(28/08/2012) Những kẽ hở trong luật pháp, hay nói cách khác là sự buông lỏng trong quản lý, thiếu giám sát chặt chẽ đã khiến ngành ngân hàng nảy sinh nhiều hệ lụy. Mà vụ việc của "bầu” Kiên là một ví dụ. Dư luận hoài nghi, vụ việc của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là một trong rất nhiều đại gia thao túng ngân hàng chưa lộ diện. | |||
Sở hữu chéo và những rủi ro Trước những nghi vấn của dư luận về thực trạng nói trên, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đang có những động thái nhằm giám sát việc sở hữu chéo ngân hàng với những quy định chặt chẽ hơn. Một chuyên gia ngành tài chính ngân hàng nhận định: Động thái này của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm này dù hơi muộn nhưng cần phải làm ngay để bảo đảm tính an toàn cho thị trường tiền tệ nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định một cổ đông cá nhân không được sở hữu quá 5% và một tổ chức không quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, không khó để những người muốn sở hữu tỷ lệ lớn hơn quy định, họ có thể không cần đứng tên mà vẫn chi phối ngân hàng thông qua một đối tượng thứ ba. Bởi vậy, lâu nay, trên thị trường ngân hàng, vẫn diễn ra tình trạng đầu tư "lòng vòng” giữa các ngân hàng với nhau. Việc này theo các chuyên gia ngành ngân hàng, không phải là sai vì không phạm luật. Song nó lại gây ra một tình trạng là sẽ tạo một nguồn vốn chủ sở hữu ảo, đe dọa đến sự an toàn của toàn hệ thống. Theo con số báo cáo mà các ngân hàng đưa ra, tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại hiện ở mức "có thể an tâm” khi mà có ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn trên 30%. Nếu so với tỷ lệ an toàn vốn trung bình ở các nước có nền kinh tế mạnh chỉ đạt 8 - 9%, thì tỷ lệ này của ngân hàng ở Việt Nam là khá cao. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là con số thực. Nếu thực sự các ngân hàng an toàn vốn 20-30% như báo cáo trên giấy, thì hoàn toàn có thể tự giải quyết được nợ xấu, không cần sự hỗ trợ của Chính phủ. Song thực tế, thời gian qua lại chứng minh ngược lại: Nợ xấu cao chồng chất và các ngân hàng méo mặt vì nó. Điều này đặt ra nghi vấn: Những con số an toàn của các ngân hàng phải chăng chỉ là con số ảo? Một rủi ro nữa sẽ trở thành hệ lụy của sở hữu chéo, đó là tình trạng cho vay thiếu kiểm soát có thể tăng mạnh. Chẳng hạn khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Ngoài ra, khi các ngân hàng sở hữu cổ phần của nhau, sẽ tạo thành một mạng lưới mà từ đó dễ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh ngân hàng này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách. Điều này có thể gây xáo trộn trên thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế. Hạn chế đầu tư của các ngân hàng thương mại Và như vậy, rõ ràng, sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một hình thức dễ dàng dẫn đến những đổ vỡ cho toàn hệ thống ngân hàng. Vậy nhưng, thời gian qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã quá lỏng lẻo trong việc giám sát tình trạng này. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Chí Hiếu, trong khi ở các nước trên thế giới đều có quy định để hạn chế xung đột lợi ích giữa các cổ đông lớn của ngân hàng và các doanh nghiệp sân sau thì ở Việt Nam lĩnh vực này chúng ta lại quá "non”, thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý sở hữu chéo nên dễ dàng bị các đại gia "qua mặt”, họ dễ dàng dùng tiền của dân (lấy từ ngân hàng) để đầu tư. Mặt khác, có thể có những ngân hàng mà vốn chủ yếu được tạo nên do được rót vào bằng tiền gửi tiết kiệm của dân từ ngân hàng trong nhóm. Khi có sự cố xảy ra, những đổ vỡ hàng loạt (kết cục của sở hữu chéo) là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, theo TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tình trạng nhập nhèm giữa chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay cũng là một trong những yếu tố gây nguy hại cho toàn hệ thống. Việc các ngân hàng thương mại tham gia đầu tư là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính thời gian qua. Và như vậy, theo các chuyên gia tài chính, ngân hàng, nếu tiếp tục buông lỏng trong quản lý cũng như thiếu chặt chẽ trong giám sát, ngành ngân hàng sẽ dễ dàng trở thành "miếng bánh ngon” để các nhóm quyền lực thao túng. Mà hậu quả của nó (khi những nhóm quyền lực bị xung đột về lợi ích) thì không thể lường trước được sự đổ vỡ của nó sẽ lớn đến mức nào. Duy Phương http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/daidoanket.vn/He-luy-cua-so-huu-cheo/9202894.epi
- Xác nhận thủ tướng chỉ đạo vụ Bầu Kiên – ( BBC ). – Việt Nam: Người dân trong vòng xoáy một vụ xì-căng-đan ngân hàng – ( RFI ). – Hạ Đình Nguyên: Từ chỗ đứng người dân nhìn về thời sự đất nước (NLG/ HDTG).- Chủ tịch HĐQT Eximbank: Trung Quốc muốn gây rối lĩnh vực ngân hàng Việt Nam – (RFI) . Ha ha! … Lạ thiệt! Ai chống lưng cho ông Lê Hùng Dũng để ông dám “vu cáo bạn 16 chữ vàng” ngon lành vậy ta? Riêng câu đó cũng đủ đi tù rục xương vì phá hoại chính sách đối ngoại của đảng rồi. Hay là biết sớm muộn gì cũng vô đó, nên ông cứ nói đại năm ăn, năm thua cho rồi? Cho nên, không phải vô lý khi các “thế lực thù địch” đặt câu hỏi này : Tranh giành quyền lực đằng sau vụ bắt giữ ông trùm Việt Nam?
Power struggle behind Vietnam tycoon's arrest? (BBC).
- Bùi Tín: Cuộc đấu đá giữa các nhóm quyền lực (VOA's blog).- Bác tin đồn vụ 'Bầu Kiên' – ( BBC ). – Chủ tịch & Phó chủ tịch Techcombank lên tiếng sau tin đồn bắt giữ (Trương Duy Nhất). Vụ “bầu” Kiên: Lúng túng toàn hệ thống – ( RFA ). “ Vấn đề này có thể đánh giá là chủ quan, cho nên là không lường hết được những hiện trạng kinh doanh ngầm ở trong nền kinh tế có hại tới nền kinh tế Nhà nước ”.
- Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán cảnh báo về hiện tượng bán khống (VNEco). ““Chúng tôi cho rằng, phiên ngày 27/8 có chịu sự tác động của những tin đồn không chính xác, đặc biệt là tin liên quan đến ông Nguyễn Đăng Quang , Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan.” - Khi các đại gia lần lượt bị bắt – ( RFA ). – Đại gia sau chấn song sắt (Mạnh Quân). Bản gốc của bài đã điểm hôm qua: Đại gia sau chấn song sắt (TVN). - Nhà giàu xứ ta – ( Nguyễn Thông ) |

Tạp Chí Đảng Tau là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng The Xo Vo. Hoàn toàn mở, cho các bạn đóng góp ý kiến, và trong tất cả mọi lĩnh vực. Sẽ hoàn toàn công khai minh bạch, không có vùng cấm trong đây: Ai cũng có thể phê phán Bộ Cả Tin, nếu như các ủy viên BCT có khuyết điểm, hoặc làm sai, làm bậy! Tổng Biên Tập: Té Giếng
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012
Hệ lụy của sở hữu chéo
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét