Nhiều
năm trước đây nhiều chuyên gia trong ngành dinh dưỡng đã khuyên nên tập
thói quen chỉ ăn thịt 2-3 lần trong tuần. Đừng tưởng họ muốn quảng cáo
cho đồ chay. Thống kê cho thấy tỷ lệ nhiều loại bệnh thời đại như cao
huyết áp, dị ứng, thấp khớp, tiểu đường, cườm mắt… rõ ràng cao hơn ở
người ăn quá nhiều thịt. Thêm vào đó, tiến trình phục hồi ở người không
thiếu thịt thậm chí lại chậm hơn nếu so sánh với người có nhiều rau quả
trong khẩu phần thay vì chỉ thịt mỡ. Lý do rất dễ hiểu. Cơ thể khó lòng
hoạt động như mong muốn nếu cứ phải bận tâm với chuyện xử lý cả khối
chất phế thải từ chuỗi phản ứng biến dưỡng chất đạm và chất béo trong
thịt.
Nếu tưởng chỉ có thế thì lầm. Nhiều công
trình nghiên cứu gần đây cho thấy người quá mạnh miệng với thịt mỡ thậm
chí là đối tượng dễ bị trầm uất. Tình trạng này rất rõ nét ở người, đặc
biệt ở phụ nữ từ độ tuổi 40, có lượng rau quả, tinh bột không chiếm đến
55% tổng lượng của khẩu phần. Do đó không lạ gì nếu người bệnh tiểu
đường dễ suy nhược thần kinh vì không được ăn ngọt. Buồn vì đói tất
nhiên dễ hiểu. No mà rầu mới lạ! Trên thực tế lại không quá khó hiểu.
Muốn vui thì cơ thể phải có đủ nội tiết tố serotinin, chất làm cho ngủ
ngon và lạc quan khi thức dậy. Muốn tổng hợp chất này cần một chất đạm
tên là tryptophan. Chất này không thiếu trong thực phẩm nhưng lại có tật
hay mắc cở nhường đường hội nhập cho các chất đạm khác đi trước. Gặp
khẩu phần quá nhiều chất đạm từ thực phẩm gốc động vật thì tryptophan vì
quá chần chừ nên bị loại ra ngoài. Hậu quả là gia chủ càng ăn nhiều
thịt, nhất là trong bữa cơm chiều, càng thiếu tryptophan rồi thiếu
serotonin! Nỗi buồn khi đó khỏi mời cũng len lén tìm về.
Giải pháp xem vậy lại không quá phức
tạp. Muốn đừng buồn chán vì ngộ độc “thịt” chỉ cần ráng tuân thủ một số
nguyên tắc như dưới đây:
-Đừng “làm thịt” mỗi ngày mà chỉ vài lần trong tuần. Hay hơn nữa là đừng ăn thịt trong cả ba bữa ăn trong ngày mà chỉ 1 hay 2 lần.
-Đừng để lượng thịt trong khẩu phần vượt quá 30% tổng lượng. Có thể châm chước đến 40% nếu là thịt dê, thịt trừu.
-Đừng ăn thịt mà quên độn rau cải và uống nhiều nước sau khi ăn, càng nhiều càng tốt.
-Đừng chọn thịt mỡ đi liền với món ngọt.
-Giảm món nướng, món xông khói, đồ lòng… Biết là vì toàn món ngon nhưng không có cách nào khác ngoại trừ biện pháp tương đối là dùng loại trà cây thuốc nào đó có tính “giải độc”, như atixô, hay lợi tiểu nhẹ, như râu bắp, ngay sau bữa ăn béo bở.
-Tránh món chiên xào bằng cách ưu tiên cho món hấp, món luộc.
-Đừng nướng thịt đến khét mà chọn cách dùng lửa riu riu cho vừa chín.
-Bổ sung nhóm sinh tố B, nếu có lời khuyên của thầy thuốc, để miếng thịt ăn vào được biến dưỡng trọn vẹn.
-Đừng “làm thịt” mỗi ngày mà chỉ vài lần trong tuần. Hay hơn nữa là đừng ăn thịt trong cả ba bữa ăn trong ngày mà chỉ 1 hay 2 lần.
-Đừng để lượng thịt trong khẩu phần vượt quá 30% tổng lượng. Có thể châm chước đến 40% nếu là thịt dê, thịt trừu.
-Đừng ăn thịt mà quên độn rau cải và uống nhiều nước sau khi ăn, càng nhiều càng tốt.
-Đừng chọn thịt mỡ đi liền với món ngọt.
-Giảm món nướng, món xông khói, đồ lòng… Biết là vì toàn món ngon nhưng không có cách nào khác ngoại trừ biện pháp tương đối là dùng loại trà cây thuốc nào đó có tính “giải độc”, như atixô, hay lợi tiểu nhẹ, như râu bắp, ngay sau bữa ăn béo bở.
-Tránh món chiên xào bằng cách ưu tiên cho món hấp, món luộc.
-Đừng nướng thịt đến khét mà chọn cách dùng lửa riu riu cho vừa chín.
-Bổ sung nhóm sinh tố B, nếu có lời khuyên của thầy thuốc, để miếng thịt ăn vào được biến dưỡng trọn vẹn.
Cọp trong cũi sắt của thảo cầm viên được
ăn no vẫn buồn! Biết đâu chỉ vì cọp no cơm, nói đúng hơn quá no thịt,
nên rửng… mỡ đến phát buồn? Đời đúng là lắm chuyện oái oăm! Nếu đã biết
tác dụng tích lũy của thịt mỡ thì còn đợi gì mà không tìm cách tiết độ
để sớm tìm lại niềm vui nhờ ít bị bệnh, nhờ mau khỏi bệnh?
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét