban chấp hành trung ương đảng và phải nằm ở đây, trong nhà của ông, không ai được phép mang đi.. Trương Ngọc Phượng khóc thút thít.
- Đồng chí Giang Thanh – ủy viên Bộ chính trị và là vợ của Mao Chủ tịch, Viên Tân – người liên lạc của ông với Bộ chính trị và cũng là cháu. Tôi không thể cản họ. Phải làm gì bây giờ?
- ừ – Uông nói – tôi sẽ cử người đến và sẽ kiểm tra lại tất cả giấy tờ có mặt, nhưng phía cô phải yêu cầu Giang Thanh trả lại tất cả giấy tờ đã lấy đi.
Tuy nhiên Giang Thanh từ chối trả lại, Hoa Quốc Phong phải can thiệp.
- Xác Mao của Chủ tịch còn chưa nguội mà các ông đã định áp bức tôi – Giang Thanh phẫn nộ.
Về sau Uông Đông Hưng nói cho tôi rằng một số giấy tờ bị lấy mất hoặc bị thay thế. Có khả năng Giang Thanh đã vứt bỏ các giấy tờ phê bình bà ta.
Tôi bắt đầu chọn người cho đề án bảo quản lâu dài xác lãnh tụ. Trong tay tôi có hơn 20 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giải phẫu, bệnh lý và hoá hữu cơ. Họ từ các miền của đất nước.
Chúng tôi chú ý phương pháp cổ truyền bảo quản. Một số bộ phận có thể giữ hàng trăm năm. Tuy nhiên chúng tôi hiểu rằng thi hài Mao được tiến hành khác đi. Người ta ướp các xác cổ chôn sâu trong lòng đất nơi không có oxy. Xác được bao bọc một lớp sáp và được đặt vào trong một chất lỏng giống thủy ngân. Khi mang ra ngoài không khí thì rữa ngay trước mắt.
Người ta cũng biết rằng bảo quản thi hài Lê nin ở Moskva như thế nào, nhưng quan hệ với Liên-xô là xấu và thậm chí không thể đi đến đó được, và cũng không thể nói chuyện được. Chúng tôi gửi hai người đến Hà nội – nơi đó bảo quản thi hài của lãnh tụ của nhân dân Việt nam Hồ Chí Minh. Nhưng chuyến đi không kết quả. Việt nam từ chối chia xẻ kinh nghiệm và thậm chí họ còn chẳng thèm cho các nhà khoa học Trung quốc xem thi hài Hồ Chí Minh. Theo tin mật, thì mũi Hồ Chí Minh đã bị rữa, râu cũng hỏng.
Lại hai người được gửi sang viện bảo tàng người sáp của bà Tusso bên Anh. Nhưng người Trung quốc cũng không kém kinh nghiệm trong việc làm hình nộm như vậy. Thi hài Mao làm bằng sáp do viện nghệ thuật trang trí ứng dụng Bắc Kinh làm ra cũng rất giống với lãnh tụ lúc sống. Ngay cả người ở bảo tàng Anh cũng không làm giống đến như thế.
Chúng tôi xem nhiều tạp chí khoa học và đi đến kết luận rằng có thể bảo quản được thi hài Mao. Nhưng để làm điều đó cần phải hoàn thiện phương pháp chúng tôi đưa ra. Vì không muốn cưa sọ, chúng tôi quyết định giữ óc Mao. Nội tạng gồm tim phổi, dạ dày thận gan, sinh dục phải lấy ra. Chúng tôi quyết định bảo quản chúng trong các bình riêng biệt chứa đày formaldehyde. Đề phòng trường hợp ai đó lật lại nguyên nhân cái chết của Mao. Bụng sẽ nhồi bông tẩm formaldehyde. ở cổ sẽ đặt một cái ống đặc biệt theo chu kỳ đưa dung dịch vào. Trong quan tài thuỷ tinh sẽ bơm khí hê-li. Tất cả công việc sẽ bắt đầu sau khi kết thúc lễ tang và tiến hành trong điều kiện cực kỳ bí mật. Chương trình của chúng tôi nhận tên gọi đề án bí mật 19 tháng 5.
Ngày 19 tháng 5 liên quan tới cuộc xung đột biên giới giữa Trung quốc và Liên-xô ở đảo Trương Bảo (đảo Đại Mãn) nằm phía bắc tỉnh Hắc Long Giang. Hoạt động vũ trang bắt đầu từ ngày 2 tháng ba 1969, chính khi đó Mao cho rằng đe doạ an ninh Trung quốc không xuất phát từ Mỹ mà là từ Liên-xô, điều đó dẫn đến khai thông trong quan hệ Mỹ và Trung quốc.
Chính phủ kêu gọi nhân dân Trung quốc xây hầm trú ẩn, tích trữ lương thực, và không bao giờ tàn sát dân tộc khác. Từ đó suy ra rằng Trung quốc – đất nước yêu hoà bình, luôn sẵn sàng giáng trả kẻ thù. Dân chúng tất cả các thành phố được động viên đắp hầm tránh bom chống xâm lược Xô Viết. Bắc Kinh đến giờ vẫn giữ được nhiều hào dưới lòng đất, đủ để toàn bộ dân Bắc Kinh chui xuống đất sau ba phút.
Trong thời gian dân Bắc Kinh làm hầm tránh bom, bộ phận kỹ thuật của Quân đội Trung quốc xây dựng dưới lòng đất một công trình lớn mang tên tổ hợp bí mật 19 tháng 5, bởi vì chính ngày 19-6-1969 đã thông qua quyết định xây công trình ngầm khổng lồ này dùng cho lãnh đạo cao cấp quân đội trong thời kỳ chiến tranh. Đã xây được một đường ô-tô ngầm 4 làn đường để chạy. Nó nối Trung Nam Hải, Thiên An Môn, toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung hoa, dinh cựu bộ trưởng quốc phòng Lâm Bưu ở Mao Tần Vũ và bệnh viện trung ương giải phóng quân Trung quốc ở trung tâm Bắc Kinh với vùng tây thành phố, phần đông các sĩ quan chỉ huy sống ở đó. Ngoài sở chỉ huy dưới đất còn xây các toà nhà phục vụ khác, tiến hành đàm thoại, điện báo, nhà cửa, bệnh viện thiết bị hiện đại dùng khi chiến tranh. Bệnh viện đặc biệt này, đặt trực tiếp dưới trung ương mà tôi lãnh đạo nó, trở thành trung tâm nghiên cứu để thực hiện đề án bí mật của chúng tôi.
Tuần lễ tang kết thúc, và 17 tháng 9 1976 sau nửa đêm khi toàn bộ Bắc Kinh ngủ ngon, chúng tôi chuyển xác Mao từ phòng vào xe microbus và theo đường phố tối đen Bắc Kinh vào Mao Tần Vũ, bỏ trống sau khi Lâm Bưu chết. Trong microbus, tôi ngồi cạnh quan tài, Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng ngồi xe của mình. Một hàng rào lính cưỡi mô tô được vũ trang đến tận răng. Ngoài chúng tôi, bộ trưởng và thứ trưởng bộ y tế và nhóm chuyên viên thực hiện đề án cũng đến đó.
ở lối vào tổ hợp, chúng tôi gặp toán bảo vệ. Họ được nói trước và để cho chúng tôi vào tiếp.
Qua đường hầm chúng tôi đến một bệnh viện đặc biệt nằm dưới lòng đất. Sau mười phút đoàn xe dừng lại. Chúng tôi chuyển xác Mao vào một trong những bệnh viện mổ, nơi nhóm tôi sẽ làm việc.
Vài hôm sau, hình giả Mao bằng sáp được mang đến. Họ đặt ở buồng bên cạnh, nơi tôi thấy nó lần đầu tiên. Các nhà nặn tượng thật là giỏi, Mao như còn sống.
Về hai xác Mao – một trong formaldehye và một Mao khác nặn bằng sáp ít người biết. Hai xác đó nằm trong bệnh viện gần một năm, và mỗi tuần một lần tôi tới đó để kiểm tra. Thậm chí lính canh bệnh viện cũng không biết họ giữ của quý gì bên trong.
Năm 1977, người ta tiến hành sửa chữa lăng trên quảng trường Thiên An Môn. Cả hai Mao và các bình chứa nội tạng đã được đặt vào lăng và ở trong một bể lớn nằm dưới phòng lớn. Phần nền giữa gian nơi đặt quan tài thuỷ tinh thực tế là một chiếc thang máy, để khi cần có thể hạ xuống bể. Giáo sư Ngô Thanh, khoa bệnh lý Viện hàn lâm y học, người tham gia vào việc ướp xác Mao, phụ trách việc xem xét cả hai xác Mao theo dõi trật tự trong lăng để hàng ngày hàng chục nghìn thường dân Trung quốc và khách du lịch vào thăm. Họ đến chiêm ngưỡng con người đáng kính đã lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc suốt 40 năm.
Lễ truy điệu Mao tổ chức ngày 18 tháng 9. Chính hôm đó tôi chở thi hài ông vào hầm chứa đặc biệt. Nóng bức ngột ngạt, nhưng tôi nhưng tôi có mặt ở Thiên An Môn lúc hai giờ chiều – một giờ trước khi lễ khai mạc.
Thiên An Môn nghĩa là Cổng trời thanh bình. Thời trước cổng này là lối ra phía nam Cấm Thành, chỗ ở các hoàng đế đời Minh và Thanh trong suốt 450 năm. Trên quảng trường như trước đây đầy chân dung Mao, chụp đầu những năm 1950. Cả hai phía chân dung kết đầy các khẩu hiệu cách mạng kêu gọi đoàn kết vô sản quốc tế và chúc Cộng hoà nhân dân Trung hoa 10 năm giàu có và hùng mạnh.
Trong 30 năm lại đây, tính từ ngày tôi quay về Trung quốc tôi thường có mặt trên quảng trường Thiên An Môn. Tôi ở đây ngày 1 tháng 10 năm 1949, ngày thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa. Sau đó một thời gian, đã cùng với Mao – trong ngày lễ duyệt binh hai lần trong năm: 1 tháng 10 và 1 tháng 5. Trong những năm bão tố Cách mạng văn hoá (1966-1976) tôi có mặt cùng Mao trong ngày lễ, nơi mà hàng triệu hồng vệ binh từ các trường trung học và đại học cả nước kéo về chúc mừng Mao. Ngày nay trên quảng trường lớn, nối tới phía nam Thiên An Môn giáp toà nhà của tổ chức cao nhất của chính quyền quốc gia – Hội nghị đại biểu nhân dân toàn Trung quốc. Từ phía đông tới quảng trường ngăn cách bởi toà nhà bảo tàng lịch sử cách mạng.
Gần đến giờ mặc niệm. Trên quảng trường tụ tập khoảng nửa triệu người được chọn trong các tập thể kiểu mẫu. Đủ các loại người và đủ các lứa tuổi. Ba giờ đúng, toàn đát nước Trung quốc lặng ngắt. Trong ba phút, các nhà máy xí nghiệp dừng việc, còi nhà máy cùng còi tầu thuỷ vang lên như một bản hợp xướng. Sau đó là mặc niệm quan tài.Trong nước tại thời điểm này tiến hành mít tinh truy điệu. Cuối cùng Vương Hồng Văn khai mạc buổi lễ. Liếc lên đám đông tôi bỗng thấy toát mồ hôi lạnh. Mệt mỏi kéo dài vài tháng bỗng nhiên giảm hẳn trong tôi. Hoa Quốc Phong bắt đầu đọc diễn văn, tôi vất vả mới đứng được.
Sau khi phát cơn bệnh tim đầu tiên của Mao, tôi ở quanh ông suốt ngày đêm. Tôi không ngủ hơn ba giờ mỗi đêm. Tôi giảm từ 77 xuống 55 cân. Tôi sống lờ đờ và biết rằng tôi chỉ được ngủ khi tất cả kết thúc. Có thể, thậm chí tôi không thể quay về nhà mình.
Sáu giờ rưỡi tối tôi trở về buồng mình ở Trung Nam Hải, thả người vào ghế bành và ngủ túc thời.
Một phút sau, chuông điện thoại đánh thức tôi. Uông Đông Hưng gọi. Uông thông báo rằng sau 4 ngày nữa sẽ có cuộc họp Bộ chính trị. Mọi người sẽ chờ kết luận tỷ mỷ về bệnh, cách điều trị và nguyên nhân chết của Mao. Tôi cần phải đọc báo cáo, tất cả các nhân viên y tế điều trị lãnh tụ nhất thiết phải có mặt tại phòng họp. Đây là cuộc họp rất quan trọng – Uông nhấn mạnh – Anh cần phải chuẩn bị. Hôm sau tên tôi xuất hiện ở các tờ báo trung ương. Tôi được giới thiệu như là lãnh đạo nhóm bác sĩ chữa chạy cho lãnh tụ.
Nghĩa là tôi nằm dưới sự nghi ngờ. Niềm vui của tôi đã quá sớm. Bài thông báo dành cho dân chúng. Bây giờ Bộ chính trị họp để tìn nguyên nhân cái chết của lãnh tụ. Nếu báo cáo của tôi được chấp nhận, thì trong kết luận chính thức người ta viết rằng Mao chết tự nhiên, và việc nghi vấn bác sĩ sẽ bị gạt đi. Trong trường hợp ngược lại thì quả là nguy hiểm cho tất cả chúng tôi. Thực chất là sống hay chết.
Tôi họp tất cả anh em, và chúng tôi đồng ý rằng tôi soạn báo cáo, nhưng sau đó chúng tôi lại họp lại và chúng tôi sẽ thảo luận tất cả.. Tôi ngay lập tức ngồi làm việc. Suốt đêm và sáng hôm sau tôi viết và viết. Bài viết nhận được tương đối ấn tượng – khoảng 50 trang. Nó bắt đầu từ việc cố gắng cứu Mao sau khi nhịp tim bị say thoái vào tháng giêng 1972. Tiếp theo là mô tả sự suy sụp từ từ sức khoẻ sức khoẻ của Chủ tịch và ba vụ nhồi máu tim. Tôi giải thích chẩn bệnh như thế nào, chạy chữa ra sao và nguyên nhân nào dẫn tới chết. Đồng nghiệp của tôi đã làm những thay đổi và bổ xung cần thiết. Cuối cùng thì ngày 20 tháng 9 bản báo cáo làm xong.
Uông Đông Hưng từ chối xem và yêu cầu tôi đưa cho Hoa Quốc Phong. Đọc qua, Hoa Quốc Phong nhận xét rằng trong đó những thuật ngữ y học, các ủy viên Bộ chính trị sẽ không hiểu được. Ông cũng nhấn mạnh rằng trong báo cáo không nói rõ ràng về nguyên nhân cái chết và yêu cầu có bổ xung cần thiết.
Các bác sĩ chống việc dịch thuật ngữ y học sang ngôn ngữ thường, bởi vì làm điều đó rất khó, và trong nhiều trường hợp là không thể dịch được. Họ cũng phản đối việc nêu ra nguyên nhân nào đấy của cái chết. Mao già quá, và nhiều bệnh. Ngoài ra, họ còn nhấn mạnh tới việc phá huỷ hệ thống hô hấp, bệnh tim do phổi gây ra và phá huỷ chức năng tải máu lên não. Tôi chỉnh lại báo cáo và 21 tháng 9 gửi cho Hoa Quốc Phong đồng thời nói rõ ý kiến của đồng nghiệp chúng tôi. Hoa Quốc Phong nhắc nhở tôi là một số ủy viên Bộ chính trị sẽ hỏi nhiều và tôi cần cố gắng cung cấp cho họ những câu trả lời để tất cả cùng hiểu.
Sáng 22 tháng 9, tôi với các đồng nghiệp có mặt ở phòng họp, thì mọi người đã tề tựu rồi. Các ủy viên Bộ chính trị ngồi trong ghế bành đặt lộn xộn trong phòng. Trước mặt mỗi người có bàn trà nhỏ. Trong phòng có một số người tốc ký thuộc Ban chấp hành trung ương, và một số người trẻ nữa. Tôi ngồi vào ngồi vào ghế sau lưng thủ tướng Hoa Quốc Phong và nguyên soái Diệp Kiếm Anh, người đề nghị làm Mao bằng sáp. Trần Tử Lăng, chỉ huy quân sự quân khu Bắc Kinh phát biểu Tôi không thể đảm nhận trách nhiệm, đề nghị cho tôi thôi chức vụ này – ông nói.
- Bình tĩnh đã, đồng chí Tử Lăng – Hoa nói – Chúng tôi giải quyết việc đồng chí sau. Bây giờ chúng ta nghe báo cáo của nhóm bác sĩ chữa Mao. Họ đã bốn tháng liền trực phục vụ ngày đêm quanh giường lãnh tụ để cứu sống Mao. Xin mời bác sĩ Lý phát biểu.
Đến tận giờ, tôi chẳng hiểu vì sao Trần Tử Lăng xin từ chức.
Diệp Kiếm Anh nhắc tôi nói to hơn. Một số ủy viên Bộ chính trị tương đối già và nặng tai. Trong thời gian phát biểu, họ đã ngắt tôi nhiều lần và đề nghị giải thích thuật ngữ này, thuật ngữ kia.
Khi tôi bắt đầu kể về sự suy giảm nhanh sức khoẻ Mao từ tháng sáu 1976, đột nhiên tướng Hứa Thế Hữu đứng lên và dạng bộ hung hăng tiến lại.
- Vì sao trên thân thể Mao có những vết tím? – ông hỏi, mắt đưa về phía tôi để nhấn mạnh – Nguyên nhân nào xuất hiện nó?
Cần lưu ý rằng người Trung quốc kiêng kỵ cho rằng xuất hiện nốt như thế trên thân thể người quá cố là biểu hiện sự đầu độc.
Tôi giải thích điều này như sau:
- Trong những ngày cuối đời, lãnh tụ khó thở. Cơ thể thiếu ôxy. Vì thế trên thân thể xuất hiện vết tím.
Hình như Hứa Thế Hữu không thỏa mãn câu trả lời của tôi và tiếp tục:
- Cả cuộc đời tôi tham gia nhiều trận chiến đấu và thấy nhiều xác chết, nhưng không xác nào tôi gặp lại có những vết như thế. Ngày 9 tháng 9 tôi thấy nó trên thân thể của Chủ tịch, hỏi các ông, bác sĩ Lý, có bao nhiêu ga-ma trong cơ thể Mao, tuy nhiên các ông không thể trả lời tôi lúc đó. Và bây giờ tôi cảm thấy rằng Chủ tịch bị đầu độc. Chỉ có chất độc mới dẫn đến xuất hiện những vết này. Chúng tôi phải hỏi bác sĩ và y tá và giải thích, ai đầu độc Mao.
Từ ngày đầu thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung hoa đã hình thành hệ thống bảo vệ rất cẩn thận tránh cho Mao bị đầu độc. Tôi kể về hệ thống này cho Hứa Thế Hữu.
- Trước khi đưa cho Mao bất kỳ thuốc gì, chúng tôi phải thử nó ngay trên bản thân – tôi nói – Tất cả đơn thuốc đều ghi trong sổ đặc biệt. Và mỗi thứ đều được hai y tá ký và có bác sĩ trực xác nhận. Thuốc được cung cấp theo đường đặc biệt chỉ dùng cho giới lãnh đạo đảng của Trung quốc. Thuốc luôn luôn chứa trong hộp niêm phong và chỉ cấp phát theo lệnh bác sĩ chữa Mao.
- Âm mưu có thể một người bất kỳ trong số các anh làm chứ – Hứa nói thêm – Chúng tôi cần kiểm tra cẩn thận.
Hứa Thế Hữu tin thành tâm tin rằng cái chết Mao là do một hành động có tính toán. Ông nghi rằng người tổ chức có thể cả Giang Thanh với chiến hữu của mình. Hứa biết rõ rằng quan hệ của tôi với Giang Thanh bị xấu đi từ rất lâu, và dù vậy cho rằng tôi và đồng nghiệp của tôi có thể dính líu vào âm mưu chống lãnh tụ.
Khi Hứa kết thúc, trong phòng lặng ngắt. Ông đứng đối diện tôi, mặt giận dữ. Sau đó ông nhìn vào Trương Xuân Kiều, nhưng ông này lờ đi. Giang Thanh, trong bộ áo tang, ngồi trên đi văng. Hoa Quốc Phong cứng người trong sự lúng túng. Uông Đông Hưng đang làm giả bộ đọc một tài liệu gì đó. Vương Hồng Văn nhìn khắp phòng, lộ vẻ lo lắng.
Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và tướng Lý Đan Sâm tư lệnh quân khu Chiết Giang, quay lại phía tôi và hỏi nhỏ: Vết tím ấy từ đâu ra thế?. Tôi trả lời:
- Phía phổi trái chủ tịch có ba lỗ bọt khí lớn, cản trở cả hai phổi. Mao rất khó thở và rất thiếu ôxy. Những vết ấy gọi là những vết xác chết và thường xuất hiện gần 4 giờ sau khi cái chết. Khi đồng chí Hứa Thế Hữu thấy xác đã 16 tiếng rồi.
Vợ goá Mao đứng dậy nói:
- Đồng chí Hứa Thế Hữu, các bác sĩ vật lộn vì cái sống của lãnh tụ tròn bốn tháng. Cớ gì đồng chí không cho cho bác sĩ Lý nói hết báo cáo của mình?
Hứa tiến gần Giang Thanh và đấm tay xuống bàn. Tách chén rơi xuống thảm.
- Ai cho phép đồng chí chặn họng các ủy viên Bộ chính trị trong khi họp? – Hứa tức giận – Đừng có mà nhiễu sự.
Hoa Quốc Phong can:
- Đồng chí Hứa, bình tĩnh đã – Sau đó quay về phía tôi và nói:
- Bác sĩ và các đồng nghiệp tốt nhất là dời khỏi đây. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề sau.
Tôi đợi bị gọi bất kỳ lúc nào. Ăn sáng xong, tôi kể lại lời của Hứa Thế Hữu cho cho đồng nghiệp của mình. Họ đã sửng sốt và phẫn nộ đến mức không đi ăn trưa. Tôi đợi chờ lời buộc tội tham gia giết Mao. Đáng ngạc nhiên là nó thốt ra từ miệng Hứa Thế Hữu, và Giang Thanh lại bảo vệ chúng tôi, dù rằng tôi nhớ rõ sự công kích bác sĩ của bà ta trong những ngày cuối cùng của Mao. Tôi đoán thế. Nếu chiến hữu của Giang Thanh – Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều – giúp bà theo dõi bác sĩ, thì họ cũng có phần lỗi do sai lầm có thể xảy ra của bác sĩ. Và nếu Bộ chính trị quyết định rằng có âm mưu và đầu độc Mao, thì hai người này khó tránh khỏi bị tội. Chính thế Giang Thanh bảo vệ bác sĩ.
Ngày tháng qua không thấy Bộ chính trị đưa lại tin tức gì cả. Tôi biết rõ rằng cuộc đấu đá chính trị ở Trung Nam Hải chỉ mới bắt đầu. Hai tháng trước, tháng sáu, Uông Đông Hưng nói cho tôi rằng đã nghĩ tới việc bắt Giang Thanh, không chờ Mao chết. Uông Đông Hưng trong quan hệ nhiều mặt với Giang Thanh và luôn giữ lịch sự với bà ấy, tôi cảm thấy rằng sớm muộn thì họ cũng bắt Giang Thanh. Dù rằng Giang Thanh cư xử dường như quyền lực trong tay bà, bà ta nên bớt thở những lời nguy hiểm. Và khi cuộc đấu đá chưa ngã ngũ, tình thế của các bác sĩ còn rất mong manh. Lời buộc tội và phản buộc tội trong cái chết của Mao sẽ phục vụ cho con chủ bài trong mánh khóe bẩn thỉu.
ở Trung Nam Hải tôi biết số phận thay đổi như thế nào. Tôi tròn 22 năm theo dõi theo dõi sức khoẻ, bệnh tật và cuối cùng cả cái chết của Mao, và sự nguy hiểm sẽ theo đuổi tôi tất cả những ngày còn lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét