Hồ ngọc Nhuận
Những
ngày cuối tháng 8 vừa qua đã chứng kiến
nỗi kinh hoàng của người dân Trà My Quảng
Nam trước nguy cơ vỡ đập Sông Tranh 2, sau khi xảy ra sự cố thấm, nứt và nước chảy ồ ạt ra phía hạ du tại đập chính,
ngay giữa mùa lụt bão.
Các ngành chức năng đã đổ xô đi “xây dựng phương án ứng
phó thảm họa vỡ đập”, phương án mà ngay cả những người chức trách cũng nhìn nhận “phải có thời gian khảo sát nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng nên chưa
thể hoàn thành trong năm 2012”.
Thủy điện Sông Tranh 2 có hồ chứa lớn nhất khu vực miền Trung,
diện tích lưu vực 1.100km2, lưu lượng hồ chứa khoảng 730 triệu m3 nước.Công
trình có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng hạ du của 7 địa phương gồm Bắc Trà My,
Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn và cả thành phố cỗ Hội An.
Theo dư luận báo chí và
nhận định của người dân tại chỗ thì đây là “
bài học đắt giá nhất cho những ai có trách nhiệm. Nếu họ biết đặt lợi ích của
người dân lên trên hết thì đã không mắc sai lầm tương tự như vậy. Thảm họa có khả
năng xảy ra với thủy điện Sông Tranh 2 chắc chắn là nhân tai chứ không phải
thiên tai ” .
Chưa hết bang hoàng trước
thảm họa vỡ đập có thể xảy ra, thì liền sau ngày Quốc Khánh khu vực
thủy điện Sông Tranh 2 lại rung chuyển
mạnh.Cùng với những đợt rung chuyển là những vụ nổ trong lòng đất. “Những
tiếng nổ kinh hoàng giữa đêm tối, nhà cửa rung bần bật, cả thị trấn bỗng nhốn
nháo, hàng ngàn người dân đổ ra đường suốt đêmĐiều đáng lo ngại là vụ
động đất xảy ra ngay khu vực thủy điện Sông Tranh 2 - nơi đang có những vấn đề
còn băn khoăn về sự an toàn của đập tích nướcTiếng nổ như ai đánh bom sát tường
nhà. Ly, tách trên bàn đổ ầm xuống đất. gạch ngói vỡ nát đổ ập xuống trước sân
nhà, tường gạch dày 15cm cũng bị đổ. Nghe tiếng xe chạy ngoài đường cứ ngỡ
tiếng nước ầm ào từ thủy điện Sông Tranh đang ùa về.
Toàn
vùng mất điện khiến người dân càng hoang mang hơn”.
Chủ tịch huyện Bắc Trà My còn cho biết : “Khoảng 5 ngày trở lại đây ở Bắc Trà My liên tục có hiện tượng rung,
nhưng đây là trận rung lắc mạnh nhất từ ngày thủy điện Sông Tranh 2 tích nước
đến nay. Người dân rất lo lắng.Thế nhưng Trưởng Ban quản lý dự án thủy điện 3 vẫn cho rằng chưa có dấu hiệu gì ảnh hưởng đến
công trình thủy điện, tuy… chưa có kết quả
thu thập số liệu từ các máy đo động đất”.
Chưa
có kết quả đo đạt mà dám nói là chưa có dấu hiệu gì ảnh hưởng đến công trình thủy
điện thì thật là…nói cho lấy được !
.Người dân còn cho biết “có
mấy chuyên gia động đất ở Hà Nội nói rằng rung chuyển là do đất bị kích thích
vì tích nước để làm thủy điện, sau này sẽ giảm dần và hết. Nhưng giảm mô không
thấy, chỉ thấy ngày càng mạnh hơn lại còn nổ nữa ”.
Có người còn nhắc : “Hồi tháng 10-2011,
đã có rung chấn xảy ra lần đầu, và nhiều người đã cảnh báo hiện tượng trượt
đất, nhưng vẫn bị làm ngơ… Mấy cái Viện hay Bộ gì đó cứ hứa lấp máy đo
đạt hay máy nầy máy nọ mà chẳng thấy
làm.. Hiện nước trong lòng hồ vẫn ở dưới mực nước chết (cao trình dưới 140m),
mưa ít, nước về hồ không nhiều.Liệu khi nước đầy mà có động đất tiếp thì mọi
việc sẽ ra sao”.. .
Giám đốc “Trung tâm báo tin động đất
và cảnh báo sóng thần” cho biết “xu thế
động đất ở khu vực này chưa giảm khi trận sau có cường độ lớn hơn trận trước và
xảy ra nhiều hơn…. Chấn tâm động đất không phải chỉ nằm trong khu vực hồ chứa
mà có trận xảy ra ngay trong hồ chứa, có trận sau hồ chứa. Như vậy có khả năng
là nước ở hồ thủy điện thấm theo đứt gãy làm cho hoạt động của đứt gãy phức tạp
hơn”…
Vậy mà hôm qua, 05/9/2012, Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng VN thông báo đã “kiểm tra” mọi thứ, từ “hiện trạng thi công tại đập, các hư hõng có thể ảnh hưởng đến độ
an toàn của đập, công tác quản lý, vận hành, điều tiết duy tu bảo dưỡng”… để
đi đến kết luận : “về an toàn của đập cho
phép tích nước trở lại“.
“Kết luận
về an toàn cho phép tích nước trở lại”, nhưng Bộ trường
lại yêu cầu “đơn vị chủ quản công
trình cần hoàn thành một số việc mà phía tư vấn độc lập yêu cầu để…quá trình
vận hành khai thác công trình đảm bảo an toàn”. Và “Hội đồng nghiệm thu nhà nước phối hợp với Bộ Công thương cần vào kiểm
tra tình hình”! Như vậy thì các trò quen
thuộc “kiểm tra kiểm tra, kết luận kết luận” lại cứ tiếp diễn như trong nhiều chục
năm qua.
Đến
đây không ai không nhớ tới thảm họa động đất và
sóng thần ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật.Nhưng người ta cứ cố
sống cố chết duy trì dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh
Thuận. Mà không cần trưng cầu ý dân như nhiều nước đã làm, cũng không
cần đưa
ra thảo luận.sâu rộng trong nhân dân,
bất chấp những cảnh báo của nhiều chuyên gia Việt Nam có uy tín hiện
đang làm
việc ở nước ngoài.
Không biết giữa các lãnh đạo, chuyên gia ở đây và ở Nhật , ai hơn ai, về tài năng và
tinh thần trách nhiệm . Nhưng theo nhân
định chung của nhân dân Nhật thì lãnh
đạo của họ luôn nói dối về thảm họa ở Fukushima.Trước thảm họa , sau thảm họa đều
nói dối.Nói dối rồi xin lỗi, xin lỗi rồi nói dối tiếp. Còn ở đây thì trong tự
điển hình như không có hai tiếng xin lỗi…
Theo trí nhớ của nhiều
người thì hằng trăm năm qua, người dân
từng sống ở đây chưa hề thấy Hà Nội , Sài Gòn rung chuyển khiến cư dân phải
chạy ra đường như cách đây mấy năm. Và
bây giờ thì mặt đất Trà My xứ Quảng phải tức giận đến nổ tung rung chuyển.Tại sao
? Tại vì người ta cứ liên tục không ngừng dối gạt và chọc giận người dân thì
làm sao đất trời không nổi cơn thịnh nộ cho được.
Lao động TQ ở VN |
Đã có người ở Lâm Đồng hết
chịu nỗi phải ra tận Hà Nội để hỏi : “Người
Việt Nam chúng ta đâu có thiếu lao động
phổ thông, nhưng tại sao các dự án bôxit trên Tây nguyên lại toàn lao động
Trung Quốc?”.Và nhiều người khác cũng đã hỏi : “Tại
sao bao nhiêu công trình trọng điểm, chiếm toàn những vị trí xung yếu yết hầu của đất
nước, lại dồn hết cho các công ty Trung Quốc” ?
Lòng dân là lòng trời.Đã tới lúc phải ăn ở thật lòng với dân, và đuổi cổ hết bọn giặc ngoài, dù
chúng ẩn núp ở đâu..Đừng tiếp tục chạy
theo tham vọng lợi quyền và dối gạt chọc
giận người dân nữa . Để đừng chọc giận trời dất. Và để sau cùng không phải nghe
tiếng thét : CÚT. /.
( 06/9/2102,HNN )
( 06/9/2102,HNN )
Bản gốc của tác giả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét